Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 20

BỘ XÂY DỰNG

VIỆN VẬT LIỆU XÂY DỰNG


Địa chỉ: Số 235 đường Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Tel: 024. 38581111 Fax: 024. 38581112 Website: www.vibm.vn Email: vienvlxd@vibm.vn

ĐỀ TÀI
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP QUỐC GIA

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG TRO NHIỆT ĐIỆN THAY THẾ


CỐT LIỆU TỰ NHIÊN ĐỂ CHẾ TẠO TẤM TƯỜNG RỖNG
BÊ TÔNG ĐÚC SẴN THEO CÔNG NGHỆ ĐÙN ÉP
MÃ SỐ: ĐTĐL.CN 99/21

Cơ quan chủ trì đề tài: VIỆN VẬT LIỆU XÂY DỰNG


Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS LÊ TRUNG THÀNH

BÁO CÁO
Công việc 2 : Tổng hợp, phân tích đánh giá chất lượng sản phẩm tấm tường bê
tông sử dụng tối thiểu 60% tro nhiệt điện thay thế cốt liệu tự nhiên
sản xuất thử nghiệm
NỘI DUNG 7.3
TỔNG HỢP, PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÀ CHẤT
LƯỢNG SẢN PHẨM TẤM TƯỜNG BÊ TÔNG SỬ DỤNG TỐI THIỂU 60% TRO
NHIỆT ĐIỆN THAY THẾ CỐT LIỆU TỰ NHIÊN

NỘI DUNG 7
SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM TẤM TƯỜNG RỖNG BÊ TÔNG ĐÚC SẴN SỬ
DỤNG TỐI THIỂU 60% TRO NHIỆT ĐIỆN THAY THẾ CỐT LIỆU TỰ
NHIÊN TRÊN DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI – 11/2023
BỘ XÂY DỰNG
VIỆN VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Địa chỉ: Số 235 đường Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Tel: 024. 38581111 Fax: 024. 38581112 Website: www.vibm.vn Email: vienvlxd@vibm.vn

ĐỀ TÀI
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP QUỐC GIA

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG TRO NHIỆT ĐIỆN THAY THẾ


CỐT LIỆU TỰ NHIÊN ĐỂ CHẾ TẠO TẤM TƯỜNG RỖNG
BÊ TÔNG ĐÚC SẴN THEO CÔNG NGHỆ ĐÙN ÉP
MÃ SỐ: ĐTĐL.CN 99/21

BÁO CÁO
Công việc 2 : Tổng hợp, phân tích đánh giá chất lượng sản phẩm tấm tường bê
tông sử dụng tối thiểu 60% tro nhiệt điện thay thế cốt liệu tự nhiên
sản xuất thử nghiệm
NỘI DUNG 7.3
TỔNG HỢP, PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÀ CHẤT
LƯỢNG SẢN PHẨM TẤM TƯỜNG BÊ TÔNG SỬ DỤNG TỐI THIỂU 60% TRO
NHIỆT ĐIỆN THAY THẾ CỐT LIỆU TỰ NHIÊN

NỘI DUNG 7
SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM TẤM TƯỜNG RỖNG BÊ TÔNG ĐÚC SẴN SỬ
DỤNG TỐI THIỂU 60% TRO NHIỆT ĐIỆN THAY THẾ CỐT LIỆU TỰ
NHIÊN TRÊN DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Lê Trung Thành
Trung tâm XM&BT: ThS. Nguyễn Văn Đoàn
Phòng KHKT: TS. Trịnh Minh Đạt

CÁN BỘ THỰC HIỆN VIỆN VẬT LIỆU XÂY DỰNG


Họ và tên Chữ ký

Lê Trung Thành

Phạm Hữu Thiên

Vũ Văn Linh

1
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................2

DANH MỤC HÌNH..............................................................................................3

1. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................4

2. Tổng hợp, đánh giá chất lượng tấm theo TCVN 11524:2016........................5

3. Tổng hợp, đánh giá chất lượng tấm theo độ co khô........................................8

4. Tổng hợp, đánh giá chất lượng sản phẩm tấm tường theo khả năng chịu tải
trọng uốn..............................................................................................................10

5. Kết luận.........................................................................................................18

2
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1 Kết quả thí nghiệm đánh giá chất lượng sản phẩm tấm tường.............5
Bảng 3. 1 Kết quả thí nghiệm đánh giá độ co khô của sản tấm tường..................8
Bảng 4. 1 Khả năng chịu tải trọng của tấm tường của cấp phối đối chứng.........10
Bảng 4. 2 Khả năng chịu tải trọng của tấm tường sử dụng 380 kg/m3 xi măng và
.............................................................................................................................11
Bảng 4. 3 Khả năng chịu tải trọng của tấm tường sử dụng 440 kg/m3 xi măng và
.............................................................................................................................12
Bảng 4. 4 Khả năng chịu tải trọng của tấm tường sử dụng 320 kg/m3 xi măng và
.............................................................................................................................13
Bảng 4. 5 Khả năng chịu tải trọng của tấm tường sử dụng 380 kg/m3 xi măng,.14
Bảng 4. 6 Khả năng chịu tải trọng của tấm tường sử dụng 380 kg/m3 xi măng và
.............................................................................................................................14

3
DANH MỤC HÌNH

Hình 3. 1 Ảnh hưởng của tro xỉ đến độ co khô.....................................................9


Hình 3. 2 Ảnh hưởng của hàm lượng xi măng đến độ co khô..............................9
Hình 3. 3 Ảnh hưởng của sợi đến độ co khô.......................................................10
Hình 4. 1 Biểu đồ quan hệ giữa tải trọng uốn và chuyển vị của.........................16
Hình 4. 2 Biểu đồ quan hệ giữa tải trọng uốn và chuyển vị của cấp phối...........16
Hình 4. 3 Biểu đồ quan hệ giữa tải trọng uốn và chuyển vị của cấp phối...........17
Hình 4. 4 Biểu đồ quan hệ giữa tải trọng uốn và chuyển vị của cấp phối...........17
Hình 4. 5 Biểu đồ quan hệ giữa tải trọng uốn và chuyển vị của cấp phối...........18
Hình 4. 6 Biểu đồ quan hệ giữa tải trọng uốn và chuyển vị của cấp phối...........18

4
1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của chuyên đề này là tổng hợp các kết quả thí nghiệm các sản
phẩm tấm sau chế tạo tại nhà máy bê tông Minh Đức Sơn Tây, trên cơ sở đó có
những phân tích, đánh giá và so sánh sự ảnh hưởng của tro xỉ đến chất lượng sản
phẩm tấm và từ đó làm căn cứ có các kết luận về khả năng ứng dụng của loại
sản phẩm này vào các công trình thực tế.

2. Tổng hợp, đánh giá chất lượng tấm theo TCVN 11524:2016
Kết quả thí nghiệm đánh giá chất lượng tấm được đánh theo TCVN
11524:2016 được trình bày tại Bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2. 1 Kết quả thí nghiệm đánh giá chất lượng sản phẩm tấm tường
theo TCVN 11524:2016
Cấp phối thí nghiệm Yêu cầu kỹ
thuật theo
Chỉ tiêu C380.TX80
Đối chứng C380.TX80 C440.TX80 C320.TX80 C380.TX100 TCVN
.PP0.5
11524
Kích thước
và sai lệch
cho phép
Về chiều Đạt yêu Đạt yêu Đạt yêu Đạt yêu Đạt yêu Đạt yêu
+5; -7
dài, L cầu cầu cầu cầu cầu cầu
Về chiều Đạt yêu Đạt yêu Đạt yêu Đạt yêu Đạt yêu Đạt yêu
+2; -5
rộng, B cầu cầu cầu cầu cầu cầu
Về chiều Đạt yêu Đạt yêu Đạt yêu Đạt yêu Đạt yêu Đạt yêu
+2; -3
dày, H cầu cầu cầu cầu cầu cầu
Ngoại quan
và khuyết
tật cho
phép
Độ bằng Khe hở dưới
Đạt yêu Đạt yêu Đạt yêu Đạt yêu Đạt yêu Đạt yêu
phẳng bề 2m không
cầu cầu cầu cầu cầu cầu
mặt lớn hơn 5
Sứt vỡ ở
Đạt yêu Đạt yêu Đạt yêu Đạt yêu Đạt yêu Đạt yêu Quy định tại
các góc
cầu cầu cầu cầu cầu cầu mục 5.1.3.2
cạnh

5
Cấp phối thí nghiệm Yêu cầu kỹ
Chỉ tiêu C380.TX80 thuật theo
Đối chứng C380.TX80 C440.TX80 C320.TX80 C380.TX100
.PP0.5
TCVN
Đạt yêu Đạt yêu Đạt yêu Đạt yêu Đạt yêu Đạt yêu Quy11524
định tại
Nứt bề mặt
cầu cầu cầu cầu cầu cầu mục 5.1.3.3
Hiệu số
Độ vuông Đạt yêu Đạt yêu Đạt yêu Đạt yêu Đạt yêu Đạt yêu chiều dài 2
góc của tấm cầu cầu cầu cầu cầu cầu đường chéo
≤2
Đỗ rỗng
33.7 33 33.4 34.1 34.5 33.8 ≥ 20
(%)
Cường độ
29.5 28.4 30.8 21.2 17.6 23.1 ≥ 15
(MPa)
Độ hút
4.2 5.6 4.6 6.3 6.2 5.9 ≤ 12
nước (%)
Độ bền va
C1 C1 C1 C1 C3 C2 ≥ C3
đập
Độ bền
Đạt yêu Đạt yêu Đạt yêu Đạt yêu Đạt yêu Đạt yêu
treo vật ≥ 1000 N
cầu cầu cầu cầu cầu cầu
nặng

 Kích thước và sai lệch cho phép


 Các sản phẩm có kích thước tương đối đồng đều nhau do trong quá trình
cắt và gia công đã được đo đạc tương đối kỹ càng.
 Các sai lệch về kích thước đều không đáng kể so với thiết kế ban đầu và
nằm trong khoảng giới hạn cho phép của TCVN 11524:2016.
 Ngoại quan và khuyết tật cho phép
 So với các tấm sử dụng cốt liệu tự nhiên, các tấm sử dụng tro xỉ có tính
thẩm mỹ cao, bề mặt nhẵn mịn, gần như không xuất hiện vết nứt và ba via.
 Đối với tấm sử dụng sợi, bề mặt lại hay xuất hiện các dạng bó sợi không
được phân tán đều và thi thoảng xuất hiện các vết nứt li ti do tập trung nhiều sợi.
 Đối chiếu với TCVN 11524:2016 các tấm đều đạt yêu cầu về ngoại quan
và khuyết tật.

 Cường độ
6
 Chất lượng tấm bị ảnh hưởng khi sử dụng tro xỉ, cụ thể khi sử dụng ở tỷ lệ
80% cường độ không bị ảnh hưởng, tuy nhiên khi tăng hàm lượng sử dụng lên
100% cường độ có xu hướng giảm 22%.
 Cường độ của tấm cũng có xu hướng tăng khi tăng hàm lượng xi măng sử
dụng. Cụ thể với cấp phối cố định tro xỉ 80%, khi tăng hàm lượng sử dụng xi
măng từ 320 lên 380 và 440 kg/m 3 cường độ tấm từ 21.2 tăng lần lượt lên 29.5
và 30.8 MPa.
 Đối với cấp phối sử dụng sợi, cường độ có xu hướng giảm mạnh so vưới
cấp phối sử dụng tro xỉ và cấp phối đối chứng. Nguyên nhân do công nghệ trộn
tại nhà máy không phù hợp, dẫn đến trong quá trình trộn sợi không được phân
tán đều trong hỗn hợp bê tông gây ra các tác động phụ.
 Khi đánh giá theo TCVN 11524:2016 các sản phẩm đều có cường độ ≥
15 MPa, thoã mãn theo yêu cầu kỹ thuật của TCVN này.
 Độ hút nước
 Độ hút nước của tấm có xu hướng tăng 9.2 - 50% khi tăng hàm lượng tro
xỉ từ 0 - 100%.
 Độ hút nước của tấm có xu hướng giảm khi tăng hàm lượng sử dụng xi
măng từ 320 lên 380 và 400 kg/m3, mức độ giảm khoảng 12-27%.
 Khi đánh giá theo TCVN 11524:2016, các sản phẩm đều có độ hút nước ≤
12% và thoã mãn yêu cầu kỹ thuật của TCVN này.
 Độ bền va đập
 Nhìn chung, các sản phẩm đều có độ bền va đập tương đối tốt, đều đạt cấp
C1, cấp cao nhất của tiêu chuẩn, ngay cả khi sử dụng lượng xi măng tương đối
thấp là 320 kg/m3 và tương đương với cấp phối đối chứng.
 Khi tăng hàm lượng tro xỉ nhiệt điện, khả năng chống va đập của các tấm
tường bị ảnh hưởng với tỷ lệ thay thế 80% chất lượng tấm đều đạt cấp, tuy nhiên
khi sử dụng tro xỉ nhiệt điện đến 100% thì khả năng chịu va đập của một số tấm
tường đạt cấp C2.

7
 Đối với cấp phối sử dụng sợi, chất lượng tấm tương đối thấp chỉ đạt cấp
độ C3, điều này hoàn toàn tương đồng với hiện tượng đã nêu trong quá trình sản
xuất và kết quả thí nghiệm cường độ
 Treo vật nặng: Các tấm đều thoã mãn yêu cầu theo TCVN 11524:2016

3. Tổng hợp, đánh giá chất lượng tấm theo độ co khô


Độ co khô của của sản phẩm tấm tường được thực hiện theo phương pháp
BS ISO 1920-8:2008. Kết quả được trình bày trong Bảng 3.1.

Bảng 3. 1 Kết quả thí nghiệm đánh giá độ co khô của sản tấm tường
Độ co khô, %
STT Nhóm CP
7 ngày 14 ngày 28 ngày 91 ngày

1 C380.TX0 0.006 0.011 0.014 0.018

2 C380.TX80 0.019 0.031 0.042 0.050

3 C440.TX80 0.022 0.035 0.047 0.054

4 C320.TX80 0.016 0.027 0.035 0.043

C380.TX80.PP0.
5 0.013 0.024 0.036 0.041
5

6 C380.TX100 0.021 0.036 0.044 0.052

Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng, khi sử dụng tro xỉ độ co khô của bê
tông tăng lên đáng kể so với cấp phối đối chứng.
 Khi tăng hàm lượng tro xỉ từ 0-100% độ co khô có xu hướng tăng từ
(0.013-0.034)% tuỳ theo tuổi thí nghiệm.
 Độ co khô cũng có xu hướng tăng khi tăng lượng dùng xi măng từ 320 lên
380 và 440 kg/m3, tuy nhiên mức độ không đáng kể chỉ dao động trong khoảng
từ (0.002-0.005)%.
 Khi sử dụng sợi PP hiện tượng co khô có xu hướng được cải thiện so với
các cấp phối sử dụng tro xỉ khác, mức độ giảm từ (0.003-0.013)%. Tuy nhiên
khi so sánh với cấp phối đối chứng, cấp phối sử dụng sợi vẫn cao hơn tương đối
8
đáng kể, mức độ tăng dao động trong khoảng từ (0.007-0.023)% tuỳ thuộc vào
tuổi thí nghiệm.
 Mặc dù khi sử dụng tro xỉ thay thế từ 80-100% cốt liệu tự nhiên, độ co
khô của bê tông có xu hướng tăng lên đáng kể, ngay cả khi bổ sung thêm 0.5%
hàm lượng sợi PP, tuy nhiên xét về độ bền lâu các mẫu hoặc các sản phẩm tấm
tường này vẫn không có hiện tượng xuất hiện các vết nứt hoặc biến dạng nào.
Điều đó có thể kết luận rằng hoàn toàn có thể sử dụng tro xỉ đến 100% thay thế
cốt liệu tự nhiên trong sản xuất tấm tường.

Hình 3. 1 Ảnh hưởng của tro xỉ đến độ co khô

Hình 3. 2 Ảnh hưởng của hàm lượng xi măng đến độ co khô


9
Hình 3. 3 Ảnh hưởng của sợi đến độ co khô
4. Tổng hợp, đánh giá chất lượng sản phẩm tấm tường theo khả năng
chịu tải trọng uốn
Khả năng chịu tải trọng uốn của các sản phẩm tấm tường có kích thước
3130x600x100 được trình bày trong các Bảng dưới đây.

Bảng 4. 1 Khả năng chịu tải trọng của tấm tường của cấp phối đối chứng
Chuyển vị lớn nhất của mẫu thử
Tải trọng thử
STT (mm) Ghi chú
nghiệm P (daN)
Mẫu 01 Mẫu 02 Mẫu 03
1 0 0 0 0
2 70 -0.13 -0.12 -0.15
3 100 -0.21 -0.20 -0.28
4 130 -0.32 -0.27 -0.42
5 160 -0.38 -0.36 -0.55
6 190 -0.46 -0.46 -0.67
7 220 -0.56 -0.57 -0.80 Mẫu 01 bị
8 250 -0.59 -0.66 -0.95 phá hoại
9 280 -0.71 -0.76 -1.08 tại lực P =

10 310 -0.80 -0.83 -1.19 760 daN,

11 340 -0.90 -0.90 -1.31 mẫu 02 bị

10
Chuyển vị lớn nhất của mẫu thử
Tải trọng thử
STT (mm) Ghi chú
nghiệm P (daN)
Mẫu 01 Mẫu 02 Mẫu 03
12 370 -0.99 -1.00 -1.48
13 400 -1.09 -1.12 -1.63
14 430 -1.21 -1.19 -1.72
15 460 -1.27 -1.27 -1.94
16 490 -1.38 -1.4 -2.06
17 520 -1.49 -1.51 -2.18
18 550 -1.56 -1.6 -2.26
19 580 -1.65 -1.8 -2.34 phá hoạ
20 610 -1.76 -1.97 -2.55 tại lực P =
21 640 -1.86 -2.15 Gãy mẫu 730 daN,
22 670 -2.00 -2.34 mẫu 03 bị
23 700 -2.07 -2.57 phá hoại
24 730 -2.17 Gãy mẫu tại lực P =
25 760 Gãy mẫu 640 daN

Bảng 4. 2 Khả năng chịu tải trọng của tấm tường sử dụng 380 kg/m3 xi măng và
80% tro xỉ
Chuyển vị lớn nhất của mẫu thử
Tải trọng thử
STT (mm) Ghi chú
nghiệm P (daN)
Mẫu 01 Mẫu 02 Mẫu 03
1 0 0 0 0 Tại cấp lực
2 70 -0.34 -0.39 -0.42 P=460
3 100 -0.48 -0.55 -0.56 daN, các
4 130 -0.54 -0.79 -0.77 mẫu thử
5 160 -0.71 -1.00 -0.97 nghiệm bị
6 190 -0.84 -1.10 -1.06 phá hoại
7 220 -0.99 -1.24 -1.18

11
Chuyển vị lớn nhất của mẫu thử
Tải trọng thử
STT (mm) Ghi chú
nghiệm P (daN)
Mẫu 01 Mẫu 02 Mẫu 03
8 250 -1.16 -1.41 -1.35
9 280 -1.34 -1.59 -1.47
10 310 -1.52 -1.80 -1.69
11 340 -1.69 -2.04 -1.9
12 370 -1.86 -2.21 -2.12
13 400 -2.05 -2.47 -2.32
14 430 -2.26 -2.78 -2.57
15 460 Gãy mẫu Gãy mẫu Gãy mẫu

Bảng 4. 3 Khả năng chịu tải trọng của tấm tường sử dụng 440 kg/m3 xi măng và
80% tro xỉ
Chuyển vị lớn nhất của mẫu thử
Tải trọng thử
STT (mm) Ghi chú
nghiệm P (daN)
Mẫu 01 Mẫu 02 Mẫu 03
1 0 0 0 0
2 70 -0.31 -0.35 -0.25
3 100 -0.41 -0.45 -0.29
4 130 -0.52 -0.55 -0.41
5 160 -0.64 -0.67 -0.49
6 190 -0.75 -0.78 -0.57
7 220 -0.81 -0.91 -0.71 Tại cấp lực
8 250 -0.99 -1.07 -0.86 P = 550
9 280 -1.08 -1.19 -0.96 daN, mẫu

10 310 -1.23 -1.31 -0.99 01 bị phá

11 340 -1.34 -1.43 -1.18 hoạ, tại cấp

12 370 -1.48 -1.59 -1.45 lực P =

13 400 -1.57 -1.73 -1.51 580 daN

12
Chuyển vị lớn nhất của mẫu thử
Tải trọng thử
STT (mm) Ghi chú
nghiệm P (daN)
Mẫu 01 Mẫu 02 Mẫu 03
14 430 -1.72 -1.83 -1.59
15 460 -1.83 -1.97 -1.72
16 490 -1.96 -2.11 -1.86
17 520 -2.10 -2.29 -2.08 mẫu 02 và
18 550 Gãy mẫu -2.46 -2.20 03 bị phá
19 580 Gãy mẫu Gãy mẫu hoại

Bảng 4. 4 Khả năng chịu tải trọng của tấm tường sử dụng 320 kg/m3 xi măng và
80% tro xỉ
Tải trọng thử Chuyển vị lớn nhất của mẫu thử (mm)
STT
nghiệm P (daN) Mẫu 01 Mẫu 02 Mẫu 03 Ghi chú
1 0 0 0 0
2 70 -0.4 -0.40 -0.4
3 100 -0.58 -0.58 -0.52
4 130 -0.7 -0.66 -0.61 Mẫu 01 bị
5 160 -0.80 -0.74 -0.64 phá hoại tại
6 190 -0.96 -0.88 -0.76 lực P = 430
7 220 -1.12 -0.96 -0.94 daN
8 250 -1.21 -1.18 -1.09 Mẫu 02 bị
9 280 -1.40 -1.27 -1.31 phá hoại tại

10 310 -1.49 -1.39 -1.48 cấp lực P =

11 340 -1.61 -1.52 -1.65 610 daN

12 370 -1.80 -1.70 -1.79 Mẫu 03 bị

13 400 -1.94 -1.90 -1.94 phá hoại tại

14 430 Gãy mẫu -2.00 -2.09 lực P = 520

15 460 -2.11 -2.3 daN.

16 490 -2.22 -2.48

13
Tải trọng thử Chuyển vị lớn nhất của mẫu thử (mm)
STT
nghiệm P (daN) Mẫu 01 Mẫu 02 Mẫu 03 Ghi chú
17 520 -2.37 Gãy mẫu
18 550 -2.51
19 580 -2.67
20 610 Gãy mẫu

Bảng 4. 5 Khả năng chịu tải trọng của tấm tường sử dụng 380 kg/m3 xi măng,
80% tro xỉ và 0.5% sợi PP
Tải trọng thử Chuyển vị lớn nhất của mẫu thử (mm)
STT
nghiệm P (daN) Mẫu 01 Mẫu 02 Mẫu 03 Ghi chú
1 0 0 0 0
2 70 -0.45 -0.58 -0.57
Tại cấp lực
3 100 -0.6 -0.81 -0.78 P = 220
4 130 -0.83 -1.01 -0.92 daN, Mẫu
01, 03 bị
5 160 -0.98 -1.21 -1.20 phá hoại.
6 190 -1.22 -1.46 -1.38 Tại cấp lực P

7 220 Gãy mẫu -1.67 Gãy mẫu = 310 daN,

8 250 -1.95 mẫu 02 bị

9 280 -2.21 phá hoại.

10 310 Gãy mẫu

Bảng 4. 6 Khả năng chịu tải trọng của tấm tường sử dụng 380 kg/m3 xi măng và
100% tro xỉ
Tải trọng thử Chuyển vị lớn nhất của mẫu thử (mm)
STT nghiệm P (daN) Mẫu 01 Mẫu 02 Mẫu 03 Ghi chú
1 0 0 0 0 Tại cấp lực
2 70 -0.42 -0.37 -0.57 P = 430daN,
3 100 -0.62 -0.64 -0.86 Mẫu 01 bị
4 130 -0.92 -0.82 -0.99 phá hoại.
5 160 -1.06 -1.02 -1.09 Tại cấp lực

14
Tải trọng thử Chuyển vị lớn nhất của mẫu thử (mm)
STT nghiệm P (daN) Mẫu 01 Mẫu 02 Mẫu 03 Ghi chú
6 190 -1.25 -1.11 -1.26
7 220 -1.31 -1.27 -1.48
8 250 -1.50 -1.42 -1.63
9 280 -1.69 -1.6 -1.89
10 310 -1.80 -1.76 -2.11
11 340 -2.05 -1.92 -2.33
12 370 -2.49 -2.14 -2.59 P = 500daN,
13 400 -2.60 -2.31 Gãy mẫu Mẫu 02 bị
14 430 Gãy mẫu -2.5 phá hoại.
15 460 -2.72 Tại cấp lực
16 490 -2.85 P = 400daN,
17 500 Gãy mẫu Mẫu 03 bị
Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng: phá hoại.
 Khi sử dụng tro xỉ, khả năng chịu tải trọng uốn của tấm có xu hướng
giảm. Đối với cấp phối đối chứng khả năng chịu tải uốn có sản phẩm lên đến
760 daN, trong đó các phối trong xỉ chỉ dao động trong khoảng 430 – 580 daN.
 Chất lượng tấm không bị ảnh hưởng nhiều bởi hàm lượng xi măng, cụ thể
khi tăng hàm lượng xi măng từ 320 lên 380 và 440 kg/m 3 thì khả năng chịu tải
trọng uốn lại thay đổi không theo trật tự rõ ràng, đối với cấp phối 320 kg/m 3 khả
năng chịu tải trọng uốn trung bình là 490 daN, đối với cấp phối 380 kg/m 3 khả
năng chịu tải trọng uốn trung bình chỉ còn 430 daN, trong khi đó cấp phối sử
dụng 440 kg/m3 khả năng chịu tải trọng uốn trung bình lại lên đến 550 daN.
 Ngược lại với khả năng chịu tải trọng uốn, độ võng của các sản phẩm tấm
tường trước khi bị phá huỷ lại gần như tương đương nhau, không thay đổi theo
trật từ rõ ràng, điều này thể hiện qua khả năng chuyển vị lớn nhất của mẫu, giá
trị này chỉ dao động trong khoảng từ 2.1 - 2.7 mm.

15
 Đối với cấp phối sợi, do thiết bị trộn HHBT của nhà máy không phù hợp
dẫn đến sợi không thể phân tán và phân bố đều trong HHBT làm cho khả năng
chịu tải trọng uốn và giá trị chuyển vị lớn nhất giảm tương đối đáng kể chỉ còn
lần lượt là 220 daN và 1.6 mm.

Hình 4. 1 Biểu đồ quan hệ giữa tải trọng uốn và chuyển vị của


cấp phối đối chứng

Hình 4. 2 Biểu đồ quan hệ giữa tải trọng uốn và chuyển vị của cấp phối
380 kg xi măng và 80% tro xỉ

16
Hình 4. 3 Biểu đồ quan hệ giữa tải trọng uốn và chuyển vị của cấp phối
440 kg xi măng và 80% tro xỉ

Hình 4. 4 Biểu đồ quan hệ giữa tải trọng uốn và chuyển vị của cấp phối
320 kg xi măng và 80% tro xỉ

17
Hình 4. 5 Biểu đồ quan hệ giữa tải trọng uốn và chuyển vị của cấp phối
380 kg xi măng và 100% tro xỉ

Hình 4. 6 Biểu đồ quan hệ giữa tải trọng uốn và chuyển vị của cấp phối
380 kg xi măng, 80% tro xỉ và 0.5% sợi PP
5. Kết luận
Qua quá trình tổng hợp, phân tích đánh giá chất lượng sản phẩm tấm
tường bê tông sử dụng tối thiểu 60% tro nhiệt điện thay thế cốt liệu tự nhiên sản
xuất thử nghiệm có thể thấy rằng:
 Nhìn chung, so với cấp phối đối chứng chất lượng tấm có xu hướng bị suy
giảm khi tăng hàm lượng tro xỉ lên đến 100% hoặc sử dụng lượng xi măng ở
mức thấp.

18
 Khi so sánh theo TCVN 11524:2016 chất lượng tấm tương đối tốt, gần
như không bị suy giảm so với cấp phối đối chứng, ngay cả khi sử dụng lượng xi
măng chỉ còn 320 kg/m3.
 Đối với độ co khô: các mẫu sử dụng tro xỉ có xu hướng cao hơn mẫu đổi
chứng từ (0.013-0.034)%. Ngoài ra, khi so sánh các mẫu cùng sử dụng tro xỉ thì
hàm lượng xi măng không ảnh hưởng nhiều đến độ co khô, chúng thay đổi
không theo trật tự rõ ràng.
 Đối với khả năng chịu tải trọng uốn: các sản phẩm tấm đối chứng có khả
năng chịu uốn tương đối, có sản phẩm lên đến 760 daN, trong đó các phối sử
dụng tro xỉ chỉ dao động trong khoảng 430 – 580 daN. Ngoài ra cũng như độ co
khô hàm lượng xi măng cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng chịu
uốn của các sản phẩm tấm này.
 Đối với độ co khô và chịu lực của các mẫu sử dụng sợi, do đặc điểm công
nghệ trộn không phù hợp dẫn đến chất lượng sản phẩm tấm đều có xu hướng
giảm tương đối nhiều so với cấp phối đối chứng và các cấp phối sử dụng tro xỉ.
Vì vậy, để cải thiện tính năng này cần phải cải tiến hoặc thay đổi máy trộn cho
phù hợp nhất.

19

You might also like