Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Phong tục

+ Cách chào hỏi


Cách chào hỏi này được cho là chịu ảnh hưởng một phần từ đạo Phật, gọi là Wai.Cử
chỉ này được sử dụng khi gặp mặt, chia tay hoặc xác nhận, với nhiều dạng khác nhau
phụ thuộc và vị trí xã hội của người đó, nhưng nhìn chung, thường là cử chỉ giống
như đang lễ với hai tay chắp lại và đầu cúi xuống.
+ Tu báo hiếu
Ở Thái, là đàn ông thì bắt buộc phải đi tu. Việc đi tu có 2 ý nghĩa lớn: tu tâm dưỡng
tính và báo hiếu với đáng sinh thành. Trên đường từ nhà ra chùa, người đi tu nếu có
điều kiện sẽ cưỡi voi hoặc ngồi kiệu, nếu không thì cha mẹ sẽ đi cùng và che ô đưa
con tới chùa. Tại đây, nhà sư sẽ thực hiện nghi lễ cạo đầu đồng thời đọc kinh. Thời
gian một người đi tu ít nhất phải đạt được 3 tháng.
+ Lễ hội
lễ hội ma xó
Phi Ta Khon là lễ hội truyền thống của người dân xứ Dai San, Loei, luôn là hoạt động
thu hút các du khách ngay từ cái tên đầy ấn tượng của nó, ma xói. Lễ hội Phi Ta
Khon cũng tương tự như Haloween ở các nước phương Tây, mọi người thường đeo
mặt nạ cùng với các loại trang phục ma quỷ và diễu hành trên các khu phố, nhưng với
người Thái thì lễ hội này mang một ý nghĩa đặc biệt. Họ tin rằng luôn tồn tại một thế
giới khác song hành với cuộc sống của chúng ta, thế giới của những linh hồn.
lễ hội tên lửa bun bang fai
Hàng năm, cứ vào tháng năm tại tỉnh Yasothon, lễ hội Bun Bang Fai lại diễn ra mang
theo mong ước của người dân về một vụ mùa bội thu, thời tiết thuận hòa.
lễ hội té nước
Lễ hội này thường được tổ chức tại Bangkok vào những ngày giữa tháng 4 để xóa tan
đi không khí oi bức của mùa hè. Trong những ngày diễn ra lễ hội, mọi người sẽ vô
cùng hào hứng để té nước vào bất kỳ ai xung quanh mà họ nhìn thấy. Ngoài việc cảm
thấy thích thú khi cùng nhau bị ướt sũng thì hành động này, đối với người Thái còn
mang ý nghĩa đặc biệt, đó là tẩy rửa đi những điều xui xẻo, không may mắn trong
năm cũ và chào đón điều tốt lành vào năm tiếp theo.
lễ hội phật giáo
Ở một đất nước với hơn 90% dân số theo đạo Phật thì số lượng các hoạt động về tôn
giáo này diễn ra quanh năm, nổi bật nhất trong số đó là lễ hội Khao Phansa, được tổ
chức vào tháng 7 hằng năm trên khắp đất nước này.
Văn hoá
- Ẩm thực
Người Thái thích dùng thìa và dĩa để ăn, Ẩm thực Thái Lan truyền thống ảnh hưởng
nhiều từ Trung Quốc. Những kỹ thuật nấu nướng như chiên, xào, chiên ngập dầu. nơi
đây còn bị ảnh hưởng bởi hương vị và các loại gia vị của người Ấn. Các món ăn đều
là sự pha trộn hài hòa giữa các vị chua, ngọt, mặn, đắng và cay.
+ Ẩm thực đường phố
xôi xoài, pad thái, nước ép, thịt heo viên xiên nướng, gỏi đu đủ
+ Ẩm thực hoàng gia
ẩm thực hoàng gia chỉ những món ăn chỉ phục vụ hoàng tộc, có từ thời Ayutthaya. Về
cơ bản, hương vị món ăn giống món Thái ở miền Trung, nhưng có những quy tắc và
tiêu chuẩn cao. chỉ giới thượng lưu mới ăn những món này. Ngày nay, ẩm thực hoàng
gia phổ biến hơn, bạn có thể tìm thưởng thức trong rất nhiều nhà hàng.
+ Trang phục
Trang phục truyền thống Thái Lan có nhiều loại trong đó có 3 loại phổ biến nhất
được dùng cho tới tận bây giờ là Thai Chakkri, Thai Borompiman và Thai Siwalai.
Thai Chakkri Thai Chakkri lag trang phục tạo nên sự thanh lịch và sang trọng cho
phụ nữ Thái Lan. Loại áo này dặc biệt được sử dụng nhiều vào những dịp quan trọng
như lễ hội, tiệc tùng, tiếp khách quý,… Trang phục này gồm một chiếc váy dài quấn
quanh người và một chiếc khăn dệt để vắt qua vai. Vừa kín đáo vừa hờ hững. Các cô
gái Thái sẽ thể hiện được vóc sáng, sự sang trọng, lịch thiệp và đầy tinh tế của mình
bằng bộ Thai Chakkri.
Trang phục tạo nên sự thanh lịch và sang trọng Thai Borompiman Đây là lại có phần
kín đáo hơn, giản dị hơn so với Thai Chakkri. Loại áo này được thiết kế với áo dài
tay, chân váy cùng tông màu, dài hết chân
Trang phục có phần kín đáo hơn, giản dị Thai Siwalai. Thai Siwalai cũng là trang
phục đem lại sự sang trọng và quý phái cho phái nữ. Thai Siwalai có sự đa dạng về
màu sắc, thiết kế áo dài tay, chân váy dài và thêm chiếc khăn vắt qua vai tạo nên sự
nữ tính cho người mặc.
+ Tôn giáo
Phật giáo là tôn giáo ở Thái Lan được nhiều người dân theo nhất và có ảnh hưởng
mạnh mẽ nhất với xã hội Thái Lan. Có thể xem Phật giáo là quốc giáo ở quốc gia
này. Ngoài ra ở Thái Lan còn có những nhóm dân cư theo các tôn giáo khác như:
thiên chúa giáo, hồi giáo, đạo Hindu, đạo Sikh…
Phật giáo là tôn giáo đã có mặt từ rất lâu đời ở khu vực Châu Á, xuất phát từ Ấn Độ
sau đó lan rộng ra các nước xung quanh, ở khu vực Đông Nam Á, Phật giáo cũng có
ảnh hưởng tới các nước như Việt Nam, Myanmar, Lào, Campuchia và cả Thái Lan.
Có trên 80% người dân Thái Lan theo Phật giáo, trong đó chủ yếu là Phật giáo tiểu
thừa.Phật giáo cũng là tôn giáo ở Thái Lan gây được sự ảnh hưởng lớn trong cộng
đồng người dân và xã hội nơi đây. Các giáo lí nhà Phật được vận dụng một cách uyển
chuyển, hài hòa làm kim chỉ nam trong việc ứng xử của người dân bản địa. Các thanh
niên Thái Lan hầu hết đều tu tập trong chùa với những khoảng thời gian nhất định
khác nhau.Phật tử ở Thái Lan rất chú trọng việc tọa thiền. Cả sư sãi lẫn tín đồ theo
đạo đều có những, thời gian dành cho thiền để tìm sự thanh thoát cho tâm hồn

You might also like