Bài tập mkt cđ2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Vi mô

1. Khách hàng

Indonesia là quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á với dân số hơn 270 triệu
người, trong đó tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh chóng. Đây là thị
trường tiềm năng cho các nhà sản xuất ô tô, đặc biệt là xe điện. Theo
Bloomberg NEF, Indonesia sẽ là thị trường xe điện lớn thứ ba thế giới vào
năm 2030, với doanh số bán hàng đạt 2,5 triệu xe.

Việt Nam cũng là một thị trường tiềm năng cho xe điện, với dân số trẻ và tỷ lệ
đô thị hóa cao. Tuy nhiên, thị trường xe điện tại Việt Nam vẫn còn nhỏ bé, với
doanh số bán hàng chỉ đạt khoảng 10.000 xe trong năm 2023.

Do đó, Indonesia có thị trường tiềm năng lớn hơn Việt Nam, phù hợp với mục
tiêu mở rộng thị trường của BYD.

Việt Nam:
Thiếu trạm sạc, rào cản khách sử dụng xe điện.
Xe máy vẫn là phương tiện giao thông chủ đạo của dân tại Việt Nam
với thị trường gấp gần 6 lần ôtô. Tỉ lệ sử dụng xe máy bằng xăng
của Việt Nam được đánh giá là lớn nhất thế giới,

2. Nhà cung cấp


Indonesia có nhiều nhà sản xuất linh kiện ô tô lớn, bao gồm Astra Otoparts,
Indoparts, dan Multistrada Arah Sarana.

Indonesia có nguồn cung cấp linh kiện ô tô dồi dào và giá cả cạnh tranh. Đây là một
lợi thế lớn đối với BYD, bởi nhà sản xuất ô tô Trung Quốc này cần có nguồn cung
cấp linh kiện ổn định và giá cả hợp lý để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Ngoài ra,
chính phủ Indonesia còn cho biết Công ty Contemporary Amperex
Technology (CATL) của Trung Quốc sẽ bắt đầu xây dựng nhà máy
sản xuất pin cho xe điện (EV) tại Indonesia.

Việt nam

Việt Nam cũng có nguồn cung cấp linh kiện ô tô dồi dào, nhưng giá cả thường cao
hơn so với Indonesia. Ngoài ra, Việt Nam cũng có một số hạn chế về nguồn cung
cấp một số linh kiện quan trọng, như pin lithium-ion. Việt Nam chỉ có Vinfast
sản xuất xe điện và VinFast cũng chỉ mới ký biên bản ghi nhớ hợp tác
với Gotion High-Tech, thực hiện dự án cung ứng pin LFP cho ôtô điện, xây
dựng nhà máy sản xuất cell pin đầu tiên tại Việt Nam.

3. Đối thủ cạnh tranh


Tình hình cạnh tranh tại VN khá gay gắt
Thị trường taxi Việt Nam đang chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt từ những ông lớn lâu đời
trong ngành và cả những gã khổng lồ nước ngoài. Chẳng hạn:
Các doanh nghiệp lớn trong ngành taxi truyền thống phải kể đến như: Mai Linh, Vinasun,
Vinataxi, Group hay G7, Sao Mai đều là những tên tuổi lâu đời, tồn tại hàng chục năm trên
thị trường taxi Việt Nam.
Cũng giống với taxi truyền thống, các hãng taxi công nghệ 100% sử dụng xe chạy bằng
xăng, dầu do cuộc xung đột giữa Nga -Ukraine và chính sách cấm vận của Mỹ và phương
Tây nên buộc phải tăng giá cước taxi theo sự tăng giá của xăng, dầu. Tuy nhiên taxi điện
GSM - đối thủ lớn của BYD hầu như không bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng trên, tất cả
dòng xe taxi của hãng đều vận hành 100% bằng điện.

Áp lực đến thử các đối thủ cạnh trạnh trong ngành đối với công ty là rất lớn. Ngoài Vinfast,
BYD phải đối đầu với rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường có kể đến như Honda,
Toyota, Nissan, HyunDai, Misubisi, General Moto và rất nhiều đối thủ mạnh khác trên toàn
cầu. Họ đều là những công ty lâu đầu, có thương hiệu, kinh nghiệm, tiềm lực tài chính và
quy mô rất lớn. Ngoài ra các sản phẩm của họ đều có chất lượng tốt và thiết kế hấp dãn.
Các chiến dịch quảng cáo cũng được tung ra rầm rộ và tạo nên một môi trường cạnh tranh
cao trong ngành.

Vĩ mô
1. Nhân khẩu học
- người Indonesia đang bắt đầu thích dùng xe điện. Theo một nghiên cứu của
Nielsen, 58% người Indonesia có kế hoạch mua xe điện trong vòng năm năm
tới. Đây là tỷ lệ cao hơn so với nhiều quốc gia khác trong khu vực. , còn ở
việt nam hiện nay vẫn đang ưa chuộng sử dụng xe xăng hơn
- do người Indonesia ngày càng quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường. Xe
điện là một phương tiện giao thông thân thiện với môi trường, không thải khí
độc hại ra môi trường.
- giá của xe điện cũng đang giảm dần, khiến xe điện trở nên hấp dẫn hơn đối
với người tiêu dùng.

Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, GDP bình quân đầu người của Indonesia
năm 2023 là 4.691,24 USD, trong khi GDP bình quân đầu người của Việt Nam là
3.405,62 USD. Điều này cho thấy rằng người Indonesia có thu nhập trung bình cao
hơn người Việt Nam. -> cho thấy khả năng chi trả mua xe điện của người indo cao
hơn việt nam
2. Chính trị
Xe điện đang dần trở thành một lựa chọn thứ hai đáng cân nhắc bên cạnh xe xăng, dầu
truyền thống, thậm chí có thể là phương tiện thay thế. Doanh số xe điện tăng nhanh những
năm gần đây, chủ yếu ở các nước phát triển, nhưng phần lớn nhờ chính sách trợ giá của
chính phủ. Nếu không còn những khoản ưu đãi này, tốc độ tăng trưởng sẽ giảm xuống.
Thực tế nhiều nước như Mỹ, Đan Mạch, Trung Quốc đã diễn ra tình trạng này.

Indonesia từng công bố kế hoạch ngừng bán xe sử dụng xăng và dầu diesel
vào năm 2040. Quốc gia này khuyến khích xây dựng nhà máy, thiết kế,
nghiên cứu và phát triển xe điện trong nước. Bên cạnh đó là hỗ trợ thuế. Các
doanh nghiệp trong lĩnh vực được hoàn thuế 300% nếu nghiên cứu và phát
triển, và 200% hoàn thuế cho các công ty đào tạo nhân lực cho ngành này.
Bên cạnh đó, Indonesia còn thỏa thuận thương mại với các nước và doanh
nghiệp xe điện.

Chính phủ Indonesia cũng đang chuẩn bị các biện pháp khuyến khích, bao
gồm trợ cấp và đặt mục tiêu tăng doanh số bán ô tô điện lên 20% tổng doanh
số bán ô tô vào năm 2025. Doanh số bán ô tô điện của Indonesia đã tăng lên
hơn 10.000 xe vào năm ngoái, từ khoảng 600 xe vào năm 2021, theo dữ liệu
bán buôn từ Hiệp hội các ngành công nghiệp ô tô Indonesia. Hơn 1 triệu ô tô
chạy bằng xăng đã được bán trong cùng năm đó.

Ngược lại với Indonesia, Việt Nam hiện vẫn chưa có chính sách nào cụ thể
hỗ trợ ngành công nghiệp xe điện, thậm chí là xe hybrid mà Toyota đã nêu ra
vấn đề trong một hội nghị diễn ra ở Hà Nội năm 2017. Hơn nữa, vấn đề hạ
tầng giao thông, trạm sạc vẫn là một trong những rào cản lớn để phát triển xe
điện tại Việt Nam. Sự hỗ trợ ô tô điện tại Việt Nam đến nay chỉ là mức thuế
tiêu thụ đặc biệt thấp hơn.

3. kinh tế
Một trong những bước đi đang được Chính phủ Indonesia thúc đẩy là phát triển hệ
sinh thái xe điện chạy bằng pin. Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Indonesia, ông Agus
Gumiwang cho biết, nước này đặt mục tiêu sản xuất 600.000 pin ô tô và 1,45 triệu
pin cho xe máy cho đến năm 2030.

Mục tiêu này được kỳ vọng có thể giảm khoảng 3,8 triệu tấn khí thải CO2. Để
khuyến khích công nghiệp hóa hệ sinh thái xe điện chạy bằng pin, Indonesia đã ban
hành nhiều quy định và ưu đãi tài chính. Cụ thể, người tiêu dùng phương tiện chạy
bằng pin sẽ được áp dụng mức thuế 0%.

Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất sẽ nhận được nhiều ưu đãi như miễn thuế,
giảm phụ cấp thuế hay miễn thuế nhập khẩu. Hiện nay, các thương hiệu ô tô như
Toyota, Honda hay Mitsubishi cũng đã tuyên bố cam kết đầu tư và chương trình
phát triển hệ sinh thái xe điện ở Indonesia./.

4. công nghệ
Công nghệ sản xuất của BYD: nhiều mẫu xe điện trang bị công nghệ hiện đại,
kiểu dáng bắt mắt nhưng có giá tiền thua xa các hãng xe phương Tây và Mỹ
như Tesla, Ford…được BYD ra mắt. Một trong những lý do quan trọng nhất
giúp BYD phát triển là việc tự chủ toàn bộ dây chuyền sản xuất. BYD tự sản
xuất khung xe, đèn xe, thậm chí cả chip vận hành xe, đồng thời xem việc thuê
các công ty khác gia công linh kiện, phụ tùng cho mình là phương án cuối
cùng.
Công nghệ sản xuất xe điện tại Indonesia: Để sản xuất pin xe điện, Indonesia
phải dựa vào đầu tư của nước ngoài. Indonesia vẫn thiếu các công nghệ tân
tiến để tinh chế quặng nickel hiệu quả, nên rất cần các nhà đầu tư nước ngoài
hỗ trợ quy trình tinh chế này cũng như chuyển giao công nghệ cho các đối tác
trong nước.
5. tự nhiên
Indonesia là quốc gia có trữ lượng niken lớn nhất thế giới, một trong
những nguyên liệu quan trọng trong sản xuất pin xe điện. Điều này sẽ giúp
BYD giảm chi phí sản xuất pin và đảm bảo nguồn cung nguyên liệu ổn định.
(Việt Nam ko có trữ lượng niken bằng Indonesia)
Indonesia có lợi thế về vị trí địa lý, nằm ở trung tâm Đông nam á, là
cửa ngõ giao thương quan trọng giữa các quốc gia trong khu vực. Điều này
giúp BYD dễ dàng xuất khẩu xe điện từ Indonesia sang các thị trường khác
trong khu vực.
6. văn hóa - xã hội
Quốc gia này nỗ lực thay đổi sở thích của người dân, hướng người dân đến các phương
tiện thân thiện với môi trường hơn. Chính phủ đã thực hiện theo hướng đó bằng cách
thuế dựa trên kích thước động cơ xe và lượng khí thải CO2. Indonesia với chỉ 0,5%
phương tiện trên đường là chạy điện. Tuy nhiên, quốc gia này đã nhấn mạnh họ coi
trọng quá trình chuyển đổi xe điện như một phần trong chiến lược khử cacbon của mình.
Indonesia thường nổi tiếng với các mục tiêu khử cacbon đầy tham vọng và các mục tiêu
xe điện của họ cũng không ngoại lệ. Nếu thành công, Indonesia có thể giảm mức tiêu thụ
dầu nhiên liệu 3 triệu thùng và giảm lượng khí thải CO2 1,4 triệu tấn.
Indonesia nằm trong số 10 quốc gia phát thải CO2 hàng đầu thế giới nên đã chuyển
sang xe điện vì là một chiến lược hiệu quả để giảm lượng khí thải. Xe điện sử dụng năng
lượng hiệu quả hơn nhiều so với ô tô động cơ đốt trong (60-75% so với chỉ 12-30%).
Hơn nữa, lượng khí thải trong vòng đời của xe điện thấp hơn, ngay cả với các lưới điện
sử dụng than đá.

You might also like