Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 35

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

THÀNH VIÊN

Nguyễn Thị Đoàn Thị Nguyễn Bảo Đồng Hạ Phan Thị


Xuân Diệu Quyển Khánh Vy Thu Thảo
Câu 1: Tại sao nói nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền XNCN của
dân, do dân, vì dân​

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước ở
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc về nhân dân. Các cơ quan nhà nước ở Việt Nam
nhận quyền lực từ nhân dân. Còn nhân dân Việt Nam “thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực
tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của
Nhà nước”​

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước do nhân dân, nói cách khác, nhân dân Việt
Nam gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và những người lao động khác tổ chức
thành nhà nước. Nhân dân không chỉ lập ra các cơ quan nhà nước mà còn có thể trực tiếp làm việc trong
các cơ quan đó để trực tiếp nắm giữ và thực hiện quyền lực nhà nước.​

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước vì nhân dân, tất cả mọi chính sách, pháp
luật, hoạt động, mọi cố gắng của Nhà nước Việt Nam đều vì lợi ích của nhân dân, phục vụ nhân dân.​
Câu 2:
Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước
CHXHCN Việt Nam
SƠ ĐỒ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THEO HIẾN PHÁP 2013
Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm người đứng đầu
Bầu theo đề nghị
QUỐC Phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
UBTVQH khóa trước HỘI Đề nghị QH bầu,miễn nhiệm, bãi nhiệm
CHỦ TỊCH QH Bầu theo đề nghị Căn cứ NQQH bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
PHÓ CHỦ TỊCH QH
UBTVQH hiện
tại ( nếu khuyết)
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
ỦY VIÊN UBTVQH Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
UBTVQH Phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức
CHỦ TỊCH HĐDT CHỦ
CHỦ NHIỆM UBQH TỊCH
TỔNG THƯ KÍ QH
NƯỚC
CƠ QUAN KHÁC QH
PHÓ CHỦ TỊCH NƯỚC
HỘI ĐỒNG QUỐC HỘI ĐỒNG BẦU CỬ
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
QUỐC GIA
PHÒNG & AN NINH (CHỦ TỊCH) (TỔNG)

DS thành viên HĐQP&AN HĐBDQG Phê chuẩn


Phê chuẩn

CHÍNH PHỦ TANDTC VKSNDTC


( THỦ TƯỚNG) (CHÁNH ÁN) (VIỆN TRƯỞNG)
BỘ, CQ NGANG BỘ
Trình QH...

CHÁNH ÁN TANDTC VIỆN TRƯỞNG VKSNDTC


THỦ TƯỚNG CP
PHÓ THỦ TƯỚNG CP THẨM PHÁN TANDTC PHÓ VIỆN TRƯỞNG VKSNDTC
BỘ TRƯỞNG PHÓ CHÁNH ÁN TANDTC KIỂM SÁT VIÊN VKSNDTC
CÁC THÀNH VIÊN KHÁC CP THẨM PHÁN CÁC TÒA KHÁC
THỨ TRƯỞNG, CHỨC VỤ TƯƠNG
ĐƯƠNG THUỘC BỘ, CQ NGANG BỘ Phê chuẩn Trình UBTHQH
ĐẠI SỨ ĐẶC MỆNH TOÀN QUYỀN phê chuẩn việc
đề nghị BN,MN
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU, CẤP PHÓ BN,MN
CQCP
VKSND
Nông thôn Đô thị Nông thôn Đô thị TAND CẤP CAO CẤP CAO

UBND TP HĐND TP
UBND HĐND TAND TỈNH, VKSND
SỞ TỈNH
trực
thuộc TW TỈNH
trực
thuộc TW TP trực thuộc TW CẤP TỈNH

Chủ tịch
Phó chủ tịch
VKSND
UBND UBND UBND THỊ XÃ
HĐND HDND HĐND THỊ XÃ TAND QUẬN,
PHÒNG HUYỆN QUẬN
TP thuộc tỉnh
TP thuộc TP HUYỆN QUẬN
TP thuộc tỉnh
TP thuộc TP
HUYỆN, THỊ XÃ, TP
thuộc Tỉnh và
CẤP
HUYỆN
trực thuộc TW trực thuộc TW
tương đương

UBND UBND UBND HĐND HĐND HĐND


BAN XÃ PHƯỜNG THỊ TRẤN XÃ PHƯỜNG THỊ TRẤN
Câu 3:
Hãy nêu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ
quan trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Liên hệ thực
tiễn​
QUỐC HỘI
1) Vị trí
- Là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân. _Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. (theo Điều 69 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013/ Điều 1 Luật tổ chức Quốc
hội 2014)
2) Chức năng
- Thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối
với hoạt động của Nhà nước. (theo Điều 69 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013/ Điều 1 Luật tổ
chức Quốc hội 2014)
3) Nhiệm vụ, quyền hạn
*Thực hiện quyền lập hiến, lập pháp
- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; (theo Điều
70 Mục 1 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013)
Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
*Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
- Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước;
- Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định,
sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và
nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết
định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định
dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê
chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;
- Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;
- Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ,
Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm
toán nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội
thành lập;
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch
Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ
tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính
phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước,
người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên
khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách
thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia. Sau khi
được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến
pháp;
- Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;
- Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập, giải thể nhập, chia,
điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế
đặc biệt; thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật;
- Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà
án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;
- Quyết định đại xá;
- Quy định hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp nhà
nước khác; quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;
- Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt
khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;
- Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực
của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, điều ước quốc tế
về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và điều ước quốc tế khác trái với luật,
nghị quyết của Quốc hội;
- Quyết định trưng cầu ý dân.
(theo Điều 70 Mục 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 Hiến pháp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013)
*Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước
- Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị
quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Uỷ ban
thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ
quan khác do Quốc hội thành lập; (theo Điều 70 Mục 2 Hiến pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013)
Tóm tắt ngắn gọn như sau
- Làm hiến pháp và sửa đổi hiến pháp
_Làm luật và sửa đổi luật
_Giám sát tối cao của quốc hội
_Quyết định các vấn đề quan trong về kinh tế-xã hội
_Bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước
_Phê chuẩn các chức danh trong bộ máy nhà nước
_Miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức người
giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn
_Lấy phiếu tín nhiệm
_Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan; thành lập, giải thể, nhập, chia,
điều chỉnh địa giới hành chính
_Bãi bỏ văn bản trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội
(theo Điều 4,5,6,7,8,9,11,12,14,15 Luật tổ chức Quốc hội 2014)
*Liên hệ thực tiễn:
- Theo Bàn về Lập hiến của PGS,TS. Thái Vĩnh Thắng:
“Quốc hội ở Việt Nam cũng như Nghị viện của các nước trên thế giới là cơ quan đại biểu cao nhất
của nhân dân, do nhân dân cả nước bầu ra. Ở các nhà nước tư sản, quyền lập pháp tối cao thuộc về
Nghị viện, ngoài ra, trong các mô hình chính thể ở châu Âu, Nghị viện còn có quyền giám sát Chính
phủ và có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ, buộc Chínhphủ phải giải tán. Để thực hiện
quyền giám sát, Nghị viện có hai thiết chế quan trọng là Thanh tra Quốc hội và Kiểm toán Quốc
hội… Nhờ có Thanh tra Quốc hội và Kiểm toán Quốc hội mà hoạt động chất vấn các thành viên của
Chính phủ của Nghị viện có hiệu lực và hiệu quả rất cao. Ở Việt Nam, trong các cuộc hội thảo cũng
như trong các tài liệu nghiên cứu, các thiết chế này đã được nhắc đến nhiều lần, nhưng cho đến
nay, các thiết chế này vẫn chưa được thành lập. Có lẽ đây cũng là một lý do dẫn đến việc thiếu
thông tin, nên khi thực hiện quyền chất vấn của đại biểu Quốc hội, hiệu lực hiệu quả chất vấn
không cao. Theo quy định của Hiến pháp, Quốc hội có quyền bầu cử Chủ tịch nước, Thủ tướng
Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao… Tuy
nhiên, do việc bầu cử cũng như phê chuẩn đều chỉ có một ứng cử viên nên bầu cử và phê chuẩn
hầu như không khác nhau.”
CHỦ TỊCH NƯỚC
1. Vị trí: Là người đứng đầu Nhà nước (Căn cứ theo Điều 86, Hiến pháp 2013)
2. Chức năng
Thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại (Điều 86, Hiến
pháp 2013)
3. Nhiệm vụ quyền hạn (Điều 88, Hiến pháp 2013)
- Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp
lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn
được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí
thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;
- Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ;
căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính
phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;
- Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát
viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội,
công bố quyết định đại xá.
Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh
dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch
Việt Nam;
_Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh,
quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải
quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị
Quân đội nhân dân Việt Nam; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Ủy ban thường vụ
Quốc hội, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến03tranh; căn cứ vào nghị quyết của
Ủy ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình
trạng khẩn cấp; trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, công bố, bãi
bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
_Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban
thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm; quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền
của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phong hàm, cấp đại sứ; quyết định đàm phán, ký điều
ước quốc tế nhân danh Nhà nước; trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt
hiệu lực điều ước quốc tế quy định tại khoản 14 Điều 70; quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc
chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế khác nhân danh Nhà nước.
(theo Điều 88 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013)
Với đề mục Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 đáp ứng công
cuộc xây dựngnhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế,
PGS,TS. Thái Vĩnh Thăng đã binhf luận về thay đổi của Hiến
pháp 2013 về Chủ tịch nước:

Liên hệ “Để tăng cường vai trò của người đứng đầu nhà nước, Chủ tịch
nước phải do nhân dân bầu cử trực tiếp. Ứng cử viên chức vụ

thực tiễn:
Chủ tịch nước là công dân Việt Nam, thường trú ở Việt Nam
không ít hơn 10 năm trước ngày ứng cử, có tuổi đời không
dưới 35, là người sức khoẻ thể chất, có uy tín về phẩm hạnh, trí
tuệ và tài năng, có thể đoàn kết được nhân dân, yêu nước, tôn
trọng Hiến pháp và pháp luật. Chủ tịch nước phải tuyên thệ
trung thành với Tổ quốc, hết lòng phục vụ nhân dân và tôn
trọng Hiến pháp khi nhậm chức.”
Chính phủ ( thuộc cơ quan quản lý nhà nước)
(Theo Khoản 2, Điều 2, Luật Tổ chức Chính phủ 2015, Cơ cấu tổ chức của
Chính phủ gồm có bộ và các cơ quan ngang bộ. Việc thành lập, bãi bỏ bộ, các
cơ quan ngang bộ do Chính phủ trình Quốc hội quyết định.)
1) Vị trí
Vị trí pháp lý của Chính phủ được quy định tại Điều 94, Hiến pháp 2013, là cơ quan hành
chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan thực
hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
1) Chức năng:
- Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, thống nhất quản lí việc thực hiện các
nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại
của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực bộ máy nhà nước từ Trung ương đến cơ sở;
bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền
làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn
định và nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.
- Bên cạnh đó, Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác
trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
2) Nhiệm vụ quyền hạn:
Căn cứ theo Điều 96, Hiến pháp 2013 quy định về quyền hạn và
nhiệm vụ của
Chính phủ như sau:
1. Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp
lệnh,
nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của
Chủ tịch
nước.
2. Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ
Quốc
hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện
nhiệm vụ,
quyền hạn quy định tại Điều này; trình dự án luật, dự án ngân
sách nhà
nước và các dự án khác trước Quốc hội; trình dự án pháp lệnh
trước Ủy
ban thường vụ Quốc hội.
Ví dụ:

Theo chương trình phiên họp ngày 22 tháng 10 năm 2022, nội dung có
ghi:
-Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của
Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Hợp tác xã (sửa
đổi). - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày
Báo cáo thẩm tra dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi).
-Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của
Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh
lý dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
-Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự
án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
-Cơ quan trình và cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp giải trình, làm rõ
một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
3. Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi
trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn
xã hội; thi hành lệnh động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và
các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân.
4. Trình Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập, giải thể,
nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị
hành chính – kinh tế đặc biệt; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải
thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
5. Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lý về cán bộ,công chức,
viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước; tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra,
giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước;
lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân
dân các cấp; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện văn bản của cơ
quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn do luật định.
6. Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo
đảm trật tự, an toàn xã hội.
7. Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch
nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế
nhân danh Chính phủ, trừ điều ước
quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy định tại khoản 14 Điều 70; bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài.
Ví dụ:
- Sau hơn 3 năm đàm phán, ngày 11-11-2011, FTA Việt Nam - Chile đã được ký kết tại
Hawaii, Hoa Kỳ bên lề hội nghị APEC. Kể từ ngày 1-1-2014, hiệp định sẽ chính thức có hiệu
lực.
- Ngày 27/12/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 154/2017/NĐ-CP ban hành Biểu thuế
nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Chi Lê
giai đoạn 2018 - 2022
8. Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan
trung ương của tổ chức chính trị – xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của mình.
*Liên hệ thực tiễn:
Vẫn theo PGS,TS. Thái Vĩnh Thắng trong Bàn về Lập hiến, ông chỉ ra rằng:
- “Chính phủ của chúng ta hiện nay chỉ họp một tháng một lần. Như vậy không thể đảm
bảo tính liên tục của hoạt động hành chính. Hoạt động điều hoà, phối hợp của Chính phủ vì
thế cũng không đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Có thể đưa ra một số minh chứng để
khẳng định điều này. Chẳng hạn việc các đường phố lớn ở Thủ đô Hà Nội như Trường
Chinh, Nguyễn Chí Thanh và một số đường phố khác bị đào lên đào xuống nhiều lần thể
hiện sự thiếu phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc quản lý đô thị…
- Yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền đòi hỏi bộ máy hành chính không được tuỳ tiện
đưa ra bất kỳ quy định nào trái với luật trong quá trình áp dụng chính sách, tuy nhiên ở
Việt Nam, hiện tượng văn bản của cơ quan hành chính cấp dưới trái với văn bản của cơ
quan hành chính cấp trên là một chuyện khá phổ biến…
- Theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền, các quan chức và cơ quan hành chính nhà nước
từ thấp đến cao kể cả Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đều có thể bị kiện ra toà. Ở Nhật
Bản, một công ty luật đã kiện Chính phủ Nhật về việc gửi các công dân Nhật tham chiến
cuộc chiến tranh ở Irắc là vi phạm quyền được sống trong hoà bình của công dân, một
quyền hiến định của Nhật; Toà án đã xử cho công ty luật thắng kiện và buộc Chính phủ phải
rút quân khỏi Irắc…”
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

1, Vị trí:
Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
2, Cơ cấu tổ chức: Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vịhành chính – kinh tế đặc biệt
do luật định
3, Chức năng: Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương; quyết định
các vấn đề của địa phương do luật định; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên.
4, Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm
quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa
phương.
- Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương được giao thực hiện một số nhiệm vụ của
cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó.
Hội đồng nhân dân
1. Vị trí
Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương
2. Chức năng -Kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của chính
Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; quyền địa phương ở các đơn vị hành chính trên địa
giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa bàn;
phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng -Chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên về
nhân dân. kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính
3. Nhiệm vụ và quyền hạn quyền địa phương;
Căn cứ điều 17, điều 24, điều 31, điều 38, điều 45, điều -Phối hợp với các cơ quan nhà nước ở trung ương, các
52, điều 59, điều 67, luật tổ chức chính quyền địa địa phương thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, thực hiện
phương 2015, Hội đồng nhân dân có các nhiệm vụ và quy hoạch vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh
quyền hạn sau: tế quốc dân (hội đồng nhân dân tỉnh, chính quyền địa
-Tổ chức và đảm bảo việc thi hành Hiến pháp và pháp phương ở thành phố trực thuộc trung ương);
luật trên địa bàn địa phương; -Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm
-Quyết định những vấn đề của địa phương trong phạm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các
vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế-xã
này và quy định của pháp luật có liên quan; hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn địa
-Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính phương.
nhà nước cấp trên ủy quyền;
Ủy ban nhân dân các cấp:
1. Vị trí:
Căn cứ theo Điều 8, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015, Ủy ban nhân dân là cơ quan
chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
2. Chức năng:
Theo Điều 8, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015, Ủy ban nhân dân chịu trách
nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính
nhà nước cấp trên.
Ủy ban nhân dân là cơ quan hành pháp cấp địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp
bầu
Xu hướng của các nước trên thế giới ngày nay là xây dựng chính quyền địa phương tự
quản. Các Hội đồng địa phương do nhân dân địa phương bầu ra có thể ban hành luật điều
chỉnh các quan hệ xã hội trong địa phương minh… Các cơ quan nhà nước trung ương có
quyền giám sát để bảo vệ tính hợp hiến, hợp pháp của hoạt động của chính quyền địa
phương.
Theo Bàn về Lập hiến của PGS,TS. Thái Vĩnh Thắng, “ở Việt Nam hiện nay, Hội đồng nhân
dân các cấp có vai trò, chức năng, quyền hạn chưa thật rõ ràng… nên hiệu lực hiệu quả
chưa cao và nhiều khi còn mang tính hình thức.”
3. Nhiệm vụ quyền hạn:
- Theo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015, Điều 11 nói về phân định thẩm quyền của
chính quyền địa phương:
“Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp được xác định trên cơ sở phân
định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp
chính quyền địa phương theo hình thức phân quyền, phân cấp.”
- Chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương, Hội đồng ND cùng cấp và cơ quan hành chính
nhà nước cấp trên.
- Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà
nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ
trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các
chính sách khác trên địa bàn.
- Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự
chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở.
Các cơ quan xét xử:

Bao gồm toà án nhân dân tối cao và các


toà án khác do Luật định.
1, Vị trí
Là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. (theo Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
Xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và
2014)
gia đình, kinh doanh,
2, Chức năng
thương mại, lao động, hành chính và giải quyết
_Thực hiện quyền tư pháp
các việc khác theo quy định của pháp luật; xem
_Giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do
xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu,
luật định
chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố
_Thực hiện việc tổng thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng
tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án,
thống nhất pháp luật trong xét xử
quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng
3, Nhiệm vụ và quyền hạn
hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư
_Là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản,
Nam
TÒA _Bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo
quyền nhân thân. Bản án, quyết định của Tòa án
nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ
vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
ÁN quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân
quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ
chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp
_Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công
NHÂN dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp
hành.
luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức
DÂN đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật
khác.
*Khi thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự, Tòa án có quyền:
a) Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng
của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Luật sư trong quá trình điều tra, truy tố,
xét xử; xem xét việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn;
đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án;
b) Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các chứng cứ, tài liệu do Cơ
quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do
Luật sư, bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác cung cấp;
c) Khi xét thấy cần thiết, trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung;
yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc Tòa án kiểm tra,
xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng
hình sự;
d) Yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên và những người khác trình bày về
các vấn đề có liên quan đến vụ án tại phiên tòa; khởi tố vụ án hình sự nếu
phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm;
e) Ra quyết định để thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ
luật tố tụng hình sự:
Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh
doanh, thương mại, lao động, hành chính và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của luật tố tụng.
Xử lý vi phạm hành chính; xem xét đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước và quyết định áp dụng các biện
pháp xử lý hành chính liên quan đến quyền con người, quyền cơ bản của công dân theo quy định của pháp
luật.
Ra quyết định thi hành bản án hình sự, hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt
tù, giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt, xóa án tích, miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu
nộp ngân sách nhà nước; thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật hình sự, Luật thi hành
án hình sự, Luật thi hành án dân sự. Ra quyết định hoãn, miễn, giảm, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp
xử lý hành chính do Tòa án áp dụng và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Luật xử lý vi phạm
hành chính.
Trong quá trình xét xử vụ án, Tòa án phát hiện và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa
đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh,
nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ
chức; cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời Tòa án kết quả xử lý văn bản pháp luật bị kiến nghị
theo quy định của pháp luật làm cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án.
Bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử. Thực hiện quyền hạn khác theo quy định của luật.
VIỆN KIỂM SÁT NHÀ NƯỚC
1, Chức năng
_Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2, Nhiệm vụ và quyền hạn
_Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con
người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành
nghiêm chỉnh và thống nhất.
1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp,
góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
2. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp
đối với các vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp cao.
3. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thực hành quyền
công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm vi địa phương mình.
HỘI ĐỒNG BẦU CỬ QUỐC GIA
- Gửi danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và
1, Vị trí
Là 1 cơ quan do Quốc hội thành lập bản kê khai tài sản, thu nhập của những người được các tổ chức-
2, Chức năng cơ quan nhà nước ở trung ương giới thiệu ứng cử đến Ban
Tổ chức bầu cử đại biểu quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu Thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để
cử thực hiện việc hiệp thương. Giới thiệu và gửi hồ sơ của người
đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ứng cử đã được Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ
3, Nhiệm vụ và quyền hạn quốc Việt Nam hiệp thương, giới thiệu để về ứng cử tại các tỉnh,
*Nhiệm vụ thành phố trực thuộc trung ương.
- Tổ chức, điều hành cuộc bầu cử ĐBQH, HĐND các cấp; - Lập và công bố danh sách chính thức những người ứng cử theo
- Công bố kết quả bầu cử; kết quả giải quyết các khiếu nại, tố cáo về từng đơn vị bầu cử; xóa tên người ứng cử trong danh sách chính
bầu thức những người ứng cử.
cử nếu có; - Nhận và kiểm tra biên bản xác định kết quả bầu cử của các Ủy
- Trình Quốc hội, HĐND các cấp báo cáo về việc thẩm tra tư cách ĐBQH, ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ban bầu cử;
đại biểu HĐND căn cứ vào kết quả bầu cử; lập biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội trong cả
- Về việc bãi nhiệm ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp; nước.
- Báo cáo về kết quả bầu cử bổ sung ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp;
- Quyết định việc bầu cử thêm, bầu cử lại hoặc hủy bỏ kết quả bầu
- Báo cáo về việc thực hiện luật bầu cử; từ đó, đề xuất các giải pháp,
cử và quyết định ngày bầu cử lại ở khu vực bỏ phiếu, đơn vị bầu
kiến
nghị hoàn thiện chế định bầu cử ở nước ta. cử có vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
*Quyền hạn - Xác nhận và công bố kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội trong cả
Trong việc bầu cử quốc hội nước; xác nhận tư cách của người trúng cử.
- Ấn định và công bố số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và - Trình Quốc hội khóa mới báo cáo tổng kết cuộc bầu cử trong cả
số nước và kết quả xác nhận tư cách đại biểu được bầu.
lượng đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử. - Giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác bầu cử; chuyển giao hồ
- Nhận và xem xét hồ sơ của người được các tổ chức-cơ quan nhà nước sơ,
ở khiếu nại, tố cáo liên quan đến những người trúng cử cho Ủy ban
trung ương giới thiệu ứng cử; nhận hồ sơ và danh sách người ứng cử Thường vụ Quốc hội.
do Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi đến. - Quản lý và phân bổ kinh phí tổ chức bầu cử.
*trong việc bầu cử hội đồng nhân dân
- Chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện các quy định, của pháp luật về bầu
cử.
- Hướng dẫn hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử.
- Kiểm tra việc tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
- Hủy bỏ kết quả bầu cử và quyết định ngày bầu cử lại ở khu vực bỏ
phiếu, đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân có vi phạm pháp luật
nghiêm trọng. Phát triển nguồn nhân lực của Kiểm toán nhà nước.
16. Tổ chức thi, cấp, thu hồi và quản lý chứng chỉ Kiểm toán viên nhà
nước.
17. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về kiểm
toán nhà nước.
18. Xây dựng và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Chiến lược
phát triển Kiểm toán nhà nước.
19. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
1, Vị trí 4. Trình ý kiến của Kiểm toán nhà nước để Quốc hội xem
Là 1 cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập chỉ tuân xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước, quyết định
theo pháp luật phân bổ ngân sách trung ương, quyết định chủ trương
2, Chức năng đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng
Thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công quốc gia, phê chuản quyết toán ngân sách nhà nước.
Kiểm toán nhà nước có chức năng đánh giá, xác nhận, kết luận và 5. Tham gia với các cơ quan của Quốc hội, của Chính phủ
kiến trong việc xem xét về dự toán ngân sách nhà nước,
nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. phương án phân bổ ngân sách trung ương, phương án
3, Nhiệm vụ và quyền hạn điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, phương án bố
Nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước trí ngân sách cho chương trình mục tiêu quốc gia, dự án
1. Quyết định kế hoạch kiểm toán hằng năm và báo cáo Quốc hội quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định và quyết toán
trước ngân sách nhà nước.
khi thực hiện. 6. Tham gia với các cơ quan của Quốc hội trong hoạt động
2. Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán hằng năm và thực hiện giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội,
nhiệm vụ kiểm toán theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về
Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. lĩnh vực tài chính – ngân sách, giám sát việc thực hiện
3. Xem xét, quyết định việc kiểm toán khi có đề nghị của Hội đồng ngân sách nhà nước và chính sách tài chính khi có yêu
dân cầu.
tộc, các ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực 7. Tham gia với các cơ quan của Quốc hội, của Chính phủ,
Hội các cơ quan có thẩm quyền trình dự án luật, pháp lệnh
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung khi có yêu cầu trong việc xây dựng và thẩm tra các dự án
ương và cơ quan, tổ chức không có trong kế hoạch kiểm toán hằng luật, pháp lệnh.
năm của Kiểm toán nhà nước.
8. Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và kết quả thực hiện kết
luận, 13. Quản lý hồ sơ kiểm toán; giữ bí mật tài liệu, số liệu kế
kiến nghị kiểm toán với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; gửi báo toán và thông
cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và kết quả thực hiện kết luận, kiến tin về hoạt động của đơn vị được kiểm toán theo quy định
nghị kiểm toán cho Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của pháp luật.
Hội 14. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán nhà
đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; cung cấp kết quả kiểm toán cho nước.
Bộ Tài chính, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân 15. Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học, đào
dân nơi kiểm toán và các cơ quan khác theo quy định của pháp luật. tạo, bồi dưỡng,
9. Giải trình về kết quả kiểm toán với Quốc hội và các cơ quan của Quốc phát triển nguồn nhân lực của Kiểm toán nhà nước.
hội theo quy định của pháp luật. 16. Tổ chức thi, cấp, thu hồi và quản lý chứng chỉ Kiểm toán
10. Tổ chức công bố công khai báo cáo kiểm toán, báo cáo tổng hợp kết viên nhà
quả kiểm toán năm và báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị nước.
kiểm 17. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
toán theo quy định tại Điều 50, Điều 51 của Luật này và quy định khác luật về kiểm
của pháp luật có liên quan. toán nhà nước.
11. Tổ chức theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của 18. Xây dựng và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
Kiểm toán nhà nước. Chiến lược
12. Chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân và cơ phát triển Kiểm toán nhà nước.
quan khác của Nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý những vụ việc có 19. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp
dấu hiệu của tội phạm, vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân luật
đã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán.
* Quyền hạn của Kiểm toán nhà nước
1. Trình dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước Quốc 5. Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý
hội, những vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá
Ủy ban thường vụ Quốc hội theo quy định của pháp luật. nhân đã được làm rõ thông qua hoạt động kiểm
2. Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan toán.
cung 6. Đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo
cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu phục vụ cho việc quy định của pháp luật đối với cơ quan, tổ chức, cá
kiểm nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm toán của
toán. Kiểm toán nhà nước hoặc cung cấp thông tin, tài liệu
2a. Thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu các nội dung liên quan trực tiếp sai sự thật cho Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán
đến nội dung, phạm vi kiểm toán của đơn vị được kiểm toán tại các cơ
viên nhà nước.
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán.
3. Yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm 6a. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm
toán toán nhà nước theo quy định của Luật Xử lý vi phạm
của Kiểm toán nhà nước đối với sai phạm trong báo cáo tài chính và hành chính
sai 7. Trưng cầu giám định chuyên môn khi cần thiết.
phạm trong việc chấp hành pháp luật; kiến nghị thực hiện biện pháp 8. Được ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán
khắc phục yếu kém trong hoạt động của đơn vị do Kiểm toán nhà thực hiện kiểm toán cơ quan, tổ chức quản lý, sử
nước phát hiện. dụng tài chính công, tài sản công; Kiểm toán
4. Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu đơn vị được nhà nước chịu trách nhiệm về tính trung thực của
kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm số liệu, tài liệu và kết luận, kiến nghị kiểm toán do
toán về sai phạm trong báo cáo tài chính và sai phạm trong việc doanh nghiệp kiểm toán thực hiện.
chấp hành pháp luật; đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật
9. Kiến nghị Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội,
những trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ,
Chính phủ, Thủ tướng
kịp thời kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
CẢM ƠN CÔ ĐÃ ĐỌC!

You might also like