Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

CHỦ ĐỀ 1:

THỜI THƠ ẤU VÀ THANH NIÊN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH. BƯỚC ĐẦU HOẠT
ĐỘNG YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG. CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TIẾP NHẬN CHỦ
NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀ KHẲNG ĐỊNH CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VIỆT NAM
(1890 - 1920).

-Gồm 110 hình ảnh, tài liệu, hiện vật.


-Nội dung:
Chủ tịch Hồ Chí Minh thời thơ ấu tên là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19-5-1890, tại quê ngoại
là làng Hoàng Trù (còn gọi là làng Trùa), xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An (nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), trong một gia đình nhà Nho,
nguồn gốc nông dân.Thân phụ của Người là cụ Nguyễn Sinh Sắc - đỗ Phó bảng năm 1901, tuy
làm quan nhưng cụ vẫn sống thanh bạch, khiêm tốn, thương người nghèo. Với tư tưởng yêu nước
tiến bộ và nhân cách cao thượng của cụ đã ảnh hưởng sâu sắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Từ lúc ra đời đến tuổi lên 5, Nguyễn Sinh Cung sống ở quê nhà trong sự chăm sóc đầy tình
thương yêu của ông bà ngoại và cha mẹ, lớn lên trong truyền thống tốt đẹp của quê hương, hiếu
học, cần cù trong lao động, tình nghĩa trong cuộc sống và bất khuất trước kẻ thù. Nguyễn Sinh
Cung ham hiểu biết, thích nghe chuyện và hay hỏi những điều mới lạ, từ các hiện tượng thiên
nhiên đến những chuyện cổ tích mà bà ngoại và mẹ thường kể.
Từ nhỏ Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã sớm được cha giáo dục lòng yêu nước
thương nòi và thường được nghe cha và các bạn của cha đàm đạo việc nước. Mặc dù rất kính
trọng các cụ Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu…những nhà yêu nước lúc bấy giờ nhưng Nguyễn
Tất Thành không đi theo con đường cứu nước của các cụ mà quyết định sang các nước phương
Tây, nơi có tư tưởng tự do, dân chủ và khoa học kỹ thuật hiện đại.
Ngày 5-6-1911 với tên Văn Ba, Người làm phụ bếp trên tàu Amiral Latouche Tréville, Nguyễn
Tất Thành rời thương cảng Sài Gòn bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Nguyễn Tất
Thành đã đi qua nhiều nơi, từ Châu Á sang Châu Âu, qua Châu Phi rồi đến Châu Mỹ, đi đến đâu
Nguyễn Tất Thành cũng để ý xem xét tình hình và suy nghĩ những điều mắt thấy, tai nghe, mong
sao thực hiện được hoài bão cao cả của mình.
Với một sự nhạy cảm đặc biệt, Nguyễn Tất Thành không đi sang nước Nhật, không tìm về châu
Á mà Người sang nước Pháp, đến tận nơi nước đang cai trị mình, đến tận châu Âu, nơi đang có
sự phát triển vượt bậc về kinh tế, về văn hóa, về chính trị để tìm hiểu xem người ta làm như thế
nào rồi trở về cứu giúp đồng bào. Bác ra đi, hành trang chỉ là lòng yêu nước, thương dân sâu sắc,
quyết tâm tìm con đường cứu nước, cứu dân.
Sau thời gian ở Pháp, Nguyễn Tất Thành tiếp tục cuộc hành trình đi qua nhiều châu lục khác.
Suốt chặng đường bôn ba, cuộc sống đầy gian khổ nhưng không làm Người chùn bước, trái lại,
càng tôi luyện, hun đúc lòng yêu nước nồng nàn với mục tiêu giải phóng dân tộc kiên định.
Người tranh thủ mọi thời cơ để học hỏi, nghiên cứu các học thuyết cách mạng, hòa mình vào thực
tiễn đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản và thuộc địa.
Chính chủ nghĩa yêu nước cùng với những năm tháng tìm tòi không mệt mỏi về lý luận và hoạt
động trong phong trào công nhân quốc tế, người thanh niên Việt Nam Nguyễn Tất Thành bất
chấp mọi hiểm nguy, đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, trở thành nhà hoạt động quốc tế xuất sắc
Nguyễn Ái Quốc.
Sớm nhận thức được xu thế phát triển tất yếu của lịch sử và tính chất của thời đại mới mà Cách
mạng tháng Mười mở ra, Người đã khám phá ra chân lý “Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa
cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi
ách nô lệ”.
Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp để có điều kiện trực tiếp hoạt động trong
phong trào công nhân Pháp, cùng lúc này cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 Nga bùng
nổ làm chấn động thế giới. Cuộc cách mạng này đã mở ra một kỷ nguyên mới cho xã hội loài
người, thời kỳ tan rã của chủ nghĩa tư bản, kỷ nguyên thắng lợi của chủ nghĩa xã hội trên toàn thế
giới. Phấn khởi và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của Cách mạng Việt Nam và Cách mạng thế
giới, Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi theo con đường của Cách mạng tháng 10 Nga - con đường
của Chủ nghĩa Mác - Lênin.
Năm 1919, các nước đế quốc thắng trận họp hội nghị ở Versailles nhằm chia lại thị trường thế
giới, Nguyễn Ái Quốc thay mặt Hội những người yêu nước Việt Nam tại Pháp gửi đến Hội nghị
“Bản yêu sách của nhân dân An Nam” yêu cầu chính phủ Pháp thực hiện các quyền tự do, dân
chủ và các quyền bình đẳng cho nhân dân Việt Nam.
Tháng 7-1920, qua báo Nhân đạo của Pháp, “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề
dân tộc và thuộc địa” của Lênin đến với Nguyễn Ái Quốc, từ đây Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy
phương hướng và đường lối cơ bản của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc tham dự
với tư cách chính thức và duy nhất của các nước thuộc địa Đông Dương. Người đã bỏ phiếu tán
thành tham gia Quốc tế III, trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, và
Người cũng trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu
bước ngoặt lớn trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. Từ một người với lý
tưởng yêu nước, Người đến với Chủ nghĩa cộng sản và tìm thấy con đường cách mạng đúng đắn
cho dân tộc Việt Nam: kết hợp đấu tranh giai cấp với đấu tranh dân tộc, độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội, tư tưởng yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản cao cả.
CHỦ ĐỀ 2:
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ VẬN DỤNG SÁNG TẠO ĐƯỜNG
LỐI CỦA V.I. LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ THUỘC ĐỊA. CHỦ TỊCH HỒ CHÍ
MINH SÁNG LẬP CHÍNH ĐẢNG CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM (1920 -
1930).
-Gồm 120 hình ảnh, tư liệu, hiện vật.
-Nội dung:
Qua yêu cầu thực tế của hoạt động cách mạng, Nguyễn Ái Quốc nhận thấy cần phải xúc tiến các
hoạt động tuyên truyền, tổ chức nhằm thúc đẩy phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, trong
đó có Việt Nam.
Tháng 7-1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số nhân vật yêu nước của các nước thuộc địa ở
Pháp sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa nhằm tổ chức và lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc,
cho ra đời tờ báo “Le Paria” để tuyên truyền, vận động cách mạng ở các nước thuộc địa.
Năm 1923 Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô, tham dự Đại hội I Quốc tế Nông dân, Đại hội V Quốc
tế Cộng sản và một số Đại hội quốc tế khác. Tại Đại hội V, Nguyễn Ái Quốc trình bày tham luận
của mình nêu lên những lập luận, quan điểm về vấn đề cách mạng ở thuộc địa và được Đại hội
chú ý quan tâm.
Ngày 11-11-1924, Nguyễn Ái Quốc sang Quảng Châu (Trung Quốc), tại đây Nguyễn Ái Quốc
chọn một số thanh niên yêu nước vào học tại các lớp huấn luyện chính trị nhằm đào tạo họ trở
thành cán bộ cách mạng. Cũng trong thời gian ở Quảng Châu, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng
sản Trung Quốc, tháng 6-1925 Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên,
theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Tháng 4-1927, Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu trở về Liên
Xô, rồi hoạt động ở nhiều quốc gia, cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc từ Thái Lan trở lại Hồng
Kông.
Từ 3-2-1930 đến 7-2-1930, tại Cửu Long (Hồng Kông), Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản
được tiến hành dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, đặt tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu lịch sử, là kết quả có được từ những điều
kiện khách quan trong và ngoài nước, từ sự hoạt động đấu tranh sôi nổi của Nguyễn Ái Quốc
trong các phong trào công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc, là kết quả của sự kiên
trì học tập, nghiên cứu và rèn luyện về mặt tư tưởng chính trị, đường lối, tổ chức. Sự kiện ấy đã
đưa Việt Nam bước vào con đường mới dưới ánh sáng của cách mạng vô sản.

CHỦ ĐỀ 3:
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH - NGƯỜI TỔ CHỨC VÀ LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG THÁNG
TÁM THẮNG LỢI VÀ SÁNG LẬP NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA, ĐẤU
TRANH GIỮ VỮNG CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG
THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1930 - 1954).
Gồm 164 hình ảnh, tài liệu, hiện vật.
Sau khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, theo sự ủy nhiệm của Quốc tế Cộng sản, cuối
tháng 4/1930 Nguyễn Ái Quốc đến Xiêm (Thái Lan) và Malaysia. Tháng 5/1930, Người qua
Singapore rồi trở lại Hồng Kông. Tháng 10/1930 tại Hồng Kông, Nguyễn Ái Quốc tham dự Hội
nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tháng 6/1931, đế quốc Anh đã bắt giam Người (lúc ấy lấy tên là Tống Văn Sơ) một cách trái
phép tại Hồng Kông. Mùa xuân năm 1933 Người ra khỏi nhà lao của đế quốc Anh và trở về Liên
Xô.
Từ năm đầu 1934 đến cuối năm 1938, Nguyễn Ái Quốc hoạt động tại Liên Xô, Người vào học
trường Quốc tế Lênin, công tác tại Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa, đồng thời
tiếp tục theo dõi, chỉ đạo phong trào cách mạng trong nước trong bối cảnh chủ nghĩa phát xít đã
công khai đàn áp mọi phong trào dân chủ và hòa bình.
Tháng 10/1938, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô về Trung Quốc. Cuối năm 1940, Người về sát biên
giới Việt – Trung, bắt liên lạc với tổ chức Đảng. Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước,
Người chọn Cao Bằng làm căn cứ địa xây dựng tổ chức, phát động phong trào cách mạng và chủ
trì Hội nghị lần VIII của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1941.
Tháng 8/1942, lấy tên là Hồ Chí Minh, Người sang Trung Quốc để liên lạc với các lực lượng
cách mạng của người Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới
Thạch bắt giam. Tháng 9/1943, sau khi ra khỏi nhà tù, Người tiếp tục tham gia các hoạt động với
các tổ chức chống Nhật, chống Pháp của người Việt Nam ở Liễu Châu, đồng thời nối lại liên lạc
với Đảng ta để tổ chức về nước tiếp xúc lãnh đạo phong trào.
Tháng 9/1944, Người trở lại Cao Bằng, tháng 12/1944 Người ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam
tuyên truyền giải phóng quân. Tháng 5/1945, Hồ Chí Minh rời Pắc Bó về Tân Trào để trực tiếp
chỉ đạo phong trào trong cả nước. Tháng 8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban Thường vụ
Trung ương Đảng quyết định Tổng khởi nghĩa vũ trang trong cả nước. Ngày 2/9/1945 tại Quảng
trường Ba Đình (Hà Nội) thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên
ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 6/1/1946 cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên
của nước ta được tổ chức và đạt được thắng lợi. Ngày 2/3/1946, Quốc hội khóa I, kỳ họp lần thứ
nhất bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người tiếp tục lãnh đạo toàn
dân đấu tranh xây dựng, củng cố và giữ vững chính quyền non trẻ. Trước tình hình thực dân Pháp
phản bội những Hiệp định đã ký kết với Chính phủ ta, rắp tâm mở rộng chiến tranh xâm lược
nước ta một lần nữa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc
kháng chiến trên phạm vi cả nước. Người đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện đường lối
kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ dựa vào sức mình là chính từng bước giành thắng lợi
và tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.
Từ ngày 11 đến ngày 19/2/1951 Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng họp tại
chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng. Tháng 12/1953, Chủ
tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ Chính trị, Trung ương Đảng thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ
Tổng Tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Tháng 5/1954 chiến dịch Điện Biên
Phủ kết thúc thắng lợi, báo hiệu sự tan rã của hệ thống thuộc địa Pháp, mở đầu cho kỷ nguyên
giành độc lập trên toàn thế giới.

You might also like