Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Sử học

Sau khi tiếp thu hệ thống chữ viết của người Hy Lạp, vào giữa thế kỉ V TCN, ở La Mã đã xuất
hiện những tài liệu tương tự như biên niên sử, được gọi là Niên đại kí. Nhưng thực sự chỉ đến
cuối thế kỉ III TCN, nền sử học La Mã mới thực sự xuất hiện với tác phẩm văn học lịch sử “
Cuộc chiến tranh Punic” , kể về cuộc chiến giữa La Mã cổ đại và Carthage của nhà thơ, nhà soạn
kịch Neuvius. Tác phẩm này ra đời là thành quả của việc ông tham gia cuộc chiến tranh thế giới
thứ nhất. Hiện nay, tác phẩm chỉ còn một số đoạn
Tuy xuất hiện muộn hơn Hy Lạp, sử học La Mã cũng để lại nhiều tên tuổi của các nhà chép sử
lừng danh. Người đầu tiên viết lịch sử La Mã bằng văn xuôi là Pha-bi-út. Ông viết lịch sử La Mã
từ thời thần thoại đến thời của ông bằng tiếng Hy Lạp. Ca-tông là người đầu tiên viết lịch sử La
Mã bằng tiếng La Tinh và ông cũng được xem là nhà sử học thực sự đầu tiên của La Mã bởi
phương pháp viết của ông là trình bày theo vấn đề. Ca- tông đã chọn lọc những điều trong thần
thoại Hy Lạp nói về La Mã và lịch sử La Mã để viết nên tác phẩm “ Nguồn gốc”. Hiện nay tác
phẩm chỉ còn một số đoạn.
Sau Ca-tông còn có rất nhiều nhà sử học lỗi lạc như Pô-li-bi-út, Ti-tút Li-vi-út, Ta-xi-tút, Plu-tác.

 Pô-li-bi-út là người Hy Lạp bị đưa sang La Mã làm con tin. Tác phẩm của ông là bộ”
Thông sử” gồm 40 quyển viết về lịch sử Hy Lạp, La Mã và các nước phía đông Đia
Trung Hải. Ngày này, tác phẩm đó không được giữ lại đầy đủ. Theo ông” Sử học là một
thứ triết học lấy sự thật việc thật để dạy người đời”
 Tuy Ti-tút Li-vi-út là nhà sử học xuất sắc của La Mã trong thời kì trị vì của Ốc-ta-vi-a
nút. Ông dành cả cuộc đời để biên soạn “ Lịch sử La Mã từ khi xây thành tới nay”. Tác
phẩm nằm trong số những bộ sách sử đồ sộ nhất. Hiện nay tác phẩm chỉ còn lại 35
chương, trong đó lịch sử liên tục của La Mã được biết đến nhờ 10 chương đầu.
 Tác-xi-tút viết “ Lịch sử biên niên” nói về lịch sử thời kì đầu của đế quốc La Mã và vạch
trần sự thối nát, mục ruỗng của chính thể chuyên chế ở La Mã.
 Plu-tác đã đưa 2 nền văn hóa vĩ đại trở nên gắn bó hơn bằng cách so sánh các danh nhân,
anh hùng Hy Lạp và La Mã qua tác phẩm “ Tiểu sử so sánh”. Tác phẩm viết theo thể
truyện kí, vừa có giá trị văn học, vừa có giá trị lịch sử bởi độc giả có thể tìm được những
điều nên học, những điều nên tránh, cách đánh giá và nhìn nhận con người.
=) Những thành tựu nói trên đóng góp quan trọng vào nền sử học thế giới.
Nghệ thuật
a. Kiến trúc
Kiến trúc La Mã mượn cây cột Hy Lạp, nhất là cột kiểu Corinthe. Nếu người Hy Lạp cổ
đại tự hào về cột thức trong kiến trúc thì người La Mã tự hào về kiến trúc vòm của mình.
Nhờ kết cấu này mà người La Mã đã chinh phục được các công trình kiến trúc khổng lồ
Trong khi các công trình Hy Lạp thường mảnh dẻ, cân đối, tinh tế thì kiến trúc La Mã cổ
đại mang nét khỏe khoắn vững chãi, đồ sộ và nguy nga hơn, có khả năng chịu đựng trọng
lực hơn. Những công trình vĩ đại thường được nhắc đến bao gồm: thao trường Colosseum
chứa được 45.000 khán giả, nhà tắm của Cracalla đủ chỗ cho hàng ngàn người cùng tắm
một lúc, nhà hát Marcellus, các khải hoàn môn. Tại khắp mọi nơi ở Trung Đông cũng như
Bắc Phi và Tây Âu, người ta còn thấy những di tích vĩ đại của thời thống trị La Mã. Có
thể thấy kết cấu công trình La Mã cổ đại sở hữu nhiều tiến bộ kĩ thuật hơn, mang lại kết
cấu không gian lớn hơn, phức tạp hơn so với kiến trúc Hy Lạp.

b. Điêu khắc
Nghệ thuật điêu khắc La Mã cùng một phong cách với nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp. Các
sản phẩm chủ yếu là loại hình tượng ( bán thân) và phù điêu. Loại hình phù điêu thường
được thể hiện ở các cột kỉ niệm, khải hoàn môn, đền thờ .., mô tả những sự tích lịch sử
hay những chiến công của người La Mã. Còn hình tượng bán thân thì nắm bắt được cái
thần của đối tượng. Có thể thấy các tác phẩm điêu khắc của La Mã cổ đại mang tính hiên
thực cao hơn so với điêu khắc Hy Lạp.
Người Hy Lạp tập trung rất nhiều vào việc đúc những bức tượng thần thoại, các vị thần
trên đỉnh Olympus. Đối với người La Mã, họ không dành nhiều tâm huyết vào những vị
thần, thay vào đó, họ tập trung nhiều hơn vào thể thao, con người để tạo ra những bức
tượng duy tâm, nghệ thuật.

c. Hội họa
Người La Mã cổ đại cũng đạt được những thành tựu không nhỏ, nhưng các tác phẩm còn
lại đến ngày nay không nhiều. Những tác phẩm chủ yếu còn sót lại là bích họa, các công
trình kiến trúc, trang sức, tĩnh vật và rất ít bức vẽ chân dung, do dậy hội họa La Mã cổ đại
còn nhiều điều chưa sáng tỏ

Tham khảo: Lịch sử văn minh thế giới( Vũ Dương Ninh), lịch sử văn minh thế
giới( Nguyễn Văn Ánh), Lịch sử phát triển văn hóa văn minh nhân loại: Văn minh
Phương Tây( Crane Brinton, John B.Christopher, Robert Lee Wolf…, Almanach những
nền văn minh thế giới

You might also like