Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Dạy học bằng mô hình hóa Toán Học

Bước 1. Đưa ra tình huống, vấn đề ngoài Toán Học


Bạn An thực hiện gieo một con xúc sắc cân đối, đồng chất liên tiếp 2 lần. Tính xác
suất để
a) Lần thứ nhất xuất hiện 4 chấm
b) Lần thứ hai xuất hiện 4 chấm
c) Lần thứ nhất và lần thứ hai đều xuất hiện 4 chấm. Liên hệ giữa các kết quả.
Bước 2. Xây dựng mô hình trung gian
Ta có xét một tập hợp (gọi là không gian mẫu) gồm tất cả các kết quả có thể khi
gieo một con xúc sắc liên tiếp hai lần, có thể biểu diễn bởi một cặp số tự nhiên,
mỗi thành phần trong cặp số trên có giá trị từ 1 đến 6 – tương ứng với số chấm trên
mặt con xúc sắc. Ứng với mỗi sự kiện ta có thể xem đó là một tập hợp con của
không gian mẫu và từ đó dựa vào các công thức xác suất cổ điển tính được xác suất
của các sự kiện trên,
Bước 3. Xây dựng mô hình Toán Học và giải quyết vấn đề Toán Học
Không gian mẫu A={(a ,b)|1 ≤ a ,b ≤ 6 }, có số phần tử |A|=36.
Xác suất để lần thứ nhất xuất hiện 4 chấm tương ứng với các kết quả của hai lần
gieo phải có dạng ( 4 , b ) , 1≤ b ≤ 6. Ta có tất cả 6 cặp số như vậy. Do đó xác suất để
6 1
xuất hiện mặt 4 chấm trong lần gieo thứ nhất là M = 36 = 6 .

1
Tương tự, xác suất để xuất hiện mặt 4 chấm trong lần gieo thứ hai là N= 6 .

Xác suất để cả lần gieo thứ nhất và thứ hai đều là mặt 4 chấm, tương ứng với kết
1
quả của hai lần gieo phải là cặp (4;4), được tính bởi Q= 36 .

Bước 4. T có nhận xét rằng sự kiện xuất hiện mặt 4 chấm ở lần thứ nhất không ảnh
hưởng đến sự kiện xuất hiện mặt 4 chấm ở lần thứ hai, tức là ta xem đó là hai biến
cố độc lập. Đồng thời sự kiện “cả lần thứ nhất và thứ hai đều xuất hiện mặt 4
chấm” chính là giao của hai sự kiện “lần thứ nhất xuất hiện mặt 4 chấm” và “lần
thứ hai xuất hiện mặt 4 chấm”. Và dựa theo các tính toán ở trên Q=M . N hay được
diễn đạt thành một cách tường minh rằng P(“xuất hiện mặt 4 chấm ở lần thứ nhất
và lần gieo thứ hai”)=P(“xuất hiện mặt 4 chấm ở lần gieo thứ nhất” ∩”xuất hiện
mặt 4 chấm ở lần gieo thứ hai”) = P(“xuất hiện mặt 4 chấm ở lần gieo thứ
nhất”).P(“xuất hiện mặt 4 chấm ở lần gieo thứ hai”). Ở đây hai biến cố trong a) và
b) độc lập
Từ ví dụ trên, trong trường hợp tổng quát của bài toán xác suất, ta đưa ra một kết
luận sau: Nếu A và B là hai biến cố độc lập thì P ( A ∩B )=P ( A ) . P(B)

You might also like