Đường tròn điểm

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

PHƯƠNG TÍCH – TRỤC ĐẲNG PHƯƠNG CỦA

ĐƯỜNG TRÒN ĐIỂM


(Lê Phúc Lữ, 01/2012)
Phương tích, trục đẳng phương là các công cụ đã quá quen thuộc để giải quyết các bài toán hình
học phẳng. Với các phát biểu đơn giản, dễ hiểu, chúng có thể được dùng xử lí một khối lượng
lớn các bài toán khó với những lời giải đẹp và ấn tượng. Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét
chúng dưới một góc độ khá mới mẻ khi một trong các đường tròn đã suy biến thành điểm nhưng
vẫn còn mang các tính chất cơ bản. Như đã biết thì nhiều định lí Toán học vẫn đúng trong
trường hợp suy biến do tính chất của các đối tượng vẫn không đổi và như thế, nếu biết vận dụng
hợp lí thì chúng ta sẽ có được những cách tiếp cận và giải quyết vấn đề sáng tạo hơn.

Đường tròn suy biến, trong các tài liệu nước ngoài thường đề cập đến là “degenerate circle” và
trong bài này, chúng ta sẽ gọi với một cái tên thông dụng là “đường tròn điểm”.

I) Định nghĩa và tính chất.


1) Phương tích và trục đẳng phương.

N
M

P O

Cho đường tròn (O, R) và điểm P bất kì.


Khi đó, đại lượng P /( O ) OP 2 R 2 được gọi là phương tích của điểm P đối với (O).

Nếu có một đường thẳng d bất kì qua P cắt (O) tại hai điểm M và N thì P /( O ) PM PN .

Nếu gọi T là tiếp điểm của tiếp tuyến kẻ từ P đến (O) thì P /( O ) PT 2 .

Tập hợp các điểm có cùng phương tích đến hai đường tròn gọi là trục đẳng phương của hai
đường tròn đó. Ba đường tròn có tâm không thẳng hàng có các trục đẳng phương đồng quy tại
một điểm. Điểm đó gọi là tâm đẳng phương của ba đường tròn.
1
2) Đường tròn điểm.
d
Cho điểm A bất kì. Đường tròn tâm A có I
bán kính bằng 0 được gọi là đường tròn
điểm A.

Dưới đây ta sẽ tìm hiểu cách xác định trục


đẳng phương của đường tròn điểm A với N
O A
đường tròn (O) bất kì.

Gọi (K) là một đường tròn bất kì đi qua A


và cắt (O) tại hai điểm phân biệt M, N.
Tiếp tuyến tại A của (K) cắt đường thẳng K
MN tại I. Đường thẳng qua I và vuông góc M
với OA chính là trục đẳng phương d của
(O) và (A).

Dễ dàng chứng minh được điều này.

Một cách dựng trục đẳng phương khác đơn giản hơn được nêu ở ví dụ dưới đây:

Cho điểm M nằm ngoài (O), kẻ các tiếp tuyến MB, MC đến (O). Khi đó, trục đẳng phương của
đường tròn điểm M và (O) là đường trung bình song song BC của tam giác MBC.

H
O M

Kết quả này là hiển nhiên. Nếu điểm M thuộc (O) thì trục đẳng phương cần tìm là tiếp tuyến
tại M của (O).
Trong hình học giải tích, phương trình của đường tròn điểm là ( x a)2 (y b) 2 0 và
phương tích của nó với một đường tròn khác cũng từ đó mà được xây dựng tương tự.

2
II) Các ví dụ áp dụng.
Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét các tính chất cơ bản của phương tích, trục đẳng phương
xuất hiện trong các đường tròn điểm thế nào để từ đó có thể áp dụng vào giải quyết các bài toán
phức tạp hơn.
*Tính chất trục đẳng phương là tập hợp các điểm có cùng phương tích đến hai đường tròn.
Ví dụ 1. Cho điểm A nằm ngoài (O), kẻ các tiếp tuyến AB, AC đến (O). Lấy điểm D thuộc
đoạn BC. M là trung điểm của AD. Đường tròn đường kính AD cắt (O) ở P, Q.
Chứng minh rằng MP, MQ là 2 tiếp tuyến của (O).
Lời giải.

P
D
O M A

Do M thuộc trục đẳng phương của đường tròn điểm A và (O) nên MA2 OM 2 R2 .

Hơn nữa MP MA nên MP 2 OM 2 R2 OM 2 OP 2 .

Theo định lí Pythagores thì tam giác OMP vuông tại P nên ta suy ra MP là tiếp tuyến kẻ từ M
của đường tròn (O).

Tương tự với đường thẳng MQ.

Ta có đpcm.

*Tính chất trục đẳng phương vuông góc với đường nối hai tâm của hai đường tròn.

Ví dụ 2. Cho tam giác ABC nhọn có ba đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. Qua A vẽ
các đường thẳng song song với BE, CF lần lượt cắt các đường thẳng CF, BE tại P và Q.
Chứng minh rằng PQ vuông góc với trung tuyến AM của ABC.

Lời giải.

3
A

P
F
H

B M C

Gọi (M) là đường tròn đường kính BC. Ta thấy rằng QA2 QE QB nên Q thuộc trục đẳng
phương của đường tròn điểm A và đường tròn (M). Tương tự với P.
Suy ra PQ chính là trục đẳng phương của đường tròn điểm A và (M).
Do đó PQ vuông góc với AM. Ta có đpcm.
*Tính chất ba trục đẳng phương của ba đường tròn đồng quy tại tâm đẳng phương.

Ví dụ 3. Cho hai (O1 , R1 ), (O2 , R2 ) tiếp xúc ngoài tại M với R1 R2 . Điểm A di động trên
(O2 ) sao cho A, O1 , O2 không thẳng hàng. Kẻ các tiếp tuyến AB, AC đến (O1). Các đường
thẳng CM, BM cắt lại (O2) ở F, E. Giả sử EF cắt tiếp tuyến tại A của (O2) tại D.

Chứng minh rằng D di chuyển trên đường cố định.


(Đề thi HSGQG 2003 bảng A)
Lời giải.

B
D F

O2
O1 M

E
4
Ta thấy rằng hai tam giác cân MO1 B, MO2 E đồng dạng với nhau nên

MO1 B MO2 E ABM EAM ABE MAE EA2 EM EB

Suy ra E có cùng phương tích đến (O1 ) và đường tròn điểm A. Tương tự với điểm F.

Do đó, EF là trục đẳng phương của (O1) và đường tròn điểm A.

Ta cũng có tiếp tuyến tại A của (O2 ) là trục đẳng phương (O2 ) và đường tròn điểm A.

Suy ra giao điểm D của hai đường trên chính là tâm đẳng phương của đường tròn điểm A và
(O1 ), (O2 ) hay D thuộc trục đẳng phương của (O1) và (O2) cố định. Ta có đpcm.

*Tính chất ba điểm cùng thuộc một trục đẳng phương của hai đường tròn thì thẳng hàng.

Ví dụ 4. Cho điểm M nằm trong tam giác ABC nhọn không cân cân (không nằm trên
trung trực của các cạnh). Tiếp tuyến tại M của tam giác MBC cắt BC ở X. Tương tự xác
định các điểm Y và Z. Chứng minh rằng X, Y, Z thẳng hàng.

Lời giải.

Theo tính chất phương tích thì XM 2 XB XC nên X thuộc trục đẳng phương của đường
tròn điểm M và (ABC).

Tương tự với Y và Z. Suy ra X, Y, Z cùng thuộc trục đẳng phương của đường tròn điểm M
và (ABC) nên chúng thẳng hàng.

X B C

Nhận xét. Nếu cho điểm M trùng với một số điểm đặc biệt trong tam giác ABC thì ta có thể
“che giấu” bản chất của các điểm X, Y, Z và làm bài toán thú vị hơn.

5
Ví dụ 5. Cho tam giác ABC nhọn . Gọi AD, BE, CF là các đường cao của tam giác và H, I
lần lượt là trực tâm và tâm đường tròn nội tiếp. Đường thẳng qua H và song song EF cắt
BC ở X, tương tự xác định Y ,Z.
a) Chứng minh rằng X, Y, Z thẳng hàng.
b) Đường tròn (IAD) cắt BC ở M khác D. Tương tự xác định N, P. Chứng minh rằng M,
N, P thẳng hàng.
Lời giải.

Dễ dàng chứng minh được các điểm X, Y, Z và M, N, P xác định tương tự như ví dụ trên.

A
E

F
H I

C
M X B D

III) Các bài toán tổng hợp.


Dưới đây, chúng ta sẽ cùng xem xét một số bài toán kết hợp nhiều tính chất hình học và việc
xét phương tích, trục đẳng phương của đường tròn điểm là một mấu chốt quan trọng.

Bài 1. Cho tam giác ABC nhọn và O là một điểm nằm trong đó. Gọi D, E, F lần lượt là
giao điểm của AO, BO, CO với các cạnh đối diện. Gọi M, N, P lần lượt là các điểm đối
xứng của O qua các đường thẳng EF, DF, DE.

Chứng minh rằng AM, BN, CP đồng quy.

Lời giải.

Gọi X, Y , Z lần lượt là giao điểm của NP với BC, NM với AB, MP cới AC.

Theo định lí Desargues thì AM, BN, CP đồng quy khi và chỉ khi X, Y, Z thẳng hàng.

Ta sẽ chứng minh rằng X, Y ,Z thuộc trục đẳng phương của đường tròn điểm O với (MNP).

6
A

M
E
F
O
P
N
X B C
D

H
Thật vậy, gọi H là điểm đối xứng với O qua BC. Chứng minh được ONHP là tứ giác điều hòa
nội tiếp đường tròn tâm D.

Suy ra, theo tính chất của tứ giác điều hòa thì XO là tiếp tuyến của đường tròn tâm D nói trên
hay XO 2 XN XP hay X thuộc trục đẳng phương của đường tròn điểm O với (MNP).

Tương tự với các điểm Y và Z. Từ đó, ta có đpcm.

Bài 2. Cho tam giác ABC có B  A . Trên đường thẳng BC lấy điểm D thỏa CAD  ABC .
Đường tròn (O) bất kì đi qua B và D cắt AB, AD lần lượt tại E, F. Giả sử BF cắt DE tại G và
M là trung điểm AG. Chứng minh CM vuông góc với AO.

Lời giải.

P E
M

F
T
G Q

O
B C
D

7
Từ A kẻ các tiếp tuyến AP và AQ đến (O). Gọi T là giao điểm của PQ và AO.

Theo một bổ đề quen thuộc thì P, T , G, Q thẳng hàng và tam giác ATG vuông tại T.

Gọi T1 là đường tròn điểm A. Ta có CAD CBA( g.g ) CA2 CB CD C /(T1 ) C /( O ) .

Ta cũng có O /( ATG ) OT OA OP 2 R 2 với R là bán kính đường tròn (O).

Do M là tâm của đường tròn (ATG) và AM là bán kính tương ứng nên

R2 O /( ATG ) OM 2 MA2 OM 2 R2 MA2 .

Suy ra M /(T1 ) M /( O ) . Từ đó suy ra M và C cùng thuộc trục đẳng phương của hai đường tròn
(T1 ), (O ) . Do đó, CM vuông góc với AO. Ta có đpcm.

Bài 3. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) và ngoại tiếp đường tròn (I). Gọi D, E, F lần
lượt là tiếp điểm của (I) trên các cạnh BC, CA, AB của tam giác.

Chứng minh rằng OI chính là đường thẳng Euler của tam giác ABC.
Lời giải.

E
M
F I
O

B C
D' D

Đây là một ví dụ kinh điển về tính chất của đường tròn nội tiếp tam giác. Lời giải đơn giản nhất
cho bài này là dùng phép nghịch đảo. Ta sẽ xem xét cách giải bằng đường tròn điểm như sau.
Qua I kẻ đường thẳng vuông góc với IA, IB, IC cắt BC, CA, AB lần lượt tại D’, E’, F’.

8
C C
Ta thấy rằng AIB 900 D IB D CI . Suy ra
2 2
D IB D CI D I2 D B D C tức là D’ thuộc trục đẳng phương của (O) và đường tròn
điểm (I).
Tương tự E’, F’ cũng thuộc trục đẳng phương đó nên D’, E’, F’ thẳng hàng và đường thẳng đi
qua các điểm này, giả sử là d, vuông góc với OI.

Bây giờ nếu ta gọi DM, EN, FP là các đường cao của tam giác DEF thì ta thấy D I DM và ’D
tiếp xúc với (I) nên DM là đường đối cực của D’ đối với (I).
Tương tự EN, FP cũng là các đường đối cực của E’, F’ đối với (I).
Từ đó suy ra đường thẳng d là đường đối cực của giao điểm của các đoạn DM, EN, FP tức là
trực tâm H của tam giác DEF. Suy ra d vuông góc với IH.
Kết hợp các điều trên lại ta có I, O, H thẳng hàng và dễ dàng có được đpcm.
Bài 4. Cho tam giác ABC nhọn có Z và Y là tiếp điểm của đường tròn nội tiếp với các cạnh AB,
AC. Gọi G là giao điểm của BY và CZ. Các điểm R và S thỏa mãn các tứ giác BCYR và BCSZ
là các hình bình hành. Chứng minh rằng GR GS .
(G3 IMO Shortlist 2009)
Lời giải. Kí hiệu như hình vẽ với (ka ) là đường tròn bàng tiếp góc A. Ta có

A p b p c
ZZ a ZB BZ a a ZS
2 2
Tương tự, ta cũng có CYa CS .

Gọi s là đường tròn điểm S. Suy ra, C và Z


nằm trên trục đẳng phương của đường tròn
R s và (ka ) .
Y
S Tương tự, gọi r là đường tròn điểm R.
Z Suy ra, B và Y nằm trên trục đẳng phương
G của r và (ka ) .

B C Do đó, G là giao điểm của BY và CZ nên


X Xa
nó cũng chính là tâm đẳng phương của ba
đường tròn r , s, ( ka ) .
Ya
Suy ra GR GS .
Za Ta có đpcm.

Dưới đây, chúng ta sẽ cùng xem xét một số bài tập khá điển hình có thể áp dụng các tính chất về
đường tròn điểm đã nêu để giải quyết.

9
IV) Bài tập áp dụng.
Bài 1.

Cho điểm E nằm ngoài đường tròn (O) và CD, CE là hai tiếp tuyến (D, E là các tiếp điểm thuộc
đường tròn). Gọi E, G lần lượt là trung điểm của CD, CE và Q là điểm di chuyển trên đoạn EG.
Gọi QA, QB là hai tiếp tuyến kẻ từ Q đến (O) với A, B là các tiếp điểm. Giả sử đường thẳng AB
cắt đường thẳng EG tại P.

a) Chứng minh rằng góc PEQ vuông.

b) Giả sử đường thẳng AB cắt đường thẳng CD tại M. Chứng minh OM song song với PE.

Bài 2.

Cho tam giác ABC có B C có M là trung điểm BC và D, E lần lượt là đường cao ứng với đỉnh
C, B. Gọi K, L lần lượt là trung điểm của ME, MD. Giả sử KL cắt đường thẳng qua A song song
với BC tại T.
Chứng minh rằng TA TM .
(Iran TST 2011)
Bài 3.
Giả sử P là một trong hai giao điểm của hai đường tròn (O1 ), (O2 ) . Gọi AB là tiếp tuyến chung
của hai đường tròn. Đường thẳng qua A vuông góc với BP cắt đường thẳng O1O2 tại C.

Chứng minh rằng AP vuông góc với PC.


(China TST 2011)
Bài 4.
Cho hình bình hành ABCD có T là giao điểm hai đường chéo. Một đường tròn tâm O, bán kính
OD cắt đoạn CD ở E và tia AD ở F. Biết rằng B, E, F thẳng hàng.
Chứng minh ATD DOB .
(Cyprus TST)
Bài 5.
Cho hai đường thẳng d , d cắt nhau tại X. Bốn đường tròn ( I1 ), ( I 2 ), ( I 3 ), ( I 4 ) cùng tiếp xúc với
hai đường thẳng d , d . Các đường tiếp tuyến chung trong và tiếp tuyến chung ngoài khác d , d
của bốn đường tròn này lần lượt cắt nhau tạo thành hai tứ giác ABCD, A B C D .

Chứng minh rằng ABCD, A B C D là các tứ giác ngoại tiếp hai đường tròn có cùng tâm.

10

You might also like