Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Chương I:

1. Bệnh tật có liên quan đến lao động nghề nghiệp


A. Chỉ xuất hiện khi nền văn minh công nghiệp phát triển.

B. Chỉ xảy ra cho người không có ý thức phòng chống.

C. Là hậu quả không thể tránh được của sự phát triển sản xuất.

D. Xuất hiện kể từ khi con người biết khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên

nhiên.

2. Nghiên cứu những biến đổi sinh lý của con người trong lao động là một
nhiệm vụ
của y học lao động nhằm
A. Khai thác triệt để năng suất lao động của người thợ để tăng năng suất lao động.

B. Xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý để tăng năng suất lao động.

C. Xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi, bồi dưỡng hợp lý để tăng năng suất lao động

và bảo vệ sức khỏe người lao động.

D. Làm cho công cụ lao động phù hợp với người lao động.

3. Các yếu tố vật lý có hại trong sản xuất thường là


A. Vi khí hậu xấu, tiếng ồn, rung, áp suất cao hoặc thấp quá.

B. Bức xạ ion hóa, điện trường có tần số cao hoặc cực cao, âm nhạc.

C. Lao động thể lực nặng.

D. Lao động kéo dài và đơn điệu.

4. Yếu tố nào sau đây thuộc tác hại có liên quan đến tổ chức sản xuất không
hợp lý:
A. Bụi.

B. Tốc độ gió thấp.

C. Bức xạ hồng ngoại.

D. Cường độ lao động cao.

5. Trong việc phòng chống các tác hại nghề nghiệp, biện pháp để giải quyết
vấn đề tận gốc là:
A. Biện pháp kỹ thuật công nghệ và biện pháp kỹ thuật vệ sinh.

B. Biện pháp tổ chức lao động, BP y tế kết hợp với BP phòng hộ cá nhân.

C. Biện pháp giáo dục cho công nhân biết tác hại và cách phòng chống.

D. Tổng hợp nhiều biện pháp.

6. Khám định kỳ cho công nhân nhằm mục đích:


A. Phát hiện những người có các bệnh lý mãn tính ở các cơ quan như hệ hô hấp, tim

mạch, gan, thận.

B. Bố trí lại công việc cho những người không được tiếp xúc với một số THNN nhất

định vì lý do về thể lực, tuổi, giới tính, các bệnh lý mãn tính ở các cơ quan như hệ hô hấp,

tim mạch, gan, thận.

C. Phát hiện sớm các các bệnh lý mãn tính và cấp tính ở các cơ quan.

D. Phát hiện và điều trị sớm bệnh nghề nghiệp và theo dõi sức khỏe chung của công

nhân.

Chương II:

1. Trong những yếu tố được kể ra, yếu tố nào sau đây là yếu tố của vi khí
hậu trong môi trường lao động:
A. Nhiệt độ k.khí và bức xạ nhiệt, độ ẩm k.khí, độ phóng xạ.

B. Nhiệt độ k.khí và bức xạ nhiệt, độ ẩm k.khí, tốc độ gió.

C. Độ ẩm không khí, tốc độ gió, độ phóng xạ.

D. Độ ẩm không khí, tốc độ gió, lượng hơi nước bão hòa.

2. Xác định một trong số những vị trí sản xuất nào không chịu điều kiện vi khí
hậu nóng nhiều:
A. Công nhân bộ phận hấp nhuộm vải.

B. Công nhân phân xưởng lên men.

C. Công nhân ép khuôn gạch chịu lửa.

D. Công nhân thổi thuỷ tinh.


3. Trong những biện pháp được kể ra, một biện pháp nào là biện pháp kỹ
thuật công nghệ phòng chống vi khí hậu nóng:
A. Cơ giới hoá lao động ở nơi có vi khí hậu nóng

B. Dùng màn nước để chống nóng.

C. Tổ chức thông hơi thoáng khí tốt nơi làm việc.

D. Nâng cao chiều cao nhà xưởng, triệt để lợi dụng hiệu quả của áp lực nhiệt

4. Biện pháp nào là biện pháp kỹ thuật vệ sinh phòng chống vi khí hậu nóng:
A. Tự động hoá lao động ở nơi có vi khí hậu nóng

B. Sử dụng các vật liệu cách nhiệt

C. Nâng cao chiều cao nhà xưởng, triệt để lợi dụng hiệu quả của áp lực nhiệt

D. Sắp xếp thời gian nghỉ giải lao tùy theo tính chất và hoàn cảnh lao động

5. Âm cao tần là những âm được xác định:


A. 500 Hz B.

B. >1000 Hz

C. >1500 Hz

D. ≥ 4000 Hz

6. Ngành nghề hoặc vị trí công tác nào dưới đây có thể làm việc thường
xuyên với tiếng ồn lớn:
A. Phân xưởng lên men nhà máy bia

B. Phân xưởng dệt sợi nhà máy dệt.

C. Phân xưởng đông lạnh nhà máy chế biến thuỷ sản

D. Bộ phận hấp nhuộm, nhà máy dệt

7. Bản chất vật lý của tiếng ồn là một yếu tố quyết định tác hại của tiếng ồn
thể hiện ở chỗ:
A. Tiếng ồn có tần số thấp ít tác hại hơn tiếng ồn có tần số cao.

B. Thời gian tác dụng liên tục của tiếng ồn càng lâu, tác hại do tiếng ồn biểu hiện

càng rõ và mạnh

C. Tuổi nghề làm việc với tiếng ồn mạnh càng cao, ảnh hưởng của tiếng ồn đối với
cơ thể càng rõ và nặng

D. Tác dụng của tiếng ồn sẽ càng mạnh nếu tiếng ồn phát sinh ở nơi kín, chật hẹp

và con người phải làm việc thường xuyên ở đó

8. Tiêu chuẩn vệ sinh về mức cho phép của tiếng ồn thường được quy định ở
Octave tần số nào: 16 32 64 125 250 500 1000 2000 4000 8000 16000
A. 16 đến 2 000Hz

B. 32 đến 4 000Hz

C. 64 đến 8 000Hz.

D. 125 đến 16 000 Hz

9. Bụi có thể xâm nhập phế nang khi có kích thước nhỏ:
A. < 5 µm

B. < 10 µm

C. < 50 µm

D. < 1 mm

10.Tác hại của bụi trong sản xuất phụ thuộc các yếu tố chủ yếu
A. Điều kiện lao động

B. Tình trạng sức khỏe chung của người công nhân

C. Nguồn gốc, kích thưóc và thành phần hóa học của bụi.

D. Sự hiểu biết của công nhân về tác hại của bụi

11.Bụi chì khi vào hệ hô hấp sẽ


A. Gây phổi nhiễm bụi chì

B. Hấp thụ vào máu và gây nhiễm độc chung.

C. Được thải ra và không ảnh hưởng tới hệ hô hấp

D. Hấp thụ, chuyển hóa ở gan và làm tổn thương gan

12.Chỉ có thể làm giảm tác hại của bụi trong sản xuất bằng các biện pháp
A. Kỹ thuật

B. Y tế, Giáo dục sức khỏe

C. Phòng hộ cá nhân
D. Tổng hợp toàn diện.

Chương III:

1. Căn cứ vào yếu tố nào sau đây để phân biệt giữa nhiễm độc cấp và mãn
tính:
A. Thời gian tiếp xúc với chất độc;

B. Nồng độ của chất độc nhiễm vào cơ thể;

C. Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng

D. Yếu tố môi trường và trạng thái của cơ thể khác nhau;

2. Xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán ban đầu khi mới bị nhiễm độc kim loại
nặng trong sản xuất:
A. Định lượng kim loại nặng trong máu và nước tiểu.

B. Định lượng hoạt tính của các enzym

C. Định lượng kim loại nặng trong dịch sinh học;

D. Định lượng kim loại trong tóc và trong móng tay

3. Nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm độc nghề nghiệp là:
A. Không tôn trọng các tiêu chẩn quy tắc vệ sinh an toàn lao động

B. Máy móc thiết bị lạc hậu;

C. Không giám sát nồng độ chất độc trong môi trường sản xuất;

D. Không có hệ thống thông gió, hút hơi khí độc.

4. Nồng độ tối đa cho phép của chất độc được định nghĩa:
A. Là nồng độ thấp nhất mà cơ thể chịu đựng được;

B. Là nồng độ không gây ra nhiễm độc cấp tính;

C. Là nồng độ không gây ra nhiễm độc cấp tính và khi tiếp xúc trong một thời gian

dài cũng không gây ra nhiễm độc mãn tính;

D. Là nồng độ không gây nhiễm độc mãn tính.

5. Yếu tố nào sau đây là nguyên nhân gây ra bệnh nghề nghiệp:
A. Nhiễm độc mãn tính;
B. Nhiễm độc bán cấp tính;

C. Nhiễm độc bán mãn tính;

D. Thường xuyên tiếp xúc với chất độc.

6. Các con đường xâm nhập của chỉ vào cơ thể là:
A. Đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường da;

B. Đường hô hấp, đường tiếu hóa;

C. Đường tiêu hóa, đường da;

D. Đường da, đường tình dục.

7. Bụi chì khi vào hệ hô hấp sẽ:


A. Gây phổi nhiễm bụi chì;

B. Hấp thụ vào máu và gây nhiễm độc chung;

C. Được thải ra và không ảnh hưởng tới hệ hô hấp;

D. Gây tổn thương cho phế quản.

8. Nhiễm độc chì sẽ gây ảnh hưởng đến các hệ thống cơ quan nào?
A. Hệ thống tạo máu, thận;

B. Hệ thống tạo máu, thận, hệ thần kinh;

C. Hệ thống tạo máu, thận, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa;

D. Hệ thống tạo máu, thận, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, Sinh sản.

9. Trong dự phòng nhiễm độc chì bằng biện pháp kỹ thuật, biện pháp nào là
biện pháp hiểu quả nhất?
A. Cơ giới hóa, tự động hóa quá trình nghiền, đóng gói chì;

B. Sử dụng hệ thống thông hút gió, máy hút hơi bụi tại chỗ;

C. Bàn làm việc, nền nhà là loại không thấm nước;

D. Thay thế chì bằng các chất không độc hoặc ít độc hơn.

10.Loại hóa chất bảo vệ thực vật tích lũy trong cơ thể, trong tổ chức mỡ và
do đó dễ gây nhiễm độc mãn tính là:
A. Lân hữu cơ

B. Clor hữu cơ.


C. Carbamat

D. Pyrethroid

11.Trong điều trị cấp cứu ở hiện trường, các trường hợp nhiễm độc nặng với
lân hữu cơ cần phải tiêm ngay:
A. EDTA

B. Atropin.

C. Phenobarbital

D. Morphin

12.Người bị nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật lân hữu cơ có biểu hiện:
buồn nôn, nôn, tiết dịch kèm co thắt phế quản, khó thở..., đó là dấu chứng
dạng nhiễm độc:
A. Muscarin.

B. Nicotin

C. Atropin

D. Acetylcholinesteraz

13.Khi huỷ hoá chất bảo vệ thực vật còn thừa cần chôn sâu ít nhất ... .. .. ...,
ở nơi xa nhà dân, xa nguồn nước, xa bãi chăn thả gia súc.
A. 0,3 m

B. 0,4 m

C. 0,5 m

D. 1 m

Chương IV:

1. Các yếu tố tác hại nào sau đây là yếu tố sinh học
A. Cường độ lao động nặng, thời vụ khẩn trương, tư thế gò bó

B. Bức xạ siêu cao tần

C. Hóa chất trừ sâu, diệt cỏ

D. Nấm mốc

2. Những nghề nào sau đây có thể tiếp xúc với các yếu tố sinh học:
A. Chăn nuôi, thú y, nông nghiệp, sản xuất công cụ nông nghiệp

B. Y tế, thú y, nông nghiệp, nhân viên phòng thí nghiệm hóa học

C. Thú y, chăn nuôi, nhân viên phòng thí nghiệm sinh hóa, y tế

D. Y tế, thú y, ngư nghiệp, lâm nghiệp, sản xuất công cụ nông nghiệp

3. Bệnh nhiễm trùng nghề nghiệp có đặc điểm khác với bệnh nhiễm trùng
thông thường về
A. Phương pháp chẩn đoán

B. Phương pháp điều trị

C. Nguy cơ tiếp xúc

D. Biểu hiện lâm sàng

4. Bệnh xoắn chuẩn vàng da là


A. Bệnh nghề nghiệp ở nhiều nước nhưng chưa được liệt kê vào danh

sách các bệnh nghề nghiệp ở nước ta

B. Bệnh nhiễm trùng nghề nghiệp lây từ động vật hoang dại sang người

C. Bệnh nhiễm trùng nghề nghiệp ở nông dân, những người chăn nuôi, thú y, người

nạo vét cống rảnh

D. Bệnh của người thầy thuốc do tiếp xúc với bệnh nhân

5. Biện pháp dự phòng đối với lao bò là


A. Giết súc vật có test tuberculin dương tính

B. Tránh tiếp xúc với bò

C. Điều trị kháng sinh cho bò khi phát hiện bò nhiễm lao

D. Nấu chín thịt bò bị nhiễm lao

6. Biện pháp dự phòng đối với viêm gan virus B nghề nghiệp là
A. Tiêm vaccin cho người tiếp xúc

B. Biện pháp bảo hộ lao động nghiêm ngặt

C. Tránh tiếp xúc với bệnh nhân

D. Tiêm globulin miễn dịch

You might also like