Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Table of Contents
I. Hai loại hình biện chứng và PBC duy vật................................................................................2
A. Biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan:................................................................2
B. Khái niệm phép biện chứng duy vật.....................................................................................2
II. Nội dung của phép biện chứng duy vật....................................................................................3
A. Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật.........................................................................3
1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến...................................................................................3
2. Nguyên lý về sự phát triển................................................................................................5
B. Các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật (6 cặp phạm trù)........................................6
C. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật (3 quy luật)............................................6
I. Hai loại hình biện chứng và PBC duy vật
A. Biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan:
* Phương pháp biện chứng: là phương pháp «xem xét những sự vật và những phản ánh
của chúng trong tư tưởng trong mối quan hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự
ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và tiêu vong của chúng»
Hai hình thức biện chứng
• Biện chứng khách quan: là biện chứng của thế giới vật chất
• Biện chứng chủ quan: Tư duy biện chứng
B. Khái niệm phép biện chứng duy vật
* Phép biện chứng: là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới
thành các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng phương pháp luận khoa học
• Đặc điểm của PBCDV
Là sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện
chứng; giữa lý luận nhận thức và lôgíc biện chứng; được chứng minh bằng sự
phát triển của khoa học tự nhiên trước đó.
• Vai trò của PBCDV
Là phương pháp luận trong nhận thức và thực tiễn để giải thích quá trình phát
triển của sự vật và nghiên cứu khoa học

II. Nội dung của phép biện chứng duy vật

 6 cặp phạm trù cơ bản trên là những mối liên hệ cơ bản và phổ biến nhất, là minh họa cụ thể
cho nguyên lý về mối liên hệ phổ biến; xuất hiện ở mọi vấn đề
 Mỗi quy luật cơ bản làm rõ 1 nội dung, 1 khía cạnh của sự vận động pt, là minh họa cụ thể
cho nguyên lý về sự pt.
 Quy luật mâu thuẫn (Quy luật đấu tranh giữa các mặt đối lập): quy luật hạt nhân của phép
biện chứng → nguồn gốc và động lực của sự vận động, pt. Các mặt đối lập luôn thống
nhất, đấu tranh, chuyển hóa
 Quy luật lượng - chất (Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay
đổi về chất và ngược lại) → phương thức hoặc cách thức thay đổi của sự vận động, pt →
Thay đổi về lượng mang tính từ từ, tịnh tiến dần (lv1→ lv2 → lv3)→ Thay đổi về chất
mang tính gián đoạn, nhảy vọt (lv1 → lv10)
 Quy luật phủ định của phủ định: chỉ ra khuynh hướng của sự vận động, phát triển
 Sự thay thế ko ngừng, lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng
 Sự thay thế này mang tính tuần hoàn, luẩn quẩn, chu kỳ
 Quay trở về trạng thái ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn.
A. Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật
1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
a) Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến
Mối liên hệ là sự quy định, sự tác động, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các
sự vật, hiện tượng, giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật hiện tượng
Mối liên hệ phổ biến: có 2 nghĩa
- Tính phổ biển của các mối liên hệ của các sự vật hiện tượng trong thế
giới
- Mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật hiện tượng của thế giới: có những
mối lh k chỉ xuất hiện ở sv,ht này mà còn xuất hiện ở sv,ht khác. Phân
biệt với mối lh đặc thùy
b) Tính chất của mối liên hệ
- Tính khách quan: không phụ thuộc vào ý thức của con người, cái vốn
có, muốn áp đặt cũng không được
- Tính phổ biến: ở đâu cũng có, xuất hiện ở khắp nơi, cả trong tự nhiên,
xã hội và tư duy. [cơ sở của quan niệm tính phổ biến của mối liên hệ: là
quan điểm về tính thống nhất vật chất của thế giới]
Sự vật, hiện tượng dù nhỏ thế nào cũng có hệ thống các yếu tố → tất yếu
có mlh bên trong
Hệ thống của sự vật, hiện tượng là hệ thống mở (lấy từ hình thức tồn tại
của vật chất: đặt trong mối tương quan giữa các vật chất khác) → tất yếu
có mlh bên ngoài (với các sự vật, hiện tượng khác)
- Tính đa dạng, phong phú:
Có nhiều loại mối liên hệ. Mỗi loại khác nhau bộc lộ vị trí, vai trò khác
nhau: bên trong - ngoài, cơ bản – không cơ bản, chủ yếu - thứ yếu, trực
tiếp - gián tiếp, v.v.
.Biểu hiện của những mối liện hệ phổ biến ở từng sự vật, hiện tượng cụ
thể cũng đa dạng, phong phú
Cùng 1 mlh, nhưng trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, nó sẽ
bộc lộ vị trí, vai trò khác nhau→ Các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã
hội, tư duy đều tồn tại sự quy định tác động, chuyển hóa lẫn nhau, gọi là
các mlh. Mlh này có tính khách quan, phổ biến, đa dạng, phong phú.
Ví dụ: tùy thuộc vào tệp khách hàng mà
c) Ý nghĩa phương pháp luận
 Tính khách quan, phổ biến
=> Quan điểm toàn diện: yêu cầu chúng ta nhận thức các sự vật, hiện tượng
trong các mlh. Tức là đặt sv,ht với các nhân tố bên ngoài đang tác động lên nó
o tìm cho ra càng nhiều càng tốt những mlh đang tác động sự vật,
hiện tượng (ứng dụng các mô hình để phân tích)
o biết đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng mlh trong đó
o tác động 1 cách có trọng tâm và trọng điểm (tránh cào bằng, dàn
trải)

 Tính đa dạng, phong phú


=>Quan điểm lịch sử - cụ thể: căn cứ vào từng đk, hoàn cảnh nơi sv, hiện
tượng phát sinh, phát triển cụ thể để có định hướng và giải pháp phù hợp
(tránh rập khuôn, máy móc)
- Bản chất và linh hồn sống của chủ nghĩa Mác: là phân tích cụ thể mỗi
tình hình cụ thể: nào là thông lệ, nào là đặc thù
- Vd: Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.Con nhà lính, tính nhà
quanĂn trông nồi, ngồi trông hướngLiệu cơm gắp mắm
 Tổng kết Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
 Các sv, ht, trong tự nhiên , xh, tư duy đều tồn tại những sự quy định, tác động và
chuyển hóa lẫn nhau gọi là các mlh
 Mlh có tính khách quan, phổ biến và đa đạng, phong phú

2. Nguyên lý về sự phát triển
a) Khái niệm phát triển
Phát triển là quá trình vận động theo khuynh hướng đi lên (khuynh hướng
pt)
Phát triển còn là quá trình giải quyết mâu thuẫn, cái mới ra đời thay thế cái
cũ.
=> Phát triển còn bao gồm những bước quanh co, phức tạp, thậm chí thụt lùi
tạm thời.
b) Tính chất của sự phát triển
 Tính khách quan
 Tính phổ biến
 Tính kế thừa
 Tính đa dạng, phong phú
c) Ý nghĩa phương pháp luận
Quan điểm phát triển: khi xét sự vật hiện tượng, phải đặt nó trong môi trường vận
động không ngừng, khuynh hướng đi lên, đặt nó trong mối liên hệ giữa quá khứ,
hiện tại và tương lai; đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, cái mới thường sẽ non yếu,
cái cũ thì lại ăn sâu bám rễ nên có thể cái mới bị cái cũ lấn át trong tạm thời
→ quan điểm pt cho thấy phát triển có quá trình quanh co, phức tạp, thụt lùi tạm
thời
→ vì vậy ta không nên nản chí, không được chủ quan sự vận động cuộc sống luôn
đi lên
→ nghĩ ra cái mới và bảo vệ cái mới.

B. Các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật (6 cặp phạm trù)
1. Cái riêng – Cái chung
- Cái riêng: một sv, htg, một quá trình nhất định tồn tại tương đối, độc
lập so với các hiện tượng, quá trình khác
- Cái chung: những mặt, những thuộc tính, những yếu tố, những quan
hệ… lặp lại phổ biến ở nhiều sự vật hiện tượng.
- Cái đơn nhất: những đặc tính, những tính chất… chỉ tồn tại ở một sự
vật hiện tượng nào đó mà không lặp lại ở các sự vật, hiện tượng khác.
- Vd: cái chung: dấu vân tay (ai cũng có)cái đơn nhất: từng hình thù của
từng dấu vân tay của từng người
Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung
- Cái riêng và cái chung đều tồn tại khách quan
- Cái chung tồn tại trong cái riêng (lặp lại ở trong nhiều cái riêng), thông qua cái
riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình, không có cái chung tuyệt đối (tất cả cái
chung đều tồn tại trong cái riêng).
- Cái riêng tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung (cái riêng nào cũng phải
tồn tại ít nhất 1 cái chung), không có cái riêng tuyệt đối (ko có cái riêng nào mà
mọi thứ thuộc về nó đều là đơn nhất → ít nhất 1 cái chung hay tồn tại khách quan
[dựa trên luận điểm về tính thống nhất vật chất của thế giới]).
- Cái riêng là cái toàn bộ, đa dạng phong phú; cái chung là cái bộ phận, sâu sắc,
bản chất (cái riêng = cái chung + cái đơn nhất: vì ngoài cái chung, cái riêng còn
gồm những cái đơn nhất) (sâu sắc, bản chất do là yếu tố lặp lại → cái chung là
thành phần để nhóm các sự vật lại với nhau).
Vd: Cái tôi: tổng hợp nhiều cái đơn nhất; bản thân tôi: cái riêng; cái chúng
ta: cái chung → cần phải đặt bản thân tôi trong một cộng đồng - một tập
hợp của những cái riêng cùng loại thì cái tôi mới có thể được bộc lộ, thể
hiện
- Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau trong những điều kiện
xác định (cái chung xuất hiện nhiều lần, cái đơn nhất xuất hiện chỉ 1 lần →
chuyển hóa bằng cách tăng/ giảm số lần xuất hiện). [chỉ cái chung và đơn nhất
chuyển hóa cho nhau: vì nó cùng bản chất]
Vd: Quá khứ, 1 thứ rất phổ biến trong xã hội → bây giờ biến mất, chỉ còn
1 cái ở bảo tàng. (cái chung → cái đơn nhất)1 sản phẩm từng chỉ có 1 trên
thế giới → nhân rộng ra, nhiều người có (cái đơn nhất → cái chung)
** Cái đặc thù là những đặc điểm xuất hiện ở một nhóm sự vật nào đó
Ý nghĩa pp luận
- Cần phải nhận thức cái chung để vận dụng vào cái riêng. Muốn nắm được cái
chung thì phải xuất phát từ những cái riêng.
- Cần phải cụ thể hóa cái chung trong mỗi hoàn cảnh, điều kiện cụ thể (biểu hiện
quan điểm lịch sử - cụ thể) ⇒ khắc phục bệnh giáo điều, máy móc hoặc cục bộ,
địa phương.
- Vận dụng các điều kiện thích hợp cho sự chuyển hóa giữa cái chung và cái đơn
nhất.
2. Nguyên nhân – Kết quả
Nguyên nhân: sự tác động giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa
các sự vật hiện tượng với nhau tạo ra sự biến đổi nhất định.
Kết quả: những biến đổi được tạo ra bởi nguyên nhân
Nguyên cớ là những thứ diễn ra trước kq hoặc cùng lúc với nguyên nhân nhưng
không có mlh bản chất với kq, k phải vì nó, do nó, nhờ nó mà kq xuất hiện
Ví dụ:
a) Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
- Quan hệ nhân – quả: mối quan hệ khách quan bao hàm tính tất yếu (đã
có nguyên nhân, ắt có kết quả; đã có kết quả, ắt xuất phát từ nguyên nhân).
- Nguyên nhân: trước, kết quả: sau. Nhưng, không phải bất kỳ những hiện
tượng nối tiếp nhau theo thời gian về mặt thực tế cũng là biểu hiện của
quan hệ nhân - quả. (Vd: sấm và chớp)
- Một nguyên nhân ⇒ một hoặc nhiều kết quả; một kết quả do một hoặc
nhiều nguyên nhân tạo nên (Vd: chiến tranh ⇒ sụt giảm kinh tế, an sinh xã
hội, uy tín chính trị; cơ địa, thói quen ăn uống, thói quen tập TD ⇒ béo
phì)
- Nguyên nhân, kết quả có thể “thay đổi vị trí cho nhau”.
- Không có nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng.
b) Ý nghĩa pp luận
- Không thể phủ nhận quan hệ nhân – quả. (Chủ động việc nhìn ra nguyên
nhân, đk từ trước)
- Phải biết phân biệt chính xác các loại nguyên nhân (bên trong, bên ngoài;
khách quan, chủ quan; chủ yếu, thứ yếu; cơ bản, ko cơ bản) để có phương
pháp giải quyết đúng đắn, phù hợp.
- Phải có cái nhìn toàn diện và lịch sử - cụ thể trong phân tích, giải
quyếtvà ứng dụng quan hệ nhân quả.

C. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật (3 quy luật)
Chọn 2.1 hoặc 2.2 ( nếu làm 3 quan điểm)

(4cặp phạm tru riêng chung, nd hình thức, ngẫu nhiên tất nhiên) chọn 2 trong 4 để phân tích tình huống
2.3 và 2.4

You might also like