Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Mối quan hệ của 4 phẩm chất:- “Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng" là sự hội tụ đầy đủ các yếu tố, mỗi

yếu tố
là một luận điểm có nội dung cốt cách riêng, song có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ, chi phối
lẫnnhau. Mối quan hệ đó sẽ được cộng hưởng gấp nhiều lần tạo nên phẩm chất đạo đức lối sống
của người lãnh đạo Đảng viên nhất là trong giai đoạn hiện nay đất nước ta đang hội nhập và phát
triển với khu vực và thế giới. - Trong giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên
hiện nay cần phải quán triệt và thực hành “Nhân, Nghĩa, Trí , Dũng”. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ:
"Muốn trở nên người cách mạng chân chính không có gì mà khó cả. Điều đó, hoàn toàn do lòng
mình mà ra, tự mình tu dưỡng, rèn luyện để ngày càng ít khuyết điểm, tặng thêm ưu điểm của mỗi
người" . Đó là điều kiện, nền tảng nhằm xây dựng Đảng ta thật sự là đảng cách mạng chân chính,
ngày càng trong sạch, vững mạnh không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của
Đảng, cũng cố niềm tin trong Đảng và nhân dân theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI
của Đảng. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đó, từng tổ chức cho đến toàn đảng phải“ Đặc biệt quan
tâm giáo dục, rèn luyện cán bộ, thực sự là tấm gương sáng về phẩm chất, lối sống hết lòng vì nhân
dân, vì sự nghiệp cách mạng”.- Phẩm chất năng lực của người lãnh đạo phải đảm bảo ba yếu tố :
khả năng tầm nhìn , khả năng truyền cảm, và khả năng gây ảnh hưởng . Quán triệt, học tập tư
tưởng Hồ Chí Minh về “Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm” đối với cán bộ, đảng viên hiện nay là việc
làm cấp bách và phải tu dưỡng suốt đời không ngừng, không nghỉ. “Đảng viên đi trước làng nước
theo sau” luôn là phương châm hành động đúng đắnnhất của người cán bộ, đảng viên của một Đảng
cách mạng chân chính, Đảng lãnh đạo và cầm quyền đưa công cuộc đổi mới nước ta đi đến mục
tiêu cuối cùng. Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chúng ta nghiên cứu vận dụng những tư
tưởng của người về phẩm chất của người lãnh đạo: Nhân - Nghĩa - Trí – Dũng

Theo quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh, “NHÂN” là tính thật thà yêu thương, hết lòng giúp đỡ
đồng chí, đồng bào, kiên quyết chống lại những người, những việc có hại cho Đảng, có hại với dân,
sẵn lòng khổ trước mọi người, vui sau thiên hạ, không ham giàu sang, quyền quý, chức vị, không sợ
gian khổ, hy sinh. Chữ “Nhân” của Người bao hàm cả sự “trung hiếu” và được thừa kế, phát triển
từ những tư tưởng “từ bi” của Phật giáo góp phần nuôi dưỡng lòng nhân ái, nhưng không chấp
nhận sự “nhẫn nhục” để buông xuôi cho số phận. Người thừa kế quan niệm “nhân, trí, dũng” của
Nho Giáo để “trừ yêu, diệt đạo” góp phần giáo dục đạo đức nhân văn chứ không theo “Tam cương,
Ngũ thường”. Thế kỷ XV Nguyễn Trãi đã từng giương cao ngọn cờ “ Nhân nghĩa” để “Yên dân” .
Nhưng, luận điểm “Nhân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh phát triển lên một trình độ mới, đó là “Tận
trung với nước, tận hiếu với dân” nhằm giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân, giải phóng con
người, chống lại những việc làm hại nước, hại dân.

Đi liền với “NHÂN” là “NGHĨA”, là ngay thẳng, phải có tu tâm, không có làm việc bậy, không làm
việc gì giấu Đảng, ngoài lợi ít của Đảng, không có gì lợi ích cho riêng tư, việc gì Đảng giao phải hết
sức cẩn thận, không sợ phê bình và phê bình người khác, phải đúng đắn. Luận điểm “Nhân, Nghĩa”
của chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn cán bộ, đảng viên hiện nay phải một lòng, một dạ trung thành
với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, kiên định với sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, tận tâm, tận
lực với công việc của Đảng, sẵn sàng chấp nhận sự gian khổ, hy sinh, hết lòng phấn đấu vì lợi ích
của Đảng, lợi ích của nhân dân. Trước tác động mạnh mẽ của những mặt trái xã hội hiện nay, chúng
ta hãy thực hành lời Bác dạy: “Vô luận lúc nào, vô luận việc gì, đảng viên và cán bộ phải đặt lợi ích
của Đảng ra trước, lợi ích của cá nhân lại sau. Đó là nguyên tắc cao nhất của Đảng. Đó là “tính
Đảng”(4). Đi liền với thực hành “Nhân, Nghĩa” thì phải kiên quyết đấu tranh loại bỏ những biểu
hiện của chủ nghĩa cá nhân như: bè phái, cục bộ, ăn hối lộ, đút lót, chạy chức, chạy tội, dọa nạt cấp
dưới, ức hiếp nhân dân … Cán bộ, đảng viên đã có “NHÂN, NGHĨA” rồi thì phải có “TRÍ”, là đầu
óc trong sạch, sáng suốt, có trình độ giác ngộ chính trị, biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo lý luận vào
thực tiển để tìm ra phương hướng thực hiện đúng đắn. Đó là những cán bộ, đảng viên biết xem
người, xét việc, biết làm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cất nhắc người tốt,
đề phòng người gian. Để có được phẩm chất đó, cán bộ, đảng viên phải không ngừng học tập, phấn
đấu, rèn luyện mọi lúc, mọi nơi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội,
những con người hội tụ đầy đủ phẩm chất đức – tài, trong đó đức là gốc. Bước vào giai đoạn chiến
lược mới với những điều kiện mới, cán bộ, đảng viên phải ra sức học tập, nắm vững bản chất khoa
học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của
Đảng, kịp thời nắm bắt và thích ứng với những tri thức mới của khoc học tự nhiên và xã hội, có
phương pháp tư duy khoa học ngày càng tăng thêm trí tuệ cho bản thân. Trong hoạt động thực tiễn,
phải có sự đầu tư trí tuệ cho công việc, tích cực tìm tòi, sáng tạo, mang hết khả năng của mình cống
hiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự đoàn thể, phụng sự nhân dân, thường xuyên học tập, tích lũy
kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn là nhiệm vụ bắt buộc đối với mỗi cán bộ, đảng viên, vì “dốt nát
cũng là kẻ địch”. Việc học tập, nâng cao trình độ mọi mặt của cán bộ, đảng viên phải được quy
định thành chế độ, lười học tập, lười suy nghĩ, không thường xuyên cập nhật những thông tin, tri
thức mới của thời đại cũng là biểu hiện của sự thoái hóa.

DŨNG” là dũng cảm, anh dũng, dũng khí, là thể hiện ý chí cách mạng, không ngại gian khổ, không
sợ hy sinh, quyết tâm thực hiện mục tiêu của cách mạng là độc lập dân tộc và CNXH. Dũng là dũng
cảm đấu tranh với thiên tai như bão lụt; với địch họa, như chiến tranh xâm lược và những âm mưu,
hoạt động diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.Dũng là dũng cảm đấu tranh
với sự bóc lột, áp bức bất công, với những quan điểm tư tưởng sai trái với Chủ nghĩa Mác-Lênin,
Tư tưởng Hồ Chí Minh, với những tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan. Dũng còn là dám nghĩ, dám
làm, dám chịu trách nhiệm và mạnh dạn đổi mới. Bên cạnh đấu tranh với cái xấu, cái ác, cái lạc hậu
lỗi thời, dũng còn là dũng cảm đấu tranh để bảo vệ cái tốt, cái thiện, cái đúng, bảo vệ chân lý, cái
mới đang lên. ““TRÍ” và “DŨNG” thường đi liền với nhau, có trí tuệ rồi phải có lòng dũng cảm mới
mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước những việc ích nước, lợi dân. Ở thời kỳ
cách mạng nào, cán bộ, đảng viên cũng cần phải có phẩm chất ấy. Trong cách mạng giải phóng dân
tộc, lòng dũng cảm là rất cần thiết, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay
càng rất cần lòng dũng cảm ở mỗi con người. Có như vậy, họ mới dám xây cái mới, mạnh dạn xóa
bỏ cái cũ, lỗi thời, lạc hậu mà lâu nay vẫn tiềm ẩn trong nhận thức và hành động ở từng tổ chức
cũng như mỗi cán bộ, đảng viên.

You might also like