Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

Chương 2: Phân loại chi phí biến đổi

- Chi phí thường được hiểu theo nghĩa chung là phản ánh các hao phí về
nguồn lực để doanh nghiệp đạt được một mục tiêu cụ thể.
- Bỏ tiền ra để đạt được mục đích nào đó thì gọi là chi phí.

1.Phân loại chi phí

1.1.Theo đối tượng hạch toán chi phí

1.1.1. Chi phí trực tiếp

- Là những chi phí liên quan trực tiếp, tính một cách trực tiếp và dễ dàng cho
đối tượng hạch toán chi phí.
- Ví dụ: tiền nhà, tiền mạng, tiền gửi xe, tiền ăn riêng,…
Thường là: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp.

1.1.2. Chi phí gián tiếp

- Thường là những chi phí khó có thể tính cho từng đối tượng hạch toán chi
phí một cách hiệu quả
- Ví dụ: tiền điện nước, tiền ăn chung, …
 Thường là: chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doanh nghiệp
+ Chi phí gián tiếp phải phân bổ

1.2. Theo mối quan hệ với quá trình sản xuất

- Giá thành sản xuất = ( chi phí NVL trực tiếp + chi phí nhân công trực tiếp + chi
phí sxc) + chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ - chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

- Giá vốn hàng bán: là giá thành của những sản phẩm được bán

= giá thành sản xuất + thành phẩm tồn kho đầu kỳ - thành phẩm tồn kho cuối kỳ

- Giá vốn = giá thành ( khi thành phẩm đầu kỳ = thành phẩm cuối kỳ ) hay sản xuất
bao nhiêu bán hết bấy nhiêu.

Chi phí cơ bản: chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trưc tiếp

Chi phí chế biến: chi phí nhân công trực tiếp, chi phí SXC
 Chi phí nhân công trực tiếp là lưỡng tính

1.2.1. Chi phí sản xuất

- Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí liên quan đến việc chế tạo sản phẩm, dịch
vụ trong một thời kì nhất định.
- Bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi
phí sản xuất chung

1.2.2. Chi phí ngoài sản xuất ( khâu bán hàng và khâu kinh doanh)

- Bao gồm: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

 Không được tính vào giá thành sản phẩm

1.3. Theo mối quan hệ với báo cáo tài chính

1.3.1. Chi phí sản phẩm

- Là những khoản chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm hay quá
trình mua hàng hoá để bán
- Bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi
phí sản xuất chung.

+ Nếu sản phẩm, hàng hoá chưa được bán ra thì chi phí sản phẩm
sẽ nằm trong giá thành hàng tồn kho trên Bảng cân đối kế toán.
+ Nếu sản phẩm, hàng hoá được bán ra thì chi phí sản phẩm sẽ trở
thành "giá vốn hàng bán" trong báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh.

1.3.2.Chi phí thời kỳ

- Là các chi phí để hoạt động kinh doanh trong kỳ, không tạo nên hàng tồn
kho mà ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả lợi nhuận của kỳ mà chúng phát
sinh.

- Bao gồm:
Chi phí bán hàng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung
=> chi phí sản xuất dở dang => tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh ( thành phẩm )
=> nhập kho ( giá vốn hàng bán )
+ Từ chi phí sản xuất dở dang nhảy luôn sang bước giá vốn hàng bán => sản
xuất tinh gọn

- chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ khác nhau ở chỗ:

Chi phí thời kỳ phát sinh ở thời kỳ nào được tính ngay vào kỳ đó và ảnh hưởng trực
tiếp đến lợi tức của kỳ mà chúng phát sinh.

Ngược lại, chi phí sản phẩm chỉ phải tính để xác định kết quả ở kỳ mà sản phẩm
được tiêu thụ, không phải tính ở kỳ mà chúng phát sinh. Tuy nhiên, chi phí sản
phẩm cũng ảnh hưởng đến lợi tức của doanh nghiệp, có thể đến lợi tức của nhiều
kỳ vì sản phẩm có thể được tiêu thụ ở nhiều kỳ khác nhau.

1.4.Theo khả năng kiểm soát chi phí

1.4.1.Chi phí có thể kiểm soát được

1.4.2.Chi phí không kiểm soát được

1.5.Để phục vụ việc ra quyết định

1.5.1.Chi phí cơ hội ( đánh đổi )

- Luôn dùng trong việc đưa ra quyết định

1.5.2.Chi phí chìm

- Là những chi phí đã phát sinh

- Không thể thay đổi trong bất kể hoàn cảnh nào

- Luôn luôn không tham gia trong việc đưa ra quyết định

Ví dụ: chi phí quảng cáo dài hạn, tiền thuê nhà xưởng, ...

1.6. Theo hình thái chi phí

1.6.1. Chi phí cố định


- Tổng không đổi khi múc hoạt động thay đổi ( trong phạm vi phù hợp )

1.6.2. Chi phí biến đổi

- Tổng thay đổi khi mức hoạt động thay đổi, nhưng chi phí biến đổi cho một đơn vị
thì không đổi

1.6.3. Chi phí hỗn hợp = chi phí biến đổi + chi phí cố định

* Báo cáo thu nhập / báo cáo kết quả kinh doanh:

1.Doanh thu

2.Giá vốn hàng bán ( chi phi NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản
xuất chung )

3.Lãi gộp / lợi nhuận gộp ( = 1 – 2 )

4.Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

5.Lợi nhuận ròng / lãi ròng ( = 3 – 4 )

* Báo cáo thu nhập theo phương pháp lãi góp:

1.Doanh thu

2.Chi phí biến đổi

3.Lãi góp ( = 1 – 2 )

4.Chi phí cố định

5.Lợi nhuận ròng ( = 3 – 4 )

- Chi phí chênh lệch có thể là chi phí biến đổi hoặc chi phí cố định.
Hệ thống hoạch toán chi phí

Hoạch toán chi phí đấy đủ

Phương pháp hoạch toán chi phí tính tất cả các chi phí sản xất (bất kể là biến đổi
hay cố định) vào chi phí (giá thành) của một đơn vị sản phẩm hoàn thành

Zđ = CP.NVLTT + CP.NCTT + CPSXC(BĐ+CĐ)

Chi phí sản phẩm: NVLTT, NCTT, CPSXC(BĐ+CĐ)

Chi phí theo thời kỳ: Chi phí bán hàng và quản lý (BĐ +CĐ)

Hoạch toán chi phí biến đổi

Chi phí (giá thành) của sản phẩm hoàn thành chỉ bao gồm chi phí sản xuất biến đổi

Zbđ = CP.NVLTT + CP.NCTT + CPSXC BĐ

Chi phí SXC cố định được tính vào chi phí thời kỳ (Chi phí tạo doanh thu)

Chi phí sản phẩm: NVL trực tiếp + NC trực tiếp + CPSXC biến đổi

Chi phí theo thời kỳ: Chi phí sản xuất chung cố định, Chi phí bán hàng và quản
lý(BĐ+CĐ)

HT Đầy đủ HT biến đổi


1 Doanh thu 1. Doanh thu
2. Trừ giá vốn hàng bán (Tổng CPSX) 2. Chi phí biến đổi
Giá trị tồn kho đầu kỳ Giá vốn hàng bán (Chi phí SX biến đổi)
Giá thành SPSX trong kỳ (Zđ) Giá trị tồn kho đầu kỳ
Giá trị tồn kho cuối kỳ Giá thành SP SX trong kỳ
3. Lãi gộp (1-2) Giá trị tồn kho cuối kỳ
4. Trừ chi phí bán hàng và QLDN Chi phí bán hàng và QLDN biến đổi
Biến đổi 3. Lãi gộp (1-2)
Cố định 4. Chi phí cố định
5. Lợi nhuận ròng (3-4) Chi phí sản xuất chung cố định
Chi phí bán hàng và QLDN cố định
5. Lợi nhuận ròng
KL SX so với KL bán ra LN hoạt động
KLSX = KL bán ra Bằng nhau
KLSX > KL bán ra PP CP Đ > PP CP BĐ
KLSX < KL bán ra PP CP Đ < PP CP BĐ
Chương 3: Các phương pháp xác định chi phí
3.1 Phương pháp xác định chi phí theo công việc ( đơn đặt hàng )
Đối tượng sử dụng: Thường được vận dụng tại các doanh nghiệp

Đặc điểm:

- Sản phẩm thường mang tính chất đơn chiếc, do sản xuất theo đơn đặt hàng
của khách

- Sản phẩm thường có giá trị cao

- Giá bán sản phẩm được xác định trước khi sản xuất theo hợp đồng đã ký
kết

- Sản phẩm thường có kích thước lớn, gắn liền với các yêu cầu kỹ thuật, tính
thẩm mỹ và thường thông qua bản thiết kế kỹ thuật dự toán chi phí

Ví dụ: Bưu thiếp, các doanh nghiệp xây dựng, hạng mục ông trình, các doanh
nghiệp thiết kế, khảo sát, dịch vụ sửa chữa ô tô,…

3.2 Vào đầu năm tài chính:


+ Ước tính tổng chi phí sản xuất chung phân bổ cho cả kỳ
+ Chọn tiêu thức phân bổ phù hợp, ước tính mức độ phát sinh của tiêu thức
đó.
+ Tính tỷ lệ (Hệ số) phân bổ CPSX chung ước tính (POHR)
POHR = Tổng CPSX chung ước tính / Tổng mức độ phát sinh ước tính
của tiêu thức phân tổ

Tính CPSXC phân bổ = POHR x Mức độ hoạt động thực tế

3.3 Các phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp
3.3.1 Phương pháp cực đại, cực tiểu.
+ Chi phí biến đổi, đơn vị sản phẩm
Chi phí ở mức hoạt động max−chi phí ở mức hoạt động min
b=
Mức độ hoạt động max−mức độ hoạt động min

+) Chi phí cố định (a) = Tổng chi phí hỗn hợp – Tổng chi phí biến đổi
1.3.2 Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất
Đặc điểm:

 Sản phẩm đồng nhất, đại trà, số lượng lớn, nên có cùng kích thước.
 Sản phẩm thường có giá trị không cao
 Giá bán thường được xác định sau khi sản xuất
Các phương pháp:

- Phương pháp bình quân:


+ Sản lượng tương đương: Chỉ quan tâm đến trong kỳ và cuối kỳ
+ Chi phí: Chi phí dở dang đầu kỳ + chi phí phát sinh trong kỳ
- Phương pháp FIFO
+ Sản lượng tương đương: Quan tâm đầu kỳ, trong kỳ và cuối kỳ
+ Chi phí: Trong kỳ
Chương 6 Phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận
6.1 Lợi nhận góp (Số dư đảm phí)
Khái niệm: Số tiền chênh lệch của doanh thu bán hàng (Thường là giá bán
chưa thuế) và chi phí biến đổi

Ý nghĩa:

 Phần bù đắp định phí và là căn cứ để tạo ra thu nhập thuần cho doanh nghiệp
 Khi doanh nghiệp đã đạt mức hòa vốn thì phần tăng thêm của lợi nhuận góp
là lợi nhuận thuần.
Công thức:

Lợi nhuận góp = Doanh thu – Biến phí

Lợi nhuận gióp đơn vị sản phẩm: Là phần chênh lệch của giá bán đơn vị sản
phẩm sau khi đã trừ đi biến phí đơn vị

Lợi nhuận góp đơn vị = Giá bán đơn vị sản phẩm – biến phí đơn vị sản
phẩm.

Nếu doanh nghiệp tăng sản lượng bán trong tháng thì mỗi sản phẩm bán
thêm sẽ làm lợi nhuận góp tăng 10 nghìn đồng, bán thêm 2 sản phẩm lợi nhuận góp
tăng 20 nghìn đồng. Nếu tăng n sản phẩm lợi nhuận gióp 10n nghìn đồng, Đấy là
nguồn trang trải định phí và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Lợi nhuận góp chính là phần bù đắp định phí và là căn cứ để tạo ra thu
nhập thuần cho doanh nghiệp. Trong ví dụ trên ta có lợi nhuận góp là 50.000 nghìn
đồng như vậy lợi nhuận thuần của doanh nghiệp là 5.000 nghìn đồng được tạo ra
sau khi lợi nhuận góp bù đắp định phí 45.000 nghìn đông

Lưu ý: Khi tăng cùng một mức sản lượng như nhau, những sản phẩm có lợi
nhuận góp đơn vị cao thì mức độ tạo ra thu nhập thuần cho doanh nghiệp là rất
lớn.

6.2 Lợi nhuận


Khi doanh nghiệp đạt được mức hòa vốn nghĩa là định phí đã được bù đắp
nên sau điểm hòa vốn phần tăng thêm của lợi nhuận góp khi tiêu thụ thêm một sản
phẩm không phải bù đắp định phí nữa và đó chính là lợi nhuận.
Lợi nhuận = (Số lượng SP TT thực tế - Số lượng SP hòa vốn)* Lợi nhuận góp đơn
vị SP

Hoặc = Sản lượng tiêu thụ trên điểm hòa vốn * Lợi nhuận góp đơn vị

Hoặc = (Số lượng tiêu thụ thực tế * Lợi nhuận góp đơn vị) – Định phí

Hoặc = (Doanh thu tiêu thụ thực tế - doanh thu hòa vốn)*Tỷ lệ lợi nhuận góp

Hoặc = (Doanh thu tiêu thụ thực tế *Tỷ lệ lợi nhuận góp) – Tổng định phí

6.3 Tỷ lệ lợi nhuận góp


Khái niệm: là tỷ số giữa lợi nhuận góp trên doanh thu hay giữa lợi nhuận
góp đơn vị và giá bán chưa thuế

Công thức:
Lợi nhuận góp Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm
Tỷ lệ lợi nhuận gióp = Doanhthu
*100 = Giá bán
*100

Ví dụ: Tỷ lệ lợi nhuận góp 33,33%

Điều này có ý nghĩa: Khi doanh nghiệp tăng doanh thu, mỗi đồng doanh thu
tăng thêm tạo cho lợi nhuận góp tăng 33,33%, định phí không thay đổi lợi nhuận
thuần tăng thêm 0.33 đồng.

Tỷ lệ lợi nhuận góp cho ta biết khi doanh nghiệp thu được 100 đồng doanh
thu tiêu thụ thì trong đó có bao nhiêu đồng thuộc về lợi nhuận góp, bao nhiêu đồng
thuộc về biến phí. Ví dụ tỷ lệ lợi nhuận góp là 33% có nghĩa là: Nếu doanh số là
100 đồng thì tổng lợi nhuận góp sẽ là 33 đồng và biến phí là 33 đồng. Tỷ lệ lợi
nhuận góp càng cao chứng tỏ biến phí thấp và lợi nhuận góp cao, khả năng tạo lợi
nhuận cho doanh nghiệp tốt.

Sản phẩm nào có tỷ lệ lợi nhuận góp cao thì mức độ tạo ra lợi nhuận thuần
lớn hơn.

6.4 Điểm hòa vốn

Khái niệm:
- Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu vừa đủ bù đắp tổng chi phí (
(Tổng doanh thu = tổng chi phí)
- Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng lợi nhuận góp của doanh nghiệp tạo ra
vừa đủ bù đắp tổng định phí
(Tổng lợi nhuận góp = tổng định phí)
- Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh nghiệp không lãi và không lỗ
(lợi nhuận bằng 0)

Công thức:
Tổng định phí
Sản lượng hòa vốn = Lợi nhuận góp dơn vị

Chi phí cố định


Doanh thu hòa vốn = Tỷ lệ lợi nhuận góp = sản lượng hòa vốn*đơn giá

6.5 Sản lượng, Doanh thu đạt lợi nhuận mong muốn

Lợi nhuận mong muốn = Doanh thu – Tổng chi phí

LN mong muốn = giá bán * sản lượng – CPBĐ – CPCĐ

LN mong muốn = giá bán*SL – CPBĐ 1 đơn vị*SL – CPCĐ

LN mong muốn = SL(giá bán – CPBĐ 1 đơn vị) – CPCĐ

LN mong muốn + CPCĐ = SL*(giá bán – CPBĐ 1 đơn vị)


ln mongmuốn+CPCĐ
SL = Giá bán−CPBĐ 1 đơn vị

Doanh thu để đạt được sản lượng mong muốn


ln mong muốn+CPCĐ
DT = Tỷ lệ lợi nhuận góp = giá bán * sản lượng

6.6 Khoảng an toàn

Khái niệm: Doanh thu an toàn là phần chênh lệch giữa doanh thu thực tế và
doanh thu hòa vốn
Công thức:

Khoảng an toàn = Doanh thu thực tế (Doanh thu dự toán) – Doanh thu hòa
vốn
Khoảngan toàn
Tỷ lệ an toàn = Doanhthu dự kiến *100

6.7 Độ lớn đòn bẩy hoạt động


Đo lường độ nhạy cảm của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh khi có sự biến
động của mức tiêu thụ

Công thức:
∆ % lợi nhuận thuần HĐKD Lợi nhuận góp
DOL = ∆ % sản lượngtiêu thụ
= Lợi nhuậnthuần từ HĐKD

Ví dụ: DOL = 2,5


 Khi mức tiêu thụ tăng (giảm) 1% thì lợi nhuận thuần tăng (giảm) 2,5
6.8 Phân thích quan hệ V-C-P để ra quyết định kinh doanh
1. Quyết định thay đổi định phí và doanh thu

2. Quyết định thay đổi biến phí và doanh thu

3. Quyết định thay đổi định phí, giá bán và doanh thu

4. Quyết định thay đổi định phí, biến phí và doanh thu

5. Quyết định thay đổi kết cấu bán hàng

You might also like