Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Nhưng danh vọng có bao giờ đủ? Lòng tham con người có bao giờ cạn?

Lợi dụng điều đó, đồng tiển đã


nhanh chóng chế ngự, quyến rũ, mê hoặc một số người không có bản lĩnh vững vàng trước cám dỗ vật
chất, biến họ thành tay sai đắc lực cho nó. Đó là nguồn gốc của những loại tội phạm mà ta vẫn thường
thấy trên phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày như: tham nhũng, buôn lậu, buôn ma tuý, đâm thuê,
chém mướn, cờ bạc… gây bao thiệt hại nặng nề cho đất nước. Chúng ta cần thừa nhận sức mạnh ghê gớm
của đồng tiền. Ghê gớm chứ không phải vạn năng. Bởi có một thứ trên đời anh có nhiều tiền đến đâu
cũng không thể mua nổi, đánh đổi cả cuộc đời mình cũng không thể cố được, đó là những giá trị thùộc về
tinh thần như trí tuệ, tình yêu, lòng nhân ái. phẩm chất, óc sáng tạo… và nhất là hạnh phúc.

Tuy nhiên, nếu coi đồng tiền là mục đích cao nhất của cuộc đời, làm tất cả để có được nó thì sớm muộn gì
anh cũng phải trả giá rất đắt: bị huỷ hoại nhân cách, gia đình tan nát, mọi người khinh bỉ, xa lánh,…
Chẳng ai muốn sống một cuộc đời như thế cả. Bởi vậy, phải tạo được sự hài hoà giừa tiền tài và hạnh
phúc, giữa đời sổhg vật chất và đời sống tinh thần, trên cơ sở đó hạnh phúc được xây dựng nên mới vững
chắc.

Bởi thế, ai cũng có "cái tôi" đầy ham muốn chế ngự sẵn trong người, nên ai cũng có lòng tham, ai cũng
muốn mình có thật nhiều tiền, muốn mình thật giàu có để thỏa mãn mọi sở thích, mọi nhu cầu và có thể
giúp đỡ những người khó khăn hơn, đồng thời để tạo điều kiện cho mình phát triển hơn nữa.

Mặt khác, tâm lí của những kẻ lắm tiền là thường muốn thử tất cả những cái lạ nhất, "mốt" nhất, "sành
điệu" nhất. Nên đôi khi, tiền bạc lại có thể làm tha hóa, làm hư hỏng con người, thậm chí là dẫn họ tới con
đường phạm pháp. Và rồi, chính bản thân bạn sẽ đưa bạn vào chỗ sa ngã, nhấn chìm bạn vào đống bùn
nhơ, hủy hoại cuộc đời, hủy hoại tương lai của bạn. Chính vì thế, dù là người giàu có, hay người nghèo
túng, bạn cũng hãy sống lạc quan lên, và bạn phải biết rằng: Tiền không phải là tất cả.

Con người ta đi đến chữ danh bằng năm bảy đường khác nhau: Người thì dựa vào tài đức
chính mình; kẻ phải cậy vào tiền tài, thế lực người khác; người thì lưu danh nhờ những công
trình lợi dân, ích nước; kẻ để tiếng bằng những thủ đoạn xấu xa.

Trong cuộc sống, lắm khi chữ danh gắn với chữ lợi (danh lợi) khiến con người ta bằng
mọi giá để đạt được dù là hư danh. Cho nên có danh đấy, thực chất không có giá trị gì,
lúc này trở thành không có danh giá, mất danh dự.

Tiếc rằng, dư luận xã hội vẫn chưa lên án mạnh mẽ, quyết liệt với những hiện tượng
háo danh chạy bằng, chạy chức, chạy học vị, chạy các loại danh hiệu này nọ. Nhiều vị
chạy học hàm kiếm cho bằng được danh giáo sư, phó giáo sư dù chẳng dạy giờ nào,
mà dù có dạy cũng không ai chịu khó nghe lần thứ hai, các vị này thường được gọi là
“giáo sư gây mê”. Tri thức xã hội không vì thế mà giàu lên, trái lại “đạo học” có nguy cơ
suy vong, khan hiếm nhân tài đích thực.

Trước tiên, lý do khiến cho nhiều cá nhân có suy nghĩ “có tiền là có quyền” đó chính là con người luôn
coi đồng tiền là mục đích cao nhất của cuộc đời, làm tất cả để có được nó thì sớm muộn gì anh cũng phải
trả giá rất đắt: bị huỷ hoại nhân cách, gia đình tan nát, mọi người khinh bỉ, xa lánh,…

You might also like