Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Ảnh hưởng của quê hương và gia đình đối với sự hình thành,

phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.


Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên ở một vùng quê giàu truyền thống văn hiến và cách
mạng. Vùng quê ấy, trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, thường xuyên
đương đầu với muôn vàn thử thách, tàn phá do giặc giã, thiên tai, trong khổ đau vẫn
gan góc, trong mất mát vẫn kiên cường, trong đói nghèo vẫn “đói sạch, rách thơm”; là
“đất phên dậu”, “đất Cối Kê”, “thành đồng ao nóng của nước”.

Hình ảnh Bác Hồ về thăm Nghệ An năm 1961

Ngày 19/5/1890 tại Làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An,
một người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã cất tiếng khóc chào đời, Người đã làm
“rạng rỡ dân tộc ta, Nhân dân ta và non sông đất nước ta”, Người chính là Chủ tịch Hồ
Chí Minh - Vị lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc, Người thầy vĩ đại của cách mạng
Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Người chiến sĩ Cộng sản quốc tế mẫu mực,
Danh nhân văn hóa kiệt xuất.

Truyền thống yêu nước của quê hương xứ Nghệ đã góp phần hình thành nên hoài
bão cứu nước của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành và chủ nghĩa yêu
nước mà đỉnh cao là chủ nghĩa anh hùng cách mạng
Xứ Nghệ là vùng đất lâu đời và có bề dày truyền thống yêu nước rất đáng tự hào trong dòng
chảy lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Không phải ngẫu nhiên mà người xưa đã nói: “… Nghệ An núi cao, sông sâu, phong
tục trọng hậu, cảnh tượng tươi sáng, gọi là đất có danh tiếng hơn cả ở Nam châu…
thực là nơi hiểm yếu như thành đồng, ao nóng của cả nước và là then khóa của các
triều đại.”

Nghệ An nhìn từ trên cao

Nhìn trong lịch sử dân tộc, những tên tuổi lớn như Mai Hắc Đế, Hồ Quý Ly, Nguyễn Huệ –
Quang Trung, Phan Bội Châu, Nguyễn Trường Tộ…hoặc sinh ra hoặc khởi nghiệp và
thành danh ở nơi này.
Khi Bác cất tiếng khóc chào đời, khói lửa của phong trào Cần Vương, bên kia sông Lam dấy
lên cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng, Nguyễn Xuân Ôn. Ở ngay trước nhà là giếng Cốc,
nơi bọn thực dân Pháp ra lệnh tát nước để tìm vũ khí của “Chung nghĩa binh” khi chúng đàn
áp được cuộc khởi nghĩa của Vương Thúc Mậu (1886).Hình ảnh người anh hùng của quê
hương, người bạn của ông ngoại hy sinh ngay tại làng để bảo toàn khí tiết đã từng gây xúc
động mạnh trong lòng cậu bé Nguyễn Tất Thành. Khi chứng kiến cảnh lầm than của nhân dân
quê mình, Người thấm thía về thân phận khổ đau của đồng bào. Đó là thuế khoá nặng nề, dân
bị bắt đi lính, đi làm phu, làm đường từ Cửa Rào đi Xiêng Khoảng (Lào). Những cuộc ra đi ấy
hầu hết không có ngày về, nhân dân lầm than, ai oán.

Trong thời kỳ chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, Nghệ An không chỉ nhiệt
thành hưởng ứng khởi nghĩa Hai Bà Trưng, khởi nghĩa Bà Triệu, khởi nghĩa Lí Bí,
cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ… mà còn tự mình đứng ra dương cao ngọn cờ khởi
nghĩa đánh đuổi quân thù, xây dựng đất nước, đó chính là cuộc khởi nghĩa lớn do Mai
Thúc Loan lãnh đạo (năm 713 – 722).

Bước sang thời kỳ độc lập tự chủ, núi rừng, sông biển và con người nơi đây đã cùng hợp lực
với nhau tạo nên vị thế chiến lược của quốc gia: đất “phên dậu” thời Đinh – Tiền Lê – Lý; đất
“cối kê” thời Trần; đất “đứng chân” và “thang mộc” thời Hậu Lê; đất “Phượng Hoàng Trung
Đô” thời Tây Sơn; là “thành đồng ao nóng” và giữ vị trí then khóa của biết bao triều đại. Từ
khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân Nghệ An cùng các nhà văn thân đã tỏ rõ quyết
tâm “đánh cả Triều lẫn Tây”, mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do Trần Tấn và Đặng Như Mai
lãnh đạo. Đến khi phong trào Cần Vương dấy lên, Nghệ An không chỉ sục sôi với cuộc khởi
nghĩa của Nguyễn Xuân Ôn – Lê Doãn Nhã, mà còn hưởng ứng mạnh mẽ cuộc khởi nghĩa
Hương Khê của Phan Đình Phùng lãnh đạo phát triển ra.
Bước sang đầu thế kỷ XX, cuộc vận động giải phóng dân tộc bùng lên với phong trào Đông
Du và cuộc vận động Duy Tân theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản. Không ai khác,
chính Phan Bội Châu – người con ưu tú của quê hương Nam Đàn, Nghệ An là linh hồn của
phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam trước khi Nguyễn Ái Quốc xuất hiện.
Tìm hiểu về nhà chí sỹ nhiệt thành Phan Bội Châu, có thể nói đã ảnh hưởng đáng kể đối với
gia đình của cậu Nguyễn Tất Thành. Ông Sắc – thân sinh của Bác rất tâm đắc với cụ Phan về
tấm lòng yêu nước, thương dân. Chị Thanh và Anh Khiêm về sau đã có những hoạt động theo
gương của cụ Phan. Còn bản thân cậu Nguyễn Tất Thành đã được nghe nhiều chuyện, thuộc
nhiều thơ ca chứa chan lòng yêu nước của cụ. Có 2 câu thơ cổ của Viên Mai mà Cụ Phan Bội
Châu thường ngâm lúc uống rượu “Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch/ Lập thân tối hạ thị văn
chương…”, Nghĩa là: “Mỗi bữa không quên ghi sử sách/ Lập thân hèn nhất ấy văn
chương”, ý muốn khuyên các sĩ phu và lớp trẻ từ bỏ con đường thi cử lỗi thời để lo việc cứu
nước. Câu thơ đã tác động nhiều đến Nguyễn Tất Thành và góp phần định hướng cho người
thiếu niên sớm có hoài bão lớn, mãi sau này Người vẫn nhớ.

Phan Bội Châu (1867 – 1940)


Sinh ra trong một gia đình Nho học yêu nước, chứng kiến sự thất bại của phong trào yêu
nước, các cuộc khởi nghĩa diễn ra trên chính quê hương mình và sự “bất lực” của các bậc tiền
nhân… tất cả đã nung nấu, thôi thúc người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi và
tìm kiếm một con đường cứu nước mới.
Truyền thống văn hóa của quê hương xứ Nghệ đã góp phần trang bị cho Hồ Chí Minh một
vốn kiến thức uyên thâm một tinh thần hiếu học sâu sắc
Xứ Nghệ là một trong số ít những vùng đất tạo nên được dấu ấn sâu đậm trong bản sắc văn
hóa của dân tộc, đó chính là vùng văn hóa xứ Nghệ. Những dấu tích văn hóa, lịch sử xưa như:
Thẩm Ồm, Làng Vạc, Rú Trăn, Vạn An, Nhạn Tháp, Rú Thành, Phượng Hoàng – Trung Đô,
cùng với hàng ngàn di tích trải qua bao lớp bụi thời gian nhưng vẫn được lưu giữ, hiện hữu
và trường tồn.
Trong quá trình chinh phục và cải tạo tự nhiên, cộng đồng cư dân nơi đây đã tạo nên một kho
tàng văn hóa dân gian rất phong phú, đa dạng. Đó là những làn điệu dân ca, hát ví, hát dặm,
hát đò đưa, hát phường vải trữ tình… Những bài ca dao, tục ngữ, truyện kể, trường ca, sử
thi… đậm đà bản sắc xứ Nghệ
Xứ Nghệ nổi tiếng là vùng đất hiếu học. Hình ảnh thầy đồ Nghệ đã trở thành biểu tượng khắc
họa của nền giáo dục Nho học. Từ thời Trần, xứ Nghệ đã có Trại Trạng Nguyên. Từ truyền
thống hiếu học đó đã sản sinh ra nhiều nhà khoa bảng nổi danh như: Trạng Nguyên Bạch
Liêu, Trạng nguyên Hồ Tông Thốc, Thám hoa Nguyễn Văn Giao, Thám hoa Phan Thúc Trực,
Tiến sỹ Ngô Trí Hòa…
Nghệ An cũng là nơi có nhiều nhà giáo trứ danh như: Thám hoa Nguyễn Đức Đạt, Nguyễn
Thức Tự, Phan Bội Châu… và có cả một tầng lớp trí thức bình dân đông đảo thường đi khắp
nơi trong nước để dạy học. Đó là những thầy đồ Nghệ. Ngoài các thầy đồ còn có nhiều thầy
thuốc, hành nghề với phương châm “Nam dược trị Nam nhân” và lấy y đức “trị bệnh cứu
người” làm lẽ sống...
Tuổi thơ của cậu bé Nguyễn Sinh Cung được tắm mình trong mạch nguồn văn hóa của quê
hương. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình văn hóa yêu nước, lại là người có tâm hồn nhạy
bén, chất văn hóa xứ Nghệ đã sớm kết tinh đậm nét ở Người. Thừa hưởng truyền thống văn
hóa tốt đẹp của gia đình và quê hương là cơ sở để Người lĩnh hội văn hóa dân tộc, tiếp cận với
tinh hoa văn minh nhân loại và vươn tới chân lý cứu nước mới.
Truyền thống lao động cần cù, đùm bọc thương yêu nhau của cộng đồng cư dân xứ Nghệ
đã thúc đẩy Hồ Chí Minh thấu hiểu được cuộc sống của giai cấp cần lao, đem lại hạnh
phúc cho nhân dân lao động.
Xứ Nghệ - đất rộng, người đông, khí hậu khắc nghiệt. Từ xa xưa, người dân nơi đây đã phải
vật lộn với thiên nhiên để tồn tại và phát triển. Nhân dân lao động Nghệ An đã sớm biết đùm
bọc, thương yêu, hợp quần cố kết với nhau. Tình thương yêu mà họ giành cho nhau là chân
thành của những người lao động bình dị, chân quê, giàu lòng vị tha
Nhờ sớm được bồi đắp truyền thống lao động từ quê nhà, mang trong mình những đức tính tốt
đẹp, riêng có của con người Nghệ An, Người đã ra đi tìm đường cứu nước trong tư thế của
một người lao động với hai bàn tay trắng. Và trên hành trình tìm đường cứu nước, chính lao
động không chỉ giúp mưu cầu sự sống mà còn là một phương cách hữu hiệu để Người hoạt
động yêu nước, hoạt động cách mạng, thấu hiểu được tâm tư, tình cảm và ước vọng của giai
cấp cần lao, tiếp thu và vận dụng thành công Chủ nghĩa Mác Lênin – hệ tư tưởng của giai cấp
vô sản vào hoàn cảnh của Việt Nam.
Như vậy, cái nôi quê hương giàu truyền thống bất khuất với những bản sắc riêng của xứ Nghệ
đã tạo cho HCM có lòng yêu nước thương dân, chí căm thù giặc, kích thích cao độ ý chí của
Bác, giúp Người có thêm nhận thức mới, tình cảm mới, nghị lực mới, tầm nhìn mới.
Truyền thống gia đình:
Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nghèo có truyền thống nho học nguồn gốc nông dân
rất coi trọng đạo đức truyền thống, học vấn và phương pháp giáo dục con cái. Các thành viên
trong gia đình từ ông bà ngoại, bố mẹ, gì cháu, anh chị em đều gắn bó, đùm bọc, yêu thương
nhau, hy sinh vì nhau và rất gần gũi, thân tình, đoàn kết với bà con lối xóm. Một gia đình
không chỉ dạy con bằng lời nói mà bằng những việc làm, những tấm gương mẫu mực của cha
mẹ, ông bà với con cháu, anh chị đối với em. Có thể nói gia đình chính là nhân tố đầu tiên
hình thành nhân cách cao thượng, tình yêu quê hương đất nước của Bác sau này.
Ông ngoại Bác, một thầy giáo đức độ và giàu lòng nhân ái. Người đã cưu mang giúp đỡ, nuôi
dưỡng và dạy dỗ thân sinh Bác (Nguyễn Sinh Sắc). Cụ đã dày công dạy chữ, kèm cặp và còn
gửi Nguyễn Sinh Sắc đi học ở thầy Nguyễn Thức Tự ở Nghi Lộc, Nghệ An – Một thầy đồ nổi
tiếng ở Nghệ Tĩnh lúc bấy giờ để học tập, giúp cho cậu tiếp tục phát triển hơn nữa. Sau này
mến đức, cảm tài của học trò nghèo, vượt qua lễ giáo phong kiến ngày xưa là “môn đăng hộ
đối”, cụ đã gả con gái Hoàng Thị Loan cho Nguyễn Sinh Sắc. Một tấm gương sáng về lòng
nhân ái, yêu thương con người vượt qua sự phân biệt giàu nghèo của xã hội phong kiến lúc
bấy giờ.

Cũng không phải dễ tìm thấy một tấm gương người vợ, người mẹ như bà Hoàng Thị Loan –
một phụ nữ nông thôn, chịu thương chịu khó, tần tảo sớm hôm làm ruộng, dệt vải nuôi chồng
ăn học và nuôi các con khôn lớn. Người phụ nữ vì tương lai của chồng, hạnh phúc của các
con đã dũng cảm vượt ra khỏi lũy tre làng đến kinh đô Huế, giúp chồng ăn học, chăm con.
Những câu hát, lời ru ngọt ngào chứa đựng những tình cảm yêu thương của mẹ hay hình ảnh
người mẹ chân đi đôi dép mo cau, đôi gánh trên vai, một bên là con, một bên là cả gia tài
mang theo, vượt bao gian khổ hiểm nguy, trèo đèo lội suối không bao giờ phai mờ trong tâm
trí của cậu bé Nguyễn Sinh Cung – Nguyễn Tất Thành. Bà ra đi ở tuổi đời 33 đầy xuân sắc,
18 năm sống bên chồng, bên con, chăm sóc, dưỡng dục, yêu thương. Những hình ảnh đẹp đẽ,
cao cả và những tình cảm ấm áp, xúc động về mẹ mãi in đậm trong tâm trí của Bác sau này.
Thân sinh của Bác, ông Nguyễn Sinh Sắc mồ côi bố mẹ từ lúc lên 4 tuổi, cuộc sống tự lập, vất
vả từ tấm bé. Nhờ sự cưu mang của Cụ Hoàng Đường đã có vốn học vấn uyên bác về hán học
và nho giáo kết hợp với đạo lý và văn hóa truyền thống của dân tộc. Với nhân cách cao
thượng, cụ sống giản dị, thanh bạch, yêu nước, thương dân, căm ghét bọn thực dân tay sai. Dù
là sống ở quê nhà hay là ở kinh đô Huế, cụ luôn dạy con với phương châm “Vật dĩ quan gia,
vi ngô phong dạng” (Đừng lấy phong cách nhà quan làm phong cách nhà mình). Vì vậy khi
đậu Phó bảng về Làng Sen sinh sống hay những năm tháng ở Huế giữ chức “Thừa biện bộ
lễ”, ông vẫn luôn giữ nếp sống dân giã, đạm bạc. Không có điều kiện mua sắm như những gia
đình giàu có, cha con mua tôm cá kho mặn ăn dần.
Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, tấm gương ý chí kiên cường, vượt qua gian khổ, khó khăn.
Người cha luôn chú ý giáo dục lý tưởng, đạo đức, kiến thức và bồi đắp ý chí cho con. Chắc
chắn rằng nhân cách này ảnh hưởng rất sâu sắc đến suy nghĩ, đường đi, tư tưởng của cậu
Nguyễn Tất Thành sau này.

=> Có thể thấy, tuổi thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh như tờ giấy trắng mà cha mẹ là những
người đã viết dòng đầu tiên, định hướng nhân cách, toả sáng tâm hồn, bồi đắp lòng bác ái,
tình nghĩa đồng bào cho Người. Yếu tố gia đình, với sự tác động và ảnh hưởng của đấng sinh
thành giữ vai trò quan trọng, đặt nền móng và kiến tạo nên lòng yêu nước, thương dân, ý chí
cứu dân, cứu nước; tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người

Nguồn : https://dbndnghean.vn/truyen-thong-que-huong-gia-dinh-voi-su-hinh-thanh-nhan-cach-tu-
tuong-yeu-nuoc-cua-chu-tich-ho-chi-minh-5253.htm

You might also like