ĐẤT NƯỚC-NKĐ (P2)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

ĐẤT NƯỚC

(Trích “Trường ca Mặt đường khát vọng”- Nguyễn Khoa Điềm)


Luận đề 2. Những cảm xúc, suy tư và sự cắt nghĩa khái niệm Đất Nước mới mẻ của tác giả từ nhiều
phương diện (địa lý, lịch sử, văn hóa)
a. Dưới phương diện địa lý, Đất Nước là không gian gần gũi, gắn với tình yêu lứa đôi, trong sinh hoạt
đời thường; là không gian rộng lớn, mênh mông, thiêng liêng mà bình dị; là nơi sinh tồn của bao thế
hệ
a.1. Đất Nước là không gian gần gũi, gắn với tình yêu lứa đôi, trong sinh hoạt đời thường
“Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”
- Tác giả giải thích từ “Đất Nước” theo hình thức chiếc tự, từ cái riêng, đến cái chung, từ việc tách ra rồi gộp
lại, khi thì “Đất là…, Nước là…”, lúc lại “Đất Nước là…”→ Đất Nước được khám phá, định nghĩa ở nhiều
chiều, giúp người đọc nhận định rõ hơn, toàn diện hơn, sâu sắc hơn về Đất Nước
- Điệp khúc “Đất là…, Nước là…, Đất Nước là…” thể hiện như một định nghĩa, khái niệm nhưng không còn
trừu tượng, mà trở nên cụ thể, gần gũi, thân thiết hơn. Đây chính là sự kết hợp giữa chất trí tuệ- chính luận
và trữ tình- thi vị.
- Đất Nước trong định nghĩa của Nguyễn Khoa Điềm không cao siêu, trừu tượng mà nó chỉ đơn giản là
không gian sinh hoạt gần gũi, thân thuộc của mỗi con người, của “anh và em”
• “Đất là nơi anh đến trường”- đơn giản là con đường rợp bóng mát đưa anh đến lớp, là nơi ghi dấu kỷ niệm
đầu đời, cung cấp hành trang, tri thức giúp chúng ta tự tin hơn, hoàn thiện nhân cách hơn để trở thành những
người công dân có ích, làm chủ cuộc sống, chủ quê hương xứ sở.
• “Nước là nơi em tắm”- là dòng sông mát trong êm đềm, dòng sông chở nặng phù sa làm hoa lá tươi tốt,
làm nên vùng đất màu mỡ, phì nhiêu, vun trồng cho những bãi mía, nương dâu; là nơi để em vẫy vùng thỏa
thích trong làn nước mát, để gột rửa tâm hồn thêm trong sáng, để thêm yêu những ngày tháng tự do. Như
một nhạc sĩ đã từng có những câu ca:
“Qua nửa đời phiêu dạt, con lại về úp mặt vào sông quê
Ơi con sông dạt dào như lòng mẹ
Chở che con đi qua chớp bể mưa nguồn
Từng hạt phù sa tháng ba, tháng bảy
Từng vị heo may trên má em hồng”
(Nguyễn Trọng Tạo)
• Không chỉ vậy, Đất Nước còn gắn với tình yêu lứa đôi, là nơi chốn hẹn hò của đôi lứa yêu nhau, của cả
“anh và em”
+ “Đất Nước là nơi ta hò hẹn”- đó có thể là giếng nước, gốc đa, mái đình,…những nơi chốn thanh bình của
làng quê, nó không còn là không gian riêng tư, mà giờ đây tất cả quyện hòa vào nhau một cách hài hòa,
nồng đượm. Đất Nước trở thành minh chứng cho tình yêu của “anh và em”
+ Sau những chuỗi ngày hò hẹn ấy, Đất Nước trở thành nơi chờ đợi, trong nỗi nhớ nhung của người con gái
dành cho người mình thương “Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”. Trong ý thơ
này, nhà thơ đã tinh tế vận dụng thành công hình ảnh trong câu cao dao- dân ca ngọt ngào, sâu lắng
“Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt”
→ Từ không gian riêng tư, đến không gian chung, từ những hình gợi nhắc tuổi thơ, cho đến khi trưởng
thành, Nguyễn Khoa Điềm đã cho người đọc cảm nhận một hình ảnh Đất Nước cứ lớn dần lên theo năm
tháng, gắn bó trong đời sống tâm hồn, trở thành một điều không thể quên trong ký ức của mỗi con người, và
gợi lên một tình yêu thủy chung son sắt đối với Đất Nước. Cũng như Chê Lan Viên từng viết:
“Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi con sông”
a.2. Đất Nước là không gian rộng lớn, mênh mông mà gần gũi, thiêng liêng, kì vĩ mà bình dị; là nơi sinh
tồn của bao thế hệ
“Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc
Nước là nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ”
- Nhà thơ tiếp tục say sưa với những định nghĩa về Đất Nước, ông lý giải sâu sắc hơn về Đất Nước trên
phương diện không gian địa lý. Đó là không gian tráng lệ, mênh mông rộng lớn của một vùng lãnh thổ
• Ý thơ được nhà thơ tiếp tục sử dụng những câu dân ca, điệu hò xứ Huế sâu lắng, ý nhị “con chim phượng
hoàng bay về hòn núi bạc; con cá ngư ông móng nước biển khơi” để nêu lên quan niệm về Đất Nước
• Hình ảnh “con chim phượng hoàng, hòn núi bạc” gợi ta liên tưởng đến dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, vững
chãi, kiên cường qua bao năm tháng; “Con cá ngư ông, nước biển khơi” gợi nhắc về biển Đông mênh mông
rộng lớn.
→ Cách nói này giúp ta hình dung về dải đất cong cong hình chữ S là một đất nước không chỉ giàu tài
nguyên thiên nhiên, rừng vàng biển bạc, mà còn là một Đất Nước huy hoàng, hùng vĩ, giàu đẹp
- Đất Nước hùng vĩ ấy còn gắn với không gian sinh tồn thiêng liêng của dân tộc, được nhìn với một quãng
thời gian rất dài “đằng đẵng”. Đó là sự kết hợp trong cái nhìn “chiều rộng không gian và chiều dài lịch sử”
• “Thời gian đằng đẵng” là cả một chiều dài lịch sử, từ quá khứ cho đến hôm nay và cả mai sau, trong chiều
dài của “thời gian” đã có bao thế hệ cha anh thay nhau nằm xuống để bảo vệ, gìn giữ quê hương này.
• “Không gian mênh mông” có thể hiểu là sông núi, bờ cõi, là ba miền Bắc- Trung- Nam liền một dãi, gắn bó
như máu thịt, mãi là niềm tự hào, thương nhớ trong mỗi con người Việt Nam, như câu ca một thời của
Huỳnh Văn Nghệ
“Ai về bắc, ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ thuở mang gươm đi mở cõi
Trời nam thương nhớ đất Thăng Long”
- Hai từ láy “đằng đẵng, mênh mông” kết hợp cụm từ “nơi dân mình đoàn tụ” đã lột tả một đất yêu chuộng
hòa bình, giàu truyền thống đoàn kết, yêu thương với quan niệm “tình làng nghĩa xóm”. Đó là một dân tộc
mà từng con người đã gắn bó, đồng tâm hiệp lực đứng lên dựng nước và giữ nước, bảo vệ từng tấc đất quê
hương qua bốn ngàn năm lịch sử. Đồng thời khẳng định rõ ràng hơn về chủ quyền Đất Nước, bác bỏ một
cách thẳng thừng lời nói sặc mùi cai trị của đế quốc Mỹ lúc bấy giờ “Biên giới Hoa Kỳ kéo dài tới vĩ tuyến
17. Ở đâu có tiền, có sung sướng, ở đó là Tổ quốc mình”
→ Vốn là người trí thức suy tư , triết lý, cách lý giải của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước không
hề giản đơn. Bởi Đất Nước ta trải qua bốn nghìn năm lịch sử hết chia cắt rồi lại hợp tan. Phải chăng sự
bóc tách Đất Nước thành hai thành tố để định nghĩa rồi lại quy hợp lại cũng là dụng ý của nhà thơ khi
khẳng định cho việc Đất Nước Việt Nam dù có bị chia cắt thì sau cùng vẫn sẽ là một quần thể thống nhất
trên bản đồ thế giới với hai tiếng “Việt Nam” hô vang, như chính nhà thơ Lê Minh Xuân cũng từng viết:
“Có nơi đâu đẹp tuyệt vời
Như sông, như núi, như người Việt Nam
Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang
Cà Mau cuối đất mỡ màng phù sa
Trường Sơn chí lớn ông cha
Cửu Long lòng mẹ bao la sóng trào
Mặt trời ánh sáng tự hào
Dáng đi cũng lấp lánh màu tự do
Bốn ngàn năm dựng cơ đồ
Vạn năm từ thuở ấu thơ loài người
Ôi Việt Nam! Việt Nam ơi!
Việt Nam, ta gọi tên Người thiết tha”
(trích “Nguyễn Văn Trỗi”)
b. Dưới phương diện lịch sử , Đất Nước gắn với cội nguồn, sự tiếp nối của các thế hệ từ quá khứ đến
hiện tại và tương lai để làm nên Đất Nước trường tồn
“Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau”
- Nguyễn Khoa Điềm nhấn mạnh Đất Nước gắn với cội nguồn qua hình ảnh “nơi Chim về, nơi Rồng ở”-
thiêng liêng, kì vĩ, nơi “đất lành chim đậu”.
+ Đó là vùng núi cao, hùng vĩ, nơi miền ngược mà mẹ Âu Cơ- nguồn gốc là Chim (Tiên) đưa 50 con trở về
+ Đó là vùng sông nước mênh mang, trù phú, nơi miền xuôi mà cha Lạc Long Quân- nguồn gốc là Rồng
(Thần) cùng 50 con ở lại
→ Dù là vùng núi cao hay đồng bằng, dù miền ngược hay miền xuôi, dù đất liền hay biển khơi…nơi nào
cũng có con dân nước Việt với nòi giống “Rồng Tiên” sinh sống, quần cư, lao động… từ bao đời nay, và làm
nên Đất Nước.
- Câu thơ trữ tình- chính luận của Nguyễn Khoa Điềm lại một lần nữa khơi gợi trong tâm trí con người Việt
Nam về câu chuyện truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”- Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra nhân dân ta trong
bọc trứng, vì thế mới có hai chữ “đồng bào”. Điều đó nhằm lý giải nguồn gốc của người Việt- 54 dân tộc-
tất cả đều là anh em một nhà, dù có lên rừng xuống biển, dù hiện có bị ngăn cách về địa lý, không gian trắc
trở… thì nguồn cội từ xa xưa vẫn được đẻ ra từ trong một “bọc trứng”
→ Nguyễn Khoa Điềm thể hiện niềm tự hào sâu sắc về mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, tự hào là con Rồng
cháu Lạc, là con cháu Hùng Vương.
- Đất Nước ở đây còn là sự tiếp nối giữa các thế hệ quá khứ, hiện tại và tương lai
+ “Những ai đã khuất” là những con người trong quá khứ, những con người “sống giản dị chết bình tâm”,
những con người đã có công dựng nước và giữ nước…
+ “Những ai bây giờ” là những người hiện tại, đang sống và chiến đấu vì mảnh đất này.
- Tất cả đều ý thức sâu sắc về sứ mệnh thiêng liêng “Yêu nhau và sinh con đẻ cái”, bảo tồn và duy trì nòi
giống “Rồng Tiên”
- Không những thế, từng thế hệ sau phải tiếp nối thế hệ đi trước “Gánh vác phần người đi trước để lại”.
Nghĩa là phải ý thức một phần trách nhiệm “gánh vác”, gìn giữ, bảo tồn những phong tục, truyền thống, đạo
lý, lối sống…của cha ông để lại với một tâm thế vững vàng, cứng cỏi, bền bỉ.
- Bên cạnh đó, Nguyễn Khoa Điềm đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của “người bây giờ”- người hiện tại-
“Dặn dò con cháu chuyện mai sau”. Nghĩa là truyền lại cho thế hệ “mai sau”, thế hệ con cháu trong tương
lai luôn ý thức về nguồn gốc tổ tiên, không bao giờ quên đi cội nguồn dân tộc
c. Dưới phương diện văn hóa, Đất Nước gắn với những quan niệm, phong tục, tập quán…kết tinh vẻ đẹp
tâm hồn Nhân dân
“Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”
- Hai câu thơ cuối gợi nhắc ta về truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Nhà thơ khéo léo dặn dò thế hệ sau phải ý thức về tổ tiên, cội nguồn dân tộc với ngày lễ Quốc tổ được tổ
chức hằng năm vào ngày mồng 10 tháng 3 (âm lịch) tại đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Bởi
Bác Hồ đã từng nói “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
- Câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm vận dụng sáng tạo câu ca dao:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày giỗ Tổ tháng ba mùng mười”
- Hai chữ “cúi đầu” thể hiện sự thành kính thiêng liêng mà rất đỗi tự hào về nguồn gốc cha ông. “Cúi đầu”
là hướng về lịch sử, hướng về bao thế hệ ca ông đã có công dựng nên nhà nước Văn Lang- Âu Lạc mà nay
là nước Việt Nam hùng cường, tự tin sánh vai với các cường quốc năm châu, làm nên những chiến công
“chấn động đia cầu” trong suốt chiều dài lịch sử 4000 năm dựng nước, giữ nước, đấu tranh chống giặc ngoại
xâm.
- Người Việt Nam mình dù có đi khắp thế giới nhưng trong tâm linh, đời sống tinh thần của họ luôn có một
ngôi nhà chung để quay trở về. Đó chính là quê cha đất tổ- Vua Hùng
- Chúng ta hãy lắng lòng lại để nghe những lời tưởng nhớ về công đức của các vua Hùng trong bài tế:
“Xin tri ân công đức các Vua Hùng, chúng con nay:
Sáu mươi ba tỉnh thành: Ơn đức Tổ tông
Năm mươi tư dân tộc: Tìm về cội rễ
Trăm con một bọc, yêu thương nhau như ruột thịt chan hòa
Một gốc trăm nhành, gắn bó mãi như keo sơn chặt chẽ
Bốn phương: Nam, Bắc, Tây, Đông
Trăm họ: Gái, trai, già, trẻ
Tạc lòng thắp nén tâm hương
Ghi dạ cúi đầu bái Tổ.
Xin Tổ Vương vạn thế anh linh
Giúp con cháu trăm điều chỉ vẽ
Chúng con nguyện:
Xây đất nước hùng mạnh phồn vinh
Cùng nhân loại giữ hòa bình hữu nghị
Sáng muôn đời Hồng Lạc tinh hoa
Cao muôn trượng Hùng Vương khí thế!”
d. Tiểu kết
- Thành công của đoạn thơ là vận dụng khéo léo chất liệu văn hóa, văn học dân gian khiến cho hình tượng
Đất Nước trở nên gần gũi, giàu sức biểu cảm. Điểm nổi bật nhất về nghệ thuật trong đoạn thơ là lố giải
thích: khi thì tách danh từ Đất Nước ra hai thành tố riêng lẽ, khi thì kết hợp lại cho chúng đứng liền kề nhau
để giải thích cho việc lý giải Đất Nước trở nên sâu sắc, cụ thể, vừa trữ tình vừa chính luận
- Đọc đoạn thơ, ta như được trở lại với từng không gian gần gũi của miền quê thanh bình, cùng hòa mình,
thả hồn vào những câu ca dao- dân ca ngọt ngào sâu lắng, được đắm mình trong lời ru của mẹ, của bà, và từ
đó càng tự hào về quê hương Việt nam

You might also like