Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

3.3.

2 Cấp cứu chấn thương bụng


Nhóm tài liệu: Tài liệu đào tạo – Chuyên môn
HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG- QUY TRÌNH CẤP CỨU
CHẤN THƯƠNG BỤNG
MÃ VĂN BẢN: VMEC_CM112 NGÀY PHÁT HÀNH LẦN ĐẦU: 17/06/2019
NGÀY PHÁT HÀNH: 09/06/2020 NGÀY HIỆU CHỈNH: 03/06/2020
ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG: Bác sĩ, điều dưỡng NGÀY HIỆU CHỈNH TIẾP THEO: 06/2023
Hồi sức cấp cứu và các khoa phòng liên quan
tại các bệnh viện

Các tiêu chí cần đạt


● Thời gian cấp cứu tình từ thời điểm tiếp nhận
o Thực hiện xong đánh giá lâm sàng ban đầu (primary survey): 10 phút
o Thực hiện xong lấy máu XN, thăm dò cấp cứu tại giường: 30 phút (ưu tiên xét
nghiệm nhanh POCT: khí máu, siêu âm FAST)
o CĐHA (xquang, CT scan, siêu âm) nếu có chỉ định: trong vòng 60 phút
o Nhận định tổn thương và định hướng xử trí cấp cứu (secondary survey): 60 phút
● Các tiêu chí điều trị đặc hiệu theo tổn thương
o Chấn thương tạng rỗng cần phẫu thuật sớm ; Các chấn thương vỡ tạng đặc gây
sốc mất máu do mất máu cấp trong ổ bụng cần phải được phẫu thuật sớm: 30 phút
o Kháng sinh (nếu có vết thương bụng, hoặc vỡ tạng rỗng ): ngay khi xác định chẩn
đoán hoặc trong vòng 1 giờ
o Hội chẩn chuyên khoa, ra kế hoạch xử trí: 45 phút

Báo cáo cho lãnh đạo chuyên môn các trường hợp:

● Bệnh nhân chấn thương có nguy cơ mất phần cơ thể hoặc nguy cơ tử vong
● Sốc chấn thương, sốc mất máu
● Nguy cơ không đủ máu truyền
● Cần chuyển viện vì thiếu chuyên khoa hoặc thiếu nhân lực (trừ trường hợp bệnh viện đã
có kế hoạch chủ động từ trước vì không có chuyên khoa)
● Kế hoạch chuyển viện nhưng có nguy cơ tử vong trên đường vận chuyển

164/364
● Bệnh nhân được quan tâm đặc biệt

Các cảnh báo, bẫy chẩn đoán và xử trí

● Bỏ sót tổn thương nếu không khám, đánh giá đầy đủ, chi tiết theo đúng trình tự và quy
trình khám, không bộc lộ đầy đủ khi khám. Bỏ sót các tổn thương phần khác của cơ thể
● Cần nhận định tổn thương theo cơ chế tác động trực tiếp, gián tiếp nhất là với chấn
thương áp lực mạnh, vết thương thấu bụng, ngực bụng (tổn thương phối hợp)
● Không kết hợp đối chiếu giữa lâm sàng và CĐHA dẫn đến đánh giá sai tổn thương
● Quá chú ý vào tổn thương nổi bật ấn tượng bên ngoài mà không quan tâm đầy đủ đến
toàn trạng và các tổn thương sâu của bệnh nhân
● Không theo dõi đầy đủ khi cho bệnh nhân đi chụp chiếu
● Cần tái khám đánh giá nhiều lần để kịp thời phát hiện các tổn thương bộc bộ về sau

1. Phản ứng cấp cứu


a) Các dấu hiệu lâm sàng cần đánh giá ngay
iii. Đánh giá huyết động:
1. Mạch: Nhanh, chậm. Diễn biến mạch sau đó
2. Huyết áp: Sự thay đổi huyết áp
3. Chảy máu nhìn thấy: Vết thương bụng
4. Chảy máu không nhìn thấy: Vỡ tạng đặc
5. Đặc biệt là tìm dấu hiệu tổn thương động mạch lớn
6. Sốc do đau
7. Đánh giá về ảnh hưởng của sơ cứu trước đó, các can thiệp trước đó
iv. Hoàn cảnh và cơ chế chấn thương:
1. Đâm xuyên do vật hoặc kim khí
2. Rơi độ cao
3. Tai nạn giao thông: cụ thể phương tiện, tốc độ
4. Súc vật tấn công
v. Giờ xảy ra chấn thương
vi. Thân nhiệt
b) Các yêu cầu cận lâm sàng và thăm dò cấp cứu

165/364
vii. Xét nghiệm nhanh: Sinh hoá nhanh; Công thức máu, nhóm máu, đông máu;
chức năng gan thận. Khí máu động mạch,
viii. CĐHA: Siêu âm FAST tại giường; Xquang; CT scan bụng. CT theo định vị
tổn thương qua FAST nếu có, CT cản quang nếu có nghi ngờ tổn thương
tạng, mạch máu.
ix. Đánh giá tổn thương phối hợp với triệu chứng kín đáo: Xét nghiệm thường
quy về tim mạch, hô hấp, sọ não tránh bỏ sót tổn thương kín đáo mà nguy
kịch đến tính mạng
c) Chẩn đoán phân biệt cấp cứu:
i. Phân tích cơ chế chấn thương để nhận định tổn thương phù hợp, chưa
phù hợp theo cận lâm sàng.
ii. Rối loạn các chức năng sống do tổn thương thứ phát: thiếu ô xy, giảm
thông khí tăng CO2, toan chuyển hóa, hạ thân nhiệt, hạ đường huyết…
iii. Phản ứng đau, tổn thương tại thành bụng che lấp tổn thương tạng trong
chấn thương bụng kín
iv. Phân biệt chấn thưong đơn thuần với chấn thương là thứ phát do bệnh lý
khác (ví dụ ngã do ngất, đột quỵ…)
d) Xử trí cấp cứu
x. Các xử trí khẩn cấp ngay để ổn định bệnh nhân:
1. Theo nguyên tắc ABCDE kết hợp xử lí nhanh tạm thời các tổn
thương gây rối loạn chức năng sống
2. Truyền dịch, máu và các chế phẩm máu nếu có chỉ định
3. Kiểm soát đau
xi. Xử trí đặc hiệu:
1. Với chấn thương bụng có vỡ tạng đặc gây sốc mất máu cấp, cần phải
được hội chẩn ngoại khoa để phẫu thuật ngay
2. Với chấn thương bụng cấp gây vỡ tạng rỗng, gây viêm phúc mạc cấp
cho kháng sinh phổ rộng sớm và hội chẩn ngoại khoa để phẫu thuật
sớm.
3. Với chấn thương bụng cấp có các tổn thương phối hợp (vết thương
ngực bụng), cần kết hợp xử trí vết thương ngực

166/364
4. Chấn thương bụng gây vỡ tạng đặc trong bao, cần theo dõi sát diễn
biến máu tụ, nhiễm khuẩn để có các biện pháp xử trí thích hợp.
2. Xử trí chuyên sâu và điều trị tiếp theo, sau khi ổn định bệnh nhân
● Tuỳ thuộc vào tạng tổn thương, và hội chẩn với chuyên khoa: Chấn thương bụng,
huyết học, chuyên khoa phẫu thuật mạch,…
3. Pathway xử trí chấn thương bụng
CHẤN THƯƠNG BỤNG

167/364
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Bình Giang (2014). Chấn thương bụng. NXB Y học
2. Malbrain ML, Cheatham ML, Kirkpatrick A, et al. Results from the international
conference of experts on intra-abdominal hypertension and abdominal compartment syndrome. I.
Definitions. Intensive care medicine. 2006; 32(11): 1722-1732.
3. Cheatham ML. Abdominal compartment syndrome. Current opinion in critical care. 2009;
15 (2): 154-162.

NGƯỜI SOẠN THẢO: Trần Trường Giang, Hoàng Đức Vinh

NGƯỜI THẨM ĐỊNH: Trưởng tiểu ban Hồi sức cấp cứu

NGƯỜI PHÊ DUYỆT: Phó tổng giám đốc chuyên môn

Ghi chú: Văn bản được sửa đổi lần thứ 01, thay thế văn bản “Hướng dẫn lâm sàng - Quy trình
cấp cứu chấn thương bụng” – Mã VMEC_VH_IV.2.40.40 phát hành ngày 17/06/2019.

168/364

You might also like