Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

Câu 1: Phân tích khái niệm tự động hóa tòa nhà?

Cho biết đối tượng


nghiên cứu trong môn học?
- TĐHTN là quá trình tích hợp của các hệ thống như hệ thống điều khiển và
giám sát môi trường, điều khiển cổng vào/ra, mạch đóng/ngắt các tivi, điều
khiển thang máy, giám sát nhà xe, giám sát cảnh báo cháy, và các hệ thống
khác của toà nhà thành một hệ thống mạng thống nhất có tên gọi là BAS
- Hệ BAS gồm cụm thiết bị phần cứng như cụm cảm biến, cụm thiết bị chấp
hành, cụm thiết bị điều khiển, cụm thiết bị chuyển đổi và xử lý tín hiệu, và
hệ thống phần mềm.
- Đối tượng nghiên cứu trong môn học: các hệ thống trong toà nhà như HT
thang máy, PCCC, an ninh

Câu 2: Phân tích khái niệm hệ thống quản lý tòa nhà (BMS)? Phân biệt so
với khái niệm tự động hóa tòa nhà?
Hệ thống quản lý toà nhà (BMS) là hệ thống toàn diện thực hiện điều khiển, quản
lý mọi hệ thống kĩ thuật trong toà nhà như hệ thống điện hệ thống cấp nước sinh
hoạt điều hòa thông gió cảnh báo môi trường an ninh báo cháy chữa cháy đảm bảo
cho việc vận hành các thiết bị trong tòa nhà được chính xác kịp thời và hiệu quả
tiết kiệm năng lượng tiết kiệm chi phí vận hành.
Hệ thống BMS là hệ thống đồng bộ mang tính thời gian thực đồng bộ trực tuyến
đa phương tiện nhiều người dung.
Hệ thống xử lí bao gồm các bộ vi xử lí trung tâm với tất cả các phần mềm và phần
cứng máy tính các thiết bị vào ra các bộ vi xử lí khu vực các bộ cảm biến với điều
khiển qua các ma trận điểm.
(1) Hệ thống điều khiển tự động Hệ thống điều khiển tự động đảm bảo điều khiển
liên tục, thường xuyên và tiết kiệm năng lượng đối với các thông số làm việc của
máy điều hòa không khí, máy làm lạnh và các thiết bị hỗ trợ v.v. Trong các máy
điều hòa không khí, việc điều khiển nhiệt độ và độ ẩm được thực hiện bằng cách
làm mát/sưởi ấm hoặc thông gió. Các máy làm lạnh thực hiện điều khiển khối vận
hành và điều khiển áp suất các máy bơm nhiệt, máy làm mát và hệ thống bơm.
Việc điều khiển mực nước trong bể chứa để cấp nước sạch hoặc xử lý nước thải
cũng được thực hiện tự động.
(2) Hệ thống quản lý toà nhà Hệ thống quản lý toà nhà theo dõi tình trạng hoạt
động, phát hiện sai hỏng các thiết bị trong toà nhà, hiển thị các chức năng, ghi nhật
trình và vận hành hệ thống. Nó cũng điều khiển các thiết bị mở rộng như hệ thống
điện hoặc hệ thống điều hòa không khí. Ví dụ, thông qua lịch hoạt động để vận
hành thiết bị, điều chỉnh nguồn điện để đảm bảo phù hợp với mọi thiết bị trong
khoảng nhà sản xuất yêu cầu. Hệ thống có chức năng cập nhật thông tin quản lý
của BMS và hiển thị trên các màn hình người dùng từ đó vận hành thiết bị.

Câu 3: Cho biết ưu- nhược điểm của hệ thống tự động hóa tòa nhà?
Ưu điểm
Giúp tập trung hóa và đơn giản hóa việc giám sát vận hành quản lí tòa nhà.
Tang hiệu quả kinh tế (có thể vốn đầu tư ban đầu lớn nhưng trong quá trính hoạt
động lâu dài cùng với tính tin cậy của hệ thống cao sẽ giúp giảm chi phí thuê công
nhân, tiết kiệm năng lượng.
Cung cấp môi tường làm việc thoải mái an toàn thuận tiện cho con người.
Các hệ thống được chuẩn hóa thương mại có thể dễ dàng nâng cấp linh hoạt trong
việc thiết kế lập trình chỉnh sửa theo yêu cầu.
Hệ thống BMS có khả năng cho từng người điều khiển do đó giá trị tòa nhà sẽ
được nâng cao.
Các thiết bị hợp chuẩn có khả năng tự cảnh báo tình trạng hỏng hóc do đó luôn
đảm bảo thiết bị làm việc tốt dộ bền cao.
Tích hợp hệ thống cho tòa nhà người sử dụng có thể an tâm về độ an toàn bảo mật
mà không mất đi sự thoải mái.
Nhược điểm
Vốn đầu tư ban đầu, chi phí vận hành, bảo trì cao
Lắp đặt, vận hành yêu cầu nhân lực trình độ cao do hệ thống phức tạp, nhiều công
nghệ mới
Câu 4: Hãy trình bày một cách cơ bản nhất cấu trúc chung của hệ BMS?
Cấu trúc của hệ thống BMS gồm 4 phần:
Lớp hiện trường: các cảm biến ( nhiệt, quang, siêu âm,…) , các cấp chấp hành (
van-khí-thuỷ lực, quạt thông gió, bơm, thang máy
Lớp điều khiển : các bộ đk hệ thống, tích hợp khả năng quản lý, lưu trữ
Lớp vận hành giám sát: giao tiếp với các nhân viên vận hành
Lớp quản lí: cài đặt kế hoạch làm việc, kết nối vận hành từ xa qua mạng

Câu 5: Hãy đánh giá vai trò của các phương thức truyền thông trong việc
tự động hóa tòa nhà? Kể tên một vài giao thức truyền thông?
Các giao thức truyền thông trong việc tự động hóa tòa nhà dung để:

Kết nối giữa mỗi máy chủ hệ thống và bộ điều khiển cấp cao tòa nhà

Truyền thông giữa bộ điều khiển cấp cao tòa nhà và các bộ điều khiển số trực tiếp

Truyền thông giữa các đồng hồ đo điện và các bộ điều khiển

Các giao thức được sử dụng: BACnet, Ethernet, Modbus

Câu 6: Hãy nêu thực trạng hiện tại tự động hóa tòa nhà ở Việt Nam so
với thế giới?

Ở việt nam thì hầu hết các chung cư đều đã có những hệ thống cấp thoát nước thải,
điều hòa, báo cháy camera an ninh nhưng so với thế giới thì các hệ thống trên vẫn
còn ở mức thấp

Câu 7: Hệ BMS quản lí những chức năng cơ bản nào?


Tính năng của BMS
– Cho phép các tiện ích ( thiết bị thông minh) trong tòa nhà hoạt động một cách
đồng bộ, chính xác theo từng yêu cầu của người điều hành.
– Cho phép điều khiển các ứng dụng trong tòa nhà thông qua cáp điều khiển và
giao thức mạng.
– Kết nối các hệ thống kỹ thuật như an ninh, báo cháy,… qua cổng giao diện mở
của hệ thống với các ngôn ngữ giao diện theo tiêu chuẩn quốc tế.
– Giám sát được môi trường không khí, môi trường làm việc của con người.
– Tổng hợp, báo cáo thông tin.
– Cảnh báo sự cố, đưa ra những tín hiệu cảnh báo kịp thời trước khi có những sự
cố.
– Quản lý dữ liệu gồm soạn thảo chương trình, quản lý cơ sở dữ liệu, chương trình
soạn thảo đồ họa, lưu trữ và sao lưu dữ liệu.
– Hệ thống BMS linh hoạt, có khả năng mở rộng với các giải pháp, sắn sàng đáp
ứng mọi yêu cầu.

Câu 8: Hệ thông tự động hóa tòa nhà bao gồm những hệ thống con nào?
Trạm phân phối và phát điện dự phòng
Hệ thống chiếu sáng
Hệ thống điều hòa thông gió
Hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt
Hệ thống báo cháy và chữa cháy
Hệ thống thang máy
Hệ thống âm thanh công cộng
Hệ thống kiểm soát vào ra
Hệ thống an ninh

Câu 9: Giao thức truyền thông là gì? Phương tiện truyền dẫn là gì?
Giao thức truyền thông là là một tập hợp các quy tắc chuẩn cho phép hai hoặc
nhiều thực thể trong một hệ thống thông tin liên lạc để trao đổi thông tin, dữ liệu
qua các kênh truyền thông
Phương tiện truyền dẫn bao gồm các vật liệu chuyên dụng có khả năng truyền
một hoặc nhiều tín hiệu liên lạc cùng một lúc. Có 2 loại không dây ( sóng vô
tuyến, hồng ngoại, vệ tinh) và có dây (các loại cáp tín hiệu)

Câu 10: Các thiết bị cảm biến và cơ cấu chấp hành có vai trò gì trong hệ
BMS?
Các thiết bị cảm biến dùng để đo các đại lượng như nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió,
lưu lượng ,… và chuyển các đại lượng đó thành các tín hiệu điện để gửi về bộ xử
lý để xử lý tín hiệu
Cơ cấu chấp hành thực hiện công việc dưới tác động bởi tín hiệu phát ra từ bộ
điều khiển.

Câu 11: Các bộ điều khiển số có vai trò gì trong hệ BMS?


Các bộ điều khiển số tích hợp chức năng hệ điều khiển tự động và chức năng giám
sát từ xa sử dụng bộ vi xử lý để xử lý dữ liệu.

Câu 12: Phân tích vai trò Hệ quản lý và thu thập dữ liệu trong hệ BMS?

Câu 13: Theo nguyên lý hoạt động và cấu tạo, các thiết bị điều khiển tự
động trong hệ thống điều hòa không khí được phân thành những loại
nào?
Theo nguyên lý hoạt động và cấu tạo, các thiết bị điều khiển tự động trong hệ
thống điều hòa không khí được phân thành 3 loại:
- Điện tử
- Điện – khí nén
- DDC

Câu 14: Trình bày khái niệm về bộ điều khiển số trực tiếp DDC?
DDC là một bộ điều khiển trung tâm, bên trong nó có chip xử lý, có bộ nhớ để lưu
trữ chương trình, có time clock để định thời, và có các cổng I/O (Input/Output) để
nhập và xuất các tín hiệu điều khiển. Có thể coi DDC như một máy tính thu nhỏ.

Câu 15: Trình bày nguyên lý của quá trình điều khiển độ ẩm khi sử dụng
bộ điều khiển điện tử.
Hệ thống BMS giám sát được độ ẩm của các khu vực thông qua các cảm biến.
Cảm biến chuyển đổi độ ẩm đo được thành tín hiệu dòng điện hoặc điện áp rồi
chuyển về bộ điều khiển. Dựa theo độ ẩm đã đặt trước, bộ điều khiển gửi tín hiệu
điện áp hoặc dòng điện đến cơ cấu chấp hành để điều chỉnh độ ẩm về mức đặt
trước.
Câu 16: Trình bày nguyên lý của quá trình điều khiển nhiệt độ khi sử
dụng bộ điều khiển số trực tiếp DDC
Hệ thống BMS có thể giám sát được các thông số của các dàn lạnh, kiểm soát nhiệt
độ từng khu vực, mọi giao diện đồ họa đều được hiển thị trên BMS, các hoạt động
của hệ thống cũng như sự cố được cảnh báo và ghi nhận
Hệ thống có thể lập trình đặt lịch hoạt động theo các chế độ trong ngoài giờ làm
việc và các chế độ hoạt động mùa đông mùa hè nhằm tối ưu về mặt vận hành và
đảm bảo tiết kiệm năng lượng tiêu thụ cho tòa nhà

Câu 17: Nêu các thông số cần điều khiển, cần giám sát của một hệ thống
cung cấp điện trong hệ thống tự động hóa tòa nhà?
Các thông số cần điều khiển và giám sát của 1 hệ thống cung cấp điện: dòng điện,
điện áp, góc lệch pha, công suất tiêu thụ, điện năng tiêu thụ, độ sụt áp, sự cố ( lệch
pha, mất pha, ngắn mạch).

Câu 18: Nêu nguyên lý điều khiển tự động của hệ thống quạt hút gió thải
ở tầng hầm của các tòa nhà?
Tất cả các quạt thông gió bãi đỗ xe tang à hầm cần được điều khiển và giám sát bởi
hệ thống tự dộng hóa quản lí tòa nhà BMS
Các quạt thông gió sẽ được hoạt động tự động dựa trên nồng độ khí thải CO trong
bãi đỗ xe. Tùy thuộc vào nồng độ khí CO hệ thông BMS sẽ điều chỉnh tốc độ quạt
thông gió qua biến tần để đảm bảo chất lượng không khí cũng như tiết kiệm năng
lượng tiêu thụ của tòa nhà. Các sự cố lỗi quạt cũng như đến giới hạn bảo trì sẽ
được cảnh báo trên hệ thông BMS bởi chức năng cảnh báo và quản lí bảo trì

Câu 19: Trình bày nguyên lý hoạt động của bộ điều khiển giám sát cho
hệ thống báo cháy?
Hệ thống BMS có thể kết nối trực tiếp với hệ thống báo cháy thông qua giao thức
BACnet nhằm đảm bảo nắm bắt được tình trạng hoạt động của toàn bộ thiết bị và
cảnh báo của hệ thống báo cháy địa chỉ chính xác và đưa ra các cảnh báo chính xác
các vị trí có cháy phục vụ cho chữa cháy, ngăn cháy sơ tán người
Phương thức hoạt động:
Các cảnh báo của vùng hệ thống báo cháy đucợ hiển thị trên màn hình điều khiển
Người vận hành sẽ ra thông báo khẩn cấp khi có sự cố
Hệ thống BMS chỉ giám sát và nhận thông tin phối hợp với các hệ thống khác khi
sảy ra hỏa hoạn mà không can thiệp vào bất cứ thao tác nào của hệ thống báo cháy
Tất cả các lệnh từ hệ thống báo cháy sẽ được ưu tiên cao nhất

Câu 20: Kể tên các thiết bị có trong hệ thống camera an ninh, trình bày
chức năng của các thiết bị đó trong hệ thống?
Camera
Camera là thiết bị quan trọng nhất trong hệ thống camera quan sát. Trên thị trường
hiện có rất nhiều dòng camera đa dạng về thể loại, chủng loại, hãng sản xuất và cả
chất lượng
Nguồn cho camera
Camera muốn hoạt động cần phải có nguồn điện đi vào thiết bị.
Hiện nay hầu hết các camera trên thị trường đều sử dụng nguồn 12V thế nên ta cần
phải có Adaptor camera để chuyển đổi nguồn từ 220V xuống 12V. Ttrong một số
trường hợp bạn có thể dùng nguồn tổng cho camera và kết hợp với đầu nối nguồn
camera chứ không nhất thiết phải sử dụng nguồn đơn.
Đầu ghi hình
Đầu ghi hình là thiết bị quyết định tính ổn định của hệ thống cũng như quyết định
chất lượng của hệ thống camera.
Những loại đầu ghi hình phổ biến:

 XVR: Là loại đầu ghi hình mới nhất dành cho nhiều loại camera IP, HDCVI,
AHD, TVI, Analog
 DVR (Digital Video Recorder): Là loại đầu ghi hình dành riêng cho camera
Analog
 NVR (Network Video Recorder): Là loại đầu ghi hình dành cho camera ip
 HVR (HyberVideo Recorder): Loại đầu ghi hình hỗn hợp dành cho cả 2 loại
camera
 PC Base: Là loại đầu ghi hình sử dụng card chuyển đổi tín hiệu vào máy tính

Trên đầu ghi thông thường sẽ có 5 loại cổng:

 Cổng Video Input: Là cổng thu tín hiệu từ các camera vào
 Cổng Video Output: Là cổng chuyển hình ảnh ra các thiết bị mà bạn muốn
quan sát. (Máy tính, điện thoại, tivi…)
 Cổng Audio Input: Cổng thu âm thanh (nếu cần ghi lại âm thanh)
 Cổng Audio Output: Cổng ra âm thanh (nếu cần nghe lại)
 Cổng RJ45: Cổng kết nối trao đổi dữ liệu qua internet

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đầu ghi hình với mẫu mã và chức năng
khác nhau. Thông thường được chia ra các loại như: đầu ghi hình 4 kênh, đầu ghi
hình 8 kênh, đầu ghi hình 16 kênh, đầu ghi hình 24 kênh và đầu ghi hình 32 kênh.
Tùy vào mục đích sử dụng để bạn có được lựa chọn phù hợp nhất cho nhu cầu
giám sát của mình.
Ổ cứng ghi hình
Ổ cứng này được gắn vào trong đầu ghi hình camera. Nhằm mục đích lưu trữ lại
những hình ảnh (đoạn video) mà camera truyền tải về đầu ghi hình.
Do đặc trưng của hệ thống Camera quan sát là hoạt động liên tục 24/24 nên khi lắp
đặt chúng ta nên cân nhắc sử dụng các loại ổ cứng chuyên dụng dành riêng cho
Camera quan sát, nhằm tránh trường hợp đầu ghi bị treo, đứng, không nhận ổ cứng.
Trung bình 1 mắt camera Analog nếu ghi hình suốt 24/24 sẽ tiêu hao dung lượng
vào khoảng 6GB/Ngày.
Dây điện cấp nguồn
Dây điện dẫn điện từ nguồn điện chính (nơi công trình) về Adaptor của camera.
Phần lớn camera sử dụng bộ nguồn 12V nên cần dây kéo về cục adapter. Nếu nơi
đặt camera đã có sẵn nguồn điện ta có thể tiết kiệm chi phí dây.
Dây tín hiệu
Có một số loại cáp dùng để kết nối thiết bị trong hệ thống camera quan sát bao
gồm
Cáp đồng trục RG6/75Ohm, đây là loại cáp phổ biến của truyền hình cáp. Dùng để
kết nối camera quan sát với đầu ghi hình. Đầu kết nối sử dụng là JACK BNC và
khóa F5.
Cáp mạng Ethernet dùng để kết nối đầu ghi hình với Moderm Router, sử dụng đầu
kết nối RJ-45 bấm chéo.
Cáp hình ảnh bao gồm 2 loại cáp HDMI/VGA dùng để kết nối với màn hình, một
số khác dùng cáp hoa sen trắng đó để kết nối qua cổng s-video
Camera truyền tải tín hiệu Analog thông qua cáp đồng trục. Thế nên ta cần phải có
dây cáp đồng trục để nối từ camera về đầu ghi hình.
Jack BNC
Đầu Jack nối BNC camera để bấm vào dây cáp đồng trục, từ đó mới có thể gắn vào
camera hoặc đầu ghi hình. Cáp đồng trục được bấm đầu Jack BNC có tác dụng kết
nối giữa camera – đầu ghi – Tivi.
Dây mạng Internet
Sử dụng dây mạng Cat5e để kết nối đầu ghi hình với hệ thống mạng có sẵn nơi
công trình. Mục đích là để quan sát từ xa qua mạng Internet bằng máy vi tính, hay
điện thoại smart phone.
Hệ thống mạng có sẵn
Hệ thống mạng internet bao gồm: Modem, Sub/Swich, mạng internet. Đây là
những thiết bị cần thêm nếu chúng ta muốn quan sát qua điện thoại, máy vi tính
hay ở ngoài nơi mà chúng ta lắp hệ thống camera quan sát.
Thiết bị nhận hình ảnh cuối cùng
Đây là nơi mà người quản lý hệ thống sử dụng.
Bạn có thể quan sát hệ thống camera quan sát qua điện thoại di động, máy vi tính,
tivi.. hoặc cũng có thể là máy chiếu. Trong và ngoài nơi mà chúng ta lắp đặt hệ
thống camera quan sát.
Màn hình dùng để hiển thị hình ảnh camera quan sát có thể sử dụng bao gồm: àn
hình TV CRT đời cũ kết nối qua cổng S-Video và màn hình TV LED đời mới: các
loại màn hình này hầu hết đều có cổng HDMI.

Câu 21: Trình bày nguyên lý hoạt động của hệ thống điều khiển bơm
chữa cháy trong hệ thống tự động hóa tòa nhà?
Hệ thống BMS có thể kết nối trực tiếp với hệ thống báo cháy thông qua giao thức
BACnet nhằm đảm bảo nắm bắt được tình trạng hoạt động của toàn bộ thiết bị và
cảnh báo của hệ thống báo cháy địa chỉ chính xác và đưa ra các cảnh báo chính xác
các vị trí có cháy phục vụ cho chữa cháy, ngăn cháy sơ tán người
-hệ thống BMS chỉ giám sát và nhận thông tin phối hợp các hệ thống khác khi xảy
ra hỏa hoạn mà không can thiệp vào bất cứ thao tác nào của hệ thống báo cháy.
-khi nhận dc tín hiệu cảnh báo chạy từ hệ thống BMS.hệ thống chữa cháy sẽ cảnh
báo phòng điều khiển và chạy các trạng thái
 Trạng thái thường trực (khi không có cháy)
 Trạng thái báo cháy
 Trạng thái sự cố

+ Bình thường toàn bộ hệ thống ở chế độ trực. ở chế độ này trung tâm báo
cháy luôn có tín hiệu kiểm tra sự làm việc đến các thiết bị trong hệ thống đồng
thời các đầu báo cháy địa chỉ, modul… cũng có tín hiệu hồi đáp về trung tâm.
Định kỳ, theo thời gian (tuỳ đặt) trung tâm sẽ in tình trạng của hệ thống và
thông tin về các thiết bị cần bảo dưỡng. Trong mạch luôn có dòng điện Io chạy
qua.

+ Trong chế độ giám sát nếu trung tâm nhận được tín hiệu báo lỗi từ các thiết bị
hoặc không nhận được tín hiệu hồi đáp từ các thiết bị thì trung tâm sẽ chuyển
sang chế độ sự cố. Mọi thông tin về sự cố sẽ được hiển thị trên màn hình tinh
thể lỏng LCD. Khi lỗi được khắc phục chế độ sự cố sẽ kết thúc và tự đưa hệ
thống về chế độ giám sát bình thường.

+ Khi cháy xảy ra ở các khu vực bảo vệ, các yếu tố môi trường sự cháy (nhiệt
độ, khói, ánh sáng) thay đổi sẽ tác động lên các đầu báo cháy. Khi các yếu tố
này đạt tới ngưỡng làm việc thì các đầu báo cháy sẽ làm việc tạo ra tín hiệu
truyền về trung tâm (gồm tín hiệu báo cháy và tín hiệu báo địa chỉ của thiết bị
báo cháy). Tại trung tâm báo cháy sẽ diễn ra các hoạt động xử lý tín hiệu truyền
về theo chương trình đã cài đặt để đưa ra tín hiệu thông báo khu vực xảy ra cháy
qua loa trung tâm và màn hình tinh thể lỏng LCD. Đồng thời các thiết bị ngoại
vi tương ứng sẽ kích hoạt để phát tín hiệu báo động cháy và thực hiện các nhiệm
vụ đã đề ra.
+ Trong trường hợp trung tâm báo cháy có cài đặt thêm chức năng giám sát các
thiết bị khác thì khi có sự có thay đổi về trạng thái của thiết bị (Ví dụ: bơm chữa
cháy hoạt động, công tắc dòng chảy hoạt động…) thì hệ thống sẽ chuyển sang
thông báo thiết bị cần giám sát thay đổi trạng thái. Thông tin về sự thay đổi này
sẽ hiển thị trên màn hình tinh thể lòng của trung tâm.

Câu 22: Hãy trình bày khái niệm HVAC


HVAC là viết tắt của cụm từ Heating, Ventilating, and Air Conditioning (Hệ thống
sưởi ấm, thông gió và điều hoà không khí) gọi chung là Hệ thống điều hòa không
khí.
HVAC là một Hệ thống bao gồm nhiều hệ thống có chức năng kiểm soát nhiệt độ,
độ ẩm và chất lượng của không khí sao cho phù hợp trong một khu vực không gian
như nhà cửa hoặc xe cộ

Câu 23: Hãy nêu các thành phần cơ bản của Chiller
Một hệ thống chiller cơ bản gồm :
Máy nén
Dàn nóng
Bình bay hơi
Bộ điều khiển

Câu 24: Hệ thống AHU gồm những thành phần cơ bản nào?
AHU gồm có 5 cấu thành chính đó là:

Quạt gió

Dầu gia nhiệt (Heater)

Dàn lạnh

Bộ lọc khí

Vỏ bảo vệ
Câu 25: Hãy giải thích các khái niệm AHU , FCU , PAU trong hệ thống
HVAC.
– FCU: là dàn trao đổi nhiệt ống đồng cách nhôm và quạt gió, dùng cho không
gian nhỏ, xử lí gió tại phòng.
– AHU: là FCU được gắn thêm lọc, bộ hoà trộn. dùng phân phối gió cho không
gian lớn. FCU cục bộ thì AHU có thể hiểu là xử lí gió trung tâm rùi thổi vào
phòng.
– PAU: thiết bị xử lý không khí tươi sơ bộ (Primary Air Units )để đưa vào cho
AHU, FCU hoà trộn với khí hồi cấp vào phòng hoặc cấp trực tiếp vào phòng/ là bộ
xử lý không khí sơ bộ khí tươi trước khi cấp cho FCU và AHU

Câu 26: Các phòng sạch như trong ngành dược phẩm, mỹ phẩm, vi điện
tử thường dung hệ thống HVAC nào?
HVAC được dùng gồm có:

Cụm khí đầu vào: Ngăn côn trùng, mưa, bụi bẩn.

Bộ tiêu âm: Giảm tiếng ồn trong vận hành

Van chỉnh gió: Điều chỉnh lưu lượng khí để kiểm soát lưu lượng, áp suất

Van kiểm soát: điều chỉnh lượng khí

Coil gia nhiệt: Làm nóng không khí tới nhiệt độ thích hợp.

Coil lạnh: làm lạnh không khí tới nhiệt độ cần thiết, lượng ẩm trong không khí gặp
lạnh ngưng tụ lại giúp tách ẩm và giảm độ ẩm của dòng khí tươi đi vào phòng
sạch.

Cụm tạo ẩm: Nếu độ ẩm không khí quá thấp so với độ ẩm trong phòng sạch thì
cụm tạo ẩm sẽ tăng cái độ ẩm không khí lên phù hợp

Màng lọc: Loại bỏ các tiểu phân có kích thước xác định trước và/hoặc các vi sinh
vật. Có hai loại màng lọc:

 Lọc thô: màng lọc của thiết bị AHU, giúp loại bỏ các tiểu phân có kích
thước lớn
 Lọc tinh: màng lọc HEPA, thường sử dụng loại H13, giúp loại bỏ các tiểu
phân có kích thước nhỏ và/hoặc vi sinh vật.
Ống gió: dẫn khí trong hệ thống

Câu 27: Trình bày chức năng của HVAC.


HVAC dùng để kiểm soát nhiệt độ độ ẩm và chất lượng không khí để cung cấp
lượng không khí tốt nhất cho con người ở bất kì điều kiện và môi trường như thế
nào

Câu 28: Trình bày các yêu cầu kỹ thuật đặt ra khi tích hợp hệ thống
thông gió vào BMS?
Cung cấp các bộ chuyển đổi BACnet-TCP/IP kết nối với BMS
Bộ chuyển đổi BACnet-TCP/IP phải cung cấp đầy đủ các tính năng để hệ thống
BMS có thể điều khiển, giám sát được tất cả các thông số cần thiết của hệ thống
thông gió
Cung cấp các điểm đấu nối của tủ động lực hệ thống thông gió
Cung cấp đầy đủ các tài liệu kỹ thuật cần thiết

Câu 29: Trình bày các yêu cầu kỹ thuật đặt ra khi tích hợp hệ thống chiếu
sáng vào BMS?
Cung cấp đủ ánh sáng chon nhu cầu sinh hoạt làm việc giải trí an ninh cho tòa nhà
Điều khiển với 2 ứng dụng chính là bật tắt và điều chỉnh cường độ sáng
Đảm bảo tiết kiệm năng lượng tiêu thụ cho tòa nhà
Quản lí thời gian sử dụng của các thiết bị chiếu sáng
Điều khiển hệ thống theo thời gian đặt trước theo sự kiện quản lí mức độ chiếu
sáng của hệ thống đèn
Quản lí sinh hoạt: toàn bộ hệ thống sẽ được quản lí tại phòng điều khiển trung tâm
của BMS
Vận hành đơn giản
Câu 30: Trình bày các yêu cầu kỹ thuật đặt ra khi tích hợp hệ thống Hệ
thống phòng cháy và chữa cháy vào BMS?
Cung cấp chuẩn BACnet/IP để BMS kết nối tới
Trước khi kết nối với BMS tất cả các công việc như kết nối vật lý, vận hành hệ
thống báo cháy, chữa cháy, đảm bảo hoạt động tốt
Cung cấp cầu đấu, kết nối điểm cần giám sát đến hệ BMS, nhằm mục đích BMS
kết nối với hệ thống phòng cháy, chữa cháy mà không cần thao tác tới thiết bị
Cung cấp đầy đủ tài liệu kỹ thuật cần thiết

Câu 31: Trình bày các yêu cầu kỹ thuật đặt ra khi tích hợp hệ thống Hệ
thống cấp, thoát nước và xử lý nước, rác thải vào BMS?
Cung cấp đầy đủ các điểm vào ra tín hiệu cho phần mềm và phần cứng kĩ thuật tín
hiệu số và tín hiệu tương tự để kết nối với các hệ thống cấp thoát nước
Cung cấp hiết bị cảm biến mức nước
Kéo dây cap thiết bị dây cap nguồn đến các thiết bị của hệ tống BMS cung cấp
Kéo dây cap tín hiệu từ tủ DDC đến các điểm đầu kết nối cho hệ thống liên quan
Lập trình điều khiển và lập trình đồ họa cho hệ thống cấp thoát nước

Câu 32: Trình bày những yêu cầu đặt ra khi tích hợp hệ thống thang máy
vào hệ BMS?
Hệ thống thang máy cần đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về thiết kế thang máy.
Cung cấp đầy đủ các điểm vào ra tín hiệu cho phần mềm và phần cứng kĩ thuật tín
hiệu số và tín hiệu tương tự để kết nối với hệ thống thang máy
Cung cấp hiết bị cảm biến vị trí thang máy để cung cấp vị trí, trạng thái lên xuống
của thang máy.
Kéo dây cap thiết bị dây cap nguồn đến các thiết bị của hệ tống BMS cung cấp
Kéo dây cap tín hiệu từ tủ DDC đến các điểm đầu kết nối cho hệ thống liên quan
Lập trình điều khiển và lập trình đồ họa cho hệ thống thang máy ( theo dõi vị trí,
trạng thái hoạt động, lỗi)

You might also like