Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 121

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP


KHOA ĐIỆN

Trần Ngọc Sơn,


Nguyễn Đức Điển, Phạm Văn Huy

TÀI LIỆU HỌC TẬP


THỰC HÀNH ĐIỀU KHIỂN LOGIC KHẢ
TRÌNH PLC- ĐIỆN KHÍ NÉN
(Lưu hành nội bộ)

HÀ NỘI – 2020

1
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
THỰC HÀNH ĐIỀU KHIỂN LOGIC KHẢ TRÌNH PLC –
ĐIỆN KHÍ NÉN

1. Tên học phần: Thực hành Điều khiển locgic khả trình PLC – Điện Khí nén
2. Số tín chỉ: 3 (90 giờ)
3. Tính chất học phần: Bắt buộc
4. Khoa phụ trách: Khoa Điện
5. Mô tả tóm tắt học phần:
Thực hành Điều khiển logic khả trình PLC – Khí nén là học phần thực hành chuyên
sâu của chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động
hóa. Học phần thực hành này, sinh viên thành thạo các nội dung thực hành: Lắp đặt thành
thạo hệ thống điều khiển sử dụng bộ điều khiển logic khả trình PLC – Khí nén, thực hành
ứng dụng lắp đặt, lập trình cho các hệ thống tự động đơn giản, thực hành lắp đặt, lập trình
sử dụng PLC, khí nén, mạng truyền thông Profibus, Profinet điều khiển hệ thống.
6. Mục tiêu của học phần:
- Kiến thức: Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của
chuyên ngành Tự động hoá, sinh viên nắm được các hệ thống điều khiển tự động cơ bản,
thông dụng trong quá trình sản xuất có sử dụng các thiết bị tự động như PLC, khí nén, .
mạng truyền thông Profibus, Profinet. Từ đó có thể áp dụng vào thực tiễn điều khiển tự
động các dây chuyền sản xuất tại các nhà máy công nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường.
- Kỹ năng: Nâng cao khả năng thực hành, lắp đặt PLC, Khí nén, mạng truyền thông
Profibus, Profinet khả năng làm việc theo nhóm.
- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm chỉ, cẩn thận.
7. Nội dung học phần:

2
Thời gian hướng dẫn (giờ)
TT Nội dung Thường
Tổng số Ban đầu Kết thúc
xuyên
Bài 1: Lắp mạch điều khiển hai xy lanh hai
1 chiều kết hợp công tắc hành trình với các 6 1 4 1
nút nhấn
Bài 2: Lắp mạch điều khiển xy lanh hai
2 6 1 4 1
chiều kết hợp giữa tín hiệu điện và khí nén
Bài 3: Lắp mạch điều khiển 2 xy lanh hai
3 6 1 4 1
chiều kết hợp giữa tín hiệu điện và khí nén
Bài 4: Lắp đặt và lập trình PLC điều khiển
4 7 1 5 1
động cơ KĐB xoay chiều 3 pha
Bài 5: Lắp đặt và lập trình PLC điều khiển
5 đảo chiều quay động cơ KĐB xoay chiều 3 7 1 5 1
pha
Bài 6: Lắp đặt và lập trình PLC điều khiển
6 7 1 5 1
tuần tự 3 động cơ KĐB xoay chiều 3 pha
Bài 7: Lắp đặt và lập trình PLC điều khiển
7 7 1 5 1
trạm tay gắp sản phẩm.
Bài 8: Lắp đặt và lập trình PLC điều khiển
8 7 1 5 1
trạm phân phối vật gia công
Bài 9: Lắp đặt và lập trình mạng truyền thông
19 10 2 7 1
Profibus DP giữa PLC S7-300 và PLC S7-200
10 Bài 10: Lắp đặt và lập trình mạng truyền 1
9 2 6
thông Profinet
11 Bài 11: Lắp đặt và lập trình mạng truyền 1
9 2 6
thông MODBUS RTU
12 Bài 12: Lắp đặt và lập trình mạng truyền 1
9 2 6
thông MODBUS TCP

3
Thời gian hướng dẫn (giờ)
TT Nội dung Thường
Tổng số Ban đầu Kết thúc
xuyên
Tổng cộng 90 16 62 12
8. Tài liệu học tập
1. Tài liệu học tập học phần thực hành “ Điều khiển logic khả trình PLC – Khí nén”.
Khoa Điện Trường Đại học Kinh Tế - Kỹ Thuật Công Nghiệp.
9. Tài liệu tham khảo
1. Trần Ngọc Sơn, Nguyễn Đức Điển, Trần Ngọc Sâm (2016), “Giáo trình Điều
khiển logic khả trình PLC 1”, Nhà xuất bản Lao Động.
2. Tài liệu học tập học phần“ Điều khiển logic khả trình PLC ” . Khoa Điện Trường
Đại học Kinh Tế - Kỹ Thuật Công Nghiệp.
3. Nguyễn Ngọc Phương (2008), “ Hệ thống điều khiển bằng khí nén ”. Nhà xuất bản
giáo dục.
10. Phương pháp đánh giá học phần:
…..

4
MỤC LỤC

BÀI 1: LẮP MẠCH ĐIỀU KHIỂN KHÍ NÉN 2 XY LANH HAI CHIỀU KẾT HỢP
VAN HÀNH TRÌNH VÀ NÚT NHẤN...............................................................................6
BÀI 2: LẮP MẠCH ĐIỀU KHIỂN XY LANH HAI CHIỀU KẾT HỢP GIỮA TÍN HIỆU
ĐIỆN VÀ KHÍ NÉN ..........................................................................................................12
BÀI 3: LẮP MẠCH ĐIỀU KHIỂN 2 XY LANH HAI CHIỀU KẾT HỢP GIỮA TÍN
HIỆU ĐIỆN VÀ KHÍ NÉN ...............................................................................................17
BÀI 4: LẮP ĐẶT VÀ LẬP TRÌNH PLC ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ
XOAY CHIỀU 3 PHA .......................................................................................................24
BÀI 5: LẮP ĐẶT VÀ LẬP TRÌNH PLC ĐIỀU KHIỂN ĐẢO CHIỀU ĐỘNG CƠ KĐB
XOAY CHIỀU 3 PHA .......................................................................................................30
BÀI 6: LẮP ĐẶT VÀ LẬP TRÌNH PLC ĐIỀU KHIỂN TUẦN TỰ 3 ĐỘNG CƠ
KHÔNG ĐỒNG BỘ XOAY CHIỀU 3 PHA ....................................................................36
BÀI 7: LẮP ĐẶT VÀ LẬP TRÌNH PLC ĐIỀU KHIỂN TRẠM TAY GẮP SẢN PHẨM
............................................................................................................................................42
BÀI 8: LẮP ĐẶT VÀ LẬP TRÌNH PLC CHO HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TRẠM
PHÂN PHỐI VẬT GIA CÔNG .........................................................................................46
BÀI 9: LẮP ĐẶT VÀ LẬP TRÌNH MẠNG TRUYỀN THÔNG PROFIBUS DP GIỮA
PLC S7-300 VÀ PLC S7-200 ............................................................................................56
BÀI 10: LẮP ĐẶT VÀ LẬP TRÌNH MẠNG TRUYỀN THÔNG PROFINET ..............77
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................121

5
BÀI 1: LẮP MẠCH ĐIỀU KHIỂN KHÍ NÉN 2 XY LANH HAI CHIỀU KẾT
HỢP VAN HÀNH TRÌNH VÀ NÚT NHẤN
I. Mục đích và yêu cầu
a. Mục đích:
 Giúp cho sinh viên làm quen với các thiết bị, các van đảo chiều 5/2 và van
3/2, van hành trình, xác định được vị trí làm việc các van.
 Phân biệt được phần tử đưa tín hiệu, phần tử xử lý tín hiệu và phần tử nhận
tín hiệu.
b. Yêu cầu:
 Vẽ mạch nguyên lý điều khiển hai xi lanh kết hợp công tắc hành trình với
các nút bấm.
 Lắp đặt và kết nối trên mô đun thực hành
II. Thiết bị vật tư (cho nhóm 5 sinh viên)

TT Tên gọi Số Lượng Đơn vị

1 Xi lanh tác động hai chiều 02 chiếc


2 Van 5/2 tác động bằng dòng khí nén vào hai chiều 02 chiếc
3 Van hành trình 3/2 tự phục hồi 04 chiếc

4 Van 3/2 tự phục hồi 01 chiếc


5 Nguồn cấp khí

6 Ống nối khí Φ4 15 m


III. Nội dung bài thực tập
1. Sơ đồ nguyên lý:

6
2. Sơ đồ điều khiển hành trình xi lanh A đi ra:

3. Sơ đồ điều khiển hành trình xi lanh B đi ra:

4. Sơ đồ điều khiển hành trình xi lanh A đi vào:

7
5. Sơ đồ điều khiển hành trình xi lanh B đi vào:

IV.Các bước thực hành:


Bước 1: Chuẩn bị, kiểm tra thiết bị thực hành
+ Thao tác thực hành: Kiểm tra số lượng, chất lượng thiết bị: Trạng thái tác động của
van 5/2 V3 và V5, van 3/2 V1, van hành trình A0, A1, B0 và B1, xi lanh A, B đi ra và đi
vào. Kiểm tra nguồn khí cung cấp đủ áp suất không, các ống nối khí.
+ Yêu cầu kỹ thuật: Cơ cấu tác động nhẹ nhàng, nguồn khí thông suốt đầu vào đầu ra các
thiết bị van 5/2, van 3/2, van hành trình và xi lanh A, B.
+ Dụng cụ thiết bị: Nguồn khí, ống nối khí…
Bước 2: Đấu nối mạch khí nén
+ Thao tác thực hành: Chọn ống khí, thiết bị theo mô đun.
+ Yêu cầu kỹ thuật: Đấu đúng theo sơ đồ nguyên lý, chọn ống khí vừa đủ chiều dài theo
mạch.

8
+ Dụng cụ thiết bị: Nguồn khí, ống nối khí…
Bước 3: Tiến hành chạy thử
+ Bật công tắc nguồn khí cấp cho mạch
+ Chạy thử quan sát trạng thái tác động các van 5/2 V3 và V5, van 3/2 V1, van hành
trình, hành trình đi ra và đi vào của xi lanh A, B.
Bước 4: Hoàn thiện và bàn giao
+ Thao tác thực hành: Kiểm tra cách đấu nối, hoàn thiện mạch.
+ Yêu cầu kỹ thuật: Thông số kỹ thuật đảm bảo yêu cầu, mạch khí gọn gàng,
làm việc tin cậy.
+Dụng cụ thiết bị: Mô hình thực hành điều khiển 2 xi lanh hai chiềù A và B, ống nối khí,
nguồn cung cấp khí…

V. Các sai hỏng, lỗi thường gặp và cách khắc phục


TT Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục
1 Xi lanh A, B không thực hiện - Kiểm tra nguồn khí Nguồn khí đủ áp sất,
hành trình đi ra, đi vào được xem đã đủ áp suất van 5/2 V3 và V5
chưa. tác động cấp nguồn
- Van 5/2 V3 và V5 khí đến xi lanh
đã tác động cấp
nguồn khí điều
khiển xi lanh A và
B.
2 Xi lanh A không đi ra - Kiểm tra nguồn khí Nguồn khí ra van 3/2
tác động từ van 3/2 V1, nguồn khí ra van
V1 đưa đến van hành trình B0, nguồn
hành trình B0 và khí ra từ cửa 4 van
van 5/2 V3. 5/2 V3.
- Kiểm tra nguồn khí
từ cửa 1 nối cửa 4
van 5/2 V3
3 Xi lanh B không đi ra - Kiểm tra nguồn khí Nguồn khí ra van
tác động từ cửa ra hành trình A1, nguồn
của van hành trình khí ra từ cửa 4 van
A1 đưa đến van 5/2 5/2 V5.
V5.
- Kiểm tra nguồn khí
từ cửa 1 nối cửa 4
van 5/2 V5
4 Xi lanh A không đi vào - Kiểm tra nguồn khí Nguồn khí ra van
tác động từ cửa ra hành trình B1, nguồn
của van hành trình khí ra từ cửa 2 van
B1 đưa đến van 5/2 5/2 V3.
9
V3.
- Kiểm tra nguồn khí
từ cửa 1 nối cửa 2
van 5/2 V3
5 Xi lanh B không đi vào - Kiểm tra nguồn khí Nguồn khí ra van
tác động từ cửa ra hành trình A0, nguồn
của van hành trình khí ra từ cửa 2 van
A0 đưa đến van 5/2 5/2 V5.
V5
- Kiểm tra nguồn khí
từ cửa 1 nối cửa 2
van 5/2 V5

VI. Hình thức tổ chức thực hành


1. Hình thức chia nhóm
Dựa vào phòng thực hành Điều khiển khí nén của nhà trường có 5 bàn thực hành, có đầy
đủ hệ thống nguồn cấp.
Chia các sinh viên từ 3 đến 5 em/bàn cho một nhóm thực tập.
2. Hình thức thực hành
Giáo viên quan sát, điều hành mọi hoạt động công việc của các sinh viên trong toàn
xưởng thực hành.
Giáo viên thao tác mẫu và uốn nắn từng nhóm sinh viên, để điều chỉnh phân loại sinh
viên nhắc nhở sinh viên trong quá trình thực hành đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về kỹ
thuật, an toàn cho người và thiết bị.
3. Giao nhiệm vụ cho từng nhóm
Thực hành đo đạc, kiểm tra, chất lượng của các thiết bị có sẵn đã được giao cho các
nhóm, lắp ráp và vận hành theo yêu cầu mạch nguyên lý…
VII. Hướng dẫn tự kiểm tra đánh giá
* Dựa vào nội dung bài học, đánh giá (cho điểm) sinh viên theo các tiêu chí sau:
Mạch chạy đúng yêu Kỹ năng Thời gian Ý thức Cộng (điểm) Ghi chú
cầu (đúng thời gian)
4 2 2 2 10
VIII. Câu hỏi bài tập, nhiệm vụ chuẩn bị bài sau:
Cho công nghệ điều khiển xy lanh A và B như hình vẽ, thiết kế mạch điều khiển khí
nén theo phương phap Grafcet.

10
Trong đó:
m: Nút nhấn khởi động
a0, a1, b0, b1: các công tắc hành trình điều khiển xy lanh A và B

11
BÀI 2: LẮP MẠCH ĐIỀU KHIỂN XY LANH HAI CHIỀU KẾT HỢP GIỮA
TÍN HIỆU ĐIỆN VÀ KHÍ NÉN

I. Mục đích và yêu cầu


a. Mục đích:
 Giúp cho sinh viên làm quen với các thiết bị là các van điện từ khí nén, xác
định được vị trí, các đường làm việc và nắm được vững về nguyên lý làm
việc của van điện từ.
 Phân biệt được phần tử đưa tín hiệu, phần tử xử lý tín hiệu, van điện từ.
b. Yêu cầu:
 Vẽ mạch nguyên lý điều khiển xi lanh hai chiều sử dụng van điện từ
 Lắp đặt và kết nối trên mô đun thực hành
II. Thiết bị vật tư (cho nhóm 5 sinh viên)
TT Tên gọi Số Lượng Đơn vị

1 Xi lanh tác động hai chiều 01 chiếc

2 Van 5/2 tác động bằng cuộn hút điện từ vào hai 01 chiếc
chiều
3 Nút nhấn tự phục hồi 02 chiếc

4 Công tắc hành trình 02 chiếc


5 Rơ le trung gian 24VDC 02 chiếc
6 Nguồn cấp khí, nguồn điện 24VDC

7 Ống nối khí Φ4 05 m

III. Nội dung bài thực tập


1. Sơ đồ nguyên lý:

12
2. Sơ đồ điều khiển hành trình xi lanh A đi ra:

13
3. Sơ đồ điều khiển hành trình xi lanh A đi vào:

IV.Các bước thực hành:


Bước 1: Chuẩn bị, kiểm tra thiết bị thực hành
+ Thao tác thực hành: Kiểm tra số lượng, chất lượng thiết bị: Trạng thái tác động của
điện từ 5/2, xi lanh A đi ra và đi vào, van tiết lưu. Kiểm tra nguồn khí cung cấp đủ áp suất
không, nguồn điện 24VDC, các ống nối khí.
+ Yêu cầu kỹ thuật: Cơ cấu tác động nhẹ nhàng, nguồn khí thông suốt đầu vào đầu ra các
thiết bị điện từ 5/2, xi lanh.
+ Dụng cụ thiết bị: Nguồn khí, ống nối khí, nguồn điện 24VDC…
Bước 2: Đấu nối mạch khí nén
+ Thao tác thực hành: Chọn ống khí, thiết bị theo mô đun.
+ Yêu cầu kỹ thuật: Đấu đúng theo sơ đồ nguyên lý, chọn ống khí vừa đủ chiều dài theo
mạch.
+ Dụng cụ thiết bị: Nguồn khí, ống nối khí, nguồn điện 24VDC…
Bước 3: Tiến hành chạy thử
+ Bật công tắc nguồn khí cấp cho mạch
+ Chạy thử quan sát trạng thái tác động các van điện từ 5/2, hành trình đi ra và đi vào
của xi lanh A.
Bước 4: Hoàn thiện và bàn giao
+ Thao tác thực hành: Kiểm tra cách đấu nối, hoàn thiện mạch.

14
+ Yêu cầu kỹ thuật: Thông số kỹ thuật đảm bảo yêu cầu, mạch khí gọn gàng,
làm việc tin cậy.
+Dụng cụ thiết bị: Mô hình thực hành điều khiển xi lanh hai chiềù sử dụng van điện từ
và công tắc hành trình, ống nối khí, nguồn cung cấp khí, nguồn điện 24VDC…

V. Các sai hỏng, lỗi thường gặp và cách khắc phục


TT Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục
1 Xi lanh A không thực hiện hành - Kiểm tra nguồn khí Nguồn khí từ van
trình đi ra, đi vào được từ van điện từ 3/2 điện từ 3/2 PS, nguồn
PS, nguồn điện điện, van điện từ 5/2
24VDC V1 tác động cấp
- Van điện từ 5/2 V1 nguồn khí đến xi
đã tác động cấp lanh A
nguồn khí điều
khiển xi lanh A.
2 Xi lanh A không đi ra - Kiểm tra nguồn khí Nguồn khí ra từ cửa
từ van điện từ 5/2 4 van điện từ 5/2 V1,
V1 đến xi lanh A. nguồn khí ra van tiết
- Kiểm tra nguồn lưu F1
điện đến rơ le RL1,
cuộn hút điện từ Y1
- Kiểm tra nguồn khí
ra từ van điện từ 3/2
PS
- Kiểm tra van tiết
lưu F1
3 Xi lanh A không đi vào - Kiểm tra nguồn khí Nguồn khí ra từ cửa
từ van điện từ 5/2 2 van điện từ 5/2 V1,
V1 đến xi lanh A. nguồn khí ra van tiết
- Kiểm tra nguồn lưu F2
điện đến rơ le RL2,
cuộn hút điện từ Y2
- Kiểm tra nguồn khí
ra từ van điện từ 3/2
PS
- Kiểm tra van tiết
lưu F2

VI. Hình thức tổ chức thực hành


1. Hình thức chia nhóm
Dựa vào phòng thực hành Điều khiển khí nén của nhà trường có 10 bàn thực hành, có
đầy đủ hệ thống nguồn cấp.
15
Chia các sinh viên từ 3 đến 5 em/bàn cho một nhóm thực tập.
2. Hình thức thực hành
Giáo viên quan sát, điều hành mọi hoạt động công việc của các sinh viên trong toàn
xưởng thực hành.
Giáo viên thao tác mẫu và uốn nắn từng nhóm sinh viên, để điều chỉnh phân loại sinh
viên nhắc nhở sinh viên trong quá trình thực hành đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về kỹ
thuật, an toàn cho người và thiết bị.
3. Giao nhiệm vụ cho từng nhóm
Thực hành đo đạc, kiểm tra, chất lượng của các thiết bị có sẵn đã được giao cho các
nhóm, lắp ráp và vận hành theo yêu cầu mạch nguyên lý…
VII. Hướng dẫn tự kiểm tra đánh giá
* Dựa vào nội dung bài học, đánh giá (cho điểm) sinh viên theo các tiêu chí sau:
Mạch chạy đúng yêu Kỹ năng Thời gian Ý thức Cộng (điểm) Ghi chú
cầu (đúng thời gian)
4 2 2 2 10
VIII. Câu hỏi bài tập, nhiệm vụ chuẩn bị bài sau:
Bài tập: Xây dựng mạch điều khiển điện - khí nén dựa trên các phần tử khí nén sau:
- 02 xi lanh tác động hai chiều.
- 02 van điện từ 5/2 tác động hai chiều.
- 02 nút nhấn tự phục hồi.
- 04 công tắc hành trình
- 01 rơ le trung gian.
- Nguồn khí, nguồn điện 24VDC

16
BÀI 3: LẮP MẠCH ĐIỀU KHIỂN 2 XY LANH HAI CHIỀU KẾT HỢP
GIỮA TÍN HIỆU ĐIỆN VÀ KHÍ NÉN

I. Mục đích và yêu cầu


a. Mục đích:
 Giúp cho sinh viên làm quen với các thiết bị là các van điện từ khí nén, xác
định được vị trí, các đường làm việc và nắm được vững về nguyên lý làm
việc của van điện từ.
 Phân biệt được phần tử đưa tín hiệu, phần tử xử lý tín hiệu, van điện từ.
b. Yêu cầu:
 Vẽ mạch nguyên lý điều khiển hai xi lanh hai chiều sử dụng van điện từ.
 Lắp đặt và kết nối trên mô đun thực hành.
II. Thiết bị vật tư (cho nhóm 5 sinh viên)
TT Tên gọi Số Lượng Đơn vị

1 Xi lanh tác động hai chiều 02 chiếc

2 Van 5/2 tác động bằng cuộn hút điện từ vào hai 02 chiếc
chiều
3 Nút nhấn tự phục hồi 01 chiếc

4 Công tắc hành trình 04 chiếc


5 Rơ le trung gian 24VDC 04 chiếc
6 Nguồn cấp khí, nguồn điện 24VDC

7 Ống nối khí Φ4 05 m

III. Nội dung bài thực tập


1. Sơ đồ nguyên lý:

17
2. Sơ đồ điều khiển hành trình xi lanh A đi ra và xi lanh B đi ra:

18
3. Sơ đồ điều khiển hành trình xi lanh A đi vào và xi lanh B đi vào:

19
IV.Các bước thực hành:
Bước 1: Chuẩn bị, kiểm tra thiết bị thực hành
+ Thao tác thực hành: Kiểm tra số lượng, chất lượng thiết bị: Trạng thái tác động của
điện từ 5/2, xi lanh A, B đi ra và đi vào, van tiết lưu. Kiểm tra nguồn khí cung cấp đủ áp
suất không, nguồn điện 24VDC, các ống nối khí.
+ Yêu cầu kỹ thuật: Cơ cấu tác động nhẹ nhàng, nguồn khí thông suốt đầu vào đầu ra các
thiết bị điện từ 5/2, xi lanh.
+ Dụng cụ thiết bị: Nguồn khí, ống nối khí, nguồn điện 24VDC…
Bước 2: Đấu nối mạch khí nén
+ Thao tác thực hành: Chọn ống khí, thiết bị theo mô đun.
+ Yêu cầu kỹ thuật: Đấu đúng theo sơ đồ nguyên lý, chọn ống khí vừa đủ chiều dài theo
mạch.
+ Dụng cụ thiết bị: Nguồn khí, ống nối khí, nguồn điện 24VDC…
Bước 3: Tiến hành chạy thử
+ Bật công tắc nguồn khí cấp cho mạch
20
+ Chạy thử quan sát trạng thái tác động các van điện từ 5/2, hành trình đi ra và đi vào
của xi lanh A và xi lanh B.
Bước 4: Hoàn thiện và bàn giao
+ Thao tác thực hành: Kiểm tra cách đấu nối, hoàn thiện mạch.
+ Yêu cầu kỹ thuật: Thông số kỹ thuật đảm bảo yêu cầu, mạch khí gọn gàng,
làm việc tin cậy.
+Dụng cụ thiết bị: Mô hình thực hành mạch điều khiển hai xi lanh hai chiều kết hợp giữa
tín hiệu điện và khí nén, ống nối khí, nguồn cung cấp khí, nguồn điện 24VDC…

V. Các sai hỏng, lỗi thường gặp và cách khắc phục


TT Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục
1 Xi lanh A, B không thực hiện - Kiểm tra nguồn khí Nguồn khí từ van
hành trình đi ra, đi vào được từ van điện từ 5/2, điện từ 5/2, nguồn
nguồn điện 24VDC điện, van điện từ 5/2
- Van điện từ 5/2 V1, V1, V3 tác động cấp
V3 đã tác động cấp nguồn khí đến xi
nguồn khí điều lanh A, B
khiển xi lanh A, B.
2 Xi lanh A không đi ra - Kiểm tra nguồn khí Nguồn khí ra từ cửa
từ van điện từ 5/2 4 van điện từ 5/2 V1,
V1 đến xi lanh A. nguồn khí ra van tiết
- Kiểm tra nguồn lưu F1
điện đến rơ le RL1,
cuộn hút điện từ Y1
- Kiểm tra van tiết
lưu F1
3 Xi lanh A không đi vào - Kiểm tra nguồn khí Nguồn khí ra từ cửa
từ van điện từ 5/2 2 van điện từ 5/2 V1,
V1 đến xi lanh A. nguồn khí ra van tiết
- Kiểm tra nguồn lưu F2
điện đến CTHT B1,
cuộn hút điện từ Y2
- Kiểm tra van tiết
lưu F2
4 Xi lanh B không đi ra - Kiểm tra nguồn khí
từ van điện từ 5/2
V3 đến xi lanh B.
- Kiểm tra nguồn
điện đến công tắc
hành trình A1 cuộn
hút điện từ Y3
- Kiểm tra van tiết
21
lưu F3
5 Xi lanh B không đi vào - Kiểm tra nguồn khí
từ van điện từ 5/2
V3 đến xi lanh B.
- Kiểm tra nguồn
điện đến công tắc
hành trình A0 cuộn
hút điện từ Y4
- Kiểm tra van tiết
lưu F4

VI. Hình thức tổ chức thực hành


1. Hình thức chia nhóm
Dựa vào phòng thực hành Điều khiển khí nén của nhà trường có 10 bàn thực hành, có
đầy đủ hệ thống nguồn cấp.
Chia các sinh viên từ 3 đến 5 em/bàn cho một nhóm thực tập.
2. Hình thức thực hành
Giáo viên quan sát, điều hành mọi hoạt động công việc của các sinh viên trong toàn
xưởng thực hành.
Giáo viên thao tác mẫu và uốn nắn từng nhóm sinh viên, để điều chỉnh phân loại sinh
viên nhắc nhở sinh viên trong quá trình thực hành đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về kỹ
thuật, an toàn cho người và thiết bị.
3. Giao nhiệm vụ cho từng nhóm
Thực hành đo đạc, kiểm tra, chất lượng của các thiết bị có sẵn đã được giao cho các
nhóm, lắp ráp và vận hành theo yêu cầu mạch nguyên lý…
VII. Hướng dẫn tự kiểm tra đánh giá
* Dựa vào nội dung bài học, đánh giá (cho điểm) sinh viên theo các tiêu chí sau:
Mạch chạy đúng yêu Kỹ năng Thời gian Ý thức Cộng (điểm) Ghi chú
cầu (đúng thời gian)
4 2 2 2 10
VIII. Câu hỏi bài tập, nhiệm vụ chuẩn bị bài sau:
Cho công nghệ điều khiển xy lanh A và B như hình vẽ, thiết kế mạch điều khiển điện -
khí nén.

22
Trong đó:
m: Nút nhấn khởi động
a0, a1, b0, b1: các công tắc hành trình điều khiển xy lanh A và B

23
BÀI 4: LẮP ĐẶT VÀ LẬP TRÌNH PLC ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ KHÔNG
ĐỒNG BỘ XOAY CHIỀU 3 PHA

I. Mục đích, yêu cầu


• Mục đích bài học:
- Ứng dụng các khối lệnh logic lập trình điều khiển cho bài toán đơn giản: Điều
khiển động cơ không đồng bộ 3 pha rôto lồng sóc
- Lập trình chương trình điều khiển, dowload upload chương trình giữa PC và PLC.
- Kết nối và lắp đặt PLC với các thiết bị ngoại vi: Nút nhấn, rơle, contactor…
• Yêu cầu:
- Lắp đặt, đấu nối mạch động lực, mạch điều khiển PLC đảm bảo yêu cầu kỹ thuật,
mỹ thuật.
- Lập trình đúng, vận hành an toàn.
- Thái độ nghiêm túc học tập, tích cực luyện tập, tổ chức nơi lắp đặt gọn gàng ngăn
nắp, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
II. Thiết bị vật tư
TT Thiết bị vật tư Số lượng/nhóm Ghi chú
1 Máy tính cá nhân 1 cái
2 Cable chuyển đổi PC/PPI 1 cái
3 PLC S7-200 CPU 224 1 cái
5 Contactor 1 cái
6 Rơle nhiệt 1 cái
7 Động cơ không đồng bộ 3 pha 1 cái
8 Aptomat 1 pha 1 cái
9 Aptomat 3 pha 1 cái
10 Rơle trung gian 24V DC 3 cái
11 Bóng đèn báo 2 cái
12 Nút nhấn xanh 1 cái
13 Nút nhấn đỏ 1 cái

24
14 Dụng cụ(dây, đồng hồ, kìm…) 1 bộ
III. Nội dung
3.1. Sơ đồ nguyên lý mạch động lực và mạch điều khiển rơle
 Thiết bị mạch động lực điều khiển đảo chiều động cơ gồm có:
+ Aptomat 3 pha: Đóng cắt nguồn 3 pha, bảo vệ ngắn mạch cho mạch động lực
+ Contactor K: Điều khiển động cơ
+ Rơle nhiệt: Bảo vệ quá tải cho động cơ.

 Thiết bị mạch điều khiển rơle gồm có:


+ Aptomat 1 pha: Đóng cắt nguồn 1 pha, bảo vệ ngắn mạch cho mạch điều khiển
+ Các nút nhấn ‘Dừng’, ‘Mở máy’, tiếp điểm rơle nhiệt, cuộn dây contactor, đèn
báo..
L1 N

Ap
D RN
M K
1 3 5 2 0

K Ð

 Nguyên lý hoạt động:

25
Đóng Aptomat 3 pha bên mạch động lực, Aptomat 1 pha bên mạch điều khiển.
Nhấn nút mở máy M (3-5) bên mạch điều khiển, cuộn dây contactor K có điện và
tiếp điểm K (3-5) đóng lại để duy trì cho cuộn dây K khi nhả nút nhấn M. Đồng thời các
tiếp điểm động lực của contactor K bên mạch động lực đóng lại cấp nguồn 3 pha cho
động cơ, động cơ hoạt động.
Muốn dừng động cơ, nhấn nút dừng D (1-3) bên mạch điều khiển, cuộn dây
contactor K mất điện, các tiếp điểm động lực của contactor K bên mạch động lực mở ra
ngắt nguồn 3 pha cấp cho động cơ, động cơ dừng hoạt động.
Khi có sự cố quá tải động cơ, rơle nhiệt tác động, làm cho tiếp điểm thường đóng
RN (0-2) bên mạch điều khiển mở ra, ngắt điện mạch điều khiển làm cho cuộn dây K mất
điện và động cơ dừng ngay lập tức.
Khi có sự cố ngắn mạch bên mạch động lực hay mạch điều khiển, Aptomat tác động
ngắt điện toàn mạch.
3.2. Xác định các tín hiệu vào/ra PLC
Tín hiệu vào Tín hiệu ra
I0.0: Nút nhấn Start (NO) Q0.0: Contactor điều khiển động cơ K
I0.1: Nút dừng Stop (NO) Q0.1: Đèn báo động cơ hoạt động
I0.2: Tiếp điểm Rơle nhiệt (NC) Q0.2: Đèn báo sự cố SC
3.3. Sơ đồ nguyên lý lắp đặt vào/ra PLC

M K11 KÐ ÐRN AC
~ 220V
L+

1L Q0.0 Q0.1 Q0.2 Q0.3 2L Q0.4 N L1

CPU 224 AC/DC/RL

1M I0.0 I0.1 I0.2 I0.3 I0.4 M L+

Start Stop RN

26
Nối rơ le trung gian với Contactor và các bóng đèn báo:
Q0.0 Q0.1 Q0.2

L1 N L1 N L1 N

14 14 14
9 9 9
K11 K KÐ Ð ÐRN SC

13 5 13 5 5
13

0V 0V 0V

3.4. Các bước thực hành


Bước 1: Chuẩn bị, kiểm tra thiết bị thực hành
+ Thao tác thực hành: Kiểm tra số lượng, chất lượng thiết bị: Trạng thái hút nhả, tiếp
điểm của contactor, rơle trung gian, nút nhấn, trạng thái bảo vệ của rơle nhiệt.
+ Yêu cầu kỹ thuật: Phần cơ tác động nhẹ nhàng, các tiếp điểm tiếp xúc tốt, không bị
dính.
+ Dụng cụ thiết bị: Đồng hồ vạn năng, nguồn 24VDC kiểm tra, Tôvít, kìm, kéo, dây
điện.
Bước 2: Đấu nối mạch động lực
+ Thao tác thực hành: Chọn dây dẫn, kẹp dây, đấu dây, đo thông mạch.
+ Yêu cầu kỹ thuật: Đấu đúng theo sơ đồ nguyên lý, chọn dây vừa đủ chiều dài.
+ Dụng cụ thiết bị: Tôvít, kìm, kéo, đồng hồ vạn năng, dây điện.
Bước 3: Đấu nối tín hiệu vào/ra PLC
+ Thao tác thực hành: Chọn dây dẫn, kẹp dây, đấu dây, đo thông mạch.
+ Yêu cầu kỹ thuật: Đấu đúng theo sơ đồ nguyên lý lắp ráp, đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật.
+ Dụng cụ thiết bị: Tôvít, kìm, kéo, đồng hồ vạn năng, dây điện.
Bước 4: Lập trình chương trình điều khiển PLC
+ Lập trình chương trình điều khiển PLC
Lâp bảng Symbol cho các tín hiệu vào/ra. Từ sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển rơle
chuyển sang dạng ngôn ngữ lập trình LAD:

27
+ Mô phỏng chương trình lập trình
Bước 5: Dowload PC -> PLC, tiến hành chạy thử
+ Dowload chương trình xuống PLC
+ Chạy thử quan sát trạn thá hút nhả contactor, đèn đầu ra của PLC
+ Test thử sự cố trên rơle nhiệt.
+ Đóng Aptomat 3 pha: Sử dụng đồng hồ vạn năng kiểm tra điện dây. Đảm bảo an toàn
tiến hành bước sau.
+ Tiến hành chạy thử.
Bước 6: Hoàn thiện và bàn giao
+ Thao tác thực hành: Kiểm tra đo các thông số của mạch, hoàn thiện mạch.
+ Yêu cầu kỹ thuật: Thông số kỹ thuật đảm bảo yêu cầu, mạch điện gọn gàng,
làm việc tin cậy.
+ Dụng cụ thiết bị: Mô hình thực hành điều khiển tự động đảo chiều động cơ, đồng hồ
vạn năng, tôvít, kìm, kéo, kìm tuốt dây…
3.5. Các sai hỏng, lỗi thường gặp và cách khắc phục

TT Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục

Khi lập trình máy tính báo Nhập sai địa chỉ qui định Nhập lại địa chỉ
lỗi
Không kết nối được máy tính Do thiết lập truyền thông Thiết lập lại truyền
với PLC để nạp chương trình chưa đúng thông PLC và máy

28
tính.
PLC chạy chương trình thì Chọn nhầm trạng thái tiếp Chọn lại trạng thái
mạch không thể khởi động điểm nút bấm dừng so với tiếp điểm của nút
được. nút bấm ngoài mạch cứng bấm dừng trong
PLC
PLC chạy chương trình thì Chọn nhầm trạng thái tiếp Chọn lại trạng thái
mạch báo sự cố ngay điểm rơle nhiệt tiếp điểm của rơle
nhiệt trong PLC
IV. Hình thức tổ chức thực hành
4.1. Hình thức chia nhóm
Dựa vào phòng thực hành Điều khiển lập trình của nhà trường có 03 bàn thực
hành, có đầy đủ hệ thống nguồn cấp.
Chia các Sv từ 3 đến 5 em/bàn cho một nhóm thực tập.
4.2. Hình thức thực hành
GV quan sát, điều hành mọi hoạt động công việc của các SV trong toàn xưởng
thực hành.
GV thao tác mẫu và uốn nắn từng nhóm SV, để điều chỉnh phân loại SV nhắc nhở
SV trong quá trình thực hành đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật, an toàn cho người
và thiết bị.
4.3. Giao nhiệm vụ cho từng nhóm
Thực hành đo đạc, kiểm tra, chất lượng của các thiết bị có sẵn đã được giao cho các
nhóm, lắp ráp và lập trình chương trình điều khiển…
V. Hướng dẫn tự kiểm tra đánh giá
* Dựa vào nội dung bài học, đánh giá (cho điểm) sinh viên theo các tiêu chí sau:
Mạch chạy đúng yêu Kỹ năng Thời gian Ý thức Cộng (điểm) Ghi chú
cầu (đúng thời gian)
4 2 2 2 10
VI. Câu hỏi bài tập, nhiệm vụ chuẩn bị bài sau:
Lắp đặt và điều khiển động cơ KĐB xoay chiều 3 pha sử dụng bộ điều khiển lập
trình PLC S7-1200

29
BÀI 5: LẮP ĐẶT VÀ LẬP TRÌNH PLC ĐIỀU KHIỂN ĐẢO CHIỀU ĐỘNG
CƠ KĐB XOAY CHIỀU 3 PHA
I. Mục đích và yêu cầu
a. Mục đích
- Vẽ và phân tích được mạch điện đảo chiều quay động cơ không đồng bộ 3 pha bằng
khởi động từ kép, biết sử dụng các khối lệnh Bitlogic.
- Lập trình được yêu cầu điều khiển trên ngôn ngữ LAD, STL hay FBD
b. Yêu cầu
- Vẽ mạch động lực và mạch điều khiển có tiếp điểm.
- Vẽ sơ đồ đấu nối PLC, chú thích các ngõ vào ra, đèn và các thông số trên PLC.
- Lập bảng symbol xác định thiết bị vào ra.
- Lắp đặt và thiết kế hệ thống điều khiển đảo chiều động cơ.
II. Thiết bị - vật tư
TT Thiết bị vật tư Thông số kỹ thuật Số lượng
1 Máy tính cá nhân Pentum III Tùy theo mức độ
2 Cable chuyển đổi PC/PPI E6S7
3 PLC S7-200 CPU 224
4 Bàn thực hành hiển thị Đèn LED
5 Contactor 220V – 10A 2 cái / nhóm
6 Rơle nhiệt 10A 1 cái / nhóm
7 Động cơ không đồng bộ 3 pha 0.6 kW, Y- ∆ 380V/220 1 cái
III. Nội dung
3.1. Sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển có tiếp điểm
.

30
3.2. Lập bảng symbol xác định thiết bị vào, ra PLC
Ký hiệu Địa chỉ Chú thích
S1 I0.0 Nút nhấn dừng máy, thường đóng NC
S2 I0.1 Nút nhấn quay phải, thường mở NO
S3 I0.2 Nút nhấn quay trái, thường mở NO
K11 Q0.0 Rơle trung gian điều khiển quay phải
K21 Q0.1 Rơle trung gian điều khiển quay trái

3.3. Sơ đồ kết nối vào, ra PLC

31
Q0.0

L1 N
K11 K21
24V Power
K21 K11

1M 1L+ Q0.0 Q0.1 Q0.2 Q0.3 M L+ DC K11 KT

CPU 224 DC/DC/DC


0V

1M I0.0 I0.1 I0.2 I0.3 I0.4 M L+ Q0.1

L1 N

S1 S2 S3

K21 KN

0V

Sơ đồ nối dây PLC Nối rơle trung gian với contactor

Chú ý: Trong các điều khiển có đảo chiều quay thì tại các ngõ ra PLC điều khiển 2 chiều
quay của động cơ ta cần phải nối thêm 2 tiếp điểm thường đóng khóa chéo nhau của 2
contactor (hoặc relay) để đảm bảo an toàn.
3.4. Các bước thực hành
Bước 1: Chuẩn bị, kiểm tra thiết bị thực hành
+ Thao tác thực hành: Kiểm tra số lượng, chất lượng thiết bị: Trạng thái hút nhả, tiếp
điểm của contactor, rơle trung gian, nút nhấn, trạng thái bảo vệ của rơle nhiệt.
+ Yêu cầu kỹ thuật: Phần cơ tác động nhẹ nhàng, các tiếp điểm tiếp xúc tốt, không bị
dính.
+ Dụng cụ thiết bị: Đồng hồ vạn năng, nguồn 24VDC kiểm tra, Tôvít, kìm, kéo, dây
điện.
Bước 2: Đấu nối mạch động lực
+ Thao tác thực hành: Chọn dây dẫn, kẹp dây, đấu dây, đo thông mạch.
+ Yêu cầu kỹ thuật: Đấu đúng theo sơ đồ nguyên lý, chọn dây vừa đủ chiều dài.
+ Dụng cụ thiết bị: Tôvít, kìm, kéo, đồng hồ vạn năng, dây điện.
Bước 3: Đấu nối tín hiệu vào/ra PLC
+ Thao tác thực hành: Chọn dây dẫn, kẹp dây, đấu dây, đo thông mạch.

32
+ Yêu cầu kỹ thuật: Đấu đúng theo sơ đồ nguyên lý lắp ráp, đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật.
+ Dụng cụ thiết bị: Tôvít, kìm, kéo, đồng hồ vạn năng, dây điện.
Bước 4: Lập trình chương trình điều khiển PLC
+ Lập trình chương trình điều khiển PLC
Lâp bảng Symbol cho các tín hiệu vào/ra. Từ sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển rơle
chuyển sang dạng ngôn ngữ lập trình LAD:

LAD STL

+ Mô phỏng chương trình lập trình


Bước 5: Dowload PC -> PLC, tiến hành chạy thử
+ Dowload chương trình xuống PLC
+ Chạy thử quan sát trạn thá hút nhả contactor, đèn đầu ra của PLC
+ Test thử sự cố trên rơle nhiệt.
+ Đóng Aptomat 3 pha: Sử dụng đồng hồ vạn năng kiểm tra điện dây. Đảm bảo an toàn
tiến hành bước sau.
+ Tiến hành chạy thử.
Bước 6: Hoàn thiện và bàn giao
+ Thao tác thực hành: Kiểm tra đo các thông số của mạch, hoàn thiện mạch.
+ Yêu cầu kỹ thuật: Thông số kỹ thuật đảm bảo yêu cầu, mạch điện gọn gàng,
làm việc tin cậy.
+ Dụng cụ thiết bị: Mô hình thực hành điều khiển đảo chiều động cơ KĐB xoay chiều 3
pha, đồng hồ vạn năng, tôvít, kìm, kéo, kìm tuốt dây…
33
3.5. Các sai hỏng, lỗi thường gặp và cách khắc phục

TT Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục

Khi lập trình máy tính báo Nhập sai địa chỉ qui định Nhập lại địa chỉ
lỗi
Không kết nối được máy tính Do thiết lập truyền thông Thiết lập lại truyền
với PLC để nạp chương trình chưa đúng thông PLC và máy
tính.
PLC chạy chương trình thì Chọn nhầm trạng thái tiếp Chọn lại trạng thái
mạch không thể khởi động điểm nút bấm dừng so với tiếp điểm của nút
được. nút bấm ngoài mạch cứng bấm dừng trong
PLC
PLC chạy chương trình thì Chọn nhầm trạng thái tiếp Chọn lại trạng thái
mạch báo sự cố ngay điểm rơle nhiệt tiếp điểm của rơle
nhiệt trong PLC
IV. Hình thức tổ chức thực hành
4.1. Hình thức chia nhóm
Dựa vào phòng thực hành Điều khiển lập trình của nhà trường có 03 bàn thực
hành, có đầy đủ hệ thống nguồn cấp.
Chia các Sv từ 3 đến 5 em/bàn cho một nhóm thực tập.
4.2. Hình thức thực hành
GV quan sát, điều hành mọi hoạt động công việc của các SV trong toàn xưởng
thực hành.
GV thao tác mẫu và uốn nắn từng nhóm SV, để điều chỉnh phân loại SV nhắc nhở
SV trong quá trình thực hành đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật, an toàn cho người
và thiết bị.
4.3. Giao nhiệm vụ cho từng nhóm
Thực hành đo đạc, kiểm tra, chất lượng của các thiết bị có sẵn đã được giao cho các
nhóm, lắp ráp và lập trình chương trình điều khiển…

V. Hướng dẫn tự kiểm tra đánh giá

34
* Dựa vào nội dung bài học, đánh giá (cho điểm) sinh viên theo các tiêu chí sau:
Mạch chạy đúng yêu Kỹ năng Thời gian Ý thức Cộng (điểm) Ghi chú
cầu (đúng thời gian)
4 2 2 2 10
VI. Câu hỏi bài tập, nhiệm vụ chuẩn bị bài sau:
Lắp đặt và lập trình PLC cho hệ thống điều khiển cần trục có sơ đồ công nghệ như hình
vẽ:

Trong đó: a0, a1, b0, b1 là các công tắc hành trình, m nút nhấn khởi động. Quá trình P, T
và X, L được điều khiển bởi 2 động cơ ba pha không đồng bộ roto lồng sóc.

35
BÀI 6: LẮP ĐẶT VÀ LẬP TRÌNH PLC ĐIỀU KHIỂN TUẦN TỰ 3 ĐỘNG
CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ XOAY CHIỀU 3 PHA

I. Mục đích và yêu cầu


a. Mục đích
 Ứng dụng PLC S7-200 điều khiển trình tự ba động cơ không đồng bộ ba pha. Cụ
thể:
• Biết sử dụng khối lệnh logic, Timer của PLC S7-200 ứng dụng vào điều
khiển công nghệ cụ thể.
• Đấu nối, lăp đặt PLC điều khiển trình tự ba động cơ.
b. Yêu cầu
 Lắp đặt, đấu nối mạch động lực, mạch điều khiển PLC đảm bảo yêu cầu kỹ thuật,
mỹ thuật.
 Lập trình đúng, vận hành an toàn.
 Thái độ nghiêm túc học tập, tích cực luyện tập, tổ chức nơi lắp đặt gọn gàng ngăn
nắp, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
II. Thiết bị - vật tư
TT Thiết bị vật tư Số lượng/nhóm Ghi chú
1 Máy tính cá nhân 1 bộ Tùy theo mức độ
2 Cable chuyển đổi PC/PPI 1 cái
3 PLC S7-200 1 cái
4 Contactor 3 cái
5 Rơle nhiệt 3 cái
6 Động cơ không đồng bộ 3 pha 3 cái
7 Dụng cụ (dây, đồng hồ, kìm) 1 bộ
III. Nội dung
Xây dựng mạch điện động lực và điều khiển có tiếp điểm, viết chương trình trên
PLC S7 -200 điều khiển các động cơ điện xoay chiều 3 pha KĐB theo yêu cầu sau: khi ấn
nút mở máy thì động cơ Đ1 làm việc, sau 10 giây thì động cơ Đ2 làm việc, sau 10 giây
tiếp theo thì động cơ Đ3 làm việc, khi ấn nút dừng thì thứ tự các động cơ dừng ngược lại.

36
3.1. Sơ đồ nguyên lý mạch động lực và mạch điều khiển rơle

3.2. Xác định các tín hiệu vào/ra PLC


Ký hiệu Địa chỉ Chú thích
D I0.0 Nút nhấn dừng máy, thường mở NO
M I0.1 Nút nhấn hoạt động hệ thống, thường mở NO
K11 Q0.0 Rơle trung gian điều khiển động cơ 1
K21 Q0.1 Rơle trung gian điều khiển động cơ 2
K31 Q0.2 Rơle trung gian điều khiển động cơ 3
3.3. Sơ đồ nguyên lý lắp đặt vào/ra PLC

37
Q0.0

L1 N
K11 K21 K31
24V Power

1M 1L+ Q0.0 Q0.1 Q0.2 Q0.3 M L+ DC K11 K1

CPU 224 DC/DC/DC


0V

1M I0.0 I0.1 I0.2 I0.3 I0.4 M L+ Q0.1 Q0.2

L1 N L1 N

D M

K21 K2 K31 K3

0V 0V

Sơ đồ nối dây PLC Nối rơle trung gian với contactor

3.4. Các bước thực hành


Bước 1: Chuẩn bị, kiểm tra thiết bị thực hành
+Thao tác thực hành: Kiểm tra số lượng, chất lượng thiết bị: Trạng thái hút nhả, tiếp
điểm của contactor, rơle trung gian, nút nhấn, trạng thái bảo vệ của rơle nhiệt.
+Yêu cầu kỹ thuật: Phần cơ tác động nhẹ nhàng, các tiếp điểm tiếp xúc tốt, không
bị dính.
+Dụng cụ thiết bị: Đồng hồ vạn năng, nguồn 24VDC kiểm tra, Tôvít, kìm, kéo, dây điện.
Bước 2: Đấu nối mạch động lực
+ Thao tác thực hành: Chọn dây dẫn, kẹp dây, đấu dây, đo thông mạch.
+ Yêu cầu kỹ thuật: Đấu đúng theo sơ đồ nguyên lý, chọn dây vừa đủ chiều dài, đảo chéo
2 trong 3 pha.
+ Dụng cụ thiết bị: Tôvít, kìm, kéo, đồng hồ vạn năng, dây điện.
Bước 3: Đấu nối tín hiệu vào/ra PLC
+Thao tác thực hành: Chọn dây dẫn, kẹp dây, đấu dây, đo thông mạch.
+ Yêu cầu kỹ thuật: Đấu đúng theo sơ đồ nguyên lý lắp ráp, đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật.
+ Dụng cụ thiết bị: Tôvít, kìm, kéo, đồng hồ vạn năng, dây điện.

38
Bước 4: Lập trình chương trình điều khiển PLC
LAD STL

Bước 5: Dowload PC -> PLC, tiến hành chạy thử


+ Dowload chương trình xuống PLC

39
+ Chạy thử quan sát trạn thá hút nhả contactor, đèn đầu ra của PLC
+ Test thử sự cố trên rơle nhiệt.
+ Đóng Aptomat 3 pha: Sử dụng đồng hồ vạn năng kiểm tra điện dây. Đảm bảo an toàn
tiến hành bước sau.
+ Tiến hành chạy thử.
Bước 6: Hoàn thiện và bàn giao
+ Thao tác thực hành: Kiểm tra đo các thông số của mạch, hoàn thiện mạch.
+ Yêu cầu kỹ thuật: Thông số kỹ thuật đảm bảo yêu cầu, mạch điện gọn gàng,
làm việc tin cậy.
+Dụng cụ thiết bị: Mô hình thực hành điều khiển tự động đảo chiều động cơ, đồng hồ vạn
năng, tôvít, kìm, kéo, kìm tuốt dây…
3.5. Các sai hỏng, lỗi thường gặp và cách khắc phục

TT Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục

Khi lập trình máy tính báo Nhập sai địa chỉ qui định Nhập lại địa chỉ
lỗi
Không kết nối được máy tính Do thiết lập truyền thông Thiết lập lại truyền
với PLC để nạp chương trình chưa đúng thông PLC và máy
tính.
PLC chạy chương trình thì Chọn nhầm trạng thái tiếp Chọn lại trạng thái
mạch không thể khởi động điểm nút bấm dừng so với tiếp điểm của nút
được. nút bấm ngoài mạch cứng bấm dừng trong
PLC
PLC chạy chương trình thì Chọn nhầm trạng thái tiếp Chọn lại trạng thái
mạch báo sự cố ngay điểm rơle nhiệt tiếp điểm của rơle
nhiệt trong PLC
IV. Hình thức tổ chức thực hành
4.1. Hình thức chia nhóm
Dựa vào phòng thực hành Điều khiển lập trình của nhà trường có 5 bàn thực hành,
có đầy đủ hệ thống nguồn cấp.
Chia các Sv từ 3 đến 5 em/bàn cho một nhóm thực tập.

40
4.2. Hình thức thực hành
GV quan sát, điều hành mọi hoạt động công việc của các SV trong toàn xưởng
thực hành.
GV thao tác mẫu và uốn nắn từng nhóm SV, để điều chỉnh phân loại SV nhắc nhở
SV trong quá trình thực hành đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật, an toàn cho người
và thiết bị.
4.3. Giao nhiệm vụ cho từng nhóm
Thực hành đo đạc, kiểm tra, chất lượng của các thiết bị có sẵn đã được giao cho các
nhóm, lắp ráp và lập trình chương trình điều khiển…
V. Hướng dẫn tự kiểm tra đánh giá
* Dựa vào nội dung bài học, đánh giá (cho điểm) sinh viên theo các tiêu chí sau:
Mạch chạy đúng yêu Kỹ năng Thời gian Ý thức Cộng (điểm) Ghi chú
cầu (đúng thời gian)
4 2 2 2 10
VI. Câu hỏi bài tập, nhiệm vụ chuẩn bị bài sau:
Lắp đặt và điều khiển tuần tự 3 động cơ KĐB xoay chiều 3 pha sử dụng bộ điều khiển
lập trình PLC S7-1200

41
BÀI 7: LẮP ĐẶT VÀ LẬP TRÌNH PLC ĐIỀU KHIỂN TRẠM TAY GẮP
SẢN PHẨM

I. Mục đích, yêu cầu


a. Mục đích bài học:
- Ứng dụng các khối lệnh logic, timer, counter lập trình điều khiển hệ thống tay gắp
sản phẩm
- Kết nối và lắp đặt PLC với các thiết bị ngoại vi: Nút nhấn, cảm biến, rơle trung
gian, van điện khí nén, tay gắp khí nén…
b.Yêu cầu:
- Lắp đặt, đấu nối mạch động lực, mạch điều khiển PLC đảm bảo yêu cầu kỹ thuật,
mỹ thuật.
- Lập trình đúng, vận hành an toàn.
- Thái độ nghiêm túc học tập, tích cực luyện tập, tổ chức nơi lắp đặt gọn gàng ngăn
nắp, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
II. Thiết bị vật tư
TT Thiết bị vật tư Số lượng/nhóm Ghi chú
1 Máy tính cá nhân 1 cái
2 Cable chuyển đổi PC/PPI 1 cái
3 PLC S7-200 CPU 224 1 cái
4 Mô hình tay gắp sản phẩm 1 bộ
5 Dụng cụ(dây, đồng hồ, kìm…) 1 bộ
III. Nội dung
3.1. Hệ thống tay gắp sản phẩm:
Sau khi sản phẩm được lắp ráp hoàn thiện ở trạm lắp ráp,
một tín hiệu sẽ được bật lên để gọi cánh tay khí nén hoạt động,
chuyển động sang trái về phía sản phẩm cần gắp. Cánh tay khí
nén di chuyển bằng cơ cấu khí nén hành trình được điều khiển
chính xác tại vị trí của sản phẩm. Sau khi kẹp được sản phẩm,
tay khí nén di chuyển sang phải và đặt sản phẩm cho trạm kế
tiếp.

42
3.2. Lưu đồ công nghệ

3.3. Các bước thực hành


Bước 1: Chuẩn bị, kiểm tra thiết bị thực hành
+Thao tác thực hành: Kiểm tra số lượng, chất lượng thiết bị: Trạng thái hút nhả và tiếp
điểm của các rơle trung gian, nút nhấn, van điện, xilanh, động cơ…
+Yêu cầu kỹ thuật: Phần cơ tác động nhẹ nhàng, các tiếp điểm tiếp xúc tốt, không bị
dính.
+Dụng cụ thiết bị: Đồng hồ vạn năng, nguồn 24VDC kiểm tra, Tôvít, kìm, kéo, dây điện.
Bước 2: Đấu nối mạch động lực
+ Thao tác thực hành: Chọn dây dẫn, kẹp dây, đấu dây, đo thông mạch.
+ Yêu cầu kỹ thuật: Đấu đúng theo sơ đồ nguyên lý, chọn dây vừa đủ chiều dài.
+ Dụng cụ thiết bị: Tôvít, kìm, kéo, đồng hồ vạn năng, dây điện.
43
Bước 3: Đấu nối tín hiệu vào/ra PLC
+Thao tác thực hành: Chọn dây dẫn, kẹp dây, đấu dây, đo thông mạch.
+ Yêu cầu kỹ thuật: Đấu đúng theo sơ đồ nguyên lý lắp ráp, đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật.
+ Dụng cụ thiết bị: Tôvít, kìm, kéo, đồng hồ vạn năng, dây điện.
Bước 4: Lập trình chương trình điều khiển PLC
Bước 5: Dowload PC -> PLC, tiến hành chạy thử
+ Dowload chương trình xuống PLC
+ Tiến hành chạy thử.
Bước 6: Hoàn thiện và bàn giao
+ Thao tác thực hành: Kiểm tra đo các thông số của mạch, hoàn thiện mạch.
+ Yêu cầu kỹ thuật: Thông số kỹ thuật đảm bảo yêu cầu, mạch điện gọn gàng,
làm việc tin cậy.
+Dụng cụ thiết bị: Mô hình thực hành phân loại sản phẩm, đồng hồ vạn năng, tôvít, kìm,
kéo, kìm tuốt dây…
IV. Hình thức tổ chức thực hành
4.1. Hình thức chia nhóm
Dựa vào phòng thực hành Điều khiển lập trình của nhà trường có 03 bàn thực
hành, có đầy đủ hệ thống nguồn cấp.
Chia các Sv từ 3 đến 5 em/bàn cho một nhóm thực tập.
4.2. Hình thức thực hành
GV quan sát, điều hành mọi hoạt động công việc của các SV trong toàn xưởng
thực hành.
GV thao tác mẫu và uốn nắn từng nhóm SV, để điều chỉnh phân loại SV nhắc nhở
SV trong quá trình thực hành đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật, an toàn cho người
và thiết bị.
4.3. Giao nhiệm vụ cho từng nhóm
Thực hành đo đạc, kiểm tra, chất lượng của các thiết bị có sẵn đã được giao cho các
nhóm, lắp ráp và lập trình chương trình điều khiển…
V. Hướng dẫn tự kiểm tra đánh giá
* Dựa vào nội dung bài học, đánh giá (cho điểm) sinh viên theo các tiêu chí sau:

44
Mạch chạy đúng yêu Kỹ năng Thời gian Ý thức Cộng (điểm) Ghi chú
cầu (đúng thời gian)
4 2 2 2 10
VI. Câu hỏi bài tập, nhiệm vụ chuẩn bị bài sau:

Lập trình và mô phỏng điều khiển trạm tay gắp sản phẩm trên TIA V14 sử dụng PLC
S7-1200

45
BÀI 8: LẮP ĐẶT VÀ LẬP TRÌNH PLC CHO HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
TRẠM PHÂN PHỐI VẬT GIA CÔNG
a. Mục đích
- Kết nối các thiết bị của trạm phân phối vật gia công
- Lập trình chế độ bằng tay và tự động cho trạm phân phối vật gia công
b. Yêu cầu
- Kết nối, lắp đặt được các thiết bị với PLC S7-200 đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ
thuật.
- Thực hành thiết kế chương trình điều khiển đúng yêu cầu hoạt động theo yêu cầu
công nghệ.
- Thái độ nghiêm túc học tập, tích cực luyện tập, tổ chức nơi lắp đặt gọn gàng ngăn
nắp, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
II. THIẾT BỊ VÀ VẬT TƯ
TT Thiết bị vật tư Số lượng/nhóm Ghi chú
1 Trạm phân phối vật gia công 1 trạm
2 Máy tính 1 bộ
3 PC Adapter USB 1 cái
4 Đồng hồ vạn năng 1 cái
5 Kìm, tuavit. 1 bộ
III. NỘI DUNG
3.1. Quy trình công nghệ trạm lưu trữ trung gian
Phôi sẽ được cấp xuống băng tải từ cơ cấu cấp phôi nhờ xilanh khí. Phôi sẽ di
chuyển theo băng tải đến cuối hành trình để di chuyển sang trạm kế tiếp. Sinh viên sẽ tìm
hiểu nguyên lý và lập trình nhận tín hiệu từ cảm biến và điều khiển các cơ cấu chấp hành
từ PLC S7 - 200

46
3.2. Kết cấu thiết bị của trạm
1. Mô hình băng tải: Di chuyển phôi
2. Cơ cấu cấp phôi: Cung cấp phôi xuống băng tải
3. Xilanh khí: Đẩy phôi xuống băng tải khi có tín hiệu từ van điện
4. Van điện: Điều khiển đóng/mở xilanh khi có tín hiệu yêu cầu từ PLC
5. Bộ nguồn 24VDC : Cấp nguồn 24VDC cho mạch điện tử, van điện, cảm biến,
động cơ băng tải.
6. Bộ điều khiển lập trình PLC S7_200 CPU 222 AC/DC/RL
7. Module mở rộng EM 223 DC: Module vào/ra số.
8. Module EM 277: Module truyền thông PROFIBUS – DP.
9. Cảm biến quang: Sử dụng loại khuếch tán, phát hiện phôi ở cuối hành trình.
10. Mạch điện tử : Bộ đệm cho đầu vào/ra PLC và van điện, động cơ băng tải
11. Nút bấm, khóa điện, chuyển mạch, đèn báo.
3.3. Sơ đồ cấp điện và các tín hiệu điều khiển

47
3.4. Bảng địa chỉ vào ra PLC
Tín hiệu vào Tín hiệu ra
I0.0: Chạy băng tải Q0.0: Băng tải
I0.1: Dừng băng tải Q0.1: Xilanh đẩy phôi
I0.3: Mở xilanh đẩy phôi Q0.2: Đèn tự động
I0.4: Đóng xilanh đẩy phôi Q0.4: Đèn Xilanh
I0.5: Auto/Man Q0.5: Đèn băng tay

48
I0.6: Khởi tạo hệ thống
I1.0: Cảm biến quang
3.5. Giải thuật chương trình
Chương
trình chính

I0.5=0 I0.5=1

Chương trình Chương trình


tự động bằng tay

Chương trình tự động

Khởi tạo

1 Timer

t1

2 Xilanh đẩy

t2

3 Set Băng tải

t3

4 Reset tải dừng

t4

1 Reset timer

t5

49
3.6. Chương trình PLC
+ Bảng symbol

+ Chương trình chính

50
+ Chương trình con bằng tay

51
+ Chương trình con tự động

52
53
IV. CÁC BƯỚC THỰC HÀNH
Bước 1: Chuẩn bị, kiểm tra thiết bị thực hành
+Thao tác thực hành: Kiểm tra số lượng, chất lượng thiết bị
+Yêu cầu kỹ thuật: Phần cơ tác động nhẹ nhàng, các tiếp điểm tiếp xúc tốt, không bị
dính.
+Dụng cụ thiết bị: Đồng hồ vạn năng, nguồn 24VDC kiểm tra, Tôvít, kìm, kéo, dây điện.
Bước 2: Chuẩn bị phần mềm lập trình PLC
Bước 3: Đấu nối mạch động lực
+ Thao tác thực hành: Chọn dây dẫn, kẹp dây, đấu dây, đo thông mạch.
+ Yêu cầu kỹ thuật: Đấu đúng theo sơ đồ nguyên lý, chọn dây vừa đủ chiều dài.
+ Dụng cụ thiết bị: Tôvít, kìm, kéo, đồng hồ vạn năng, dây điện.
Bước 3: Đấu nối tín hiệu vào/ra PLC
+Thao tác thực hành: Chọn dây dẫn, kẹp dây, đấu dây, đo thông mạch.
+ Yêu cầu kỹ thuật: Đấu đúng theo sơ đồ nguyên lý lắp ráp, đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật.
+ Dụng cụ thiết bị: Tôvít, kìm, kéo, đồng hồ vạn năng, dây điện.
Bước 4: Lập trình chương trình điều khiển PLC S7-200
Bước 5: Dowload chương trình điều khiển
V. Hình thức tổ chức thực hành
5.1. Hình thức chia nhóm
Dựa vào phòng thực hành Điều khiển lập trình của nhà trường có 03 bàn thực
hành, có đầy đủ hệ thống nguồn cấp.
Chia các Sv từ 3 đến 5 em/bàn cho một nhóm thực tập.
5.2. Hình thức thực hành
GV quan sát, điều hành mọi hoạt động công việc của các SV trong toàn xưởng
thực hành.
GV thao tác mẫu và uốn nắn từng nhóm SV, để điều chỉnh phân loại SV nhắc nhở
SV trong quá trình thực hành đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật, an toàn cho người
và thiết bị.
5.3. Giao nhiệm vụ cho từng nhóm
Thực hành đo đạc, kiểm tra, chất lượng của các thiết bị có sẵn đã được giao cho các
nhóm, lắp ráp và lập trình chương trình điều khiển…

54
VI. Hướng dẫn tự kiểm tra đánh giá
* Dựa vào nội dung bài học, đánh giá (cho điểm) sinh viên theo các tiêu chí sau:
Mạch chạy đúng yêu Kỹ năng Thời gian Ý thức Cộng (điểm) Ghi chú
cầu (đúng thời gian)
4 2 2 2 10
VII. Câu hỏi bài tập, nhiệm vụ chuẩn bị bài sau:

Lập trình và mô phỏng điều khiển trạm phân phối vật gia công trên TIA V14 sử dụng
PLC S7-1200

55
BÀI 9: LẮP ĐẶT VÀ LẬP TRÌNH MẠNG TRUYỀN THÔNG PROFIBUS
DP GIỮA PLC S7-300 VÀ PLC S7-200

I. Mục đích và yêu cầu


a. Mục đích
- Kết nối các thiết bị của mô hình thực hành mạng ProfibusDP
- Lập trình mạng truyền thông Profibus DP giữa PLC S7-300 và PLC S7-200
b. Yêu cầu
- Kết nối, lắp đặt được các thiết bị với PLC S7-200, PLC S7-300 đảm bảo yêu cầu
kỹ thuật, mỹ thuật.
- Thực hành thiết kế chương trình điều khiển đúng yêu cầu hoạt động theo yêu cầu
công nghệ.
- Thái độ nghiêm túc học tập, tích cực luyện tập, tổ chức nơi lắp đặt gọn gàng ngăn
nắp, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
II. Thiết bị vật tư
TT Thiết bị vật tư Số lượng/nhóm Ghi chú
1 Mô hình thực hành mạng truyền 1 bàn
thông Profibus DP
2 Máy tính 1 bộ
3 PC Adapter USB 1 cái
4 Đồng hồ vạn năng 1 cái
5 Kìm, tuavit. 1 bộ
III. Nội dung thực hành
3.1. Bàn thực hành mạng truyền thông Profibus DP
Bàn thực hành mạng truyền thông Profibus DP gồm các thiết bị sau:
- 01 PLC S7-300 CPU 313C – 2DP
- 02 PLC S7-200 CPU 222 AC/DC/RL
- 02 Module EM 277
- 01 màn hình HMI KTP700 Basic DP

56
- Các thiết bị vào/ra cơ bản: Nút nhấn, cảm biến, bóng báo, rơle trung gian,
contactor.

3.2. Bài toán công nghệ

Mô tả công nghệ: Khi hệ thống hoạt động, cơ cấu chạy phải hoạt động (P), sau 5s
thì dừng. Đồng thời cơ cấu chạy xuống hoạt động (X), sau 5s thì dừng và cơ cấu lên hoạt
động (L) 5s thì dừng. Lúc này cơ cấu chạy trái hoạt động 5s thì dừng va kết thúc một chu
kỳ hoạt động.

57
m
P (5s)

T (5s)
X L
(5s) (5s)

Trong đó: Quá trình P, T và X, L được điều khiển bởi 2 động cơ ba pha không đồng
bộ roto lồng sóc.
Yêu cầu thiết lập và lập trình mô hình mạng truyền thông Profibus DP theo mô hình
sau:
24VDC
CPU 313C – 2DP

I0.0 (ON)

I0.1 (OFF) Master

EM277 EM277
CPU 222 CPU 222
Salve 1 Salve 2

+ PLC Slave 1 điều khiển động cơ Trái-Phải.


+ PLC Slave 2 điều khiển động cơ Xuống-Lên.
Các địa chỉ truyền thông mạng PROFIBUS như sau:
Trạm chủ PLC S7-300: 02
Trạm tớ Slave 1: 06
Trạm tớ Slave 2: 04
3.3. Cấu hình phần cứng và lập trình hệ thống mạng truyền thông mạng Profibus
DP cho bài toán
+ Chọn Voffset: 100
+ Chọn số byte truyền nhận: 2byte I/O
+ Địa chỉ vào ra cho EM277 Slave 1: IB2 – IB3, QB2 – QB3

58
+ Địa chỉ vào ra cho EM277 Slave 2: IB4 – IB5, QB4 – QB5
→ Cách thức trao đổi dữ liệu giữa Master và các Slaves:
Master Slave 1
IB0 VB0

Offset
100 Bytes
IB1 VB99
IB2 VB100
2 byte nhận
2 byte nhận
VB101
VB102
IB3
IB4 2 byte gửi
VB103
2 byte nhận
Slave 2
VB0
IB5
QB2
Offset
100 Bytes
2 byte gửi VB99
VB100
QB3
2 byte nhận
QB4
VB101
VB102
2 byte gửi
2 byte gửi
QB5
VB103

3.3.1. Thiết lập địa chỉ cho DP Slave (EM 277 PROFIBUS-DP)
- Bỏ nguồn cấp từ CPU S7-200 và EM 277.
- Đặt nút vặn ở mặt trước của EM 277 đến vị trí mong muốn. Nút gạt trên cùng
(đánh dấu X10) là chữ số hàng chục của địa chỉ. Nút gạt thấp hơn (đánh dấu X1)
là chữ số hàng đơn vị của địa chỉ. Đối với bài toán này, với EM277 của Slave 1
đặt nút X1 đến 6 và nút gạt X10 đến 0 để chọn địa chỉ là 6 cho Slave 1, với
EM277 của Slave 2 đặt nút X1 đến 4 và nút gạt X10 đến 0 để chọn địa chỉ là 4 cho
Slave 2.

59
X10

X1

- Cấp nguồn cho CPU S7-200 và EM 277.


Lưu ý: các nút chuyển địa chỉ của EM 277 chỉ được đọc khi EM 277 được cấp
nguồn. Thay đổi địa chỉ thiết bị của EM 277 chỉ được đọc khi đang cấp nguồn sẽ không
có hiệu lực cho đến khi nguồn được cấp ở chu trình tiếp theo.
3.3.2. Thiết lập cấu hình phần cứng của mạng trong phần mềm TIAV14
Bước 1: Từ màn hình desktop nhấp đúp chọn biểu tượng Tia Portal V14

Bước 2: Click chuột vào Create new project để tạo dự án

60
Nhập tên dự án vào Project name sau đó nhấn create
Bước 3: Chọn Devices & Networks → Add new device → controllers → SIMATIC
S7-300→CPU→CPU 313C-2DP→ 6CF03-0AB0→V2.6→Add

Bước 4: Project mới được hiện ra

61
Bước 5: Tiến hành cài đặt các địa chỉ cho PLC S7-300:
- Xác đinh địa chỉ I/O cho PLC S7-300

- Xác định địa chỉ MPI để kết nối và nạp chương trình từ máy tính

62
- Cài đặt địa chỉ mạng PROFIBUS và chế độ hoạt động

63
Bước 6: Tiến hành lấy module EM PROFIBUS-DP 277 và cài đặt địa chỉ cho từng
module EM 277
Ta phải thêm file GSD của EM 277 bằng cách chọn Options trên thanh công cụ →
Chọn Manage general station description files (GSD)

Chọn đường dẫn file vào ấn Install

64
Sau đó ta có thể thêm Modul EM 277
Tiếp theo ta thêm Modul EM 277 → Other field devices → PROFIBUS DP →
PLCs → SIEMENS AG → SIMATIC → EM 277 PROFIBU-DP
Tiếp đến ta kết nối thiết bị trong mạng với nhau

Tiếp đến ta cài đặt cấu hình cho Slave1, Slave2. Kích đúp chuột vào Slave 1 → Hộp
thoại xuất hiện. Ta chọn PROFIBUS address > thay đổi địa chỉ Address thành 06

65
Chọn Device-specific parameters → thay đổi địa chỉ Offset = 100

Chọn cửa sổ theo hướng mũi tên → sau đó chọn 2 Bytes Out/ 2 Bytes In

Thay đổi vùng địa chỉ vào ra là 2


Làm tương tự với Slave2. Thay đổi địa chỉ Address = 4

66
Thay đổi vùng địa chỉ vào ra là 4

Như vậy là ta đã hoàn thành việc kết nối giữa 1 PLC S7-300 với 2 PLC S7-200
thông qua mạng Profibus. Trong đó PLC S7-300 đóng vai trò là Master để điều khiển 2
Slave là PLC S7-200.
3.3.3 Lập trình cho bài toán
Sau khi tiến hành kết nối truyền thông cho PLC S7-300 và 2 PLC S7-200 như ở
trên, ta sẽ đi khai báo và lập trình cho bài toán
Bước 1: Khai báo các biến đầu vào, đầu ra

Bước 2: Vào giao diện làm việc để lập trình cho bài toán:
 Chương trình Master ( PLC S7-300 ) được lập trình trên khối OB1

67
68
69
70
 Chương trình Slave 1:

 Chương trình Slave 2:

Bước 3: Cắm cáp để nạp cấu hình phần cứng và chương trình vừa viết được cho
PLC S7-300 và PLC S7-200, đèn báo trạng thái sáng lên báo chương trình đã được nạp
vào trong máy.

71
Bước 4: Đổ chương trình xuống CPU
Đổ từ màn hình soạn thảo chương trình bằng cách kích vào biểu tượng download
trên thanh công cụ của màn hình

Chọn cấu hình Type of the PG/PC interface và PG/PC interface như hình dưới sau
đó nhấn chọn start seach

72
Sau đó chọn Load để hoàn thành.

Bước 5: Tiến hành giám sát và chạy thử chương trình


Để giám sát chương trình trên màn hình soạn thảo kích chọn Monitor hoặc Go
online trên thanh công cụ.
73
Sau khi chọn thì chương trình xuất hiện như hình bên dưới và ta có thể tiến hành
chạy và giám sát chương trình:

IV. Các bước thực hành


Bước 1: Chuẩn bị, kiểm tra thiết bị thực hành
+Thao tác thực hành: Kiểm tra số lượng, chất lượng thiết bị
+Yêu cầu kỹ thuật: Phần cơ tác động nhẹ nhàng, các tiếp điểm tiếp xúc tốt, không bị
dính.
+Dụng cụ thiết bị: Đồng hồ vạn năng, nguồn 24VDC kiểm tra, Tôvít, kìm, kéo, dây điện.
Bước 2: Chuẩn bị phần mềm lập trình PLC
Bước 3: Đấu nối mạch động lực
+ Thao tác thực hành: Chọn dây dẫn, kẹp dây, đấu dây, đo thông mạch.
+ Yêu cầu kỹ thuật: Đấu đúng theo sơ đồ nguyên lý, chọn dây vừa đủ chiều dài.

74
+ Dụng cụ thiết bị: Tôvít, kìm, kéo, đồng hồ vạn năng, dây điện.
Bước 3: Đấu nối tín hiệu vào/ra PLC
+Thao tác thực hành: Chọn dây dẫn, kẹp dây, đấu dây, đo thông mạch.
+ Yêu cầu kỹ thuật: Đấu đúng theo sơ đồ nguyên lý lắp ráp, đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật.
+ Dụng cụ thiết bị: Tôvít, kìm, kéo, đồng hồ vạn năng, dây điện.
Bước 4: Lập trình chương trình điều khiển
Bước 5: Dowload chương trình điều khiển
Bước 7: Hoàn thiện và bàn giao
+ Thao tác thực hành: Kiểm tra đo các thông số của mạch, hoàn thiện mạch.
+ Yêu cầu kỹ thuật: Thông số kỹ thuật đảm bảo yêu cầu, mạch điện gọn gàng.
+ Dụng cụ thiết bị: đồng hồ vạn năng, tôvít, kìm, kéo, kìm tuốt dây…
V. Hình thức tổ chức thực hành
5.1. Hình thức chia nhóm
Dựa vào phòng thực hành PLC của nhà trường có 6 trạm thực hành, có đầy đủ hệ
thống nguồn cấp.
Chia các Sv từ 3 đến 5 em/trạm cho một nhóm thực tập.
5.2. Hình thức thực hành
GV quan sát, điều hành mọi hoạt động công việc của các SV trong toàn xưởng
thực hành.
GV thao tác mẫu và uốn nắn từng nhóm SV, để điều chỉnh phân loại SV nhắc nhở
SV trong quá trình thực hành đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật, an toàn cho người
và thiết bị.
5.3. Giao nhiệm vụ cho từng nhóm
Thực hành đo đạc, kiểm tra, chất lượng của các thiết bị có sẵn đã được giao cho các
nhóm, lắp ráp và lập trình chương trình điều khiển…
VI. Hướng dẫn kiểm tra, tự đánh giá
* Dựa vào nội dung bài học, đánh giá (cho điểm) sinh viên theo các tiêu chí sau:
Mạch chạy đúng yêu Kỹ năng Thời gian Ý thức Cộng (điểm) Ghi chú
cầu (đúng thời gian)
4 2 2 2 10

75
VII. Câu hỏi bài tập, nhiệm vụ chuẩn bị bài sau :

Cho hệ thống điều khiển cần trục có sơ đồ công nghệ như hình:
m T
A C D
P P

X L X L X L

B B B
Trong đó:
A, C, D là các công tắc hành trình. B là cảm ứng từ đầu cuối xilanh
Quá trình P, T được điều khiển bởi bởi 01 động cơ ba pha không đồng bộ roto
lồng sóc. Quá trình X, L bởi bởi 01 động cơ ba pha không đồng bộ roto
Yêu cầu thiết lập và lập trình mô hình mạng truyền thông Profibus DP theo mô hình sau:
24VDC
CPU 313C – 2DP

I0.0 (ON)

I0.1 (OFF) Master

EM277 EM277
CPU 222 CPU 222
Salve 1 Salve 2

+ PLC Slave 1 điều khiển động cơ Trái-Phải.


+ PLC Slave 2 điều khiển động cơ Xuống-Lên.

76
BÀI 10: LẮP ĐẶT VÀ LẬP TRÌNH MẠNG TRUYỀN THÔNG PROFINET

I. Mục đích yêu cầu


a. Mục đích
- Kết nối các thiết bị của mô hình thực hành mạng Profinet
- Lập trình mạng truyền thông Profinet giữa các PLC S7-1200
b. Yêu cầu
- Kết nối, lắp đặt được các thiết bị với PLC S7-1200 đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ
thuật.
- Thực hành thiết kế chương trình điều khiển đúng yêu cầu hoạt động theo yêu cầu
công nghệ.
- Thái độ nghiêm túc học tập, tích cực luyện tập, tổ chức nơi lắp đặt gọn gàng ngăn
nắp, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
II. Thiết bị và vật tư
TT Thiết bị vật tư Số lượng/nhóm Ghi chú
1 Mô hình thực hành mạng truyền 1 bàn
thông Profinet
2 Máy tính 1 bộ
3 Cáp Ethernet 1 cái
4 Đồng hồ vạn năng 1 cái
5 Kìm, tuavit. 1 bộ
III. Nội dung thực hành
3.1. Lệnh truyền thông mạng Profinet bằng S7 Communication
Để thực hiện truyền thông giữa các CPU S7 thì người dùng có rất nhiều chuẩn để
thực hiện truyền thông giao tiếp như: TCP, ISO – on – TCP, UDP, S7 Communication…
với các tập lệnh hỗ trợ tương ứng với các chuẩn truyền thông. Tuy nhiên, trong nội dung
tài liệu chỉ giới thiệu với người đọc về chuẩn giao tiếp truyền thông giữa các CPU S7
bằng S7 Communication thông qua lệnh PUT và GET bằng việc khai báo/thực hiện một
cách rất đơn giản.

77
3.1.1. Lệnh nhận dữ liệu GET
Người dùng có thể sử dụng lệnh GET để đọc dữ liệu từ một remote CPU. Lệnh
được thực hiện khi có xung cạnh lên tại ngõ vào điều khiển REQ:
 Dữ liệu sẽ được nhận từ địa chỉ ADDR_i của Partner và đưa vào cùng địa chỉ RD-i
của Local thông qua Pointer.
 Khi lệnh thực hiện xong thì tham số NDR sẽ lên 1
 Nếu lệnh thực hiện lỗi thì tham số Error lên mức 1 và trạng thái báo lỗi được truy
xuất thông qua tham số Status.

Tham số Khai báo Kiểu dữ liệu Vùng nhớ Miêu tả


Tham số yêu cầu cho lệnh
REQ IN BOOL I, Q, M, D, L thực thi: Cho phép xuất dữ
liệu khi có xung cạnh lên
CONN_OUC I, Q, M, D, L Tham số để gán kết nối
ID IN
(WORD) hay hằng số
Tham số địa chỉ để chỉ
NDR OUT BOOL Q, M, D, L
định kết nối với Partner
Trạng thái của tham số:
0 = Không có lỗi
ERROR OUT BOOL Q, M, D, L 1 = Lỗi xảy ra và người
dùng kiểm tra trạng thái tại
Status
STATUS OUT WORD Q, M, D, L Trạng thái báo lỗi của lệnh
Pointer thực hiện chỉ định
ADDR_i IN/OUT ANY M, D
vùng dữ liệu của CPU

78
Partner để đọc
RD_I Pointer thực hiện chỉ định
IN/OUT ANY M, D vùng dữ liệu của CPU
Local để nhận.

3.1.2. Lệnh truyền dữ liệu PUT


Người dùng có thể sử dụng lệnh PUT để gửi/truyền dữ liệu tới một remote CPU.
Lệnh được thực hiện khi có xung cạnh lên tại ngõ vào điều khiển REQ:
 Dữ liệu sẽ được truyền từ địa chỉ SD-i của Local và đưa vào vùng địa chỉ ADDR-i
của Partner thông qua Pointer
 Khi lệnh thực hiện xong thì tham số DONE sẽ lên 1
 Nếu lệnh thực hiện lỗi thì tham số Error lên mức 1 và trạng thái báo lỗi được truy
xuất thông qua tham số Status

Tham số Khai báo Kiểu dữ liệu Vùng nhớ Miêu tả


Tham số yêu cầu cho lệnh
REQ IN BOOL I, Q, M, D, L thực thi: Cho phép xuất dữ
liệu khi có xung cạnh lên
CONN_OUC I, Q, M, D, L Tham số để gán kết nối
ID IN
(WORD) hay hằng số
Lệnh được thực thi thành
DONE OUT BOOL Q, M, D, L
công
Trạng thái của tham số:
ERROR OUT BOOL Q, M, D, L 0 = Không có lỗi
1 = Lỗi xảy ra và người

79
dùng kiểm tra trạng thái tại
Status
STATUS OUT WORD Q, M, D, L Trạng thái báo lỗi của lệnh
Pointer thực hiện chỉ định
ADDR_i IN/OUT ANY M, D vùng dữ liệu của CPU
Partner để đọc
RD_I Pointer thực hiện chỉ định
IN/OUT ANY M, D vùng dữ liệu của CPU
Local để nhận.

3.2. Thiết kế mạng truyền thông Profinet


3.2.1. Truyền thông mạng Profinet PLC S7-1200
Truyền thông PROFINET/ETHERNET không có khái niệm master và slave, mà
thay vào đó là local và Partner hoặc client và server.
 PLC Client thực hiện truy vấn dữ liệu (truyền hoặc nhận dữ liệu) tới PLC Server
thông qua các tập lệnh hoặc khối hàm truyền thông.
 Dữ liệu truyền nhận có thể dử dụng vùng nhớ M hoặc DB
 Đặt vấn đề
Lập trình giao tiếp truyền thông Profinet giữa 2 CPU S7 – 1200 với nhau. Thực hiện
truyền/nhận 10 Byte dữ liệu giữa 2 CPU.
 Hướng dẫn thực hiện
a. Cấu hình phần cứng
Bước 1: Khởi tạo Project đặt tên là Profinet gồm PLC_1 và PLC_2 là CPU S7 –
1200 – cấu hình thực tế tương ứng với phần cứng người dùng có.
 PLC_1 có địa chỉ IP là 192.168.0.1
 PLC_2 có địa chỉ IP là 192.168.0.2
Bước 2: Chọn Project (Profinet) → Device & Network → Thực hiện kết nối 2 CPU
với nhau bằng cách kéo/nhả các node mạng với nhau.

80
b. Lập trình giao tiếp truyền thông
Trong phần này, ta sử dụng giao thức S7 Communication để thực hiện truyền thông
giữa hai PLC S7 với nhau.
 Khi sử dụng tập lệnh GET, PUT chỉ cần viết chương trình truyền thông ở bên
Server, bên còn lại thì không cần phải viết – được coi là Client. Server sẽ truy cập
cào Client thông qua những tập lệnh truyền thông.
 Dữ liệu truyền thông có thể sử dụng vùng nhớ M hoặc DB.
 Dữ liệu truyền có thể là Byte, Word, Dword, Int, …
Thực hiện viết chương trình truyền thông với PLC_1 làm Server và PLC_2 làm
Client
Bước 1: Thực hiện gọi lệnh truyền dữ liệu tới Client trong khối tổ chức OB1:
Instruction → Communication → S7 Communication → PUT
Bước 2: Cấu hình – khai báo tham số cho lệnh PUT hoạt động: OB
Main → PUT → Start configuration (Properties).
 Connection parameter: Thực hiện chọn Partner là PLC_2, các tham số sẽ được tự
động khởi tạo tương ứng.
 Block parameter: thực hiện chọn các tham số cho lệnh truyền thông.
- Start request (REQ): Chọn tín hiệu trigger cho lệnh hoạt động

- Write area (ADDR-i): CPU Partner nhận 10 Byte dữ liệu bắt đầu từ địa chỉ M0.0

81
- Send area (SD-i): CPU Local thực hiện truyền 10 Byte dữ liệu bắt đầu từ địa chỉ
M100.0

- Done: Chọn vùng nhớ báo cáo thực hiện lệnh hoàn tất

- Error: Chọn tín hiệu báo lỗi khi thực hiện lệnh sai

Bước 3 & 4: thực hiện gọi lệnh và cấu hình cho lệnh truyền thông nhận dữ liệu
GET từ Client tương tự như 2 bước trên.
Như vậy, sau khi khai báo và cấu hình tham số cho những tham số cần thiết chúng
ta sẽ có kết quả như sau:
Truyền Nhận
Server MB100 → MB109 MB0 → MB9
Client MB10 → MB19 MB0 → MB9
Network 1: Thực hiên gọi lệnh truyền thông PUT truyền dữ liệu từ Server (Local)
sang Client (Partner)

82
Network 2: Thực hiện khai báo cho tín hiệu Trigger hoạt động như sau

Network 3: Thực hiện gọi lệnh truyền thông GET nhận dữ liệu từ Client (Partner).

Network 4: Thực hiện khai báo cho tín hiệu Trigger hoạt động như sau

83
Việc truyền thông giao tiếp giữa PLC S7 – 1200 với PLC S7 – 300/400/1500 cũng
tương tự nếu sử dụng chuẩn truyền thông giao tiếp S7 Communication.
3.2.2. Truyền thông mạng Profinet PLC S7-1500
Dưới đây sẽ trình bày khai báo và lập trình truyền thông mạng Profinet giữa ba PLC
S7-500 tại phòng thí nghiệm PLC.
Bước 1: Tạo Project mới.
Bước 2: Sau khi tạo project. Online → Accessible devices → Start search để kiểm
tra thông tin các thiết bị để kết nối trong mạng.

Bước 3: Tiến hành thay đổi địa chỉ IP cho các CPU. Lần lượt là 192.168.0.21,
192.168.0.22, 192.168.0.23. Chú ý rằng để thay đổi IP ta cần reset địa chỉ IP trước.

84
Bước 4: Chọn add new device để tạo cấu hình PLC, ở bước này ta cần tạo 3 device
PLC.
Sau khi tạo device xong, ta cần phải kiểm tra lại IP address của các device xem đã
đúng với IP đã tạo hay chưa.

Bước 5: Tiến hành nạp cấu hình đã tạo cho các device.

85
Bước 6: Cấu hình mạng cho 3 device
Click Network view, màn hình sẽ hiển thị CPU có trong mạng.

Click Connection, Chọn S7 connection là phương thức kết nối.

Click chuột trái vào cổng ethernet trên thiết bị rồi kéo kết nối đến thiết bị
khác.Trong ví dụ này ta thực hiện 2 connection: S7_Connection_1 và S7_Connection_2.

86
Click Connections để xem thông tin kết nối và cài đặt Local ID, Parner ID. Các ID
được thay đổi như trong hình.

Kết thúc phần cấu hình mạng ta đi đến phần viết chương trình cho Project.
Bước 7: Viết chương trình
Mở giao diện lập trình: PLC_1[CPU 1511-1 PN] → Program blocks → Main[OB1].
Ta cần tạo 2 Block data là TRUYEN_DULIEU và NHAN_DULIEU: Program block →
add new block → Data block → name =”TRUYEN_DULIEU” → manual → OK.

87
Đối với block NHAN_DULIEU ta làm tương tự. Trong Block NHAN_DULIEU
ta tạo 1 biến static THANHGHI1, Data type int.

Tương tự block TRUYEN_DULIEU cũng như vậy.

Click chuột phải vào các Block → Properties → attributes rồi bỏ tích chọn optimized
block access → OK.

Trong phần truyền thông ta sẽ phải sử dụng các khối PUT GET để truyền và nhận
dữ liệu.

88
Khối PUT: Click Communication → S7 Communication → PUT

Ta sẽ tạo thêm một data block để gán các thông số trạng thái của PUT như: Done,
error, status ... data block này đặt tên là PRA_DB.

89
Chuột phải vào PUT → Properties → Configuration → Partner chọn PLC_2 (Vì ta
đang thực hiện giao tiếp giữa PLC_1 và PLC_2).

Tạo 2 block data TRUYEN_DULIEU và NHAN_DULIEU cho PLC_2 tương tự đối


với PLC_1.
Tại PLC_1[CPU 1511-1 PN] → Main[OB1]. Chương trình của ta như sau:

90
Với ADDR_1: P#DB2.DBX0.0 là địa chỉ tuyệt đối của THANHGHI1 trong block
NHAN_DULIEU của PLC_2
SD_1: P#DB1.DBX0.0 là địa chỉ tuyệt đối của THANHGHI1 trong block
TRUYEN_DULIEU của PLC_1.
Cứ sau 1s là giá trị của THANHGHI1 trong block TRUYEN_DULIEU của PLC_1
tăng lên 1 đơn vị và gửi vào THANHGHI1 trong block NHAN_DULIEU của PLC_2.
PLC_2[CPU 1511-1 PN] → Properties → Protection & Security click chọn Permit
access with PUT/GET communication để cho phép PUT/GET. Thực hiện tương tự đối
với PLC_1.

91
Tiến hành nạp chương trình và monitor.

Khối GET: ADDR_1: P#DB1.DBX0.0 là địa chỉ tuyệt đối của THANHGHI1 trong
block NHAN_DULIEU của PLC_1

92
SD_1: P#DB2.DBX0.0 là địa chỉ tuyệt đối của THANHGHI1 trong block
TRUYEN_DULIEU của PLC_2.
Tại PLC_2[CPU 1511-1 PN]-> Main[OB1] ta viết chương trình sau để tăng giá trị
THANHGHI1 trong block TRUYEN_DULIEU của PLC_2 1 đơn vị/s.

Tiến hành nạp chương trình. Giao tiếp giữa PLC_1 và PLC_3 ta thực hiện tương tự
các bước trên.
93
3.2.3. Bài tập thực hành
Mô tả công nghệ: Khi hệ thống hoạt động, cơ cấu chạy phải hoạt động (P), sau 5s
thì dừng. Đồng thời cơ cấu chạy xuống hoạt động (X), sau 5s thì dừng và cơ cấu lên hoạt
động (L) 5s thì dừng. Lúc này cơ cấu chạy trái hoạt động 5s thì dừng va kết thúc một chu
kỳ hoạt động.
m
P (5s)

T (5s)
X L
(5s) (5s)

Trong đó: Quá trình P, T và X, L được điều khiển bởi 2 động cơ ba pha không đồng
bộ roto lồng sóc.
Yêu cầu thiết lập và lập trình mô hình mạng truyền thông Profinet theo mô hình sau:
24VDC
CPU 1214 AC/DC/RL

I0.0 (ON)

I0.1 (OFF) Server

CPU 1214 AC/DC/RL CPU 1214 AC/DC/RL


(Client 1) (Client 2)

+ PLC Client 1 điều khiển động cơ Trái-Phải.


+ PLC Client 2 điều khiển động cơ Xuống-Lên.
IV. Các bước thực hành
Bước 1: Chuẩn bị, kiểm tra thiết bị thực hành
+Thao tác thực hành: Kiểm tra số lượng, chất lượng thiết bị
+Yêu cầu kỹ thuật: Phần cơ tác động nhẹ nhàng, các tiếp điểm tiếp xúc tốt, không bị
dính.
+Dụng cụ thiết bị: Đồng hồ vạn năng, nguồn 24VDC kiểm tra, Tôvít, kìm, kéo, dây điện.
94
Bước 2: Chuẩn bị phần mềm lập trình PLC
Bước 3: Đấu nối mạch động lực
+ Thao tác thực hành: Chọn dây dẫn, kẹp dây, đấu dây, đo thông mạch.
+ Yêu cầu kỹ thuật: Đấu đúng theo sơ đồ nguyên lý, chọn dây vừa đủ chiều dài.
+ Dụng cụ thiết bị: Tôvít, kìm, kéo, đồng hồ vạn năng, dây điện.
Bước 3: Đấu nối tín hiệu vào/ra PLC
+Thao tác thực hành: Chọn dây dẫn, kẹp dây, đấu dây, đo thông mạch.
+ Yêu cầu kỹ thuật: Đấu đúng theo sơ đồ nguyên lý lắp ráp, đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật.
+ Dụng cụ thiết bị: Tôvít, kìm, kéo, đồng hồ vạn năng, dây điện.
Bước 4: Lập trình chương trình điều khiển
Bước 5: Dowload chương trình điều khiển
Bước 7: Hoàn thiện và bàn giao
+ Thao tác thực hành: Kiểm tra đo các thông số của mạch, hoàn thiện mạch.
+ Yêu cầu kỹ thuật: Thông số kỹ thuật đảm bảo yêu cầu, mạch điện gọn gàng.
+ Dụng cụ thiết bị: đồng hồ vạn năng, tôvít, kìm, kéo, kìm tuốt dây…
V. Hình thức tổ chức thực hành
5.1. Hình thức chia nhóm
Dựa vào phòng thực hành PLC của nhà trường có 6 trạm thực hành, có đầy đủ hệ
thống nguồn cấp.
Chia các Sv từ 3 đến 5 em/trạm cho một nhóm thực tập.
5.2. Hình thức thực hành
GV quan sát, điều hành mọi hoạt động công việc của các SV trong toàn xưởng
thực hành.
GV thao tác mẫu và uốn nắn từng nhóm SV, để điều chỉnh phân loại SV nhắc nhở
SV trong quá trình thực hành đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật, an toàn cho người
và thiết bị.
5.3. Giao nhiệm vụ cho từng nhóm
Thực hành đo đạc, kiểm tra, chất lượng của các thiết bị có sẵn đã được giao cho các
nhóm, lắp ráp và lập trình chương trình điều khiển…
VI. Hướng dẫn kiểm tra, tự đánh giá
* Dựa vào nội dung bài học, đánh giá (cho điểm) sinh viên theo các tiêu chí sau:

95
Mạch chạy đúng yêu Kỹ năng Thời gian Ý thức Cộng (điểm) Ghi chú
cầu (đúng thời gian)
4 2 2 2 10
VII.Câu hỏi bài tập, nhiệm vụ chuẩn bị bài sau:
Cho hệ thống điều khiển cần trục có sơ đồ công nghệ như hình:
m T
A C D
P P

X L X L X L

B B B
Trong đó:
A, C, D là các công tắc hành trình. B là cảm ứng từ đầu cuối xilanh
Quá trình P, T được điều khiển bởi bởi 01 động cơ ba pha không đồng bộ roto
lồng sóc. Quá trình X, L được điều khiển bởi bởi 01 xilanh khí nén.
Yêu cầu thiết lập và lập trình mô hình mạng truyền thông Profinet theo mô hình sau:
24VDC
CPU 1214 AC/DC/RL

I0.0 (ON)

I0.1 (OFF) Server

CPU 1214 AC/DC/RL CPU 1214 AC/DC/RL


(Client 1) (Client 2)

+ PLC Client 1 điều khiển động cơ Trái-Phải.


+ PLC Client 2 điều khiển động cơ Xuống-Lên.

96
BÀI 11: LẮP ĐẶT VÀ LẬP TRÌNH MẠNG TRUYỀN THÔNG
MODBUS RTU
I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
a. Mục đích
- Kết nối các thiết bị của mô hình thực hành mạng Modbus RTU
- Lập trình mạng truyền thông Modbus RTU giữa PLC S7-1200 với đồng hồ giám
sát năng lượng.
b. Yêu cầu
- Kết nối, lắp đặt được các thiết bị với PLC S7-1200 đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ
thuật.
- Thực hành thiết kế chương trình điều khiển đúng yêu cầu hoạt động theo yêu cầu
công nghệ.
- Thái độ nghiêm túc học tập, tích cực luyện tập, tổ chức nơi lắp đặt gọn gàng ngăn
nắp, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
II. THIẾT BỊ VÀ VẬT TƯ
TT Thiết bị vật tư Số lượng/nhóm Ghi chú
1 Mô hình thực hành mạng truyền 1 bàn
thông Modbus
2 Máy tính 1 bộ
3 Cáp RS485 1 cái
4 Đồng hồ vạn năng 1 cái
5 Kìm, tuavit. 1 bộ
III. NỘI DUNG
3.1. Tập lệnh Modbus RTU
Các tập lệnh để thực hiện cấu hình truyền thông Modbus RTU cũng như thực hiện các
chức năng của Modbus master và slave được thực hiện thông qua các tập lệnh sau đây:
• Modbus_Comm_Load (MB_COMM_LOAD)
• Modbus_Master (MB_ MASTER)
• Modbus_Slave (MB_SLAVE)
Các tập lệnh truyền thông Modbus nằm trong các tập lệnh truyền thông của phần mềm
TIA Portal: Instructions → Communication → Communication Processor → MODBUS
(RTU) hay MODBUS.

97
3.1.1. Lệnh cấu hình mô đun truyền thông cho Modbus
Lệnh Modbus_Comm_Load cấu hình một mô đun truyền thông để cho phép PLC có thể
thiết lập giao thức Modbus RTU. Khi gọi lệnh thì phần mềm tự động tạo thêm một khối
dữ liệu Instance DB vào trong chương trình nnguoiwf dùng.
Thay đổi cấu hình của Modbus_Comm_Load được lưu trên CM chứ không phải trông
RTU
Tham số của lệnh Modbus_Comm_Load

Tham số Khai báo Kiểu dữ liệu Miêu tả

REQ IN Bool Bắt đầu truyền dữ liệu tới mô đun


CM/CP bằng tín hiệu xung cạnh lên

PORT IN PORT (Uint) Được chỉ định bởi mô đun truyền thông
với địa chỉ quy định bởi HW identifier

BAUD IN UDInt Lựa chọn tốc độ truyền nhận dữ liệu:


300, 600, 1200, 2400, 4800, 9600,
19200, 38400, 57600, 76800, 115200
bps

PARIY IN UInt Lựa chọn trạng thái chẵn lẻ:


o 0 = No parity ( mặc định)
o 1 = Odd parity ( lẻ)
o 2 = Even parity ( chẵn)

FLOWCTRL IN UInt Kiểm soát luồng dữ liệu – flow control:


o 0 = no flow control
o 1 = phần cứng RTS luôn ON
o 2 = Phần cứng RTS chuyển trạng thái

RTS_ON_DLY IN UInt Lựa chọn độ trễ của RTS ON:


o 0 = Không trễ
o 1 đến 65535 là độ trễ tính theo mili
98
giây từ khi RTS được kích hoạt

RTS_ONF_DLY IN UInt Lựa chọn độ trễ của RTS OFF


o 0 = Không trễ
o 1 đến 65535 là độ trễ tính theo mili
giây từ khhi RTS ngắt kích hoạt

RESP_TO IN UInt Thời gian timeout: từ 5ms đến 65535ms


để chờ tín hiệu phản hồi của slave

MB_DB IN/OUT MB_Base Tham chiếu đến instance data block của
Modbus master hoặc slave

COM_RST IN/OUT Bool Khởi động tập lệnh. Giá trị khởi đầu là
TRUE sau đó chuyển trạng thái FALSE

DONE OUT Bool TRUE sau một chu kỳ nế không có lỗi

ERROR OUT Bool TRUE sau một chu kỳ nếu bị lỗi

STAUTS OUT Word Bảng mã lỗi

Modbus_Comm_Load được sử dụng để thực hiện cấu hình cổng ứng dụng (Port) cho
giao thức Modbus RTU. Một khi đã thực hiện cấu hình Port này cho giao thức Modbus
RTU thì nó chỉ có thể được sử dụng các lệnh Modbus_Master hoặc Modbus_Slave.
Người thiết kế phải chậy Modbus_Comm_Load để thực hiện cấu hình cho mỗi cổng
truyền thông để có thể sử dụng truyền thông Modbus. Người thiết kế cần chỉ định mỗi bộ
tham số Instance DB duy nhất tới mỗi lệnh Modbus_Comm_Load tương ứng.
Lệnh Modbus_Comm_Load chỉ thực hiện một lần duy nhất trong quá trình khởi động
truyền thông để nó thực hiện bắt tay giữa các thiết bị Modbus với nhau.

3.1.2. Lệnh truyền thông của Master


Lệnh Modbus_Master cho phép PLC thực hiện chức năng giao tiếp là Modbus
masterthông qua cổng truyền thông đã được cấu hình bởi lệnh Modbus_Comm_Load.
Một khối dữ liệu instance DB tự động gán cho lệnh Modbus_Master trong chương trình

99
người dùng. Tham số MB_DB của lệnh Modbus_Comm_Load phải được kết nối tới
tham số MB_DB ( biến static )của lệnh Modbus_Master.
* Một số quy tắc giao tiếp của Modbus_Master:
Modbus_Comm_Load phhari chạy để cấu hình Port, nhờ đó mà lệnh Modbus_Master có
thể giao thiếp với Port này.
Một số Port đã được sử dụng với chức năng Modbus master thì không được sử dụng với
Modbus slave.
Lệnh Modbus không sử dụng trong các khối OB ngắt để thực hiện quá trình truyền thông.
Nếu lệnh Modbus_Master gửi một yêu cầu tới slave, phải đảm bảo rằng Modbus_Master
vẫn tiếp tục thực thi cho tới khi nhận được phản hồi của slave.
Tham số của lệnh Modbus_Master

Tham số Khai báo Kiểu dữ liệu Miêu tả

REQ IN Bool FALSE = không có yêu cầu


TRUE = yêu cầu gửi dữ liệu tới slave

MB_ADDR IN UInt Chọn địa chỉ slave kết nối:


o Tầm địa chỉ chuẩn : 1 – 247
o Tầm địa chỉ mở rộng: 1-65535
o Địa chỉ Broadcast là 0

MODE IN USInt Lựa chọn chế độ đọc/ghi hoặc chuẩn đôán


thông tin của Modbus slave

DATA_ADDR IN UDInt Địa chỉ bắt đầu thanh ghi, ngõ vào/ra của
slave để master truy cập dữ liệu

DATA_LEN IN UInt Độ dài dữ liệu: chỉ định số bit hoặc word để


lệnh truy cập tới

COM_RST IN/OUT Bool Khởi động tập lệnh. Giá trị khởi đầu là
TRUE sau đó chuyển trạng thái FALSE.

100
DATA_PTR IN/OUT Variant Con trỏ dữ liệu ( Data pointer): chỉ định tới
vùng nhớ (flag) hoặc DB để thực hiện truy
xuất dữ liệu với slave

DONE OUT Bool TRUE sau một chu kỳ nếu không có lỗi

BUSY OUT Bool o FALSE: Lệnh không kích hoạt


o TRUE: lệnh đang thực hiện

ERROR OUT Bool TRUE sau một chu kỳ nếu bị lỗi

STAUTS OUT Word Bảng mã lỗi

3.1.3. Lệnh truyền thông của Slave


Lệnh Modbus_Slave cho phếp trở thành một Modbusslave thông qua mô đun truyền
thông CM/CP (RS 422/485 HF hoặc RS232HF). Một khối dữ liệu Instance DB tự động
gán lệnh Modbus_Slave khi gọi lệnh. Tham số MB_DB của lệnh Modbus_Comm_Load
phải được kết nối tới tham số MB_DB của lệnh Modbus_Slave.
Tham số của lệnh Modbus_Slave

Tham số Khai báo Kiểu dữ liệu Miêu tả

MB_ADDR IN UInt Định địa chỉ cho Modbus slave


o Tầm địa chỉ chuẩn: 1- 247
o Tầm địa chỉ mở rộng : 1 – 65535
o Địa chỉ Broadcast là 0

COM_RST IN/OUT Bool Khởi động tập lệnh. Giá trị khởi đầu là
TRUE sau đó chuyển trạng thái
FALSE.

MB_HOLD_REG IN/OUT Variant Con trỏ dữ liệu: chỉ định tới vùng nhớ
M hoặc DB làm thanh ghi holding
register

NDR OUT Bool o FALSE: không có dữ liệu mới

101
o TRUE: chỉ thị rằng có dữ liệu mới
được ghi bởi Modbus master

DR OUT Bool o FALSE: không đọc dữ liệu


o TRUE: chỉ thị rằng có dữ liệu được
độc bởi master.

ERROR OUT Bool TRUE sau một chu kỳ nếu bị lỗi

STAUTS OUT Word Bảng mã lỗi

3.1.4. Các tham số DATA_ADDR và MODE


Tham số DATA_ADDR chỉ định địa chỉ bắt đầu để master truy cập dữ liệu của slave.
Với tham số MODE và địa chỉ Modbus cho phép người thiết kế chỉ định mã chức năng sẽ
được chuyển tới slave.
Mối quan hệ giữa MODE, mã chức năng ( function code )

MODE DATA_ADDR DATA_LEN Mã Chức năng và dữ


chức liệu
Địa chỉ Modbus Độ dài dữ liệu
năng

1 - 9999 1 – 2000/11921 01 Đọc BIT ngõ ra 0 -


9998

0 10001 - 19999 1 – 2000/11921 02 Đọc BIT ngõ vào 0


- 9998

40001 - 49999 1 – 125/1241 03 Đọc thanh ghi


Holding (word) 0 -
9998

400001 - 465535 1 – 125/1241 0-65534

30001 – 39999 1 – 125/1241 04 Đọc word ngõ vào


0 - 9998

1 - 9999 1 BIT 05 Ghi BIT đơn ngõ

102
ra 0 – 9998
1 40001 – 49999 1 Word 06 0 - 9998

400001 – 465535 1 Word 0 - 65524

1 – 9999 2 – 1968/19601 15 Ghi nhiều BIT ngõ


ra 0 – 9998

40001 – 49999 2 – 123/122 16 Ghi nhiều Word


ngõ ra 0-9998

400001 – 465535 2- 123/1221 16 0-65534

( 1 ) là địa chỉ mở rộng ( extended addressing ) của Modbus từ 1 - 65535

3.2. Thiết kế mạng truyền thông Modbus RTU


Ví dụ đọc tín hiệu đồng hồ giám sát năng lượng: sử dụng chức năng Modbus RTU của
PLC S7 1200/1500 đọc các thông số dữ liệu của đồng hồ giám sát năng lượng: điện áp,
dòng điện…
 Yêu cầu phần cứng:
- PLC S7 1200 CPU1214C
- Modun mở rộng RS485 CM 1241 (RS422/485)
- Đồng hồ giám sát năng lượng Centron pac 4200 của Siemen
 Cấu hình cho modbus slave và tìm hiểu các thanh ghi dữ liệu

Bước 1: Cấu hình đồng hồ giám sát năng lượng Sentron PAC 4200 hỗ trợ modbus
RTU. Các cấu hình truyền thông của slave tương ứng master
• Mode: Modbus RTU
• Địa chỉ:10
• Baud rate:9.600 kbps
• Parity: No
• Data bit: 8 bits per character
• Stop bits:1

Bước 2: tìm thanh ghi dữ liệu holding register, kiểu dữ liệu của các slave trong
manual thiết bị
offset Độ dài Tên Định dạng Đơn vị Truy xuất
1 2 word Voltage a-n Float V R
3 2 word Voltage b-n Float V R
5 2 word Voltage c-n Float V R
103
7 2 word Voltage a-b Float V R
9 2 word Voltage b-c Float V R
11 2 word Voltage c-a Float V R
13 2 word Current a Float A R
15 2 word Current b Float A R
17 2 word Current c Float A R
Bước 3: tính toán các biến cho Modbus – Master
• Để đọc thông tin của thanh ghi sử dụng mode =0 tương ứng với mã chức năng
0x03
• Xác định thanh ghi địa chỉ DATA_ADDR = Req.adr+ offset
 Khai báo cấu hình phần cứng PLC S71200

Bước 1: Khởi tạo Project mới, lựa chọn cấu hình PLC S7 và mô đun hỗ trợ truyền thông
Modbus RTU.
Bước 2: Cấu hình cho cổng RS485 tương thích cấu hình của Slave: CM1241

Bước 3: Khởi tạo các bit trạng thái và bit hệ thống cho PLC

104
 Khởi tạo vùng nhớ lưu trữ dữ liệu truyền thông của tin đọc về

Bước 1: Tạo kiểu dữ liệu theo người dùng với PLC data type

Bước 2: Tạo vùng nhớ dữ liệu DB1 tên Modbus data để lưu dữ liệu thông tin đọc về từ
slave

105
Bước 3: Khởi tạo vùng dữ liệu để truy vấn thông tin từ các slave

Bước 4: Khởi tạo vùng dữ liệu DB2 lưu trữ các tham số khai báo cấu hình và các biến
chuyển trạng thái khi đọc slave

106
 Sử dụng Modbus master đọc tín hiệu modbus slave

Bước 1: Khởi tạo cấu hình Modbus


- Đặt tên BD instance cho lệnh là Modbus Com Load
- REQ sử dụng xung trigger 1 lần duy nhất FirstScan
- Port kai báo địa chỉ phần cứng của modun truyền thông
- MB_DB chỉ định và MB_DB của Modbus Master, khai báo sau khi gọi lệnh
Modbus Master

Bước 2: Gọi lệnh Modbus master đọc tín hiêu đồng hồ

107
- Đặt tên DB Instance cho lệnh là Master_DB
- Địa chỉ đồng hồ đo điện năng là 10
- Đọc thông tin thiết bị Mode =0
- Địa chỉ bắt đầu 40001+1=40002
- Độ dài dữ liệu: 9 thông số * độ dài 2 word =18
- Địa chỉ con trỏ DATA_PTR

3.2.3. Bài tập thực hành


Mô tả công nghệ: Khi hệ thống hoạt động, cơ cấu chạy phải hoạt động (P), sau 5s thì
dừng. Đồng thời cơ cấu chạy xuống hoạt động (X), sau 5s thì dừng và cơ cấu lên hoạt
động (L) 5s thì dừng. Lúc này cơ cấu chạy trái hoạt động 5s thì dừng va kết thúc một chu
kỳ hoạt động.
m
P (5s)

T (5s)
X L
(5s) (5s)

108
Trong đó: Quá trình P, T và X, L được điều khiển bởi 2 động cơ ba pha không đồng bộ
roto lồng sóc. Yêu cầu thiết lập và lập trình mô hình mạng truyền thông Modbus RTU
cho công nghệ trên.
IV. CÁC BƯỚC THỰC HÀNH
Bước 1: Chuẩn bị, kiểm tra thiết bị thực hành
+Thao tác thực hành: Kiểm tra số lượng, chất lượng thiết bị
+Yêu cầu kỹ thuật: Phần cơ tác động nhẹ nhàng, các tiếp điểm tiếp xúc tốt, không bị
dính.
+Dụng cụ thiết bị: Đồng hồ vạn năng, nguồn 24VDC kiểm tra, Tôvít, kìm, kéo, dây điện.
Bước 2: Chuẩn bị phần mềm lập trình PLC
Bước 3: Đấu nối mạch động lực
+ Thao tác thực hành: Chọn dây dẫn, kẹp dây, đấu dây, đo thông mạch.
+ Yêu cầu kỹ thuật: Đấu đúng theo sơ đồ nguyên lý, chọn dây vừa đủ chiều dài.
+ Dụng cụ thiết bị: Tôvít, kìm, kéo, đồng hồ vạn năng, dây điện.
Bước 3: Đấu nối tín hiệu vào/ra PLC
+Thao tác thực hành: Chọn dây dẫn, kẹp dây, đấu dây, đo thông mạch.
+ Yêu cầu kỹ thuật: Đấu đúng theo sơ đồ nguyên lý lắp ráp, đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật.
+ Dụng cụ thiết bị: Tôvít, kìm, kéo, đồng hồ vạn năng, dây điện.
Bước 4: Lập trình chương trình điều khiển
Bước 5: Dowload chương trình điều khiển
Bước 7: Hoàn thiện và bàn giao
+ Thao tác thực hành: Kiểm tra đo các thông số của mạch, hoàn thiện mạch.
+ Yêu cầu kỹ thuật: Thông số kỹ thuật đảm bảo yêu cầu, mạch điện gọn gàng.
+ Dụng cụ thiết bị: đồng hồ vạn năng, tôvít, kìm, kéo, kìm tuốt dây…
V. HÌNH THỨC TỔ CHỨC THỰC HÀNH
4.1. Hình thức chia nhóm
Dựa vào phòng thực hành PLC của nhà trường có 6 trạm thực hành, có đầy đủ hệ
thống nguồn cấp.
Chia các Sv từ 3 đến 5 em/trạm cho một nhóm thực tập.
4.2. Hình thức thực hành
GV quan sát, điều hành mọi hoạt động công việc của các SV trong toàn xưởng
thực hành.
GV thao tác mẫu và uốn nắn từng nhóm SV, để điều chỉnh phân loại SV nhắc nhở
SV trong quá trình thực hành đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật, an toàn cho người
và thiết bị.
4.3. Giao nhiệm vụ cho từng nhóm
Thực hành đo đạc, kiểm tra, chất lượng của các thiết bị có sẵn đã được giao cho các
nhóm, lắp ráp và lập trình chương trình điều khiển…
VI. HƯỚNG DẪN KIỂM TRA, TỰ ĐÁNH GIÁ
* Dựa vào nội dung bài học, đánh giá (cho điểm) sinh viên theo các tiêu chí sau:
Mạch chạy đúng yêu Kỹ năng Thời gian Ý thức Cộng (điểm) Ghi chú
cầu (đúng thời gian)
4 2 2 2 10
109
VII. Câu hỏi bài tập, nhiệm vụ chuẩn bị bài sau :

Cho hệ thống điều khiển cần trục có sơ đồ công nghệ như hình:
m T
A C D
P P

X L X L X L

B B B
Trong đó:
A, C, D là các công tắc hành trình. B là cảm ứng từ đầu cuối xilanh
Quá trình P, T được điều khiển bởi bởi 01 động cơ ba pha không đồng bộ roto
lồng sóc. Quá trình X, L bởi bởi 01 động cơ ba pha không đồng bộ roto
Yêu cầu thiết lập và lập trình mô hình mạng truyền thông MODBUS RTU theo mô hình
sau:
24VDC
CPU 313C – 2DP

I0.0 (ON)

I0.1 (OFF) Master

EM277 EM277
CPU 222 CPU 222
Salve 1 Salve 2

+ PLC Slave 1 điều khiển động cơ Trái-Phải.


+ PLC Slave 2 điều khiển động cơ Xuống-Lên.

110
BÀI 12: LẮP ĐẶT VÀ LẬP TRÌNH MẠNG TRUYỀN THÔNG
MODBUS TCP
I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
a. Mục đích
- Kết nối các thiết bị của mô hình thực hành mạng Modbus TCP
- Lập trình mạng truyền thông Modbus TCP giữa PLC S7-1200 với đồng hồ giám
sát năng lượng.
b. Yêu cầu
- Kết nối, lắp đặt được các thiết bị với PLC S7-1200 đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ
thuật.
- Thực hành thiết kế chương trình điều khiển đúng yêu cầu hoạt động theo yêu cầu
công nghệ.
- Thái độ nghiêm túc học tập, tích cực luyện tập, tổ chức nơi lắp đặt gọn gàng ngăn
nắp, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
II. THIẾT BỊ VÀ VẬT TƯ
TT Thiết bị vật tư Số lượng/nhóm Ghi chú
1 Mô hình thực hành mạng truyền 1 bàn
thông Modbus
2 Máy tính 1 bộ
3 Cáp Ethernet 1 cái
4 Đồng hồ vạn năng 1 cái
5 Kìm, tuavit. 1 bộ
III. NỘI DUNG
3.1. Tập lệnh Modbus TCP
Tập lệnh truyền thông Modbus TCP hỗ trợ cho PLC S7-1200/1500 đã qua khá nhiều
phiên bản cập nhập và bổ xung đầy đủ các tính năng. Có thể các phiên bản TIA Portal sẽ
có một số khác nhau về giao diện nhưng tính năng cơ bản cho truyền thông là giống
nhau.
Các tập lệnh truyền thông Modbus nằm trong các tập lệnh truyền thông của phần mềm
TIA Portal: Instructions → Communication → Others → MODBUS TCP.

111
3.1.1. Lệnh truyền thông Modbus TCP Client
Lệnh MB_CLIENT cho phép PLC S7-1200/1500 trở thành một Modbus TCP client
thông qua kết nối Profinet, và thực hiện gửi các yêu cầu hoặc nhận các thông tin phản hồi
với các server.
Giao thức Modbus có thể thực hiện thông qua cổng RJ45 tích hợp trên CPU hoặc thông
qua các mô đun truyền thông CM/CP. Để sử dụng tập lệnh này thì người dùng không cần
phải bổ sung thêm bất kỳ phần cứng nào hết.
Một Modbus TCP client có thể hỗ trợ nhiều kết nối TCP và số lượng kết nối phụ thuộc
vào CPU đáp ứng. Khi sử dụng Modbus TCP Client cần nhớ một số quy tắc sau đây:
• Mỗi MB_CLIENT chỉ sử dụng duy nhất một Instance DB
• Mỗi MB_CLIENT chỉ sử dụng duy nhất một địa chỉ IP được chỉ định
• Mỗi MB_CLIENT yêu cầu duy nhất một kết nối ID
• Phải sử dụng dữ liệu đồng nhất khi dùng MB_CLIENT
Tham số của lệnh MB_CLIENT

Tham số Khai báo Kiểu dữ liệu Miêu tả

REQ IN Bool Khi chân REQ được kích hoạt sẽ cho


phép truy vấn thông tin hoặc gửi yêu
cầu từ client tới server

DISCONNECT IN Bool Khi chân DISCONNECT được kích


hoạt thì ngắt kết nối server

MB_MODE IN USInt Tương tự như với tham số MODE của


RTU

MB_DATA_ADDR IN UDInt Tương tự như tham số DATA_ADDR


của RTU

MB_DATA_LEN IN UInt Độ dài dữ liệu cần truy vấn thông tin

MB_DATA_PTR IN/OUT Variant Tương tự như tham số DATA_PTR


của RTU

112
CONNECT IN/OUT Variant Con trỏ (pointer) để miêu tả cấu trúc
kết nối được sử dụng. Có hai dạng
được sử dụng:
o TCON_IP_v4
o TCON_Configured

DONE OUT Bool TRUE sau một chu kỳ nếu không có


lỗi

BUSY OUT Bool o 0: Không có lệnh Modbus thực hiện


o 1: Lệnh Modbus đang thực hiện

ERROR OUT Bool TRUE sau một chu kỳ nếu bị lỗi

STAUTS OUT Word Bảng mã lỗi

3.1.2. Lệnh truyền thông Modbus TCP Server


Lệnh MB_SERVER cho phếp PLC S7-1200/1500 trở thành một Modbus TCP server
thông qua kết nối Profinet, và thực hiện nhận các yêu cầu hoặc gửi các thông tin theo truy
vấn của client.
Giao thức Modbus có thể thực hiện thông qua cổng RJ45 tích hợp trên CPU hoặc thông
qua các mô đun truyền thông CM/CP. Để sử dụng tập lệnh này thì người dùng không cần
phải bổ sung thêm bất kỳ phần cứng nào hết.
Một Modbus TCP serveer có thể hỗ trọ nhiều kết nối TCP. Cho phép nhiều Modbus TCP
client có thể cùng kết nối tại cùng một thời điểm. Khi sử dụng TCP server cần nhớ một số
quy tắc sau đây:
• Mỗi MB_SERVER chỉ sử dụng duy nhất một Instance DB
• Mỗi MB_SERVER yêu cầu duy nhất một kết nối ID
Tham số của lệnh MB_SERVER

Tham số Khai báo Kiểu dữ Miêu tả


liệu

113
DISCONNECT IN Bool Khi chân disconnect được kích hoạt thì ngắt
kết nối với client

MB_HOLD_REG IN/OUT Variant Con trỏ chỉ định vùng dữ liệu làm thanh ghi
holding. Tham chiếu của vùng nhớ luôn là
một vùng nhớ 2 byte trở lên

CONNECT IN/OUT Variant Con trỏ để miêu tả cấu trúc kết nối được sử
dụng.
o TCON_IP_v4
o TCON_Configured

NDR OUT Bool Dữ liệu mới sẵn sàng


o 0: không có dữ liệu mới
o 1: dữ liệu mới được ghi bởi client

DR OUR Bool Dữ liệu được đọc


o 0: không có dữ liệu được đọc
o 1: dữ liệu được đọc bởi client

ERROR OUT Bool TRUE sau một chu kỳ nếu bị lỗi

STAUTS OUT Word Bảng mã lỗi

3.1.3. Tham số CONNECT


Hai tập lệnh MB_CLIENT và MB_SERVER đều sử dụng tham số CONNECT để miêu tả
các kết nối tới Modbus TCP còn lại (Client keetsnoois tới server và ngược lại). Có hai
tham số CONNECT đó là:
• Cấu hình tham số TCON_IP_v4: các dữ liệu tham số cấu hình của Modbus TCP được
lưu trong đây và kết nối sẽ được thực hiện khi gọi lệnh Modbus tương ứng
• Cấu hình tham số TCON_Configured: chỉ được sử dụng khi kết nối của CPU đã
được thực hiện. Mỗi lệnh truyền thông Modbus chỉ sử dụng duy nhất một cấu hình tham
số CONNECT. Tuy nhiên, để thực hiện với những kết nối Modbus TCP mới thì người
thiết kế chỉ sử dụng TCON_IP_v4.

114
Cần chú ý khi thông tin khi sử dụng TCON_IP_v4 như sau:
• Đảm bảo rằng cấu chức TCON_IP_v4 sử dụng kết nối là kiểu kết nối TCP.
• Kết nối không sử dụng các cổng Port sau để kết nối TCP: 20, 21, 25, 80, 102,
123, 5001, 34962, 34963 và 34694.
Các tham số cấu hình TCON_IP_v4

Byte Tham số Kiểu dữ liệu Miêu tả

0-1 Interface ID HW_ANY HW indentifier của Profinet

2–3 ID CONN_OUC Tham chiếu kết nối. Giá trị từ 1 đến 4095

4 Connection Byte Kiểu kết nối:


Type o 11: TCP
o 19: UDP

5 ActiveEstalished Bool o TRUE: nếu là client


o FALSE: nếu là server

6-9 RenoteAddress Array[1..4] Địa chỉ IP của partner.


of byte Ví dụ 192.168.0.1 thể hiện
o Addr[1] = 192
o Addr[2] = 168
o Addr[3] = 0
o Addr[4] = 1

10 - 11 RemotePort UInt Cổng Port của partner

12 - 13 LocalPort UInt Cổng Port của PLC local


o Cổng Port: 1 – 49151
o Any Port: 0

3.2. Thiết kế mạng truyền thông Modbus TCP


a. Đặt vấn đề

115
Sử dụng PLC S7 – 1200/1500 đọc các thông số dữ liệu của đồng hồ giám sát điện áp,
dòng điện,… bằng giao thức truyền thông Modbus TCP
b. Yêu cầu phần cứng
• Sử dụng PLC S7-1200/1500
• Đồng hồ giám sát : SENTRON PAC
c. Cấu hình Modbus TCP cho đồng hồ
Cấu hình đồng hồ giám sát SENTROL cho phép truy cập dữ liệu thông qua Mobus TCP.
Ví dụ trong ứng dụng này ta lựa chọn:
• Moden: Modbus TCP
• Địa chỉ 192.168.0.1
• Port: 502
d. Cấu hình Modbus TCP Client cho PLC S7
- Bước 1: Khởi tạo thiết bị với tên TCP_SENTRON, lựa chọn cấu hình PLC S7. Ở đây
chọn CPU 1214 DC/DC/DC.
- Bước 2: khởi tạo các bit trạng thái và bit hệ thống cho PLC với MB100 chứa các
System memory bits và MB101 chứa các Clock memory bits.
- Bước 3: Tạo kiểu dữ liệu theo người dùng với PLC data type (UDT) để tiện lợi cho việc
độc cùng lúc nhiều slave có cùng các thông số dữ liệu: PLC data types → add new data
type → đổi tên thành sentron_data → khai báo các thông số và kiểu dữ liệu cần đọc về.

- Bước 4: tạo vùng nhớ dữ liệu DB1 với tên Mobbus_Data để lưu trữ thông tin đọc từ
server.
- Bước 5: Khởi tạo vùng dữ liệu để truy vấn thông tin từ các slave: Modbus_Data [DB1]
→ Open → Add new → đổi tên là PM → chọn kiểu dữ liệu data type là sentron_data.

116
- Bước 6: Khởi tạo biến CONNECT cho client truy xuất dữ liệu tới server: Modbus_Data
[DB1] → Add new → đặt tên CONNECT → chọn kiểu dữ liệu TCON_IP_v4.

- Bước 7: Khai báo tham số dữ liệu CONNECT để thiết lập truyền thông giữa Client và
server.

- Bước 8: tạo hàm FC1 với chức năng đọc Modbus của các đồng hồ đo điện năng
Sentron: Program blocks → Add new block → Function, đặt tên ModbusTCP → OK
- Bước 9: Gọi lệnh thực hiện khởi tạo cấu hình trong FC1: FC1 → Network 1 →
Instruction → Communication → Others → ModbusTCP → MB_CLIENT.

117
- Bước 10: Gọi chương trình con ModbusTCP [ FC1] trong OB1

3.2.3. Bài tập thực hành


Mô tả công nghệ: Khi hệ thống hoạt động, cơ cấu chạy phải hoạt động (P), sau 5s thì
dừng. Đồng thời cơ cấu chạy xuống hoạt động (X), sau 5s thì dừng và cơ cấu lên hoạt
động (L) 5s thì dừng. Lúc này cơ cấu chạy trái hoạt động 5s thì dừng va kết thúc một chu
kỳ hoạt động.
m
P (5s)

T (5s)
X L
(5s) (5s)

Trong đó: Quá trình P, T và X, L được điều khiển bởi 2 động cơ ba pha không đồng bộ
roto lồng sóc. Yêu cầu thiết lập và lập trình mô hình mạng truyền thông Modbus TCP cho
công nghệ trên.
IV. CÁC BƯỚC THỰC HÀNH
Bước 1: Chuẩn bị, kiểm tra thiết bị thực hành
+Thao tác thực hành: Kiểm tra số lượng, chất lượng thiết bị
118
+Yêu cầu kỹ thuật: Phần cơ tác động nhẹ nhàng, các tiếp điểm tiếp xúc tốt, không bị
dính.
+Dụng cụ thiết bị: Đồng hồ vạn năng, nguồn 24VDC kiểm tra, Tôvít, kìm, kéo, dây điện.
Bước 2: Chuẩn bị phần mềm lập trình PLC
Bước 3: Đấu nối mạch động lực
+ Thao tác thực hành: Chọn dây dẫn, kẹp dây, đấu dây, đo thông mạch.
+ Yêu cầu kỹ thuật: Đấu đúng theo sơ đồ nguyên lý, chọn dây vừa đủ chiều dài.
+ Dụng cụ thiết bị: Tôvít, kìm, kéo, đồng hồ vạn năng, dây điện.
Bước 3: Đấu nối tín hiệu vào/ra PLC
+Thao tác thực hành: Chọn dây dẫn, kẹp dây, đấu dây, đo thông mạch.
+ Yêu cầu kỹ thuật: Đấu đúng theo sơ đồ nguyên lý lắp ráp, đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật.
+ Dụng cụ thiết bị: Tôvít, kìm, kéo, đồng hồ vạn năng, dây điện.
Bước 4: Lập trình chương trình điều khiển
Bước 5: Dowload chương trình điều khiển
Bước 7: Hoàn thiện và bàn giao
+ Thao tác thực hành: Kiểm tra đo các thông số của mạch, hoàn thiện mạch.
+ Yêu cầu kỹ thuật: Thông số kỹ thuật đảm bảo yêu cầu, mạch điện gọn gàng.
+ Dụng cụ thiết bị: đồng hồ vạn năng, tôvít, kìm, kéo, kìm tuốt dây…
V. HÌNH THỨC TỔ CHỨC THỰC HÀNH
4.1. Hình thức chia nhóm
Dựa vào phòng thực hành PLC của nhà trường có 6 trạm thực hành, có đầy đủ hệ
thống nguồn cấp.
Chia các Sv từ 3 đến 5 em/trạm cho một nhóm thực tập.
4.2. Hình thức thực hành
GV quan sát, điều hành mọi hoạt động công việc của các SV trong toàn xưởng
thực hành.
GV thao tác mẫu và uốn nắn từng nhóm SV, để điều chỉnh phân loại SV nhắc nhở
SV trong quá trình thực hành đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật, an toàn cho người
và thiết bị.
4.3. Giao nhiệm vụ cho từng nhóm
Thực hành đo đạc, kiểm tra, chất lượng của các thiết bị có sẵn đã được giao cho các
nhóm, lắp ráp và lập trình chương trình điều khiển…
VI. HƯỚNG DẪN KIỂM TRA, TỰ ĐÁNH GIÁ
* Dựa vào nội dung bài học, đánh giá (cho điểm) sinh viên theo các tiêu chí sau:
Mạch chạy đúng yêu Kỹ năng Thời gian Ý thức Cộng (điểm) Ghi chú
cầu (đúng thời gian)
4 2 2 2 10

VII. Câu hỏi bài tập, nhiệm vụ chuẩn bị bài sau :

Cho hệ thống điều khiển cần trục có sơ đồ công nghệ như hình:

119
m T
A C D
P P

X L X L X L

B B B
Trong đó:
A, C, D là các công tắc hành trình. B là cảm ứng từ đầu cuối xilanh
Quá trình P, T được điều khiển bởi bởi 01 động cơ ba pha không đồng bộ roto
lồng sóc. Quá trình X, L bởi bởi 01 động cơ ba pha không đồng bộ roto
Yêu cầu thiết lập và lập trình mô hình mạng truyền thông MODBUS TCP theo mô hình
sau:
24VDC
CPU 313C – 2DP

I0.0 (ON)

I0.1 (OFF) Master

EM277 EM277
CPU 222 CPU 222
Salve 1 Salve 2

+ PLC Slave 1 điều khiển động cơ Trái-Phải.


+ PLC Slave 2 điều khiển động cơ Xuống-Lên.

120
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Ngọc Sơn, Nguyễn Đức Điển, Trần Ngọc Sâm (2016), “Giáo trình Điều
khiển logic khả trình PLC 1”, Nhà xuất bản Lao Động.
2. Trần Ngọc Sơn, Nguyễn Đức Điển, Phạm Văn Huy, Hà Huy Giáp “Tài liệu học
tập Điều khiển logic khả trình PLC ”. Khoa Điện Trường Đại học Kinh Tế - Kỹ
Thuật Công Nghiệp.
3. Nguyễn Ngọc Phương (2008), “ Hệ thống điều khiển bằng khí nén ”. Nhà xuất bản
giáo dục.
4. Trần Văn Hiếu (2018), “ Thiết kế hệ thống mạng truyền thông công nghiệp với
TIA PORTAL”. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

121

You might also like