Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 87

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP


KHOA THÚ Y



CAO KIM YẾN

TÌNH HÌNH NHIỄM CẦU TRÙNG TRÊN


GÀ ÁC ĐẺ TRỨNG TẠI THÀNH PHỐ MỸ THO
TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH THÚ Y

2022

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP
KHOA THÚ Y


CAO KIM YẾN

TÌNH HÌNH NHIỄM CẦU TRÙNG


TRÊN GÀ ÁC ĐẺ TRỨNG
TẠI THÀNH PHỐ MỸ THO
TỈNH TIỀN GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH THÚ Y

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

PGS.TS. NGUYỄN HỮU HƯNG

2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP
KHOA THÚ Y


XÁC NHẬN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Đề tài: “Tình hình nhiễm cầu trùng trên gà ác đẻ trứng tại TP Mỹ Tho tỉnh
Tiền Giang” do sinh viên Cao Kim Yến thực hiện tại Phòng Thí nghiệm Thú y
chuyên ngành 4 – Khoa Thú Y – Trường Nông Nghiệp – Trường Đại học Cần
Thơ từ tháng 08 đến tháng 12 năm 2022 dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn
Hữu Hưng

Cần Thơ, ngày.....tháng .....năm 2022

Duyệt Khoa Thú y Cán bộ hướng dẫn

PGS.TS. Nguyễn Hữu Hưng

Cần Thơ, ngày......tháng...... năm 2022


Duyệt Trường Nông nghiệp
LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi: Ban Giám hiệu Trường Nông Nghiệp


Ban Chủ nhiệm Khoa Thú Y, trường Đại học Cần Thơ

Tôi tên: Cao Kim Yến, MSSV: B1804306, Lớp: NN1867A3


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Kết quả số liệu
trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ
công trình luận văn trước đây.

Cần Thơ, ngày... tháng...năm 2022


Sinh viên thực hiện

Cao Kim Yến


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nổ lực
cố gắng, tìm tòi và học hỏi của bản thân. Tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm
và giúp đỡ của quý Thầy cô và bạn bè. Nhân đây tôi muốn gửi những lời cảm ơn
sâu sắc đến những người đã luôn bên cạnh hỗ trợ nhiệt tình cho tôi.
Bằng tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ đã
nuôi dưỡng và luôn tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành con đường học vấn một
cách tốt nhất.
Lời cảm ơn trân thành cho phép em gửi đến quý thầy cô khoa Thú y và
Khoa Chăn nuôi trường Nông nghiệp Trường đại học Cần Thơ, thầy cô đã cung
cấp những kiến thức quý báu tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn một cách
thuận lợi. Đặt biệt, em muốn gửi lời tri ân này đến thầy PGS.TS. Nguyễn Hữu
Hưng và cô TS. Nguyễn Hồ Bảo Trân - thầy cô đã giúp em hoàn thành tốt luận
văn tốt nghiệp của mình. Em chúc thầy cô luôn khỏe mạnh, nhiệt huyết dạy bảo và
giúp đỡ các thế hệ sinh viên tiếp theo nên người.
Tôi cũng muốn dành lời cảm ơn sâu nhất đến chị Lư Ái Tiên và các bạn của
tôi đã hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn tại phòng thí nghiệm
Thú y chuyên ngành 4. Chúc mọi người báo cáo luận văn và thuận lợi tốt nghiệp
ra trường.
Em cảm ơn chú Huỳnh Ngọc Thảo đã tạo mọi điều kiện cho em thu thập
mẫu trong suốt quá trình làm luận văn .
Cuối cùng là lời cảm ơn các bạn sinh viên lớp thú y K44 – NN1867A3.
Chúc các bạn luôn bình an và thành công với những đam mê của riêng mình.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn.
Cao Kim Yến
TÓM LƯỢC

Đề tài “Tình hình nhiễm cầu trùng trên gà Ác đẻ trứng tại TP Mỹ Tho tỉnh
Tiền Giang” được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2022, nhằm khảo sát tỷ
lệ lưu hành và định danh các loài cầu trùng trên đàn gà Ác nuôi tại địa bàn tỉnh
Tiền Giang bằng phương pháp truyền thống và phương pháp sinh học phân tử.
Qua thu thập và phân tích 350 mẫu phân gà từ 24 đến 30 tuần tuổi, kết quả cho
thấy đàn gà nhiễm cầu trùng với tỷ lệ khá cao chiếm 23,43 %. Ở tuần tuổi thứ 24
gà nhiễm cầu trùng với tỷ lệ thấp nhất 10%, tăng cao ở tuần thứ 30 với tỷ lệ 42
%. Cường độ nhiễm ở mức 2(+) và 3(+) cao nhất tương ứng với thời điểm gà
nhiễm cầu trùng nặng ở tuần tuổi thứ 30 (14,29%). Gà đẻ thuộc giống gà Ác tại
tỉnh Tiền Giang nhiễm 4 loài cầu trùng là E. necatrix, E. acervulina, E. tenella, E.
mitis. Trong đó E. acervulina là phổ biến nhất (93,90%), kế đến là E. tenella
(68,29%), E. necatrix (40,24%) và thấp nhất là E. mitis (14,63%). Tỷ lệ nhiễm
ghép 2 loài là phổ biến nhất (57,32%) và thấp nhất là nhiễm ghép 4 loài (1,22%).
Thu thập noãn nang cầu trùng ở phân có cường độ nhiễm cao, sau đó ly trích
DNA và định danh bằng phương pháp sinh học phân tử với 5 đoạn mồi của: E.
necatrix, E. acervulina, E. tenella, E. mitis. Kết quả cho thấy đàn gà Ác ở tuần
tuổi thứ 25 đến thứ 30 nhiễm 4 loài cầu trùng: E. necatrix, E. acervulina, E.
tenella, E. mitis.
Từ khóa: gà ác, Tiền Giang, cầu trùng, cường độ nhiễm, định danh.
MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG................................................................................................i


DANH MỤC HÌNH...............................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................v
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................1
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN.............................................................................2
2.1 Tình hình nghiên cứu bệnh cầu trùng gà trong và ngoài nước........................2
2.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước..............................................................2
2.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước.............................................................5
2.2 Bệnh cầu trùng gà............................................................................................8
2.2.1 Căn bệnh...................................................................................................8
2.2.2 Đặc điểm của một số loài noãn nang cầu trùng gà...................................9
2.2.3 Định danh phân loại................................................................................17
2.2.4 Vòng đời.................................................................................................19
2.2.5 Dịch tễ.....................................................................................................20
2.2.6 Chẩn đoán...............................................................................................21
2.2.7 Triệu chứng.............................................................................................22
2.2.8 Bệnh tích.................................................................................................23
2.2.9 Phòng bệnh..............................................................................................23
2.2.10 Điều trị bệnh.........................................................................................26
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................28
3.1 Nội dung nghiên cứu.....................................................................................28
3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu.................................................................28
3.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu..........................................................28
3.2.2 Đối tượng nghiên cứu.............................................................................28
3.2.3 Vật liệu dùng trong nghiên cứu..............................................................28
3.3 Phương pháp nghiên cứu...............................................................................29
3.3.1 Phương pháp lấy mẫu.............................................................................29
3.3.2 Phương pháp phù nổi Willis...................................................................30
3.3.3 Phương pháp Mac - Master.....................................................................31
3.3.4 Phương pháp thu thập noãn nang cầu trùng............................................31
3.3.5 Phương pháp nuôi cấy noãn nang...........................................................32
3.3.6 Phương pháp định danh phân loại truyền thống.....................................33
3.3.7 Phương pháp định danh các loài noãn nang cầu trùng gà bằng sinh học
phân tử.............................................................................................................35
3.3.8 Chỉ tiêu theo dõi......................................................................................40
3.4 Xử lý số liệu..................................................................................................40
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................41
4.1 Tổng quan về địa điểm điều tra.....................................................................41
4.1.1 Điều kiện tự nhiên...................................................................................41
4.1.2 Tình hình chăn nuôi tại khu vực khảo sát...............................................42
4.2 Kết quả khảo sát tình hình nhiễm cầu trùng trên gà tại địa bàn tỉnh Tiền
Giang...................................................................................................................48
4.2.1 Kết quả khảo sát tình hình nhiễm cầu trùng trên gà ác theo tuần tuổi tại
địa bàn tỉnh Tiền Giang....................................................................................48
4.2.2 Kết quả khảo sát tình hình nhiễm cầu trùng trên gà theo trạng thái phân
trên địa bàn tỉnh Tiền Giang............................................................................48
4.2.3 Kết quả định danh các loài noãn nang cầu trùng gà bằng phương pháp
truyền thống trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.......................................................49
4.2.4 Kết quả khảo sát tình hình nhiễm các loài noãn nang cầu trùng trên gà ác
tại tỉnh Tiền Giang...........................................................................................52
4.3 Kết quả định danh noãn nang cầu trùng trên gà bằng phương pháp sinh học
phân tử.................................................................................................................54
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................59
5.1 Kết luận.........................................................................................................59
5.2 Đề nghị..........................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................70
DANH MỤC BẢNG

Bảng Tên bảng Trang


2.1 Đặc điểm noãn nang các loài cầu trùng trên gia cầm 18

2.2 Một số loại vaccine phòng bệnh cầu trùng gà 25

3.1 Dung lượng mẫu thu thập tại địa bàn tỉnh Tiền Giang 29

3.2 Trình tự mồi thực hiện phản ứng PCR 36

3.3 Thành phần phản ứng PCR 37

4.1 Quy trình sử dụng thức ăn theo từng giai đoạn của gà 45

4.2 Quy trình phòng bệnh bằng vaccine tại trại khảo sát 46

4.3 Tỷ lệ và cường độ nhiễm noãn nang cầu trùng gà ác theo 48


tuần tuổi tại trại trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

4.4 Tỷ lệ nhiễm cầu trùng theo từng trạng thái phân 49

4.5 Ký hiệu hình dáng các loài noãn nang cầu trùng trên địa bàn 50
khảo sát

4.6 Kích thước từng loài noãn nang cầu trùng trên địa bàn khảo 50
sát (n=50)

4.7 Thời gian sinh bào tử của các loài noãn nang cầu trùng 51

4.8 Thành phần các loài noãn nang cầu trùng tại địa bàn tỉnh 51
Tiền Giang

4.9 Tỷ lệ nhiễm các loài noãn nang cầu trùng gà tại tỉnh Tiền 52

i
Giang

4.10 Tỷ lệ nhiễm ghép các loài noãn nang cầu trùng theo tuần tuổi 53
tại tỉnh Tiền Giang

ii
DANH MỤC HÌNH

Hình Tên hình Trang


2.1 Cấu tạo noãn nang 9

2. 2 Vị trí ký sinh E. acervulina 10

2.3 Vị trí ký sinh E. hagani 11

2.4 Vị trí ký sinh E. necatrix 12

2.5 Vị trí ký sinh E. tenella 13

2.6 Vị trí ký sinh E. maxima 14

2.7 Vị trí ký sinh E. brunetti 15

2.8 Vị trí ký sinh E. praecox 16

2.9 Vị trí ký sinh E. mivati 16

2.10 Vị trí ký sinh E. mitis 17

2.11 Vòng đời cầu trùng gà 19

3.1 Phương pháp phù nổi 30

3.2 Thu noãn nang bằng máy ly tâm 32

3.3 Đĩa nuôi cấy noãn nang trong bichromate kali 2,5% 33

3.4 Kích thước của Esp1 (X40) 34

3.5 Kích thước của Esp2 (X40) 34

3.6 Kích thước của Esp3 (X40) 34

3.7 Kích thước của Esp4 (X40) 34

3.8 Máy luân nhiệt PCR 37

iii
3.9 Hóa chất và máy chạy điện di 39

4.1 Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang 41

4.2 Gà ác 43

4.3 Một số hình ảnh ở trại 44

4.4 Thức ăn cho gà 45

4.5 Kết quả điện di của E. necatrix 55

4.6 Kết quả điện di của E. acervulina 56

4.7 Kết quả điện di của E. mitis 57

4.8 Kết quả điện di của E. tenella 58

iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Diễn dãi tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt


µl Microliter
µm Micrometer
Bp Base pairs Cặp bazer
Ctv. Cộng tác viên
ddPCR Dropet digital PCR PCR kỹ thuật số nhỏ giọt
DNA Deoxyribonucleic
acid
et. al et alia Cộng tác viên
EAF Đoạn mồi xuôi của E. acervulina
EAR Đoạn mồi ngược của E. acervulina
EMFA2 Đoạn mồi xuôi của E. maxima
EMi5FA Đoạn mồi xuôi của E. mitis
EMi5RA Đoạn mồi ngược của E. mitis
EMRA2 Đoạn mồi ngược của E. maxima
ENF Đoạn mồi xuôi của E. necatrix
ENR Đoạn mồi ngược của E. necatrix
Esp Eimeria sp Các loài Eimeria
FCR Feed Conversion Hệ số chuyển hóa thức ăn
Ratio
ITS-1 Iternal transcribed Phiên mã nội bộ vùng 1
spacer 1
Km Kilometer
Kp Kilobase
m Micrometer

v
MTV Một thành viên
NaCl Sodium Chloride
NGS Next Generation Công nghệ giải trình tự gene thế hệ
Sequencing mới
Nm Nanometer
PCR Polymerase chain Phản ứng tổng hợp dây chuyền nhờ
reaction polymerase
pM Picomole
SDS Sodium dodecyl
sulphate
SMKT Số mẫu kiểm tra
SNM Số mẫu nhiễm
SUL Sulfachloropyridazine
TAE Tris – borate – EDTA
Taq Tag polymerase Một loại DNA polymerase bền với
nhiệt
TBE Tris – borate – EDTA
TE Tris – EDTA
TLN Tỷ lệ nhiễm
TOL Toltrazuril
TP Thành phố

vi
CHƯƠNG 1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, chăn nuôi gà ác lấy trứng được phát triển nhiều
nơi ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nguyên nhân là do gà ác dễ nuôi, chi phí đầu tư
ban đầu không cao và trứng gà Ác được tiêu thụ khá thuận lợi. Do đó, mô hình
chăn nuôi gà ác cũng dần phổ biến ở nhiều địa phương với quy mô lớn. Tiền
Giang là một trong những tỉnh thuộc vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đi đầu về
chăn nuôi gà. Theo thống kê của Chăn nuôi Việt Nam năm 2021, tổng đàn gia cầm
của tỉnh là trên 17,4 triệu con, trong đó đàn gà lên đến 15,3 triệu con, chiếm hơn
25% tổng đàn gà của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Gà Ác cũng là một trong
những giống chiếm số lượng lớn nhất của tỉnh do có nhiều điều kiện thích hợp để
phát triển các trang trại chăn nuôi công nghiệp, thuận lợi cho việc tiêu thụ sản
phẩm.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành chăn nuôi gà ở nước ta cũng gặp
nhiều khó khăn và trở ngại. Một trong những trở ngại lớn nhất là dịch bệnh vẫn
xảy ra phổ biến và phức tạp. Trong đó, bệnh cầu trùng gà là một trong những bệnh
ký sinh trùng phổ biến và gây những tổn thất không nhỏ cho ngành chăn nuôi.
Bệnh cầu trùng gà là bệnh do một loại đơn bào ký sinh gây ra. Mặc dù đã có
rất nhiều nghiên cứu chế tạo vaccine chống bệnh cầu trùng, song đến nay hiệu lực
của các vaccine đó vẫn chưa đáp ứng thực tế sản xuất, kết quả là trong quá trình sử
dụng vaccine đôi khi mang lại hiệu quả, đôi khi đã dùng vaccine nhưng bệnh vẫn
bùng phát (Phạm Sỹ Lăng và Nguyễn Hữu Hưng, 2015).
Những thiệt hại về kinh tế do cầu trùng gà được biểu hiện: bệnh làm đàn gà
còi cọc, tiêu tốn thức ăn, tỷ lệ đẻ giảm, tỷ lệ chết cao, kế phát những bệnh truyền
nhiễm khác như dịch tả, Gumboro, E. coli,..(Lê Văn Năm, 2003). Xuất phát từ
những vấn đề trên, đề tài “Tình hình nhiễm cầu trùng trên gà Ác đẻ trứng tại
TP Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang” được tiến hành.
Mục tiêu đề tài
Xác định tình hình nhiễm cầu trùng trên gà Ác đẻ trứng tại địa bàn tỉnh Tiền
Giang.
Xác định thành phần loài cầu trùng trên gà Ác đẻ trứng tại địa bàn tỉnh Tiền
Giang bằng phương pháp truyền thống và phương pháp sinh học phân tử.

1
CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Tình hình nghiên cứu bệnh cầu trùng gà trong và ngoài nước
2.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu về bệnh cầu trùng từ
những năm 70 của thế kỷ 20, thời điểm chăn nuôi gà công nghiệp theo hướng
thâm canh phát triển. Cho đến nay, các nhà khoa học Việt Nam đã phát hiện hầu
hết các loại cầu trùng gây bệnh ở gà như các tác giả nước ngoài đã mô tả (Bạch
Mạnh Điều, 2004).
Nguyễn Văn Hoàng (1999) nghiên cứu về cầu trùng trên gà ở huyện Cao
Lãnh tỉnh Đồng Tháp cho biết, tỷ lệ nhiễm chung là 30,40% và tỷ lệ nhiễm tăng
dần theo lứa tuổi. Trong đó gà 1 tuần tuổi nhiễm 0,88%, 2 tuần tuổi là 6,2%, 3
tuần tuổi 17,7%, 4 tuần tuổi 27%, 5 tuần tuổi là 37,6% và cao nhất ở 7 tuần tuổi
54,8%. Gà nhiễm 5 loài cầu trùng gồm: E. acervulina, E. maxima, E. tenella, E.
necatrix và E. mitis trong đó hai loài có tỷ lệ cao nhất là E.tenella 48,7%, E.
necatrix 31,3%. Tỷ lệ nhiễm ghép 2 loài 38,5%, 3 loài 19,7%, 4 loài 12,4%, 5 loài
1,3%.
Nguyễn Thị Kim Lan và ctv. (2008) cho biết, bệnh cầu trùng gà phân bố
không đồng đều qua các tháng trong năm. Vào những tháng có khí hậu ẩm ướt,
mưa nhiều, nhiệt độ thích hợp từ 18 – 35°C bệnh thường xuất hiện và dễ bùng
phát hơn các tháng khác. Vì vậy, ở nước ta mùa xuân và mùa hè có tỷ lệ nhiễm
cầu trùng cao hơn mùa động và mùa thu. Dụng cụ chăn nuôi và một số ký chủ
trung gian như: ruồi, gián, kiến, chuột là yếu tố mang noãn nang cầu trùng góp
phần gây nhiễm cầu trùng cho gà. Có rất nhiều vaccine phòng bệnh cầu trùng cho
gà như: coccivax, immucox, VAC.M, paracox, ,livacox XD, livacox T. Tất cả các
vaccine này đều là vaccine nhược độc kháng nguyên của 1 số chung cầu trùng. Do
vậy vaccine chỉ phòng được bệnh cầu trùng do 1 số chủng gây ra, các chúng còn
lại không tạo được miễn dịch vì thế khi sử dụng vaccine thì gà vẫn có thể bị mắc
bệnh.
Tại Đồng bằng Sông Cửu Long, qua khảo sát 2 tỉnh Sóc Trăng và Vĩnh
Long, cho thấy gà nuôi công nghiệp nhiễm cầu trùng khá cao với tỷ lệ 33,57%, tại
tỉnh Sóc Trăng có tỷ lệ nhiễm 36,41% cao hơn gà nuôi ở tỉnh Vĩnh Long là
31,07%. Tỷ lệ nhiễm cầu trùng có khuynh hướng tăng dần theo lứa tuổi, bắt đầu
2
thấy noãn nang cầu trùng ở tuần thứ 2 là 8,06%, cao nhất ở tuần thứ 4 là 70,20%,
giảm dần từ tuần thứ 5. Gà nuôi theo kiểu chuồng hở nhiễm tỷ lệ 41,64%, cao hơn
so với kiểu chuồng kín 30,63%. Trạng thái phân gà nhiễm noãn nang cầu trùng
thay đổi theo tỉ lệ và cường độ nhiễm: phân sáp lẫn máu có tỉ lệ nhiễm cao
(88,30%), phần chứa màng nhày thì tỉ lệ nhiễm thấp hơn (67,69%), phân có bọt tỉ
lệ nhiễm (40,26%) còn mẫu phân bình thường thì tỉ lệ xuất hiện noãn nang trong
phân thấp (19,17%). Khi phát hiện bệnh cầu trùng cần dùng thuốc điều trị. Khi
điều trị không nên dùng nhiều loại thuốc và không dùng thuốc cùng cơ chế tác
động. Nên dùng một loại khi Eimeria quen thuốc thì đổi sang thuốc khác và khác
cơ chế tác động. Eimeria rất dễ tạo đề kháng với thuốc (Nguyễn Hữu Hưng,
2010).
Nguyễn Trung Trực (2011) đã tiến hành điều tra nghiên cứu về tình hình
nhiễm cầu trùng trên gà ác tại một trại chăn nuôi ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền
Giang và hiệu quả phòng trị của hai loại thuốc Bio – Anticoc (Bio –
pharmachemie) và TD.Anticox 25 (Nam Dũng) đều có hiệu quả tốt trong việc
phòng bệnh cầu trùng. Gà sau khi dùng thuốc 3 ngày và 7 ngày đều có tỷ lệ nhiễm
và cường độ nhiễm giảm rõ rệt.
Tạ Nhơn Hùng (2012) đã tiến hành xét nghiệm 7540 mẫu phân gà ác từ 7 –
35 ngày tuổi ở một trại thuộc huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang và thử nghiệm
thuốc Sunfaquinoxaline kết hợp Pyrimethamine, Toltrazuril để phòng cầu trùng
cho 1.200 con gà . Kết quả cho thấy gà ác có thể nhiễm cầu trùng từ rất sớm ( từ 1
– 2 ngày tuổi) noãn nang xuất hiện trong phân gà lúc 8 – 9 ngày tuổi, tỷ lệ nhiễm
tăng dần và cao nhất lúc gà được 21 -26 ngày tuổi (93%), tỷ lệ nhiễm các loài cầu
trùng lần lượt là E. acervulina (82,43%), E. tenella (59,45%), E. necatrix
(37,83%), E. brunetti (29,72%) và E. maxima (10,67%), tỷ lệ nhiễm ghép hai loài
cầu trùng là cao nhất (32,43%), kế đến là 3 loài (21,62%) và thấp nhất là nhiễm
cùng lúc 4 -5 loài (14,86%). Đối với thuốc phòng trị cầu trùng, cả hai loại thuốc
sử dụng đều cho hiệu quả tốt, trong đó Toltrazuril (noãn nang giảm 90-90,63%)
cho hiệu quả tối hơn thuốc Sunfaquinoxaline + Pyrimethamine (82,12-83,07%).
Nguyễn Phúc Khánh và ctv. (2015) kiểm tra 166 mẫu phân và 20 mẫu máu
gà ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ cho biết: gà nhiễm bệnh cầu trùng với tỷ
lệ 36,74%. trong đó gà từ 1-2 tháng tuổi (40,3%) và gà lớn hơn 2 tháng tuổi
(42,5%) nhiễm với tỷ lệ cao gấp hơn 1,5 lần so với gà dưới 1 tháng tuổi (26,0%).
Gà bệnh thể hiện triệu chứng ủ rũ, ít vận động, tiêu chảy phân có màng nhầy, có

3
bọt, phân có máu. Bệnh tích ruột non và manh tràng xuất huyết, manh tràng căng
phồng lên, thành ruột mỏng, phồng to.
Cao Thanh Hoàn và ctv. (2016) khi khảo sát những đàn gà công nghiệp tại
tỉnh Vĩnh Long thì tỷ lệ nhiễm cầu trùng là 38,33%. Tỷ lệ nhiễm cầu trùng có
khuynh hướng tăng nhanh ở tuần thứ 2 (7%) đến tuần thứ 4 (100%), sau đó giảm
dần. Ở tuần thứ 5 và 6, tỷ lệ nhiễm ở đàn gà chỉ còn 37% và 35%. Gà bị nhiễm cầu
trùng có biểu hiện: ủ rũ. ít vận động, uống nhiều nước, gà đi phân có màng nhày,
có bọt máu, phần sáp nâu, hậu môn dính đầy phân. Sự hiện diện của noãn nang
cầu trùng trong các mẫu phân nhuốm máu chiếm tỷ lệ cao nhất (76,79%), kế đến
là mẫu phân sáp nâu (48,38%), mẫu phân màng nhày (33,52%) và trong những
mẫu phân bình thường hiện diện noãn nang cầu trùng chiếm tỷ lệ thấp nhất
(15,35%).
Bùi Khánh Linh và Đỗ Thanh Thơ (2017) dùng trà xanh để điều trị cho lô
gà gây nhiễm với loài E. tenella. Kết quả cho thấy lô gà được điều trị bằng trà
xanh có số lượng noãn nang giảm 40% so với lô gà đối chứng, đồng thời các triệu
chứng và bệnh tích đặc trưng của bệnh cầu trùng không thấy xuất hiện ở lô gà
được điều trị bằng trà xanh. Điều này mở ra phương pháp điều trị mới bằng dược
liệu khi tình trạng cầu trùng kháng thuốc tổng hợp hóa học.
Trần Đức Hoàn và Phạm Thị Quyên (2020) đã tiến hành nghiên cứu nhằm
xác định ảnh hưởng của chế phẩm lactozym đến cầu trùng, một số loại vi khuẩn
đường ruột và biểu mô đường ruột ở gà. Tổng cộng có 900 gà được chia thành hai
lô, mỗi lô 450 con (gà ở lô thí nghiệm được bổ sung chế phẩm lactozym trong
khẩu phần thức ăn, lô đối chứng không bổ sung chế phẩm này, thí nghiệm lặp lại 3
lần, mỗi lần 150 gà/lô). Kết quả nghiên cứu cho thấy, gà ở lô thí nghiệm bổ sung
chế phẩm lactozym có tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng giảm hơn so với lô đối
chứng 4,59%, thể hiện rõ nhất ở giai đoạn >4 - 8 và >8 - 12 tuần tuổi tương ứng là
30,67 và 16,67% ở lô thí nghiệm trong khi ở lô đối chứng là 38,67 và 20,00%. Tỷ
lệ nhiễm cầu trùng gà cao nhất ở mùa Hè và thấp nhất vào mùa Đông, tỷ lệ và
cường độ nhiễm cầu trùng ở gà có sự khác nhau giữa các mùa ở cả hai lô, trong đó
gà nhiễm cầu trùng cao nhất ở mùa Hè (34,00% - lô thí nghiệm và 40,67% - lô đối
chứng), thấp nhất là mùa Đông (6,00% - lô thí nghiệm và 17,33% - lô đối chứng).
lactozym có tác dụng làm giảm số lượng Escherichia coli, Salmonella,
Clostridium perfringens và tổng số vi khuẩn hiếu khí trong kết tràng. Chế phẩm
làm tăng chiều cao và giảm chiều rộng lông nhung biểu mô niêm mạc không tràng.

4
Nguyễn Hữu Hưng và Nguyễn Hồ Bảo Trân (2020) đã nghiên cứu tình hình
nhiễm cầu trùng gà lông màu nuôi theo phương thức thức bán công nghiệp tại tỉnh
Hậu Giang với tỷ lệ nhiễm cao tới 48,76%. Tuần tuổi thứ nhất chưa tìm thấy noãn
nang cầu trùng, tỷ lệ nhiễm của gà ở 2 tuần tuổi là 37,50% (huyện Phụng Hiệp) và
34,48% ( huyện Long Mỹ), tuần tuổi thứ 3 với tỷ lệ nhiễm noãn nang cầu trùng gà
ở huyện Phụng Hiệp và Long Mỹ lần lượt là 60,63% và 51,25% tỷ lệ nhiễm cao
nhất ở tuần tuổi thứ 4 với tỷ lệ nhiễm là 95,63% ( huyện Phụng Hiệp) và 98,75%
(huyện Long Mỹ). Thành phần loài nhiễm có 4 loại noãn nang là E. acervulina, E.
necatrix, E. maxima, E. tenella. Loài E. tenella gây bệnh phổ biến và chiếm tỷ lệ
cao nhất.
Nguyễn Hữu Hưng và ctv. (2021) đã tiến hành nghiên cứu bệnh cầu trùng
trên giống gà nội số mẫu 1200 mẫu phân được thu thập từ 20 trang trại khác nhau
ở tỉnh Bến Tre và Hậu Giang với tỷ nhiễm lần lượt là 67,82% và 68,50%. Tại tỉnh
Bến Tre tỷ lệ mắc cầu trùng có xu hướng tăng theo lứa tuổi, tỷ lệ nhiễm cao 100%
và cường độ nhiễm cao nhất (4+) là 84,2% được ghi nhận ở gà 6 tuần tuổi. ở tỉnh
Hậu Giang tỷ lệ nhiễm cầu trùng tăng từ tuần thứ ba đến tuần thứ tư, tuy nhiên tỷ
lệ nhiễm cầu trùng giảm đáng kể vào các tuần sau. Việc xác định các loài Eimeria
được thực hiện dựa trên các đặc điểm hình thái và phương pháp sinh học phân tử
thực hiện trên 60 mẫu từ 12 trang trại có nhiễm cầu trùng. Dựa vào đặc điểm hình
thái, thời gian sinh bào tử. Đã phát hiện ra 5 loài Eimeria khác nhau là E.
acervulina, E. tenella, E. maxima, E. necatrix, E. mitis. E. praecox, E. brunetti
không được phát hiện trong cả hai phương pháp. Bằng kỹ thuật sinh học phân tử
E. acervulina, E. maxima, E. mitis, E. tenella đã được khuếch đại thành công với
các băng tương ứng 321bp, 145bp, 193pb, 273bp. Tỷ lệ nhiễm E. mitis, E.
acervulina, E. maxima, E. tenella lần lượt là 20%, 61,67%, 66,66% và 83,33%.
2.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Năm 1632, Luvenuch đã phát hiện được bệnh cầu trùng gia súc, gia cầm.
Tuy nhiên, mãi đến năm 1865, Stieda và Lindmann mới xác định được nguyên
nhân gây bệnh do 2 giống Eimeria và Isospora gọi chung là Coccidiosis. Trong
giai đoạn này, nhiều tác giả cho rằng gọi như vậy thì không rõ ràng. Vì vậy họ đề
nghị gọi theo đúng giống cầu trùng gây bệnh đó là Eimeriosis và Isosporosis (Lê
Văn Năm, 2003).
Cho đến nay các nhà khoa học đã xác định được cụ thể 9 loài cầu trùng gây
bệnh trên gà: Raillient và Lucet đã định danh được Emeria tenella gây bệnh cầu
trùng ở manh tràng gà con vào năm 1891. Năm 1929, Tyzzer định danh được 3

5
loài là E. acervulina (ký sinh ở đầu ruột non), E. maxima (ở giữa ruột non), E.
mitis (ở cuối ruột non). Năm 1930 Johnson định danh được 2 loài: E. necatrix (ở
giữa ruột non) và E. praecox (ít gây bệnh). Năm 1938 Levine định danh được loài
E. hagani (ở đầu ruột non, ít gây bệnh). Năm 1942 Levine định danh được loài E.
brunetti (ở cuối ruột non và trực tràng). Năm 1964 Edgar và Siebold định danh
được loài E. mivati (ít gây bệnh) (Calnek, B.W et al., 1997).
Tyzzer (1929) chứng minh cầu trùng gà có tinh miễn dịch đặc hiệu chặt chẽ
và không có miễn dịch chéo. Tính miễn dịch có sự phát triển nhanh hơn với E.
tenella, E. maxima tiến sâu hơn vào các mô bào, tính miễn dịch xuất hiện chậm và
phải sau khi nhiễm nhiều lần liên tiếp với các loài cầu trùng phát triển nông trên
các mô như E. mitis, E. acervulina (Nguyễn Thị Kim Lan, 2011).
Các nước có trình độ khoa học tiên tiến trên thế giới đã sản xuất được 6 loại
vaccine phòng bệnh cầu trùng gà: Coccivac sản xuất tại Mỹ năm 1952, Immucox
sản xuất tại Canada năm 1985, VAC.M sản xuất tại Mỹ năm 1989, Paracox sản
xuất tại Anh năm 1992, Livacox type T, D sản xuất tại Cộng Hòa Séc năm 1992,
Stucki et al. (1993) thử nghiệm dùng phương pháp PCR-5S rRNA nhận ra E.
tenella (Eckert et al., 1995).
Labago et al. (2005), đã khảo sát 965 gà từ 1-60 ngày tuổi tại trung tâm
nghiên cứu giống gia cầm Kombolcha, Ethiopia. Kết quả tỷ lệ nhiễm chung là
38,34%, trong đó đã xác định được 4 loài Eimeria với tỷ lệ nhiễm lần lượt là: E.
necatrix (4,1%), E. acervulina (9,7%), E. tenella (40,08%) và E. brunetti (45,3%).
Tỷ lệ nhiễm cầu trùng cao nhất vào lúc 4-5 tuần tuổi.
Dalloul et al. (2006), bệnh cầu trùng được ghi nhận là bệnh gây thiệt hại
kinh tế lớn trong chăn nuôi do gà bị nhiễm trùng chậm tăng trưởng, tiêu tốn thức
ăn cao. Việc kiểm soát bệnh cầu trùng được thực hiện qua nghiên cứu các loại
thuốc mới trong phòng trị cầu trùng và các loại vaccine sống để phòng chống bệnh
cầu trùng trên đàn gà. Dựa trên sự hiểu biết về đáp ứng miễn dịch vật chủ đối với
Eimeria và thảo luận về những chiến lược khống chế sự phát triển của bệnh cầu
trùng trên gia cầm.
Mahmoud and Kandeel (2011) đã ghi nhận hiệu quả phòng trị bệnh cầu
trùng của 2 loại thuốc Amprolium và Toltrazuril sau 4 ngày sử dụng. Kết quả cho
thấy cường độ nhiễm noãn nang ở lô sử dụng Toltrazuril đã giảm từ 29770 noãn
nang/gam phân xuống còn 11960 noãn nang/gam phân. Lô sử dụng Amprobium

6
cường độ nhiễm giảm không đáng kể chứng tỏ Toltrazuril hiệu quả phòng trị bệnh
cầu trùng gà cao hơn amprolium.
M. Lengsing et al (2012) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của việc bổ sung 0,75
g / kg Diamond V XPC LS (Cedar Rapids, IA) đến tỷ lệ mắc bệnh cầu trùng (%)
và mức độ nghiêm trọng của bệnh vào ngày 30 và 34 trên gà đẻ 22 tuần tuổi. Tỷ
lệ mắc giảm từ 81% xuống 14%, làm giảm mức độ nghiêm trọng của tổn thương
từ 0.3 xuống 0,1 ở gà mái bị gây nhiễm E. maxima. Tuy nhiên, không có khả năng
việc bổ sung XPC LS ảnh hưởng trực tiếp đến nang noãn của coccidian, bởi vì
theo hiểu biết của chúng tôi, không có công bố nào về chất chống nhiễm trùng
được mô tả đối với các sản phẩm lên men Saccharomyces cerevisiae.
Julio Cesar Moraes et al. (2015), kiểm tra 251 mẫu phân gà thịt từ 28-48
ngày tuổi được thu thập tại 21 thành phố ở bang Santa Catarina, Brazil phát hiện
được 7 loài cầu trùng ký sinh trên gà gồm: E. maxima (63,7%) và E. acervulina
(63,3%) là 2 loài phổ biến, tiếp theo là E. tenella (54,6%), E. mitis (38,6%), E.
praecox (25,1%), E. necatrix (24,3%) và E. brunetti (13,1%).
Yueyue Huang et al. (2017) cho biết tỷ lệ nhiễm cầu trùng gà ở tỉnh An
Huy, Trung Quốc là 87,75%, trong đó loài E. tenella phổ biến nhất (80,67%), tiếp
đến loài E. necatrix, E. mitis, E. maxima, E. brunetti và E. acervulina với tỷ lệ lần
lượt là 68%, 55,33%, 54,67%, 44,67% và 2,67%. Tác giả cho rằng bệnh cầu trùng
là bệnh nhiễm trùng kết hợp, gây hại phổ biến và nghiêm trọng trên gà, do đó để
kiểm soát tốt bệnh cầu trùng cần thực hiện biện pháp phòng ngừa tổng hợp.
Ojimelukwen et al.(2018) đã dựa vào các chỉ số kháng thuốc ACI –
anticoccidial index để đánh giá khả năng kháng thuốc của các chủng cầu trùng gà
tại Negeria, cụ thể là 3 loại: amprolium hydrochloride, amprolium hydrochloride +
sulfaquinoxaline sodium và totrazuril. Kết quả là các chủng cầu trùng tại Nergeria
nhạy với amprolium hydrochloride, amprolium hydrochloride + sulfaquinoxaline
sodium và kháng nhẹ với toltrazuril.
Chen et al. (2020) thực hiện nghiên cứu tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc để
tiến hành giải phẫu manh tràng ở gà sau khi nhiễm loài cầu trùng E. tenella để xác
định sự biến đổi của hệ vi sinh vật. Các vi khuẩn không gây bệnh trong đó có vi
khuẩn Lactobacilus, Faecalibaterium, Ruminococcaceae UCG – 013, Romboutsia
và Shuttleworthia đã bị giảm số lượng trong khi các vi khuẩn cơ hội Enterococcus
và Streptococcus lại tăng lên một cách nhanh chóng.

7
Mesa et al. (2021) thực hiện nghiên cứu tại khảo sát về bệnh cầu trùng ở các
trại chăn nuôi gà thịt ở Comlombia cho biết tỷ lệ lưu hành của Eimeria spp. là
92,8% (180/194) và OPG của lứa đẻ rất khác nhau giữa các trang trại và bộ phận,
trung bình là 1,931 (± 5,543). Các loài Eimeria được xác định theo thứ tự tần suất
giảm dần là: E. acervulina (35,0%), E. tenella (30,9%), E. maxima (20,4%), và các
Eimeria spp khác. (13,6%). Sự lây nhiễm của các loài hỗn hợp với 2, 3 và nhiều
loài hơn là phổ biến và sự kết hợp thường xuyên được tìm thấy nhất là sự kết hợp
của ít nhất 4 loài Eimeria spp. Kỹ thuật PCR được thực hiện ở 4 khu vực chăn
nuôi gia cầm trọng điểm ở Colombia cho thấy Antioquia và Santander dương tính
với 6 loài Eimeria được phân tích là E. necatrix, E. maxima, E. praecox, E. mitis,
E. acervulina, và E. tenella; Cundinamarca dương tính với E. necatrix, E. maxima,
E. praecox, E. acervulina và E. tenella và âm tính với E. mitis trong khi Valle del
Cauca dương tính với E. maxima, E. praecox, E. mitis, E. acervulina, và E. tenella
và âm tính với E. necatrix.
2.2 Bệnh cầu trùng gà
2.2.1 Căn bệnh
Bệnh cầu trùng do nguyên sinh động vật thuộc ngành Sporozoa, bộ
Coccidia, họ Eimeriidae, giống Eimeria gây ra. Hình dạng của mỗi noãn nang cầu
trùng đều khác nhau. Cầu trùng gà là bệnh phổ biến nhất ở gia cầm chúng kí sinh
ở tế bào biểu mô ruột, gây tổn thương biểu mô, làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu
hóa và hấp thu các dưỡng chất. Gà bệnh mất nước, mất máu tăng mẫn cảm với các
bệnh khác. Bệnh xảy ra nhiều ở gà con 10-90 ngày, với biểu hiện tiêu chảy máu, tỷ
lệ chết cao. Miễn dịch nhanh chóng được tạo thành sau khi gia cầm nhiễm bệnh.
Tuy nhiên cầu trùng ở gia cầm không tạo miễn dịch chéo giữa các loài Eimeria và
ngay sau khi mắc bệnh với loài Eimeria này thì gia cầm vẫn có thể nhiễm loài
Eimeria khác. Vòng đời Eimeria ngắn, khả năng sinh sản cao đây là nguyên nhân
chính làm bệnh phát tán nhanh (Calnek et al, 1997).
Bệnh cầu trùng là một trong các bệnh phổ biến ở gia cầm đặc biệt là gia
cầm nuôi công nghiệp. Bệnh cầu trùng gây ra do các loài: E. tenlla, E. necatrix, E.
acervulina, E. mitis, E. mivati, E. praecox, E. brunetti, E. hagani, E. maxima
(Nguyễn Hữu Hưng, 2011).

8
2.2.2 Đặc điểm của một số loài noãn nang cầu trùng gà

Hình 2.1 Cấu tạo của noãn nang cầu trùng gà


(Calnek et al., 1997)

9
Đặc điểm từng noãn nang cầu trùng ký sinh trên gà
Eimeria acervulina
Noãn nang hình trứng, vỏ nhẵn, không màu không có micropile, kích thước
của noãn nang là 17,7-20,2 x 13,7-16,3 µm, trung bình 18,3 x 14,6 µm (Lê Văn
Năm, 2003). Thời gian hình thành bào tử là 1 ngày, thời gian nung bệnh là 4 ngày.
Ký sinh ở vùng tá tràng (Nguyễn Hữu Hưng, 2010).
Độc lực: Gây bệnh nhẹ nhưng có nhiều noãn nang có thể gây những triệu
chứng trầm trọng có thể gây chết (Nguyễn Hữu Hưng, 2010).
Triệu chứng: Độc lực gây viêm ruột mãn tính (Tyzzer, 1929), biểu hiện lâm
sàng là sụt cân, mất nước, tiêu chảy phân hơi trắng. Nếu nhiễm mức độ nhẹ đến
trung bình thì tác động làm giảm sự chuyển hóa thức ăn và giảm tăng trọng ở gà,
làm mất lượng carotene từ máu và da do sự giảm khả năng hấp thụ ở ruột non, khả
năng sản xuất trứng cũng giảm.
Bệnh tích: Bệnh nhẹ thì giới hạn ở quai tá tràng, rất ít đốm trắng. Bệnh nặng
thì những đốm trắng nằm khắp nơi trên bề mặt ruột non. Niêm mạc ruột dày ướt
và bong với dịch nhầy (Phạm Sỹ Lăng và Nguyễn Hữu Hưng, 2015).

Tá tràng

tràng

Manh tràng

Hồi tràng

Không tràng

Hình 2.2 Vị trí ký sinh E. acervulina


(https://www.merckvetmanual.com/)

10
Eimeria hagani
Noãn nang hình trứng, vỏ nhẵn, không có micropile, kích thước 15,8-20,9 x
14,3-19,5 µm, trung bình 19,1 x 17,6 µm. Thời gian hình thành bào tử 18-48 giờ,
thời gian nung bệnh 6-7 ngày. Ký sinh ở nửa đoạn đầu ruột non (Phạm Sỹ Lăng và
Nguyễn Hữu Hưng, 2015).
Độc lực: Gây bệnh nhẹ (Nguyễn Hữu Hưng, 2010).
Bệnh tích: Gây tổn thương ở tá tràng, xuất huyết có nhiều dạng và kích
thước khác nhau (Lê Hồng Mận và Phương Song Liên, 1999).

Tá tràng

Hình 2. 3 Vị trí ký sinh E. hagani


(https://www.merckvetmanual.com/)
Eimeria necatrix
Noãn nang hình trứng hoặc hình cầu, vỏ nhẵn, không màu, không có
micropile, kích thước 13,2-22,7 x 11,3-18,3 µm, trung bình 20,4 x 17,2 µm
(Calnek et al., 1997). Thời gian hình thành bào tử 18-48 giờ, thời gian nung bệnh
6-7 ngày. Ký sinh ở 2/3 phía trên ruột non (Nguyễn Hữu Hưng, 2010).
Độc lực: Có độc lực mạnh, là loài gây bệnh nặng nhất trong các loài cầu
trùng ký sinh bệnh ở ruột non (Nguyễn Xuân Bình và ctv., 2002).
Triệu chứng: ủ rũ, còi cọc, sức đẻ trứng giảm, phân sáp, loãng, có máu và
màng nhầy. Gia cầm thường chết sau khi có triệu chứng bệnh 7 ngày. Gia cầm
không uống nước, yếu hay đứng, cánh sa, mắt nhắm lại (Nguyễn Hữu Hưng,
2010).
Bệnh tích: Trên bề mặt ruột có những tiêu điểm nhỏ, màu trắng mờ, kiểm
tra dưới kính hiển vi sẽ thấy những khối lớn liệt nguyên bào. Trường hợp bệnh

11
nghiêm trọng, thành ruột dày, nơi nhiễm bệnh trương to 2-2,5 lần đường kính bình
thường, lòng ruột non chứa đầy máu, niêm dịch. Manh tràng ít bị tổn thương hơn,
có chứa nhiều dịch nhầy (Phạm Sỹ Lăng và Nguyễn Hữu Hưng, 2015).

Tá tràng

Hồi tràng

Manh tràng

Không tràng

Hình 2.4 Vị trí ký sinh E. necatrix


(https://www.merckvetmanual.com/)
Eimeria tenella
Noãn nang hình trứng, vỏ nhẵn, không màu, không có micropile, kích thước
19,5-26,0 x 16,5-22,8 µm, trung bình 22,0-19,0 µm (Calnek et al., 1997). Thời
gian hình thành bào tử 18-48 giờ (Nguyễn Hữu Hưng, 2010), thời gian nung bệnh
là 4 ngày (Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 2001). Ký sinh ở manh tràng.
Độc lực: Là loài gây bệnh nặng nhất ở gia cầm, gây thiệt hại nhiều nhất. Tỷ
lệ chết 20-30%, có trường hợp cao hơn (Lê Hoàng Mận và Phương Song Liên,
1999).
Triệu chứng: Khi nhiễm nặng có biểu hiện ở thể cấp tính: ủ rũ, biếng ăn,
thường đứng tụ hợp lại một chỗ để giữ ấm, sau 96 giờ nhiễm sẽ xuất hiện máu
trong phân. Sự xuất huyết nhiều xảy au 5-6 ngày nhiễm bệnh, thường chết sau 8-9
ngày nhiễm hoặc sẽ khỏi sau đó và trở thành giai đoạn mãn tính (Nguyễn Hữu
Hưng, 2010).
Bệnh tích: Vách manh tràng dày, niêm mạc tróc ra khỏi ruột, xuất huyết
toàn bộ manh tràng, niêm mạc manh tràng có nhiều cục máu, thường thấy ở ngày

12
thứ 7 vách manh tràng chuyển từ màu đỏ sang màu trắng sữa tạo thành noãn năng
(Nguyễn Hữu Hưng, 2010).

Manh tràng

Hồi tràng

Kết tràng

Hình 2. 5 Vị trí ký sinh E. tenella


(https://www.merckvetmanual.com/)
Eimeria maxima
Noãn nang hình trứng hoặc bầu dục, vỏ sần sùi, màu vàng, có micropile (Lê
Văn Nam, 2003), kích thước 21,5-42,5 x 16,6-29,5 µm, trung bình 20,7 x 30,5 µm.
Thời gian hình thành bào tử 30-45 giờ, thời gian nung bệnh 5-6 ngày. Ký sinh
đoạn giữa và nữa cuối ruột non (Calnek et al., 1997).
Độc lực: Có độc lực gây bệnh và ở mức trung bình (Phạm Sỹ Lăng và
Nguyễn Hữu Hưng, 2015).
Triệu chứng: Nếu nhiễm với 200.000 noãn nang dẫn đến tăng trọng giảm,
tiêu phân lỏng và có thể chết. Gà biếng ăn, gầy còm, niêm mạc tái, lông xơ xác do
E. maxima có ảnh hưởng tới sự hấp thu sắc tố carotene và xanthophylls (Calnek et
al., 1997).
Bệnh tích: Xuất huyết ở ruột non. Cơ ruột mất tính đàn hồi, vách ruột dày
lên và viêm cata. Lòng ruột có màu vàng nâu có nhiều dịch nhầy màu hồng hay
cam. Noãn nang và giao tử tồn tại trong vị trí bị tổn thương (Nguyễn Hữu Hưng,
2010).

13
Tá tràng

Hồi tràng

Manh tràng

Không tràng

Hình 2. 6 Vị trí ký sinh E. maxima


(https://www.merckvetmanual.com/)
Eimeria brunetti
Noãn nang hình trứng hoặc elip, vỏ nhẵn, không màu, không micropile,
kích thước 20,7-30,3 x 18,1-24,2 µm, trung bình 24,6 x 18,8 µm. Thời gian hình
thành bào từ 18-48 giờ, thời gian nung bệnh là 5 ngày. Ký sinh ở phần cuối ruột
non, trực tràng, manh tràng và lỗ huyệt (Lê Văn Năm, 2003).
Độc lực: Mức độ ít nghiêm trọng hơn E. tenella, E. necatrix và E. brunetti
gây tỷ lệ tử vong thấp, giảm tăng trọng, giảm chuyển hóa thức ăn. Nếu nhiễm
100000-200000 noãn năng tỷ lệ chết của gà là 10-30%, những con khỏi bệnh chậm
lớn, năng suất thấp (Phạm Sỹ Lăng và Nguyễn Hữu Hưng, 2015).
Triệu chứng: Làm giảm sự chuyển hóa thức ăn, gây giảm tăng trọng và tỷ lệ
chết trung bình. Đi phân lỏng có chứa chất nhầy và lẫn máu, gia cầm trở nên ủ rũ.
Triệu chứng kéo dài 5 ngày (Nguyễn Hữu Hưng, 2010).
Bệnh tích: Xuất hiện những đốm xuất huyết nhỏ ở ruột non, thành ruột dày
lên và mất sắc tố. Trường hợp nhiễm nghiêm trọng màng nhầy bị tổn thương nặng,
phù thủng và có những ô hoại tử, các vi nhung ở bề mặt ruột bị ăn mòn nghiêm
trọng dẫn đến trần trụi, nhiều vỏ màng nhầy bị tróc ra, máu bị kết tụ lại và theo
phân ra ngoài.

14
Tá tràng

Manh tràng

Hồi tràng

Kết tràng

Không tràng

Trực tràng

Hình 2. 7 Vị trí ký sinh E. brunetti


(https://www.merckvetmanual.com/)
Eimeria praecox
Noãn nang hình trứng, vỏ nhẵn, không màu, không có micropile, kích thước
19,8-24,7 x 15,7-19,8 µm, trung bình 17,1 x 21,3 µm. Thời gian hình thành bào tử
24-36 giờ, thời gian nung bệnh 3-4 ngày. Ký sinh ở 1/3 phía trên ruột non (Lê Văn
Năm, 2004).
Độc lực: Ít gây bệnh (Nguyễn Hữu Hưng, 2010).
Triệu chứng: Giảm tăng trọng gây còi cọc (Phạm Sỹ Lăng và Nguyễn Hữu
Hưng, 2015).
Bệnh tích: Vùng tổn thương chứa nhiều chất nhầy. Xuất hiện những điểm
xuất huyết hình đinh ghim ở bề mặt màng nhầy ruột ở ngày thứ 4-5 sau khi nhiễm
(Calnek et al., 1997).

15
Tá tràng

Không tràng

Hình 2. 8 Vị trí ký sinh E. praecox


(https://www.merckvetmanual.com/)
Eimeria mivati
Noãn nang có hình elip hoặc hình trứng, vỏ nhẵn, không màu, có micropile,
kích thước 11,1-19,9 x 10,5-16,2 µm, trung bình 15,6 x 13,4 µm. Thời gian hình
thành bào tử 18-24 giờ, thời gian nung bệnh 4-5 ngày. Ký sinh từ quai tá tràng đến
manh tràng (Calnek et al., 1997).
Độc lực: Gây bệnh nặng hơn E. acervulina nhưng cũng là loài gây bệnh
nhẹ. Tỷ lệ tử vong không quá 10% (Nguyễn Hữu Hưng, 2010).
Bệnh tích: Ruột non dày lên và viêm cata, ít khi xuất huyết (Nguyễn Hữu
Hưng)
Tá tràng

Manh tràng

Hồi tràng

Kết tràng

Không tràng
Trực tràng

Hình 2. 9 Vị trí ký sinh E. mivati


(https://www.merckvetmanual.com/)

16
Eimeria mitis
Noãn nang hình cầu, vỏ nhẵn, không màu, không có micropile, kích thước
11,7-18,7 x 11,0-18,0 µm, trung bình 15,6 x 13,4 µm. Thời gian hình thành bào tử
18-48 giờ, thời gian nung bệnh 4-5 ngày. Ký sinh ở tất cả các đoạn ruột non nhưng
thường thấy ở phần đầu và phần manh tràng (Nguyễn Hữu Hưng, 2010).
Độc lực: Ít gây bệnh (Nguyễn Xuân Bình và ctv., 2002).
Triệu chứng: Nhiễm số lượng 1.000.000 – 1.500.000 noãn nang gà bị còi
cọc, mất sắc tố, giảm trọng lượng và có thể gây chết (Calnek et al., 1997).
Bệnh tích: Không gây bệnh tích đặc trưng, tổn thương nhẹ và E. mitis không
xâm nhập sâu vào biểu mô (Calnek et al., 1997)

Tá tràng

Manh tràng

Hồi tràng

Kết tràng

Kết tràng

Hình 2. 10 Vị trí ký sinh E. mitis


(https://www.merckvetmanual.com/)
2.2.3 Định danh phân loại
Phương pháp định danh nhân loại truyền thống
Tiến hành định danh phân loại theo khóa phân loại của Eckert (1995), dựa
và đặc điểm như sau:
Đặc điểm hình thái cấu tạo đặc điểm vỏ, màu sắc của noãn nang hình dáng
của noãn nang được thực hiện qua phương pháp phù nổi (Willis) và được xem qua
kính hiển vi X10 và X40,
Thời gian hình thành bào tử: sau khi mẫu phân nhiễm noãn nang cầu trùng
đã được nuôi cấy, noãn nang được nuôi cấy trong dung dịch bichromate kali 2.5%

17
ở điều kiện nhiệt độ trong phòng thí nghiệm. Cứ 2 giờ tiến hành kiểm tra một lần
để xác định được thời gian hình thành bào tử của từng loại cầu trùng, sau đó so
sánh với thời gian hình thành bào tử giữa lý thuyết và thực tế mà nghiên cứu đã
ghi nhận được.
Đo kích thước các loại hình noãn nang trên mỗi loại tiến hành đo kích thước
để tìm vạch đo của chiều dài và chiều rộng được thực hiện trên thước trắc vị thị
kính. Sau đó so sánh kích thước giữa lý thuyết và thực tế đo được để bổ sung trong
công tác định danh phân loài.
Bảng 2.1 Đặc điểm noãn nang các loài cầu trùng trên gia cầm (Eckert et al, 1995).

Đặc điểm của noãn nang


STT Loài Màu sắc Hình dạng Kích thước Thời gian
Lỗ noãn sinh bào
(µm)
tử (giờ)
1 E. acervulina Không Hình trứng 18,3 x 14,6 Không 24
màu
2 E. brunetti Không Elip, trứng 24,6 x 18,8 Không 18 – 48
màu
3 E. hagani Không Hơi tròn 19,1 x 17,6 Không 18 – 48
màu
4 E. maxima Hơi vàng Hình 30,5x 20,7 Có 30 – 48
trứng, bầu
dục
5 E. mitis Không Hình cầu 15,6 x 14,2 Không 18 – 48
màu
6 E. mivati Không Elip, trứng 15,6 x 13,4 Có 18 – 24
màu
7 E. praecox Không Hình trứng 21,3x 17,1 Không 18 – 24
màu
8 E. tenella Xanh Hình bầu 22 x 19 Không 24 – 36
nhạt dục, trứng
9 E. necatrix Không Hình 20,4 x 17,2 Không 18 - 48
màu trứng, cầu

18
2.2.4 Vòng đời

Hình 2. 11 Vòng đời cầu trùng gà


(https://www.impextraco.com/products/enhancing-animals/xtra-performance-xp-
anticoccidials/coccidialsolution)
https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fvets.2021.787653/full
Theo Phạm Sỹ Lăng và ctv. (2015), chu kỳ sinh trưởng của cầu trùng gà trải
qua 3 giai đoạn: Sinh sản vô tính (Schizogory), sinh sản hữu tính (Gametogony) và
hình thành bào tử (Sporpcyst). Trong đó giai đoạn 1-2 xảy ra trong tế bào biểu mô
ruột, giai đoạn 3 xảy ra ở môi trường bên ngoài.
Giai đoạn 1: Sinh sản vô tính
Khi gia cầm nuốt phải những noãn nang sinh bào tử, dưới tác động của dịch
tiêu hóa, lớp vỏ noãn nang bị vỡ, phóng thích bào tử thể. Bào tử thể xâm nhập vào
biểu mô nhanh chóng phát triển và phân chia thành các liệt nguyên bào. Mỗi liệt
nguyên bào hình thành rất tế bào có dạng elip dài gọi là liệt trùng. Đây là liệt sinh
thế hệ thứ nhất. Những liệt sinh sinh trưởng rất nhanh, phá vỡ tế bào biểu bì vật
chủ, xâm nhập sang tế bào biểu bì mới, quá trình phát triển được lặp lại. Tùy theo
chủng cầu trùng và vật chủ có thể hình thành đến thế hệ liệt sinh thứ 3, thứ 4...Mỗi
quá trình còn gọi là quá trình sinh sản liệt sinh.

19
Giai đoạn 2: Sinh sản hữu tính
Các liệt sinh thế hệ cuối cùng phát triển thành giao tử đục và giao tử cái.
Nhân của giao tử đực phân chia và lớn lên đến chừng mực nào đó thì xung quanh
mỗi nhân con hình thành, có hình quả lê, kích thước nhỏ và một đầu có vòi sinh
dục. Quá trình hình thành giao tử cái cũng tương tự, nhưng giao tử cái to hơn ít
chuyển động. Hợp tử được bao bởi màng vỏ gồm 2 lớp, nguyên sinh chất dạng hạt
và trở thành noãn nang, rơi vào lòng ruột kết thúc giai đoạn sinh sản hữu tính.
Giai đoạn 3: Hình thành bào tử
Các noãn nang được thải ra ngoài cùng với phân, được bao bọc trong vỏ
cứng dày 1-2 lớp, màu sắc khác nhau tùy loài cùng trùng. Khi gặp điều kiện thuận
lợi sẽ phát triển thành bào tử nang, bên trong chứa 4 túi bào tử, mỗi túi chứa 2 bào
tử thể. Kết thúc giai đoạn 3 của quá trình phát triển.
2.2.5 Dịch tễ
Cầu trùng gà là bệnh phổ biến và thường gặp ở hầu hết các nước trên thế
giới. Bệnh xảy ra ở gà nuôi công nghiệp hơn gà nuôi chăn thả (Nguyễn Hữu Hưng,
2010).
Nguồn bệnh là những con gà ốm hoặc khỏi nhưng vẫn mang cầu trùng hoặc
những gà lớn mang cầu trùng nhưng không phát bệnh. Hằng ngày noãn nang cầu
trùng được những gà này thả ra theo phân. Ngoài môi trường thiên nhiên noãn
nang cầu trùng tồn tại rất lâu. Chúng có thể giữ dược khả năng gây bệnh sau 5
tháng. Đem sấy khô ở nhiệt độ 40 0C, sau 4 ngày, giữ trong điều kiện thiếu không
khí được 30 ngày (Lê Văn Năm, 2003).
Bệnh cầu gà có tính lây lan mạnh, đặc biệt ở gà dưới 2 tháng tuổi. Mọi
giống và mọi lứa tuổi gà đều có thể bị bệnh, song bệnh thường thấy ở gà con từ
10-60 ngày tuôi nặng nhất là từ 15-45 ngày tuổi (Lê Văn Năm, 2003)
Đường lây nhiễm chủ yếu là qua hệ thống tiêu hóa, gà ăn phải noãn nang
cảm nhiễm lẫn trong thức ăn, nước uống, chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi sẽ
nhiễm bệnh cầu trùng. Noãn nang cũng có thể được mang đi bởi các yếu tố xung
quanh chuồng nuôi như chuột, gián...Nguyên nhân làm cho bệnh cầu trùng phát
triển là do: mật độ nuôi quá cao, chuồng trại ẩm thấp và thức ăn, nước uống không
đủ. Ngay cả trong điều kiện và quy trình chăn nuôi đúng bệnh vẫn có thể bộc phát
(Nguyễn Hữu Hưng và Đỗ Trung Giã, 2002).

20
Các giống gà cao sản nhập nội chưa thích nghi với các điều kiện sinh thái
thường nhiễm cầu trùng, phát bệnh nặng và chết với tỷ lệ cao. Gà nội trong cùng
điều kiện nuôi dưỡng và môi trường chăn nuôi có tỷ lệ nhiễm cầu trùng thấp hơn
gà ngoại và bệnh diễn ra mãn tính hoặc mang trùng. Hiện tượng này chỉ xảy ra ở
đán gà gà Ri và gà lai Rhoderi tại các cơ sở nuôi gà công nghiệp với quy mô nhỏ
hoặc nuôi trong gia đình. Các động vật non đang trong thời kỳ sinh trưởng mạnh
mẽ dễ bị bệnh và bệnh phát triển nhanh hơn và nặng nề hơn so với động vật
trưởng thành. Gà bệnh và gà khỏi bệnh nhưng mang trùng là nguồn bệnh tiềm tàng
lâu dài, nguy hiểm nhất (Nguyễn Hữu Hưng, 2010).
2.2.6 Chẩn đoán
Chẩn đoán lâm sàng
Căn cứ vào lứa tuổi gà bệnh, thường sau 10-14 ngày tuổi và nặng nhất từ
18-45 ngày tuổi. Các biểu hiện đặc trưng như gà đi phân lỏng có máu, màng
nhày... cùng với biểu hiện của đàn gà về tình trạng bệnh, số tử vong, số lượng ăn
vào, tăng trọng (Phạm Sỹ Lăng và Nguyễn Hữu Hưng, 2015).
Xét nghiệm phân
Kiểm tra sự hiện diện của noãn nang cầu trùng trong phân hoặc từ niêm
dịch, màng nhầy bong ra ở ruột. Thường dùng phương pháp phù nỗi của Willis
hoặc phương pháp cùa Fullerborn để kiểm tra phân. Ngoài ra số lượng hiện diện
của noãn nang còn liên quan đến việc xác định triệu chứng lâm sàng. Có thể kết
hợp với việc đo kích thước, quan sát hình dạng noãn nang, nuôi cấy noãn nang để
định danh loài gây bệnh (Phạm Sỹ Lăng và Nguyễn Hữu Hưng, 2015).
Chẩn đoán dựa vào bệnh tích
Mổ gà chết và gà bệnh, kiểm tra vị trí bệnh tích và noãn nang cầu trùng ở
niêm mạc ruột để xác định bệnh ở gà do loài cầu trùng nào gây ra (Phạm Sỹ Lăng
và Phan Địch Lăng, 2002).
Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh khác
Theo Nguyễn Xuân Bình và ctv (2002) có thể phân biệt bệnh cầu trùng với
một số bệnh khác thường gặp trên gà như:
Bệnh tụ huyết trùng: chết nhanh, tỉ lệ chết cao ở giai đoạn trên 1 tháng tuổi.
Bệnh tích điển hình là tích mỡ vành tim xuất huyết, không sưng manh tràng. Điều
trị bằng streptomycin, kanamycin, tetramycin bệnh khỏi nhanh, còn cầu trùng thì
không khỏi.

21
Bệnh Gumboro: bệnh xảy ra trong vòng 3-4 ngày, tỉ lệ chết cao. Bệnh tích
đặc trưng là sưng túi Fabricius, không sưng manh tràng.
Bệnh bạch lỵ, thương hàn, phó thương hàn và E. coli: bệnh tích mổ khám
ruột không sưng to và có điểm trắng vệt như cầu trùng. Các bệnh này dùng kháng
sinh điều trị có hiệu quả còn cầu trùng thì không khỏi.
Bệnh nhiễm độc tố nấm Aflatoxin: cũng đi phân đỏ do xuất huyết ruột.
Nhưng bệnh tích ở gan sưng và xuất huyết giai đoạn cấp tính, sau đó khối u nổi
sần sùi và dai chắc, không sưng manh tràng.
2.2.7 Triệu chứng
Theo Lê Văn Năm (2003), thời gian ủ bệnh ngắn: 4 - 7 ngày, phụ thuộc vào
loài cầu trùng, nơi khu trú vá mức độ nhiệm bệnh, số lượng căn nguyên xâm nhập
vào cơ thể và tình trạng sức khỏe đàn gà, bệnh có 3 biểu hiện: cấp tính, mãn tính
và không có triệu chứng lâm sàng.
Thể cấp tính: chủ yếu xảy ra ở gà con với triệu chứng điển hình là gà ủ rũ,
lười đi lại, mằ hoặc đứng một chỗ. Khi gà đứng thì đầu gà thường ngoặt sang một
bên, mắt nhắm nghiền, 2 cánh xã xuống lông xù. Gà kén ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn
nhưng lại uống nước nhiều. Lúc đầu mới phát hiện gà ỉa khó, sau mấy tiếng đồng
hồ gà ỉa nhiều nước. Phân sống lúc đầu có màng nhầy màu nâu vàng, sau đó
chuyển thành sáp nâu, cuối cùng có lẫn máu. Đặc biệt khi gia cầm nhiễm loài
Eimeria tenella thì hậu môn của gà có dính máu tươi, đôi khi có biểu hiện triệu
chứng thần kinh như liệt, bán liệt chân và cánh hoặc nằm tụ lại một góc chuồng.
Bệnh kéo dài 2-3 ngày gà sẽ chết với tỉ lệ 90-95% nếu không có sự can thiệp của
thuốc.
Thể mãn tính: thường xảy ra ở gà từ 45-90 ngày tuổi cũng có các triệu
chứng đã mô tả ở thể cấp tính nhưng mức độ biểu hiện nhẹ hơn, thời gian ốm kéo
dài 7-15 ngày, tỷ lệ chết khoảng 25-45%.
Thể không có triệu chứng lâm sàng: khó quan sát được triệu chứng thường
là ỉa chảy giảm tỷ lệ đẻ 15-25%, kiểm tra phân thấy nhiều noãn nang.
Gà con phát bệnh thường có biểu hiện ủ rũ ít vận, động, 2 cánh xà xuống,
lông xù, gà kém hoặc bỏ ăn, uống nhiều nước. Gà đi phân lỏng có màng nhầy,
màu nâu vàng, sau chuyển thành sáp nâu hoặc lẫn máu. Đặc biệt, khi gà nhiễm
chủng E. tenella thì quanh hậu môn thường dính bẩn do dính phân sáp đôi khi có
cả máu tươi, mào và niêm mạc nhợt nhạt. Gà bệnh thường chết sau 5-7 ngày với tỷ
lệ cao (40-60%). Một số trường hợp gà bệnh có thể bị bại liệt vào thời kỳ cuối.
22
Những gà khỏi bệnh thường còi cọc, giảm tăng trọng so với gà bình thường gây
thiệt hại về kinh tế.
Gà lớn nhiễm bệnh triệu chứng thường không rõ ràng: đôi khi chỉ thấy gà
chậm lớn, niêm mạc nhợt nhạt hoặc có những con hoàn toàn khỏe mạnh, triệu
chứng duy nhất là thỉnh thoảng gà đi phân lỏng, tỷ lệ đẻ không đều, năng suất
trứng giảm. Khi xét nghiệm phân thấy nhiều noãn nang (Phạm Sỹ Lăng và Nguyễn
Hữu Hưng, 2015).
2.2.8 Bệnh tích
Theo Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (2001), bệnh tích tập trung ở ruột
tùy từng chủng Eimeria mà thể hiện biến đổi đặc trưng ở những vùng bệnh lý khác
nhau:
Nếu gà con bệnh do E. tenella thì tổn thương biểu hiện chủ yếu ở manh
tràng như: manh tràng gian rộng, chứa đầy máu, có lẫn các chất nhầy màu trắng,
niêm mạc bị tróc ra từng mảng, kiểm tra niêm mạc nơi bị viêm sẽ thấy có nhiều
noãn nang cầu trùng. Trường hợp bệnh diễn biến chậm hơn, xác gà gầy đói và tái
nhợt, manh tràng sưng to màu nâu, bên trong chất bẩn nén lại, màu nâu hơi sẫm có
máu. Niêm mạc bao phủ một lớp nhầy giống bã đậu màu xám bẩn, có những chấm
hoặc vệt xuất huyết rất rõ. Nếu gà còn nhỏ khi bệnh mới bắt đầu hoặc đã điều trị
bằng thuốc thì bệnh tích rất bất định.
Trong bệnh cầu trùng ruột non, tá tràng sưng to, thành ruột dày lên và có
những chấm trắng. Có thể thấy ruột phình to từng đoạn khác thường. Chỗ vách
ruột phình lên, thường bở. Trong ruột chứa chất lỏng bẩn, hôi thối, có lợn cợn chất
bã đậu, cặn bẩn của niêm mạc ruột bong ra, có khi thấy niêm mạc ruột phủ chất
dính màu xám hoặc những khối bã đậu làm niêm mạc ruột gồ ghề. Trường hợp
nặng có máu tươi hoặc máu đã sẫm màu lẫn lộn với các thứ nói trên. Bên ngoài
cũng có thể thấy rõ những chấm hoặc vệt đỏ xuất huyết trên thành ruột.
2.2.9 Phòng bệnh
Chăm sóc nuôi dưỡng
Nuôi dưỡng theo khẩu phần đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt
là thức ăn đạm và các vitamin A, D, E và vitamin nhóm B. Việc đó sẽ nâng cao
sức đề kháng của gà chống lại việc cảm nhiễm các loại cầu trùng gà (Phạm Sỹ
Lăng và Phan Địch Lân, 2001).
Thực hiện tốt vệ sinh thú y: Đảm bảo thức ăn, nước uống luôn sạch sẽ cho
gà, không bị nhiễm cầu trùng.
23
Chuồng trại, nơi chăn thả phải giữa sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát vào mùa
hè, kín ấm vào mùa đông, có định kỳ sử dụng hóa chất diệt mầm bệnh (Axit
Phenic 2%, Hydroxit Natrium 2%).
Sau mỗi đợt nuôi, nên tổng vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng
thuốc sát trùng và thay chất độn chuồng mới.
Nuôi gà cùng lứa tuổi. Nuôi gà theo mô hình “all in-all out”.
Nuôi mật độ thích hợp theo từng loại gà, tuổi gà.
Cần có khu cách ly gà bệnh với gà khỏe và khu xử lý gà chết đúng chuẩn
khuyến cáo của nhà khoa học.
Cần bố trí khu sát trùng người và xe hợp lý.
Phòng bằng thuốc
Trộn thuốc vào thức ăn hoặc nước uống định kỳ cho gà.
Từ 7-45 ngày tuổi: dùng thuốc ở liều phòng 3 ngày, nghỉ 3 ngày và lặp lại
cho đến khi gà được 45 ngày tuổi.
Từ 45-90 ngày tuổi: dùng thuốc 3 ngày, nghỉ 5-6 ngày và lặp lại cho đến khi
gà được 90 ngày tuổi.
Từ 90 ngày tuổi trở lên: mỗi tháng 1-2 đợt dùng thuốc phòng, mỗi đợt 3
ngày (Lê Văn Năm, 2003).
Một số thuốc có tác dụng phòng bệnh cầu trùng (Nguyễn Xuân Bình và ctv.,
2002):
Rigecoccin: trộn 1 g/10kg thức ăn. Dùng cho gà thịt và gà đẻ.
Anticoc: pha 1 g/lít. Dùng cho gà thịt và gà hậu bị.
Phòng bằng vaccine
Hiện nay có rất nhiều vaccine phòng bệnh cầu trùng tất cả đều là vaccine
nhược độc kháng nguyên của một số chủng cầu trùng. Ví dụ: Vaccine nhược độc
phòng bệnh cầu trùng đa giá ở gà – E. tenella (chủng PTMZ), E. necatrix (chủng
PNHZ), E. maxima (chủng PMHY), E. acervulina (chủng PAHY) của Vinavetco
(http://www.vinavetco.com). Do vậy, vaccine chỉ phòng được bệnh cầu trùng do
một số chủng đó gây ra, các chủng còn lại không tạo được miễn dịch thực sự vì thế
khi sử dụng vaccine thì vẫn có thể bị nhiễm cầu trùng.

24
Các Thời
Tên Nơi sản Tuổi gà sử
Kháng nguyên h gian ra
vaccine xuất dụng (ngày)
dùng đời
Hỗn hợp noãn Pha
Sterwin lab
Coccivac nang các loài nuớc 4-14 1952
(Mỹ)
cường độc uống
Hỗn hợp noãn
năng các loài
cường độc: Pha
Vatech lab
Inmucox E. tenella nuớc 4-7 1985
(Canada)
E. maxima uống
E.acervulina
E. necatrix
Elanco Noãn nang cường Pha
VAC.M products độc loài: nuớc - 1989
Company E.maxima uống
Các dòng tiền
noãn nang của:
Mallinkrodt E. tenella Pha
Paracox veterinary E. maxima nuớc 5-9 1992
Lia (Anh) E.acervulina uống
E. mitis
E. praecox
Bio Pharm Noãn nang nhược
Pha
Livacox research độc của các loài:
nuớc 7-10 1992
X.D Instite (Cộng E. tenella
uống
Hòa Séc) E. acervulina
Noãn nang nhược
Bio Pharm
độc của các loài: Pha
research
Livacox T E. tenella nuớc 7-10 1992
Instite (Cộng
E. maxima uống
Hòa Séc)
E. acervulina
Bảng 2.2 Một số loại vaccine phòng bệnh cầu trùng gà
(Nguyễn Thị Kim Lan và ctv, 2008)

25
2.2.10 Điều trị bệnh
Khi phát hiện gà bệnh cầu trùng cần dùng thuốc điều trị. Khi điều trị không
nên dùng nhiều loại thuốc và không dùng thuốc cùng cơ chế tác động. Nên dùng
một loại khi Eimeria quen thuốc, đổi sang thuốc khác, khác cơ chế tác động
Eimeria rất dễ tạo sức đề kháng với thuốc (Nguyễn Hữu Hưng, 2010).
Một số loại thuốc thường dùng để điều trị cầu trùng gà hiện nay là:
Amprolium: cạnh tranh sự hấp thu thiamine với ký sinh trùng. Vì sự phân
chia nhanh của cầu trùng cần nhiều thiamine. Ảnh hưởng cao nhất thường xảy ra
ngày thứ 3 trong vòng đời của cầu trùng. Amprolium làm giảm hoạt động của một
số chủng Eimeria, dùng kết hợp với folic acid Antagonists, Ethopabate và
Sulfaquinoxaline tạo phổ tác dụng rộng.
Sulfaquinoxaline + Trimethoprime: hai nhóm này tác động trên hai giai
đoạn khác nhau trong quá trình biến dưỡng của vi khuẩn đưa đến sự hợp lực và tác
động sát khuẩn. Sự phối hợp này giúp sự phát triển đề kháng của vi khuẩn chậm
kháng với từng thành phần riêng lẻ. Tỷ lệ phối hợp tốt nhất là 3:1. Phối hợp cho
tác động sát khuẩn ở Trimethoprime mạnh gấp 10 lần và Sulfaquinoxaline mạnh
gấp 100 lần.
Baycox (hãng Bayer, Đức sản xuất)
Thuốc có thành phần chính là Toltrazuril 25mg.
Baycox tác động đến tất cả các giai đoạn phát triển của cầu trùng, kể cả sinh
sản vô tính và hữu tính, đồng thời có tác dụng kích thích và tăng cường hệ thống
miễn dịch của cơ thể gà.
Liều điều trị: 1ml/lít nước (tương đương nồng độ 25 ppm). Uống liên tục
trong 2 ngày (Nguyễn Thị Kim Lan và ctv., 2008).
Rigecoccin (tên thương phẩm: Chlopidon, Metichlopidoc, Coyden): thuốc
có tác dụng rộng, tác động vào giai đoạn liệt sinh 2 của loài E. tenella, E. brunetti,
E. necatrix và E. acervulina. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng sinh trưởng và tăng
khả năng tận dụng thức ăn của gà.
Thuốc có thể trộn với thức ăn: liều điều trị bệnh: trộn thức ăn có tỷ lệ 0,05%
cho ăn trong 3-5 ngày liên tục. Liều phòng bệnh: trộn thức ăn tỷ lệ 125 ppm.
Trong thực tế, người ta dùng liều cao hơn rất nhiều (có thể gấp 4 lần liều trên).
Hoặc hòa tan vào nước cho uống: liều điều trị bệnh: 1g/2lít nước, cho uống 3-5

26
ngày liên tục. Liều phòng bệnh: 1g/4lít nước, cho uống 3 ngày, nghi 3 ngày
(Nguyễn Thị Kim Lan và ctv., 2008).
Coccitop 2000 (hãng Intervet, Hà Lan sản xuất): thuốc bột màu trắng, đóng
gói 200g, tan trong nước.
Thành phần gồm: Sulfadinedine 40g, Sulfadimethoxine 4g, Diavedrine 6g,
Vitamin K 4g, tá dược vừa đủ 200g.
Thuốc có tác dụng trên loài cầu trùng E. acervulina, E. maxima, E. tenella,
E. brunetti và E. necatrix ở giai đoạn sinh sản nội sinh.
Esb3 (hãng Novatis, Thụy Sĩ sản xuất)
Thành phần chính là Sulfachlozine sodium monohydrate 30%.
Thuốc có tác dụng lên các giai đoạn nội sinh sản của cầu trùng Eimeria, đặc
biệt từ khi cầu trùng xâm nhập đến giai đoạn liệt sinh 2, là hóa dược kết tinh trắng
như đường, tan dễ trong nước do CIBA (Thụy Sĩ) sản xuất, có tác dụng mạnh diệt
một số vi khuẩn đường tiêu hóa và cầu trùng trùng như: E. tenella, E. necatrix, E.
acervulina, E. brunetti và E. maxima.
Liều điều trị: 1g/lít nước, cho uống 3-5 ngày, nếu chưa khỏi có thể lặp lại
liệu trình trên sau khi dùng thuốc 2-3 ngày.
Sulfamide
Sulfamide được sử dụng phổ biến là: Sulfadiazine, Sulfadimethoxine,
Sulfachloropyridazine, Sulfathiazole... Cơ chế tác dụng của Sulfamide là ức chế sự
phát triển của vi khuẩn nói chung và cầu trùng nói riêng bằng cách cạnh tranh với
PABA (para-aminobenzoic acid), ngăn cản sự tổng hợp acid folic, cần thiết cho sự
sinh trưởng và phát triển của cầu trùng.
Liều điều trị bệnh: 1g/lít nước, uống trong 3-5 ngày liên tục. Liều phòng
bệnh: 1g/lít nước, uống trong 4-7 ngày liên tục (Nguyễn Thị Kim Lan và ctv.,
2008).

27
CHƯƠNG 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu


Xác định tình hình nhiễm noãn nang cầu trùng trên gà ác tại địa bàn tỉnh
Tiền Giang
Xác định thành phần loài cầu trùng trên gà ác tại địa bàn tỉnh Tiền Giang
bằng phương pháp truyển thống và phương pháp sinh học phân tử
3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: đề tài được thực hiện từ tháng 8/2022 đến tháng 12/2022
Địa điểm lấy mẫu: trại chăn nuôi gà ác tại tỉnh Tiền Giang
Địa điểm xét nghiệm mẫu: Phòng thí nghiệm Thú y chuyên ngành 4 - Khoa
Thú y -Trường Nông Nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ
3.2.2 Đối tượng nghiên cứu
Gà ác, được theo dõi để lấy mẫu phân từ 24 đến 30 tuần tuổi.
3.2.3 Vật liệu dùng trong nghiên cứu
Dụng cụ
Kính hiển vi, phiến kính, lá kính, túi nilong, dây thun, găng tay, kẹp, thùng
trữ mẫu, nước đá khô, lọ peniciline, cốc thủy tinh, que khuấy, ống đong, đĩa petri,
ống hút nhỏ giọt, buồng đếm Mac – Master, micropipet, bi sắt
Thiết bị
Máy quang phổ Nanodrops, máy ly tâm (Hermele Z446), máy chụp ảnh
điện di (UVP Transilluminator), máy luân nhiệt (96 Well Thermal Cycler), máy
vortex MX - S, tủ đông -40OC (Arctiko), tủ lạnh 4OC, kính hiển vi điện (Nikon
Eclipse E200), cân điện tử.
Các loại hóa chất cần dùng
Thu noãn nang cầu trùng: NaCl bão hòa (d=1,2g/ml), nước cất, Bichromate
kali 2,5%.
Ly trích DNA: digestion buffer, SDS 10%, proteinase K, phenol:
chloroform, chloroform, isopropanol, NaOAC, ethanol 70%, TE 1X.
28
Phản ứng PCR: nước khử ion, My Tag Mix,2x (Bioline), mồi xuôi, mồi
ngược.
Chạy điện di: agarose (Phusa Biochem), TEA 1X, safe dye (Phusa
Biochem), loading buffer (Phusa Biochem), thang chuẩn DNA.
Mẫu
Mẫu phân gà và mẫu bệnh phẩm gà nghi mắc bệnh cầu trùng.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp lấy mẫu
Mẫu phân kiểm tra phải mới, được lấy ở từng cụm dọc theo dãy chuồng,
bao quát khắp chuồng, đảm bảo tính ngẫu nhiên. Mỗi mẫu khoảng 3g cho vào túi
nilong ghi kí hiệu (địa điểm, lứa tuổi, tình trạng phân, ngày lấy mẫu), mẫu vừa lấy
xong được bảo quản trong thùng chứa nước đá khô. Phân được lấy một lần theo
phương thức điều tra cắt ngang để xác định tỷ lệ nhễm, cường độ nhiễm theo lứa
tuổi và xác định thành phần loài cầu trùng. Dung lượng mẫu thu thập được trình
bày qua bảng 3.1
Bảng 3.1 Dung lượng mẫu thu thập tại địa bàn tỉnh Tiền Giang
Tuần tuổi Số mẫu thu gộp ( mẫu gộp)
24 50
25 50
26 50
27 50
28 50
29 50
30 50
Tổng 350

Mẫu được kiểm tra tại phòng thí nghiệm Thú y chuyên ngành 4, Khoa Thú
y, Trường Nông Nghiệp, trường Đại học Cần Thơ. Mẫu phân được kiểm tra trong
vòng 2-3 ngày sau khi lấy. Trong thời gian chờ kiểm tra, mẫu được bảo quản lạnh
5-10oC.

29
3.3.2 Phương pháp phù nổi Willis
Mục đích
Tìm sự hiện diện của noãn nang cầu trùng trong phân.
Nguyên tắc: dựa trên sự chênh lệch về tỉ trọng. Dung dịch NaCl bảo hòa có
tỉ trọng lớn hơn tỉ trọng của noãn nang cầu trùng, nên noãn nang nổi lên trên bề
mặt.
Các bước tiến hành
Cho một lượng mẫu phân khoảng 1-2g vào lọ peniciline.
Cho tiếp dung dịch NaCl bảo hòa dến 2/3 lọ
Dùng que khuấy phân tan đều
Cho tiếp NaCl bão hòa đến gần miệng lọ.
Dùng kẹp vớt vỏ trấu, bã nổi trên bề mặt dung dịch.
Cho dung dịch NaCl bảo hòa đến đầy lọ sao cho tạo thành độ căng bề mặt
miệng lọ.
Đậy lá kính lên miệng lọ (tránh tạo bọt khí), để yên 10-15 phút.
Gắp lá kính để lên phiến kính và quan sát dưới kính hiển vi ở độ phóng đại
10X - 40X.

Hình 3. 1 Phương pháp phù nổi


Tỷ lệ nhiễm noãn nang cầu trùng được tính bằng công thức:

30
3.3.3 Phương pháp Mac - Master
Mục đích
Tính số lượng noãn nang cầu trùng trong 1 gram phân.
Các bước tiến hành
Cho dung dịch NaCl bão hòa vào ống đong đến vạch 42 ml.
Cho mẫu phân vào ống đông đến vạch 45 ml.
Cho 10 viên bi sắt vào ống đong và lắc đều để phân tán đều mẫu.
Dùng ống hút, hút dung dịch trong ống đong cho vào 2 buồng đếm, để yên 5
- 10 phút.
Đặt buồng đếm lên kính hiển vi xem ở độ phóng đại 10X và đếm số noãn
nang cầu trùng có trong 2 buồng đếm.

X: là số lượng noãn nang trong 1 gram phân.


n₁, n₂: số lượng noãn nang đếm được trong 2 buồng đếm.
Cường độ nhiễm
Sau khi tính số noãn nang có trong 1 gram phân, chúng tôi chia thành các
mức độ nhiễm như sau (Jordal et al., 2011):
Cường độ 1(+): Số lượng dưới 1000 noãn nang/ 1 g phân.
Cường độ 2(+): Số lượng từ 1000 - 5000 noãn nang/ 1 g phân.
Cường độ 3(+): Số lượng từ 5000 - 20000 noãn nang/ 1 g phân.
Cường độ 4(+): Số lượng trên 20000 noãn nang/ 1 g phân
Các mẫu phân sau khi kiểm tra bằng phương pháp Mac – Master có cường
độ nhiễm 4(+) sẽ được tiến hành thu noãn nang.
3.3.4 Phương pháp thu thập noãn nang cầu trùng
Mục đích
Thu số lượng lớn noãn nang sạch để nuôi cấy theo dõi thời gian sinh bào tử
và ly trích DNA.
Cách tiến hành

31
Noãn nang được thu thập bằng cách khuấy các mẫu phân có cường độ
nhiễm 4(+) vào nước muối bão hòa (theo tỷ lệ 1 gram phân : 14 ml nước muối bão
hòa). Để yên khoảng 10 phút sau đó:
Thu phần nước trong: ta rửa sạch nước muối bằng cách ly tâm nhiều lần với
nước cất (tỷ lệ 1:2) ở 4.000 vòng/ 5 phút, thu phần cặn và bỏ lần nước trong cho
đến khi kiểm tra phần nước không còn noãn nang cầu trùng thì ngưng lại.
Còn phần cặn: đem gạn rửa sa lắng nhiều lần với nước cất, lọc qua ray lọc.
Bỏ phần cặn bã, thu phần dung dịch đem ly tâm nhiều lần với nước cất tương tự
như trên cho đến khi kiểm tra trong dung dịch không còn noãn nang nữa.
Noãn nang sau khi thu thập được sẽ được bảo quản ở nhiệt độ 4oC.

Hình 3. 2 Thu noãn nang bằng máy ly tâm


3.3.5 Phương pháp nuôi cấy noãn nang
Mục đích:
Theo dõi thời gian sinh bào tử của noãn nang cầu trùng trong môi trường
Bichromate kali 2,5% để xác định thời gian sinh bào tử.
Các bước tiến hành:
Cho dung dịch chứa noãn nang (ta thu được ở trên) vào Bichromate kali
2,5% theo tỷ lệ 1:1 và để yên ở nhiệt độ phòng.

32
Sau 12 giờ nuôi cấy, cứ 2 giờ kiểm tra dưới kính hiển vi một lần. Ghi nhận
lại thời gian sinh bào tử.

Hình 3. 3 Đĩa nuôi cấy noãn nang trong bichromate kali 2,5%
3.3.6 Phương pháp định danh phân loại truyền thống
Tiến hành định danh phân loại theo khóa định danh phân loại gồm các đặc
điểm như sau (Eckert, 1995):
Đặc điểm hình thái cấu tạo
Đặc điểm vỏ, màu sắc của noãn nang, hình dáng của noãn nang được thực
hiện bằng phương pháp phù nổi và được xem qua kính hiển vi X10 và X40.

33
Hình 3. 4 Kích thước của Esp1 Hình 3. 5 Kích thước của Esp2
(X40) (X40)

Hình 3. 6 Kích thước của Esp3 Hình 3. 7 Kích thước của Esp4
(X40) (X40)

Thời gian hình thành bào tử


Cho dung dịch chứa noãn nang (ta thu được ở trên) vào Bichromate kali
2,5% theo tỷ lệ 1:1 và để yên ở nhiệt độ phòng.
Sau 12 giờ nuôi cấy, cứ 2 giờ kiểm tra dưới kính hiển vi một lần. Ghi nhận
lại thời gian sinh bào tử, sau đó chúng tôi so sánh với thời gian hình thành bào tử
giữa lý thuyết và thực tế mà chúng tôi đã ghi nhận được.
Đo kích thước các loại hình noãn nang
Trên mỗi loài chúng tôi tiến hành đo kích thước khoảng 100 noãn nang mỗi
loài để tìm số vạch đo của chiều dài và chiều rộng được thực hiện trên kính hiển vi
điện tử. Sau đó, so sánh kích thước giữa lý thuyết và thực tế mà chúng tôi đo được
để bổ sung cho công tác định danh phân loại.

34
3.3.7 Phương pháp định danh các loài noãn nang cầu trùng gà bằng
sinh học phân tử
Các mẫu dùng cho định danh sinh học phân tử được lấy từ các mẫu phân gà
có cường độ nhiễm cao 3(+) để tiến hành, cụ thể về ký hiệu mẫu như sau: TG1,
TG2, TG3 và TG4
Phương pháp tách chiết DNA ( phương pháp phenol – chloroform)
Bước 1
Thu thập noãn nang từ các mẫu phân gà có cường độ nhiễm cao 3(+)
Tiến hành thu noãn nang như mục 3.3.4
Bước 2
Hút 1,8 ml dung dịch mẫu thu được cho vào tube (2ml). Ly tâm bỏ phần
dịch lỏng (khoảng ¾ dịch lỏng). Cho 3 viên thủy tinh nhỏ (3mm) vào mẫu, vortex
5 phút. Tiếp tục ủ -40oC trong 6 phút.
Bước 3
Cho lần lượt các hóa chất: 700µl digestion buffer, 10µl SDS 10% và 18µl
proteinase K vào tube mẫu. Ủ qua đêm mẫu ở 37oC, có lắc trong lúc ủ. Cho vào
700µl phenol: chloroform, lắc đều ly tâm 10.000 vòng/10 phút.
Bước 4
Hút phần dịch lỏng phía trên cho qua tube mới. Cho thêm vào 700µl
chloroform, lắc đều, đem ly tâm 10.000 vòng/ 10 phút. Hút phần dịch lỏng phía
trên qua tube mới. Cho thêm 700µl isopropanol + 70µl NaOAC, lắc nhẹ, ly tâm
10.000 vòng/ 5 phút. Hút bỏ phần dịch nổi, thu lấy kết tủa DNA.
Bước 5
Cho thêm 1.400 µl ethanol 70%, lắc nhẹ, ly tâm 10.000 vòng/ 5 phút. Bỏ
phần dịch nổi, thu lấy kết tủa DNA. Để khô DNA ở nhiệt độ phòng, sau đó thêm
500µl TE 1X hòa tan DNA.
Thực hiện phản ứng PCR
Để khuếch đại đoạn gene hiệu quả, phải sử dụng các thành phần phản ứng,
chu trình và cặp mồi chuyên biệt cho từng loài cầu trùng. Sau khi ly trích DNA,
tiến hành phản ứng PCR với các cặp mồi như Bảng 3.2

35
Bảng 3.2 Trình tự mồi thực hiện phản ứng PCR (Lew et al, 2003)
Ký hiệu Kích thước
Loài Trình tự (5’ – 3’)
mồi (bp)

EAFb GGC TTG GAT GAT GTT TGC TG


E. acervulina 321
EARb CGA ACG CAA TAA CAC ACG CT

EBFb GAT CAG TTT GAG CAA ACC TTC G


E. brunetti 311
BBRb TGG TCT TCC GTA CGT CGG AT

ETFb ATT TTA GTC CAT CGC ACC CCT


E. tenella 278
ETRb CGA GGG CTC TGC ATA GGA CA

ENFb TAC ATC CCA ATC TTT GAA TCG


E. necatrix 383
ENRb GGC ATA CTA GCT TCG AGC AAC

EPFAd AAA A/GCA A/CAG CGA TTC AAG


E. praecox 116
EPRAd CCA AGC GAT TTC ATC ATT/C GG GGA/G

EMFA2d GCG GTT TCA TCA TCC ATC ATC G


E. maxima 145
EMRA2d CGT TGT GAG AAG/A ACT GA/GA AGG G

EMi5FAd CGG AGC TGG GGT TTT CTT TC


E. mitis 193
EMi5Rad CCT GCA TAT CCA CA/GT T/CGA AC/AT AC
b
đoạn mồi được thiết kế bởi Schinizler et al., 1998, d đoạn mồi được thiết kế bởi Lew et al ., 2003

36
Hình 3.4 : Chu trình nhiệt PCR chung

Hình 3. 8 Máy luân nhiệt PCR


Hỗn hợp dùng thực hiện phản ứng PCR được cho vào ống tube chuên biệt
dùng trong PCR với chu trình nhiệt như hình 3.4.
Tiến hành thực hiện phản ứng PCR
Trộn đều thành phần ở bảng 3.3 ( trừ mẫu DNA) vào các tube PCR, chia
mỗi tube 23µl.
Hút 2µl DNA khuôn mẫu cho vào tube.
Bảng 3.3: Thành phần phản ứng PCR
Thành phần 1 phản ứng (µl)

Nước khử ion 9,5

My Taq 2x Mix buffer 12,5

Mồi xuôi (Forward) 0,5 (20 pM)

Mồi ngược (Resverse) 0,5 (20 pM)

Mẫu DNA 2

Tổng thể tích 25

37
Phương pháp kiểm tra sản phẩm PCR
Sản phẩm được bảo quản ở 4oC cho đến khi sử dụng. Sản phẩm PCR sau
khi khuếch đại được phân tích bằng điện di trên gel 2% agarose trong dung dịch
TBE 1X và chụp bằng máy chụp điện di (UVP Transilluminator) và phân tích hình
ảnh điện di bằng phần mềm Vision. Qui trình điện di được thực hiện như sau:
Chuẩn bị gel
Pha gel agarose với nồng độ 2%: cân 2g agarose cho vào chai thủy tinh có
chứa 100ml dung dịch TBE 1X. Lắc đều và đun hòa tan thạch bằng bếp điện từ
khoảng 7 phút. Để thạch nguội khoảng 50-55 oC sau đó thêm 5µl safe dye, lắc đều,
tiếp theo đổ nhẹ dung dịch vào một đầu khauy đã lắp lược cài. Khi bản gel đã
đông cứng, gỡ lược ra, các răng lược sẽ tạo thành các giếng để chúng ta cho mẫu
vật vào điện di kiểm tra. Dìm ngập khay trong hộp điện di chứa dung dịch đệm
TBE 1X.
Tra mẫu
Dùng micropipet hút dung dịch loading dye chất chỉ thị màu – thường là
hỗn hợp xanh bromophenol và glycerol) và nhỏ thành thành từng giọt khoảng 2µl
ra giấy parafilm.
Trộn đều 10µl dung dịch mẫu với dung dịch loading dye rồi nhỏ hỗn hợp
vào từng giếng.
Trong 2 giếng riêng biệt khác ( có thể là giếng đầu tiên hoặc giếng cuối
cùng) cho 5µl thang chuẩn vào 1 giếng và giếng còn lại trộn 10µl nước khử ion
với loading buffer làm mẫu đối chứng âm.
Chạy điện di
Nối hệ thống điện di với nguồn điện, cực âm ở phía đầu của bảng thạch, cực
dương ở phía cuối, DNA sẽ dịch chuyển từ cực âm đến cực dương. Tiến hành chạy
điện di ở hiệu điện thế 100, trong 40 phút.
Sau đó lấy thạch ra tiến hành chụp ảnh sản phẩm bằng máy chụp ảnh điện di
(UVP Transilluminator) và phân tích hình ảnh điện di bằng phần mềm Vision.

38
a. Bột agarose b. Thuốc nhuộm loading buffer

Hình 3. 9 Hóa chất và máy chạy điện di

39
3.3.8 Chỉ tiêu theo dõi
Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cầu trùng gà theo tuần tuổi tại tỉnh Tiền
Giang.
Tình hình nhiễm và tỷ lệ nhiễm ghép của các loài noãn nang cầu trùng tại
địa bàn khảo sát.
Định danh các loài noãn nang cầu trùng bằng phương pháp truyền thống và
sinh học phân tử.
3.4 Xử lý số liệu
Tất cả số liệu được ghi nhận bằng mềm Excel 2010.
So sánh các tỷ lệ nhiễm bằng phép thử Chi – Square trong chương trình
Mintab phiên bản 16.0.

40
CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tổng quan về địa điểm điều tra


4.1.1 Điều kiện tự nhiên

Hình 4. 1 Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang


Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình
Thành phố Mỹ Tho nằm ở trung tâm tỉnh Tiền Giang, thuộc khu vực bắc
sông Tiền, có vị trí địa lý như sau phía Đông và bắc giáp huyện Chợ Gạo phía tây
giáp huyện Châu Thành; phía Nam giáp huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre qua
sông Tiền.
Thành phố Mỹ Tho có sông Tiền và Quốc lộ 1 chạy qua, có Quốc lộ 50 đi
về các huyện Gò Công và tỉnh lộ 864 chạy dọc sông Tiền lên Cai Lậy, Cái Bè. Có
Quốc lộ 60 và cầu Rạch Miễu nối thành phố Mỹ Tho với tỉnh Bến Tre. Thành phố
Mỹ Tho có 75 tuyến đường, trong đó có 68 tuyến đường nội ô. Từ thành phố Mỹ
Tho có thể dễ dàng đi bằng đường thủy hay bằng đường bộ lên thành phố Hồ Chí
Minh hoặc xuống các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ra biển, hay thủ đô
Phnongpenh (Campuchia).

41
Trong thành phố có con rạch quan trọng là Bảo Định chia thành phố Mỹ
Tho thành 2 khu vực tả ngạn và hữu ngạn.
Cảnh quan thành phố càng nên thơ hơn với sự tiếp nối đan xen giữa phố
phường, vườn cây, đồng ruộng với ưu thế trên, ngay từ những năm đầu mới hình
thành đô thị Mỹ Tho, cũng như hôm nay thành phố Mỹ Tho luôn là trung tâm kinh
tế chính trị, văn hóa của toàn tỉnh, đồng thời là trung tâm giao lưu quan trọng của
miền Trung Nam bộ, là cầu nối giữa các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long với
thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam bộ. Cơ cấu kinh tế của thành
phố chuyển dịch theo hướng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại -
dịch vụ, nông nghiệp và thủy sản.
4.1.2 Tình hình chăn nuôi tại khu vực khảo sát
Giới thiệu về giống gà ác
Gà ác thuộc giống gà có tên khoa học là Gallus Bankiwa, là một giống gà
đặc biệt ở nước ta, chúng chủ yếu được nuôi nhiều ở vùng nông thôn miền Nam ,
có xuất xứ từ tỉnh Long An là giống gà bé nhất, đặc điểm là chân thấp, năm ngón
màu xanh (ngũ trả), màu lông trắng tuyền, da, mào, thịt, xương đều đen, thịt hơi
tanh do có sắc nhiều (Lê Hồng Mận, 2002). Gà trống và gà mái trên 4 tháng tuổi
có khối lượng trung bình từ 640-760g. Gà ác phát dục sớm, tuổi đẻ trứng đầu tiên
là từ 113 – 121 ngày tuổi. Tỷ lệ đẻ của gà ác rất thấp từ 28,9 – 32,4 %. Tuy nhiên,
trứng gà ác có tỷ lệ lòng đỏ cao 34,23 % và tỷ lệ lòng trắng thấp 52,01%. Sản
lượng trứng đạt 80 -90 trứng/ mái/ năm. Tỷ lệ trứng có phôi 90%. Tỷ lệ nuôi sống
gà con 90%. khối lượng trứng trên 30g. Gà mái có thể nuôi và lấy trứng 2,5 năm.

42
Hình 4. 2 Gà ác
(https://www.gaacthit.com/)
Tình hình chuồng trại
Mẫu thí nghiệm được lấy ở trại tại ấp Mỹ Hưng xã Mỹ Phong thành phố Mỹ
Tho tỉnh Tiền Giang.
Vị trí xây dựng trại: trại được xây dựng cách QL 50 khoảng 450m, nằm
trong khu dân cư sinh sống và đường bê tông rộng 2 mét về đến trại thuận lợi cho
việc vận chuyển thức ăn, thuốc thú y và xuất bán.
Kết cấu trại: Trại được thiết kế theo kiểu chuồng hở, thiết kế theo kiểu mái
tôn, cột betong, xung quanh có bạt che chắn. Trại có diện tích khoảng 500m 2 nuôi
nhốt trong lồng chia làm 6 dãy lồng xếp song song nhau, khoảng cách giữa 2 dãy
là khoảng 1 mét. Mỗi dãy nuôi gồm 2 tầng lồng xếp chồng lên nhau tầng lồng thấp
nhất cách mặt đất khoảng 70cm, kích thước mỗi ô chuồng là 45 x 40 cm, chiều cao
mặt trước 40 cm, chiều cao mặt sau 30 cm, mỗi ngăn nhốt khoảng 7 - 8 con gà mái
đẻ. Lồng được trang bị hệ thống ống nước tự động bơm vào máng uống gắn phía
trước lồng. Máng ăn làm bằng nhựa sâu 10 cm được đặt phía trên máng hứng
trứng, cách máng hứng trứng 5 cm. Nền chuồng được đổ betong, nền chuồng được
lót bằng xơ dừa + chế phẩm men vi sinh nấm Trichoderma cao 3 - 5cm, sau 10
ngày được thay mới. Chuồng trại được thông thoáng bằng gió tự nhiên nên nhiệt
độ của chuồng nuôi gần giống với nhiệt độ môi trường.

43
Hình 4. 3 Một số hình ảnh ở trại
Chăm sóc nuôi dưỡng
Thức ăn: trại sử dụng thức ăn của công ty TNHH Hòa Phát và công ty
TNHH De Heus thuộc tập đoàn hoàng gia De Heus – Hà Lan

44
Hình 4.4 Thức ăn cho gà
Bảng 4.1 Quy trình sử dụng thức ăn theo từng giai đoạn của gà

Lứa tuổi Loại cám Quy cách


0 – 2 tuần tuổi 7600
3 – 4 tuần tuổi 7605
5 – 9 tuần tuổi 7610
25 kg/ bao
10 -17 tuần tuổi 7620
18 – 54 tuần tuổi 7730
Sau 45/50 tuần tuổi 7715
Nước uống: sử dụng nước giếng khoang. Trước khi cho gà uống, nước được
bơm vào bồn riêng sau đó dẫn vào hệ thống máng uống tự động cho gà.
Chăm sóc nuôi dưỡng: gà con mới thả úm bằng đèn hồng ngoại. Trong suốt
7 ngày ngày đầu lót sàn lồng bằng giấy báo phủ thêm lớp rơm khô và thay giấy
mỗi ngày, xung quanh lồng úm được phủ bạt che chắn. Trong 1 -7 ngày tuổi nhiệt
độ 34 -350C. Từ 8 – 10 ngày tuổi nhiệt độ giảm xuống còn khoảng 30 – 31 0C. Sau
10 ngày tuổi gà được thả ra khỏi lồng úm đảm bảo nhiệt độ khoảng 28 -300C.
Tình hình thú y
Trong chăn nuôi, phòng bệnh là biện pháp hữu hiệu làm giảm thiệt hại cho
đàn và trại cũng áp dụng quy trình vaccine riêng phù hợp với điều kiện dịch tễ khu
vực. Quy trình vaccine phòng bệnh thể hiện qua bảng 4.2

45
Bảng 4.2 Quy trình phòng bệnh bằng vaccine tại trại khảo sát
Ngày tuổi Loại thuốc/ vaccine Công dụng Cách sử dụng
1 ngày Izovac Marek Phòng bệnh Marek Tiêm dưới da cổ
4 ngày Scocvac 4 Ngừa bệnh cầu trùng (E. Pha nước uống
acervulina, E. maxima,
E. necatrix, E. tenella)
Vaccine Newcastle chết Ngừa bệnh Newcastle Tiêm dưới da cổ
7 ngày Vaccine ND-IB sống Newcastle, viêm phế Nhỏ mắt
quản truyền nhiễm
Vaccine IB Viêm phế quản truyền Nhỏ mắt
nhiễm
12-13 ngày Vaccine Gumboro Ngừa bệnh Gumboro Nhỏ miệng
Vaccine cúm gia cầm Ngừa bệnh cúm gia cầm Tiêm dưới da cổ
18 ngày Vaccine Gumboro Ngừa bệnh Gumboro Nhỏ miệng/ uống
23- 25 ngày Vaccine ND + IB sống Newcastle, viêm phế Nhỏ mắt/ uống
quản truyền nhiễm
6 tuần Vaccine Newcastle chết Newcastle Tiêm dưới da cổ

Vaccine ND-IB sống Newcastle, viêm phế Nhỏ mắt/ uống


quản truyền nhiễm
Vaccine Corya 3 chủng Phòng bệnh sổ mũi Tiêm cơ
(A,B,C) truyền nhiễm
8 tuần Vaccine chủng đậu Bệnh đậu gà Đâm cánh
Vaccine ILT Phòng bệnh viêm thanh Nhỏ mũi
khí quản truyền nhiễm
10 tuần Vaccine Cúm gia cầm Phòng bệnh cúm gia Tiêm dưới da cổ
cầm
14 tuần Vaccine ND -IB sống Newcastle, viêm phế Nhỏ mắt/ uống
quản truyền nhiễm
Vaccine Coryza 3 chủng Phòng bệnh sổ mũi
(A,B,C) truyền nhiễm Tiêm cơ

46
16 tuần Vaccine ND-IB-EDS Phòng dịch tả, viêm phế Tiêm cơ
quản truyền nhiễm, hội
chứng giảm đẻ
20 tuần Vaccine Newcastle chết Newcastle Tiêm dưới da cổ
Vaccine ND-IB sống Newcastle, viêm phế Nhỏ mắt
quản truyền nhiễm
Vaccine IB Viêm phế quản truyền Nhỏ mắt
nhiễm
21 tuần Vaccine cúm gia cầm Phòng bệnh cúm gia Tiêm cơ
cầm
25 tuần Vaccine ND- IB sống Newcastle, viêm phế Nhỏ mắt/ uống
quản truyền nhiễm
30 tuần Vaccine New sống Newcastle Nhỏ mắt/ uống
35 tuần Vaccine ND +IB sống Newcastle, viêm phế Nhỏ mắt/ uống
quản truyền nhiễm
40 tuần Vaccine New sống Newcastle Nhỏ mắt/ uống
45 tuần Vaccine ND + IB sống Newcastle, viêm phế Nhỏ mắt/ uống
quản truyền nhiễm
50 tuần Vaccine New sống Newcastle Nhỏ mắt/ uống
55 tuần Vaccine ND+ IB sống Newcastle, viêm phế Nhỏ mắt/ uống
quản truyền nhiễm
60 tuần Vaccine New sống Newcastle Nhỏ mắt/ uống

Nhận xét: trại được xây dựng kiên cố phù hợp chăn nuôi lâu dài. Tuy nhiên
vẫn còn hạn chế như nền chuồng dễ bị động nước khi trời mưa lớn hay thủy triều
lên, trãi sơ dừa mỏng không thường xuyên bổ sung thêm. Trại vẫn chưa bố trí khu
xử lý gà chết, chưa có hố sát trùng trước cửa trại, chưa có thời gian cách ly giữa
các lứa gà. Đây là những điều kiện thuận lợi để bệnh cầu trùng xảy ra.

47
4.2 Kết quả khảo sát tình hình nhiễm cầu trùng trên gà tại địa bàn tỉnh
Tiền Giang
4.2.1 Kết quả khảo sát tình hình nhiễm cầu trùng trên gà ác theo tuần
tuổi tại địa bàn tỉnh Tiền Giang
Kết quả tình hình nhiễm cầu trùng trên gà ác tại địa bàn tỉnh Tiền Giang
được trình bày ở Bảng 4.3
Bảng 4.3 Tỷ lệ và cường độ nhiễm noãn nang cầu trùng gà ác theo tuần tuổi tại trại
trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Cường độ nhiễm
Nhiễm chung 1+ 2+ 3+ 4+
Tuần
tuổi
SM TLN TLN TLN TLN TLN
SMN SMN SMN SMN SMN
KT (%) (%) (%) (%) (%)
24 50 3 10,00 3 100,00 - - - - - -
25 50 9 18,00 9 100,00 - - - - - -
26 50 10 20,00 10 100,00 - - - - - -
27 50 14 28,00 11 78,57 2 14,29 1 7,14 - -
28 50 13 26,00 10 76,92 2 15,38 1 7,69 - -
29 50 12 24,00 9 75,00 2 16,67 1 8,33 - -
30 50 21 42,00 12 57,14 6 28,57 3 14,29 - -
Tổng 350 82 23,43 64 78,04a 12 14,63b 6 7,32b - -
a, b, c: Các giá trị chữ mũ cùng một hàng khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P˂0,05);
SMKT: số mẫu kiểm tra, SMN: số mẫu nhiễm, TLN: tỷ lệ nhiễm

Qua bảng 4.3 cho thấy gà nhiễm noãn nang cầu trùng với tỷ lệ 23,43% . Gà
nhiễm noãn nang từ tuần thứ 24 (10,00%), càng về sau gà càng lớn , lượng phân
thải ra càng nhiều và cao nhất ở tuần thứ 30 là 42%. So với các nghiên cứu trước
đây, gà bị nhiễm cầu trùng với tỷ lệ nhiễm khá cao ở tuần tuổi thứ 24 vốn không
phổ biến , nguyên nhân có thể do trại nuôi liên tục giữa các lứa, khâu vệ sinh
chuồng trại chưa được đảm bảo và mầm bệnh chưa được tiêu trừ triệt để. Điều này
phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Hữu Hưng (2008) cho rằng tỷ lệ nhiễm cầu
trùng tại các trại tùy vào từng cơ sở chăn nuôi, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, vệ
sinh thú y, giống gà, lứa tuổi . Sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm noãn nang cầu trùng
giữa các tuần tuổi gà rất có ý nghĩa thống kê (p< 0,01).
Cường độ nhiễm cầu trùng gà ở mức 1(+) là phổ biến (78,04%), 2(+) chiếm
14,63%, 3(+) là 7,32% và 4(+) là 0,00%. Cường độ nhiễm cao tập trung 2(+) và
3(+) tập trung ở tuần thứ 27 và 30, lúc này thấy gà chậm lớn, niêm mạc nhợt nhạt,
thỉnh thoảng gà đi phân lỏng, tỷ lệ đẻ không đều, năng suất trứng giảm.

48
4.2.2 Kết quả khảo sát tình hình nhiễm cầu trùng trên gà theo trạng
thái phân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Qua quan sát, nhận thấy những gà có biểu hiện ủ rũ, ít vận động, hậu môn
bẩn ướt do gà đi phân sáp đôi khi thấy có phân lỏng.
Quá trình thu thập mẫu phân tìm noãn nang cầu trùng, tiến hành ngẫu nhiên
bao qua khắp chuồng, mẫu phân có nhiều trạng thái và liên quan tới tỷ lệ nhiễm
cầu trùng của gà. Kết quả được trình bày qua Bảng 4.4
Bảng 4.4 Tỷ lệ nhiễm cầu trùng theo từng trạng thái phân

Trạng thái phân SMKT SMN TLN(%)


Phân máu 10 10 100a
Phân sáp 42 36 85,71a
Phân tiêu chảy 12 6 50,00b
Phân bình thường 286 30 10,48c
Tổng 350 82 23,43
a, b: Các giá trị chữ mũ cùng một cột khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P˂0,05);
SMKT: số mẫu kiểm tra, SMN: số mẫu nhiễm, TLN: tỷ lệ nhiễm;

Qua bảng 4.4 cho thấy phân máu có sự hiện diện của noãn nang chiếm tỷ lệ
100%, phân sáp chiếm tỷ lệ 85,71%, phân tiêu chảy chiếm 50,00% và phân phân
thường thì tỷ lệ xuất hiện noãn nang thấp nhất, chiếm 10,48%. Tỷ lệ và cường độ
nhiễm cầu trùng gà có mối liên hệ đến trạng thái của phân vì mỗi trạng thái phân
đều đặc trưng cho vùng chịu tác động bởi các loài noãn nang. Điều này phù hợp
với nghiên cứu của Nguyễn Hữu Hưng (2010) chỉ ra rằng ở gà: phân lỏng sáp có
máu nhiễm noãn nang cầu trùng với tỷ lệ cao nhất và thấp nhất là các mẫu phân
bình thường. Qua xử lý thống kê, sự khác biệt giữa tỷ lệ nhiễm cầu trùng theo từng
trạng thái phân rất có ý nghĩa thống kê (P<0,01)
4.2.3 Kết quả định danh các loài noãn nang cầu trùng gà bằng
phương pháp truyền thống trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Tiến hành quan sát hình dáng, kích thước, màu sắc, cấu tạo noãn nang dưới
kính hiển vi có độ phóng đại X10 – X40 cho kết quả như sau:
Hình dạng
Khi định danh phân loại đã nhận diện được 4 kiểu hình và ký hiệu từng kiểu
hình được trình bày qua bảng 4.5
49
Bảng 4.5: Ký hiệu hình dáng các loài noãn nang cầu trùng trên địa bàn khảo sát

Ký hiệu loài Hình dạng


Esp1 Noãn nang hình trứng, vỏ nhẵn, không có lỗ noãn
Esp2 Noãn nang hình trứng, vỏ nhẵn, không màu, không có lỗ noãn
Esp3 Noãn nang hình trứng, võ nhẵn, không màu, không có lỗ noãn
Esp4 Noãn nang hình cầu, vỏ nhẵn, vách không màu, không có lỗ noãn

Kích thước
Ứng với từng kiểu hình của noãn nang cầu trùng tiến hành đo kích thước 50
noãn nang mỗi loài bằng kính hiển vi điện (Nikon Eclipse E200) thu được kết quả
và được thể hiện ở bảng 4.6
Bảng 4.6: Kích thước từng loài noãn nang cầu trùng trên địa bàn khảo sát (n=50)
Kí hiệu loài Chiều dài(µm) Trung bình Chiều rộng (µm) Trung bình
(Xtb±SE) (Xtb±SE)
Esp1 18,83 - 24,86 21,86 ± 0,19 13,87 - 18,29 16,50 ± 0,16
Esp2 16,04 - 21,96 19,61 ± 0,23 12,09 - 20,07 15,97 ± 0,24
Esp3 18,33 – 24,80 21,90 ± 0,23 15,71 – 22,29 18,48 ± 0,21
Esp4 14,47 – 20,97 17,86 ± 0,21 13,31 – 20,52 16,64 ± 0,22
Xtb: Kích thước trung bình; SE: sai số chuẩn.

Thời gian sinh bào tử


Noãn nang cầu trùng sau khi được thu thập sẽ tiến hành nuôi cấy trong dung
dịch bichromate kali 2,5%. Sau 12 giờ, cứ 2 giờ sẽ kiểm tra 1 lần, ghi nhận thời
gian sinh bào tử của các kiểu hình noãn nang cầu trùng (Esp1, Esp2, Esp3, Esp4),
kết quả được ghi nhận trong bảng 4.7.

50
Bảng 4.7 Thời gian sinh bào tử của các loài noãn nang cầu trùng
Ký hiệu loài Thời gian sinh bào tử (giờ)
Esp1 16 – 22
Esp2 20 – 32
Esp3 18 – 42
Esp4 20 – 42

Bảng 4.8 Thành phần các loài noãn nang cầu trùng tại địa bàn tỉnh Tiền Giang

Thời gian sinh bào


Hình dạng Kích thước (µl)
Ký hiệu tử (giờ) Kết quả
LT TT LT TT LT TT
Esp1 Noãn Noãn nang Dài Dài: 18 – 24 16 – 22 E.
nang hình hình trứng, 13,2 – 18,83 necatrix
trứng vỏ nhẵn, 22,7 -
hoặc hình không có Rộng 24,86
cầu, vỏ lỗ noãn 11,3 – Rộng:
nhẵn, 18,3 13,87
không có -
lỗ noãn 18,29
Esp2 Noãn Noãn nang Dài: Dài: 24 20 - 32 E.
nang hình hình trứng, 17,7 – 16,04 acervulina
trứng, vỏ vỏ nhẵn, 20,2 -
nhẵn, không Rộng: 21,96
không màu,
màu không có 13,7 – Rộng:
không có lỗ noãn 16,3 12,09
lỗ noãn -
20,07
Esp3 Noãn Noãn nang Dài: Dài: 18 – 48 18 - 42 E. tenella
nang hình hình trứng, 18,2 – 18,33
trứng, vỏ võ nhẵn, 25,1 – 24,8
nhẵn không Rộng: Rộng:
không màu,
15,3 – 15,71
51
màu, không có 21,6 –
không có lỗ noãn 22,29
lỗ noãn
Esp4 Noãn Noãn nang Dài Dài: 18 – 48 20 - 42 E. mitis
nang hình hình cầu, 11,7 – 14,47
cầu, vỏ vỏ nhẵn, 18,7 –
nhẵn, vách Rộng 20,97
vách không 11,0 – Rộng:
không màu, 18,0 13,31
màu không có –
không có lỗ noãn 20,52
lỗ noãn
LT: lý thuyết, TT : thực tế

Qua kết quả so sánh giữa thực tế và lý thuyết có thể kết luận gà nuôi ở cơ sở
khảo sát trên địa bàn tỉnh Tiền Giang bị bệnh cầu trùng do 4 loài chủ yếu là E.
necatrix, E. acervulina, E. tenella, E. mitis.
4.2.4 Kết quả khảo sát tình hình nhiễm các loài noãn nang cầu trùng
trên gà ác tại tỉnh Tiền Giang
Kết quả nhiễm các loài noãn nang cầu trùng trên gà đẻ thuộc giống gà
Ác tại tỉnh Tiền Giang
Kết quả tỷ lệ nhiễm các loài noãn nang cầu trùng trên gà ác tại tỉnh Tiền
Giang được thể hiện qua bảng 4.9
Bảng 4.9 Tỷ lệ nhiễm các loài noãn nang cầu trùng gà tại tỉnh Tiền Giang
E. necatrix E. tenella E. mitis E. acervulina
Tuần
TLN TLN TLN TLN
tuổi SMN SMN SMN SMN
(%) (%) (%) (%)
24 0 0,00 2 66,67 1 33,33 3 100,00
25 2 22,22 4 44,44 1 11,11 9 100,00
26 1 10,00 10 100,00 3 30,00 8 80,00
27 4 28,57 7 50,00 2 14,29 12 85,71
28 5 38,46 9 69,23 1 7,69 13 100,00
29 11 91,67 6 50,00 2 16,67 12 100,00
30 10 47,62 18 85,71 2 9,52 20 95,24
Tổng 33 40,24a 56 68.29b 12 14,63c 77 93,90d
a, b, c, d: Các giá trị chữ cùng mũ cùng một hàng khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05);
SMN: số mẫu nhiễm, TLN: tỷ lệ nhiễm

52
Qua bảng 4.9 nhận thấy gà ở tuần tuổi thứ 24 với sự xuất hiện của 3 loài cầu
trùng là E. tenella, E. mitis, E. acervulina trong đó cao nhất là E. acervulina
(100%). Đến tuần thứ 25 nhiễm thêm loài E. necatrix
Kết quả sau 7 tuần cho thấy mức độ và tỷ lệ nhiễm của 4 loài noãn nang cầu
trùng theo thứ tự giảm dần: E. acervulina có tỷ lệ nhiễm cao nhất (93,90%), E.
tenella (68,29%), E. necatrix (40,24%), thấp nhất E. mitis (14,63%). Kết quả này
phù hợp với nghiên cứu của Tạ Nhơn Hùng (2012) tác giả cho biết tỷ lệ nhiễm các
loài cầu trùng trên đàn gà Ác lần lượt là E. acervulina (82,43%), E. tenella
(59,45%), E. necatrix (37,83%), E. brunetti (29,72%) và E. maxima (10,67%).
Qua phân tích thống kê cho thấy sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm noãn nang cầu trùng
trên gà giữa các tuần tuổi rất có ý nghĩa thống kê (P<0,01).
Kết quả nhiễm ghép các loài noãn nang cầu trùng trên gà ác tại tỉnh
Tiền Giang
Tiến hành kiểm tra các mẫu nhiễm cầu trùng, kết quả nhiễm ghép các loài
được thể hiện qua bảng 4.10
Bảng 4.10: Tỷ lệ nhiễm ghép các loài noãn nang cầu trùng theo tuần tuổi tại tỉnh
Tiền Giang
2 loài 3 loài 4 loài
Tuần tuổi
SMN TLN (%) SMN TLN (%) SMN TLN (%)
24 1 33,3 1 33,33 - -
25 7 77,78 - - - -
26 8 80,00 2 20,00 - -
27 7 50,00 2 14,29 - -
28 5 38,46 5 38,46 - -
29 6 50,00 5 41,67 1 8,33
30 13 61,90 8 38,10 - -
Tổng 47 57,32a 23 28,05b 1 1,22c
a, b, c, d: Các giá trị chữ cùng mũ cùng một hàng khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05);
SMN: số mẫu nhiễm, TLN: tỷ lệ nhiễm

Qua bảng 4.10 cho thấy tỷ lệ nhiễm ghép các loài noãn nang cầu trùng gà
trên địa bàn nhiễm ghép 2 loài và 3 loài là phổ biến với 57,32% và 28,05% và thấp

53
nhất là nhiễm ghép 4 loài (1,22%). Nhiễm ghép 2 loài chiếm tỷ lệ cao nhất ở tuần
tuổi thứ 26 (80,00%). Nhiễm ghép 3 loài chiếm tỷ lệ cao nhất ở tuần tuổi thứ 29
(41,67%) và nhiễm ghép 4 loài chiếm tỷ lệ cao nhất ở tuần tuổi thứ 29 (8,33%) kết
qua thu được tương đồng với nghiên cứu của Cao Thanh Hoàn và ctv (2016) khi
tiến hành kiểm tra 2400 mẫu phân gà công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã
kết luận nhiễm ghép 2 loài trên 1 cá thể là phổ biến nhất, kế đến là nhiễm ghép 3
loài. Dựa trên phân tích thống kê cho thấy sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm ghép các
loài noãn nang cầu trùng giữa các tuần tuổi rất có ý nghĩa thống kê (P< 0,01).
Từ đó cho thấy gà có khả năng nhiễm nhiều loài noãn nang cầu trùng cùng
một lúc, cùng chịu các tác hại của nhiều loài. Khi gà nhiễm ghép nhiều loài trên 1
cá thể gà làm cho tổn thương ruột tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho các hại khuẩn
đường ruột ( Salmonella, E. coli,...) phát triển, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả
kinh tế cũng như tăng tiêu tốn thức ăn, thuốc, gà giảm tăng trọng, tăng tỷ lệ chết
(Calnek, 1997).
4.3 Kết quả định danh noãn nang cầu trùng trên gà bằng phương pháp
sinh học phân tử
Kết quả sản phẩm PCR với các mồi đặc hiệu

54
Sản phẩm PCR với đoạn mồi đặc hiệu của E. necatrix
Gene đặc hiệu cho loài cầu trùng E. necatrix được khuếch đại từ DNA tổng
số bằng phản ứng PCR với cặp mồi đặc hiệu, ở nhiệt độ bắt mồi là 57 oC trong 45
giây.
Đoạn mồi: ENF – 5’ TAC ATC CCA ATC TTT GAA TCG 3’
(383 bp) ENR – 5’ GGC ATA CTA GCT TCG AGC AAC 3’
Phân tích hình ảnh trên gel agarose 2% cho thấy, cặp mồi sử dụng trong
nghiên cứu có tính đặc hiệu cao, thể hiện một băng sáng, rõ và không bị đứt gãy,
không có băng phụ, trên gel có kích thước khoảng 383 bp so với thang chuẩn.

M 1 2 3 4 5

300 bp 383 bp

Hình 4.5 Kết quả điện di của E. necatrix


M: thang chuẩn; giếng 1, 2, 3, 4, 5 lần lượt ứng với mẫu TG1, TG2, TG3, TG4 và mẫu đối chứng âm

55
Sản phẩm PCR với các mồi đặc hiệu cho E. acervulina
Gene đặc hiệu cho loài cầu trùng E. acervulina được khuếch đại từ
DNA tổng số bằng phản ứng PCR với cặp mồi đặc ở nhiệt độ bắt mồi là
62oC trong 1 phút 10 giây.
Đoạn mồi: EAF – 5’ GGC TTG GAT GAT GTT TGC TG 3’
(321 bp) EAR – 5’ CGA ACG CAA TAA CAC ACG CT
3’
Phân tích hình ảnh trên gel agarose 2% cho thấy, cặp mồi sử dụng
trong nghiên cứu có tính đặc hiệu cao, thể hiện một băng sáng, rõ và không
bị đứt gãy, không có băng phụ, trên gel có kích thước khoảng 321 bp so
với thang chuẩn.
Kết quả trong nghiên cứu trong thí nghiệm trên phù hợp với nghiên
cứu của Hamidinejat et al. (2010). Tác giả cũng tìm thấy loài E. acervulina
trong mẫu phân của gà thịt ở Khuzestan thuộc Iran với kích thước đoạn
gene thể hiện trên gel agarose 1,5% là 321 bp.
M 1 2 3 4 5

300 bp 321 bp

Hình 4.6 Kết quả điện di của E. acervulina


M: thang chuẩn; giếng 1, 2, 3, 4, 5 lần lượt ứng với mẫu TG1, TG2, TG3, TG4 và mẫu đối chứng âm

56
Sản phẩm PCR với các mồi đặc hiệu cho E. mitis
Gene đặc hiệu cho loài cầu trùng E. mitis được khuếch đại từ DNA tổng số
bằng phản ứng PCR với cặp mồi đặc hiệu ở nhiệt độ 60oC trong 1 phút
Đoạn mồi: EMi5FA – 5’ CGG AGC TGG GGT TTT CTT TC 3’
(193 bp) EMi5RA – 5’ CCT GCA TAT CCA CA/GT T/CGA
AC/AT AC 3’
Phân tích hình ảnh trên gel agarose 2% cho thấy, cặp mồi sử dụng trong
nghiên cứu có tính đặc hiệu cao, thể hiện một băng sáng, rõ và không bị đứt gãy,
không có băng phụ, trên gel có kích thước khoảng 193 bp so với thang chuẩn.

M 1 2 3 4 5

200 bp 193 bp

Hình 4.7 Kết quả điện di của E. mitis


M: thang chuẩn; giếng 1, 2, 3, 4, 5 lần lượt ứng với mẫu TG1, TG2, TG3, TG4 và mẫu đối chứng âm

Sản phẩm PCR với các mồi đặc hiệu cho E. tenella
Gene đặc hiệu cho E. tenella được khuếch đại từ DNA tổng số bằng phản
ứng PCR với cặp mồi đặc hiệu, ở nhiệt độ gắn mồi là 59 oC trong 1 phút. Cho kết
quả điện di trên gel agarose 2% như hình 2.28.
Đoạn mồi: ETF – 5’ ATT TTA GTC CAT CGC ACC CCT 3’
(278 bp) ETR – 5’ CGA GGG CTC TGC ATA GGA CA 3’

57
Phân tích hình ảnh trên gel agarose 2% được chụp dưới tia UV cho thấy,
cặp mồi sử dụng trong nghiên cứu đặc hiệu cao, thể hiện một băng sáng, rõ và
không bị đứt gãy, trên gel với kích thước khoảng 278 bp đối với loài E. tenella.
Esin et al. (2013) khi nghiên cứu về Eimeria trên giống gà Thổ Nhĩ Kỳ
cũng tìm được kích thước đoạn gene cho loài E. tenella là 278 bp bằng phương
pháp PCR.
M 1 2 3 4 5

300 bp
278 bp

Hình 4.8 Kết quả điện di của E. tenella


M: thang chuẩn; giếng 1, 2, 3, 4, 5 lần lượt ứng với mẫu TG1, TG2, TG3, TG4 và mẫu đối chứng âm

So với phương pháp định danh truyền thống thì định danh bằng sinh học
phân tử cũng đạt được kết quả tương đồng. Có thể nhận thấy cả hai phương pháp
đều cho những ưu điểm riêng và kết quả của cả 2 phương pháp đều có giá trị về
mặt khoa học và thực tiễn.

58
CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1 Kết luận


Qua khảo sát tổng quan tình hình Chăn nuôi - Thú y trên địa bàn và tỷ lệ
lưu hành, định danh cầu trùng trên gà đẻ thuộc giống gà Ác tại địa bàn tỉnh Tiền
Giang bằng phương pháp truyền thống và phương pháp sinh học phân tử, tôi rút ra
được một số kết luận như sau:
Đàn gà ác nuôi tại tỉnh Tiền Giang nhiễm cầu trùng với tỷ lệ khá cao 17,4%.
Ở tuần tuổi thứ 24 qua khảo sát gà bị nhiễm cầu trùng với tỷ lệ chiếm 10,00% và
tỷ lệ nhiễm có xu hướng tăng dần theo lứa tuổi.
Cường độ nhiễm 1(+) là phổ biến nhất với 79,76%, 2(+) chiếm 13,10%,
3(+) chiếm 7,14% và không có mẫu nhiễm cường độ 4(+).
Bằng phương pháp định danh truyền thống gà Ác đẻ trứng tại tỉnh Tiền
Giang nhiễm 4 loài cầu trùng là: E. necatrix, E. acervulina, E. tenella, E. mitis.
Trong đó E. acervulina có tỷ lệ nhiễm cao nhất (93,90%), kế đến là E. tenella
(68,29%), E. necatrix (40,24%) và thấp nhất là E. mitis (14,63%).
Định danh bằng phương pháp sinh học phân tử nhận thấy có 4 loài là: E.
necatrix, E. acervulina, E. tenella, E. mitis.
5.2 Đề nghị
Cần nâng cao nhận thức với người chăn nuôi về các tác hại của bệnh cầu
trùng. Hiểu rõ các triệu chứng, bệnh tích đặc trưng của bệnh để kịp thời phòng và
điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất.
Nghiên cứu thêm về các loài cầu trùng gà trên cơ sở ứng dụng các phương
pháp sinh học phân tử.
Phổ biến thành phần loài để người chăn nuôi lựa chọn vaccine cầu trùng
phù hợp.

59
PHỤ LỤC
XỬ LÝ THỐNG KÊ
Bảng 4.3 Tỷ lệ nhiễm noãn nang cầu trùng gà theo tuần tuổi trên địa bàn tình Tiền
Giang .
Tuần tuổi SMKN SMN Tổng hàng
1 47 3 50
2 41 9 50
3 40 10 50
4 36 14 50
5 37 13 50
6 38 12 50
7 29 21 50
Tổng cột 268 82 350

Chi-Square Test: Tỷ lệ nhiễm noãn nang cầu trùng chung, P

Expected counts are printed below observed counts


Chi-Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total


1 47 3 50
38.29 11.71
1.983 6.483

2 41 9 50
38.29 11.71
0.192 0.629

3 40 10 50
38.29 11.71
0.077 0.251

4 36 14 50
38.29 11.71
0.136 0.446

5 37 13 50
38.29 11.71
0.043 0.141

6 38 12 50
38.29 11.71
0.002 0.007

7 29 21 50

60
38.29 11.71
2.252 7.361

Total 268 82 350

Chi-Sq = 20.004, DF = 6, P-Value = 0.003

Bảng 4.3 Tỷ lệ cường độ nhiễm noãn nang cầu trùng gà tại trại trên địa bàn tỉnh
Tiền Giang.
Tuần tuổi SMKN SMN Tồng hàng
1(+) 18 64 82
2(+) 70 12 82
3(+) 76 6 82
4(+) 82 0 82
Tổng cột 246 82 328

Chi-Square Test: Tỷ lệ cường độ nhiễm, P


SMKN SMN Total
1 18 64 82
61.50 20.50
30.768 92.305

2 70 12 82
61.50 20.50
1.175 3.524

3 76 6 82
61.50 20.50
3.419 10.256

4 82 0 82
61.50 20.50
6.833 20.500

Total 246 82 328

Chi-Sq = 168.780, DF = 3, P-Value = 0.000

Chi-Square Test: Cường độ 1(+) và 2(+)


Expected counts are printed below observed counts
Chi-Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total


1 18 64 82
44.00 38.00
15.364 17.789

2 70 12 82
44.00 38.00
15.364 17.789

Total 88 76 164

61
Chi-Sq = 66.306, DF = 1, P-Value = 0.000

Chi-Square Test: Cường độ 1(+) và 3(+)

Expected counts are printed below observed counts


Chi-Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total


1 18 64 82
47.00 35.00
17.894 24.029

2 76 6 82
47.00 35.00
17.894 24.029

Total 94 70 164

Chi-Sq = 83.844, DF = 1, P-Value = 0.000

Chi-Square Test: Cường độ 1(+) và 4(+)


Expected counts are printed below observed counts
Chi-Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total


1 18 64 82
50.00 32.00
20.480 32.000

2 82 0 82
50.00 32.00
20.480 32.000

Total 100 64 164

Chi-Sq = 104.960, DF = 1, P-Value = 0.000

Chi-Square Test: Cường độ 2(+) và 3(+)


Expected counts are printed below observed counts
Chi-Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total


1 70 12 82
73.00 9.00
0.123 1.000

2 76 6 82
73.00 9.00
0.123 1.000

Total 146 18 164

Chi-Sq = 2.247, DF = 1, P-Value = 0.134

Chi-Square Test: Cường độ 2(+) và 4(+)


Expected counts are printed below observed counts
Chi-Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total

62
1 70 12 82
76.00 6.00
0.474 6.000

2 82 0 82
76.00 6.00
0.474 6.000

Total 152 12 164

Chi-Sq = 12.947, DF = 1, P-Value = 0.000


Chi-Square Test: Cường độ 3(+) và 4(+)

Expected counts are printed below observed counts


Chi-Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total


1 76 6 82
79.00 3.00
0.114 3.000

2 82 0 82
79.00 3.00
0.114 3.000

Total 158 6 164

Chi-Sq = 6.228, DF = 1, P-Value = 0.013

Bảng 4.4: Tỷ lệ nhiễm cầu trùng gà theo từng trạng thái phân
Tuần tuổi SMKN SMN Tổng hàng
Phân máu 0 10 10
Phân sáp 6 36 68
Phân tiêu chảy 6 6 18
Phân bình thường 256 30 254
Tổng cột 268 82 350

Chi-Square Test: Tỷ lệ nhiễm cầu trùng gà theo từng trạng thái phân, P
Expected counts are printed below observed counts
Chi-Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total


1 0 10 10
7.66 2.34
7.657 25.026

2 6 36 42
32.16 9.84
21.279 69.547

3 6 6 12
9.19 2.81
1.106 3.616

63
4 256 30 286
218.99 67.01
6.253 20.437

Total 268 82 350

Chi-Sq = 154.923, DF = 3, P-Value = 0.000


2 cells with expected counts less than 5.
Chi-Square Test: Phân máu và phân sáp
Expected counts are printed below observed counts
Chi-Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total


1 0 10 10
1.15 8.85
1.154 0.151

2 6 36 42
4.85 37.15
0.275 0.036

Total 6 46 52

Chi-Sq = 1.615, DF = 1, P-Value = 0.204


Chi-Square Test: Phân máu và phân tiêu chảy

Expected counts are printed below observed counts


Chi-Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total


1 0 10 10
2.73 7.27
2.727 1.023

2 6 6 12
3.27 8.73
2.273 0.852

Total 6 16 22

Chi-Sq = 6.875, DF = 1, P-Value = 0.009


2 cells with expected counts less than 5.
Chi-Square Test: Phân máu và phân bình thường

Expected counts are printed below observed counts


Chi-Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total


1 0 10 10
8.65 1.35
8.649 55.351

2 256 30 286
247.35 38.65
0.302 1.935

Total 256 40 296

Chi-Sq = 66.238, DF = 1, P-Value = 0.000

Chi-Square Test: Phân sáp và phân tiêu chảy

64
Expected counts are printed below observed counts
Chi-Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total


1 6 36 42
9.33 32.67
1.190 0.340

2 6 6 12
2.67 9.33
4.167 1.190

Total 12 42 54

Chi-Sq = 6.888, DF = 1, P-Value = 0.009


1 cells with expected counts less than 5.

Chi-Square Test: Phân sáp và phân bình thường

Expected counts are printed below observed counts


Chi-Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total


1 6 36 42
33.55 8.45
22.622 89.802

2 256 30 286
228.45 57.55
3.322 13.188

Total 262 66 328

Chi-Sq = 128.933, DF = 1, P-Value = 0.000

Chi-Square Test: Phân tiêu chảy và phân bình thường

Expected counts are printed below observed counts


Chi-Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total


1 6 6 12
10.55 1.45
1.963 14.283

2 256 30 286
251.45 34.55
0.082 0.599

Total 262 36 298

Chi-Sq = 16.927, DF = 1, P-Value = 0.000


1 cells with expected counts less than 5.

65
Bảng 4. 9 Tỷ lệ nhiễm các loài noãn nang cầu trùng gà tại tỉnh Tiền Giang
Tuần tuổi SMKN SMN Tổng hàng
E. necatrix 49 33 82
E. tenella 26 56 82
E. mitis 70 12 82
E. acervulina 5 77 82
Tổng cột 150 178 328

Chi-Square Test: Tỷ lệ nhiễm chung 4 loài

Expected counts are printed below observed counts


Chi-Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total


1 49 33 82
37.50 44.50
3.527 2.972

2 26 56 82
37.50 44.50
3.527 2.972

3 70 12 82
37.50 44.50
28.167 23.736

4 5 77 82
37.50 44.50
28.167 23.736

Total 150 178 328

Chi-Sq = 116.802, DF = 3, P-Value = 0.000

Chi-Square Test: Tỷ lệ nhiễm E. necatrix và E. tenella

Expected counts are printed below observed counts


Chi-Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total


1 49 33 82
37.50 44.50
3.527 2.972

2 26 56 82
37.50 44.50
3.527 2.972

Total 75 89 164

Chi-Sq = 12.997, DF = 1, P-Value = 0.000

Chi-Square Test: Tỷ lệ nhiễm E. necatrix và E. mitis

66
Expected counts are printed below observed counts
Chi-Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total


1 49 33 82
59.50 22.50
1.853 4.900

2 70 12 82
59.50 22.50
1.853 4.900

Total 119 45 164

Chi-Sq = 13.506, DF = 1, P-Value = 0.000

Chi-Square Test: Tỷ lệ nhiễm E. necatrix và E. acervulina

Expected counts are printed below observed counts


Chi-Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total


1 49 33 82
27.00 55.00
17.926 8.800

2 5 77 82
27.00 55.00
17.926 8.800

Total 54 110 164

Chi-Sq = 53.452, DF = 1, P-Value = 0.000


Chi-Square Test: Tỷ lệ nhiễm E. tenella và E. mitis

Expected counts are printed below observed counts


Chi-Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total


1 26 56 82
48.00 34.00
10.083 14.235

2 70 12 82
48.00 34.00
10.083 14.235

Total 96 68 164

Chi-Sq = 48.637, DF = 1, P-Value = 0.000


Chi-Square Test: Tỷ lệ nhiễm E. tenella và E. acervulina

Expected counts are printed below observed counts


Chi-Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total


1 26 56 82
15.50 66.50
7.113 1.658

67
2 5 77 82
15.50 66.50
7.113 1.658

Total 31 133 164

Chi-Sq = 17.542, DF = 1, P-Value = 0.000


Chi-Square Test: Tỷ lệ nhiễm E. mitis và E. acervulina

Expected counts are printed below observed counts


Chi-Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total


1 70 12 82
37.50 44.50
28.167 23.736

2 5 77 82
37.50 44.50
28.167 23.736

Total 75 89 164

Chi-Sq = 103.805, DF = 1, P-Value = 0.000


Bảng 4.10 Tỷ lệ nhiễm ghép các loài noãn nang cầu trùng gà tại trại trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang

Tuần tuổi SMKN SMN Tổng hàng


2 loài 35 47 82
3 loài 59 23 82
4 loài 81 1 82
Tổng cột 175 71 246

Chi-Square Test: Tỷ lệ nhiễm ghép, P

Expected counts are printed below observed counts


Chi-Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total


1 35 47 82
58.33 23.67
9.333 23.005

2 59 23 82
58.33 23.67
0.008 0.019

3 81 1 82
58.33 23.67
8.808 21.709

Total 175 71 246

Chi-Sq = 62.881, DF = 2, P-Value = 0.000

Chi-Square Test: Tỷ lệ nhiễm 2 loài và 3 loài

68
Expected counts are printed below observed counts
Chi-Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total


1 35 47 82
47.00 35.00
3.064 4.114

2 59 23 82
47.00 35.00
3.064 4.114

Total 94 70 164

Chi-Sq = 14.356, DF = 1, P-Value = 0.000


Chi-Square Test: Tỷ lệ nhiễm 2 loài và 4 loài

Expected counts are printed below observed counts


Chi-Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total


1 35 47 82
58.00 24.00
9.121 22.042

2 81 1 82
58.00 24.00
9.121 22.042

Total 116 48 164

Chi-Sq = 62.325, DF = 1, P-Value = 0.000

Chi-Square Test: Tỷ lệ nhiễm 3 loài và 4 loài

Expected counts are printed below observed counts


Chi-Square contributions are printed below expected counts

SMKN SMN Total


1 59 23 82
70.00 12.00
1.729 10.083

2 81 1 82
70.00 12.00
1.729 10.083

Total 140 24 164

Chi-Sq = 23.624, DF = 1, P-Value = 0.000

69
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt
Phạm Sỹ Lăng và Nguyễn Hữu Hưng, 2015. Bệnh ký sinh trùng gia súc và gia
cầm Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
Lê Văn Năm, 2003. Bệnh cầu trùng ở gia súc – gia cầm. Nhà xuất bản Nông
ghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Hữu Hưng, 2011, Giáo trình bệnh kí sinh trùng gia súc – gia cầm. Nhà
xuất bản Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Hữu Hưng và Đỗ Trung Giã, 2002, Bài giảng ký sinh trùng thú y. Tủ sách
khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng. Trường đại học Cần Thơ.
Nguyễn Xuân Bình, Trần Xuân Hạnh, Ngô Thị Phấn, 2002. 109 bệnh gai cầm và
ách phòng trị. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Lê, Phạm Sỹ Lăng và Nguyễn Văn Quang,
2008. Giáo trình bệnh ký sinh trùng học thú y . Nhà xuất bản Nông Nghiệp,
Hà Nội.
Nguyễn Hữu Hưng, 2010. Giáo trình bệnh ký sinh trùng gia súc - gia cầm. Nhà
xuất bản Đại học Cần Thơ.
Lê Hồng Mận và Phương Song Liên, 1999. Bệnh gia cầm và biện pháp phòng trị.
Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
Bạch Mạnh Điều, 2004. Bệnh cầu trùng gia cầm và giải pháp phòng trị bệnh cầu
trùng cho gà, bồ câu nuôi tại một số khu vực thuộc các tỉnh phía Bắc. Luận
án tiến sĩ nông nghiệp Hà Nội.
Nguyễn Văn Hoàng, 1999. Tình hình nhiễm cầu trùng trên đàn gà thả vườn, huyện
Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp. Trường đại học
Nông Lâm , TP Hồ Chí Minh.
Nguyễn Trung Trực, 2011. Tình hình nhiễm cầu trùng trên gà ác tại một trại chăn
nuôi ở huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang và hiệu quả phòng trị của 2 loại
thuốc. Tập san khoa học và giáo dục số 2. Trang 56 – 60.
Tạ Nhơn Hùng, 2012. Tình hình nhiễm cầu trùng trên đàn gà ác ở một traị thuộc
huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang và hiệu quả phòng của một số thuốc. Trung

70
tâm Thí nghiệm tổng hợp, trang 36 – 39. Luận văn thạc sĩ khoa Nông
Nghiệp. Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM.
Nguyễn Phúc Khánh, Trần Ngọc Bích, Nguyễn Hồ Bảo Trân (2015). Khảo sát tình
hình nhiễm bệnh cầu trùng và chỉ tiêu sinh lí máu trên đàn gà ở quận Bình
Thủy, TP Cần Thơ. Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, số 36 (2015).
Trang 1-5.
Cao Thanh Hoàn, Nguyễn Hữu Hưng, Nguyễn Hồ Bảo Trân, 2016. Tình hình
nhiễm cầu trùng trên gà nuôi công nghiệp tại tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí khoa
học Đại học Cần Thơ, số chuyên đề: Nông nghiệp ( Tập 2). Trang 11-16.
Bùi Khánh Linh và Đỗ Thanh Thơm, 2017. Nghiên cứu tác dụng của trà xanh
trong phòng trị cầu trùng ở gà gây nhiễm. Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y,
tập XXIV, số 3-2017. Trang 64 - 68.
Trần Đức Hoàn và Phạm Thị Quyên, (2020). Ảnh hưởng của chế phẩm lactozym
đến cầu trùng, một số vi khuẩn và hình thái vi thể biểu mô đường ruột ở gà.
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 56(5), 93-100
Tiếng anh
Calnek B.W, Jonhn B. H., Beard W. C., Larry McDougald, Saif Y.M., 1997.
Disease of poultry, Iowa state university, USA, pp 865- 878.
Tyzzer E.E. 1929. Coccidiosis in gallinaceous birds: a comparative study of
species of Eimeria of the chicken. J Epidemiol. Vol 15 (2). pp 319-393
Eckert, J., R. Braun, M.W. Shirley and P. Coudert, 1995. Biotechnology
guidelines on techniques in coccidiosis research.
Labago F., Workn N., Wossene A., 2005. Study on coccidiosis in Kombolcha
poultry Farm, Etiopia. Trop animal Health Prod.
Dalloul. Rami A; Lillehoj, Hyun S, 2006. Poultry coccidiosis. recent avancements
in control measures and vaccine development in Expert Review of Vaccines,
Volume 5, Number 1, February 2006.
Julio Cesar Moraes, Marcie'l Franc, Ameʼlia Aparecida Sartor, Valdomiro Bellato,
Anderson Barbosa de Moura, Maria de Lourdes Borba Magalha, Antonio
Pereira de Souza, and Luiz Claudio Miletti (2015), Prevalence of Eimeria

71
spp in Broilers by Multiplex PCR in the Southern Region of Brazil on Two
Hundred and Fifty Farms, Avian diseases 59:277-281
Mahmoud and Kandeel, 2011. Efficacy of amprolium and toltrazuril in chicken
with subclinical infection of ceccal coccidiosis. India Journal of
pharmacology 43 (6): 741 – 743.
Yueyue Huang, Xiangchun Ruan, Lin Li, Minghua Zeng (2017). Prevalence of
Eimeria species in domestic chickens in Anhui province, China, Journal of
Parasitic Diseases, volume 41, Issue 4, pp 1014-1019.
Ojimelukwe, A. E ., Emedhem, D. E., Agu, G. O., Nduka, F. O., Abah and A. E.,
2018. Population of Eimeria tenella express resitance to commonoly used
anticocidial drugs in southern Nigeria. International journal of veternary
science and medicine, 6(2): 192 – 200.
Chen, H.L., Zhao, G. X., Huang, H. B., Li, H. R., Shi, C. W. And Yang , G. L.,
2020. Dessection of the cecal microbial community in chickens after Eimeria
tenella infection. Parasites and vector, 13(1), 1 – 15.
Mesa C, Gómez-Osorio LM, López-Osorio S, Williams SM, and Chaparro-
Gutiérrez JJ (2021). Survey of coccidia on commercial broiler farms in
Colombia: frequency of Eimeria species, anticoccidial sensitivity, and
histopathology. Poultry Science, 100(8): 101239.
M.Lensing, J.D.van der Klis, I.Yoon, and D.T.Moore (2012). Efficacy of
Saccharomyces cerevisiae fermentation product on intestinal health and
productivity of coccidian-challenged laying hens. Poultry Science.
Nguyễn Hữu Hưng, Nguyễn Hồ Bảo Trân, Lê Văn Trung, 2021. Morphological
and molecular characterization of coccidiosis in local chickens of mekong
delta in Vietnam. Journal of World's Poultry Research. 11. 506-512.
Esin, G., Robert B.B., Sirri, K., Zati, V., Zafer, K., (2013). Molecular
identification of Eimeria species of broiler chickens in Turkey. Ankara Univ
Vet Fak Derg, 60, pp: 245-250.
Hamidinejat, H., Seifiabad, M.R., Mayahi, M., Borujeni, M.P. Characterization of
Eimeria species in commercial broilers by PCR based on ITS1 regions of
rDNA. Iran J Parasitol. 2010;5:48–54.
72
Tài liệu internet:
https://www.merckvetmanual.com/
https://www.impextraco.com/products/enhancing-animals/xtra-performance-xp-
anticoccidials/coccidialsolution

73

You might also like