Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

CÂU HỎI GỢI Ý: THỦY SẢN ĐẠI CƯƠNG (TS 252)

LỚP: THỜI GIAN THI: 90 PHÚT

DỰ KIẾN NGÀY: 12/5/2021 lúc 9,50 giờ sáng

CÂU HỎI

Sinh viên phải trả lời 3 câu hỏi bắt buộc sau:

Câu 1. Kể tên (tên tiếng Việt hoặc tên La tinh) 50 loài cá hay tôm nước ngọt
phân bố ở vùng ĐBSCL ? (2Đ)
1. Cá mòi (Anodontostoma chancunda)
2. Cá học trò (Balantiocheilos melanopterus)
3. Cá cóc (Cyclocheilichthys enoplos)
4. Cá rằm (Puntius leiacanthus)
5. Cá trích (Sardinella)
6. Cá chép (Cyprinus carpio)
7. Cá thát lát (Notopteridea)
8. Cá lòng tong (Rasbora)
9. Cá lóc (Channa striata)
10. Cá trê (Clariidae)
11. Cá rô phi (Orechomis)
12. Cá chạch (Mastacembelidea)
13. Cá tra (Pangasiidea)
14. Cá diêu hồng (cá rô phi đỏ, Oreochromis sp)
15. Cá bơn (Pegusa lascaris)
16. Cá bống (Gobius)
17. Cá tai tượng (Ospharonemus goramy)
18. Cá sặc rằn (Trichogaster pectoralls)
19. Cá rô đồng (Anabas testudineus)
20. Cá hường (Coius microlepis)
21. Cá gai (Gasterosteidea)
22. Cá nheo (Siluridea)
23. Cá ngát (Plotosus canius)
24. Cá linh (Henicorhynchus)
25. Cá lăng (Bagridae)
26. Cá úc (Ariidae)
27. Cá kèo (Pseudapocryptes elongatus)
28. Cá cơm sông (Corica soborna)
29. Cá mè (osteochilus haseltii)
30. Cá hú (Pangasius conchophilus)
31. Cá hồng
32. Cá sửu vàng
33. Cá heo nước ngọt
34. Cá sấu
35. Lương đồng
36. Cá bóng tượng
37. Cá lau kiến
38. Cá basa
39. Cá vàng
40. Cá bảy màu
41. Cá chim
42. Cá chốt
43. Cá măng
44. Cá bè vàng
45. Cá đuối nước ngọt
46. Cá trắm cỏ
47. Cá đù
48. Cá phi Dài Loan
49. Cá mè vinh
50. Cá hô
51. Cá sặc
52. Ác chốt nước ngọt
Câu 2. Trình bày các khái niệm:
- Mô hình nuôi thủy sản dạng quảng canh, quảng canh cải tiến ?
- Mô hình nuôi thủy sản dạng bán thâm canh, thâm canh ?
- Mô hình nuôi thủy sản đa dạng và phát triển bền vững ? (3đ)
- Nuôi trồng thủy sản thâm canh là nuôi trồng thủy sản trong điều kiện kiểm soát
được quá trình tăng trưởng, sản lượng của loài thủy sản nuôi và sự tăng trưởng của
loài thủy sản nuôi phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thức ăn thủy sản.

- Nuôi trồng thủy sản bán thâm canh là nuôi trồng thủy sản trong điều kiện kiểm
soát được một phần quá trình tăng trưởng, sản lượng của loài thủy sản nuôi và sự
tăng trưởng của loài thủy sản nuôi phụ thuộc vào nguồn thức ăn tự nhiên và thức
ăn thủy sản.

- Nuôi trồng thủy sản quảng canh (Aquaculture, extensive). Nuôi tôm quảng canh
là mô hình nuôi sử dụng hoàn toàn thức ăn tự nhiên có trong ao. Vì không sử dụng
thức ăn ngoài để đảm bảo thủy sản có thể phát triển bình thường, mật độ nuôi
thường thấp, giống cũng là giống có nguồn gốc tự nhiên. Diện tích ao nuôi quảng
canh thường được xây dựng khá lớn.
- Nuôi quảng canh cải tiến (QCCT) là mô hình nuôi dựa vào nền tảng của hình
thức nuôi quảng canh nhưng có bổ sung thêm giống ở mật độ thấp hoặc là thêm
thức ăn theo tuần, đôi khi thêm cả thức ăn; bổ sung thêm chế phẩm vi sinh và áp
dụng một số kỹ thuật quản lý và cải thiện môi trường nước nhằm nâng cao năng
suất, hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

- Các hệ thống nuôi trồng thủy sản là sự biểu hiện không gian của sự phối hợp các
ngành nuôi trồng thủy sản và kỹ thuật do một xã hội thực hiện để thỏa mãn nhu cầu
của con người qua các giai đoạn lịch sử. Nó biểu hiện đặc biệt sự tác động qua lại
giữa các yếu tố của một hệ thống sinh học, sinh thái và môi trường tự nhiên với
một hệ thống xã hội- văn hóa, qua các hoạt động sản xuất và xuất phát từ các thành
tựu khoa học kỹ thuật.
- Hệ thống nuôi trồng thủy sản thích ứng với các điều kiện sinh thái khí hậu, điều
kiện môi trường và chất lượng nước của một vùng hay một không gian nhất định,
đáp ứng với các điều kiện tự nhiên, kinh tế và nhu cầu của thời điểm lịch sử đó.
- Hệ thống nuôi trồng thủy sản bền vững Là sự quản lý thành công nguồn lợi thủy
sản để sản xuất ra thực phẩm thỏa mãn nhu cầu thay đổi của con người, trong khi
đó vẫn duy trì và tăng cường được chất lượng của môi trường và bảo vệ được các
nguồn tài nguyên tự nhiên (FAO, 1998). Nuôi trồng thủy sản bền vững dựa trên
những hệ sinh thái phong phú, đa dạng, có khả năng phát triển ổn định trong thời
gian dài, có hiệu quả kinh tế, đảm bảo cung cấp thỏa mãn nhu cầu thực phẩm và
các sản phẩm có giá trị khác cho con người, thức ăn cho gia súc và đảm bảo ổn
định xã hội và tài nguyên môi trường được gìn giữ và tái tạo.

Câu 3. Anh/chị hãy trình bày những đặc điểm chính trong các nguyên lí cơ
bản của nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững? (2đ)
- Mỗi yếu tố hay thành phần phải đảm bảo hai chức năng và có hiệu quả.
- Các yếu tố luôn có tính hợp tác, chứ không mâu thuẫn.
- Các yếu tố đều sinh lợi cho chính nó và yếu tố liên quan.
- Tận dung tốt tiềm năng của tài nguyên và nguồn lực.
- An toàn xã hội, ổn định và phát triển.
Câu 4. Trình bày những đặc điểm cơ bản của môi trường nước (PH và hàm
lượng Oxy hòa tan) trong các ao, ruộng lúa, hay mương vường nơi làng quê
của anh chị sinh sống ? Nhầm thúc đẩy phát triển sản xuất thủy sản A/C hãy
đề ra một số biện pháp kỹ thuật để quảng lý, góp phần tăng cao hiệu quả mô
hình nuôi thủy sản mà anh/chị đề nghị ứng dụng sản xuất trong thực tế. (4đ)

Cần Thơ….ngày….Tháng…. năm 2022

Dương Nhựt Long

You might also like