Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

HƯỚNG DẪN NHẬP LIỆU VIỆN KIỂM SÁT

I. Đăng nhập:
 Vào trình duyệt trên máy tính, Nhập đường dẫn sau: http://192.166.2.11/

 Click vào “Bắt đầu – phiếu” để bắt đầu Nhập liệu.


A. NHẬP LIỆU VĂN BẢN
1. Tên loại văn bản

Tên loại Văn bản chọn theo list danh sách đã có trên hệ thống

Xem tên tiêu đề nhập liệu văn bản để chọn loại văn bản tương ứng

2. Số và ký hiệu hồ sơ

Thường nằm ở góc trên bên trái tài liệu

VD: 17/TB-KC

3. Ngày, tháng, năm văn bản

Thông tin ngày, tháng, năm văn bản thường ở đầu góc bên phải; hoặc ngày, tháng, năm
ngay trên phần chữ ký của người ký văn bản (cuối văn bản)
- Nhập đủ ngày, tháng, năm VB có định dạng dd/mm/yyyy; mm/yyyy hoặc yyyy
- Trường hợp trong 1 văn bản có nhiều ngày thì lấy ngày gần nhất.

4. Tên cơ quan tổ chức ban hành

Thông tin cơ quan ban hành thường nằm ở góc trái phía trên cùng của mỗi văn bản.

- Nhập đầy đủ tên cơ quan ban hành và cơ quan ban hành cấp trên theo Cấu trúc: tên
Cơ quan ban hành – Cơ quan cấp trên

5. Ngôn ngữ
- Nếu văn bản, tài liệu là Tiếng Việt: nhập Việt
- Nếu văn bản, tài liệu là tiếng nước ngoài: Nhập đúng, đủ tên ngôn ngữ khác. Ngăn
cách nhau bằng dấu “,”. Thứ tự theo đúng ABC
VD: Anh, Trung, Việt
6. Mức độ tin cậy
- Bản gốc: Có đóng dấu đỏ và chữ ký tươi (chữ ký tươi có thể là chữ ký xanh hoặc bút
bi đen)

- Bản chính là bản Photo nhưng phần chữ ký lại đóng dấu đỏ
- Bản sao: Bản có dấu triện “Sao y”; “Sao y bản chính” (Ví dụ như mấy cái chứng
thực CMND có dấu đỏ Sao y bản chính,…)
- Bản Copy là bản photo dấu đen, chữ ký photo
7. Trích yếu nội dung

Nhập đúng trích yếu nội dung của văn bản, tài liệu, nhập đầy đủ họ tên người, bị can, bị
cáo, về việc gì, tội gì…

- Trước khi nhập văn bản, tài liệu nên vào mục “Tài liệu cùng bộ” và xem mục lục trước
khi nhập.
- Trong File tài liệu chỉ có 1 văn bản => nhập trích yếu theo văn bản
- Những trường hợp viết tắt: V/v, V/v:, V/việc… thì ghi rõ là “về việc”

Một số văn bản thường gặp và cách nhập

7.1 Bản án sơ thẩm (phúc thẩm)

Văn bản “Nhân danh…” có số VB: ../HS-ST

VD:

"Nhân danh Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Toà án Nhân dân Quận Bắc Từ Liêm Thành phố Hà Nội tiến hành xét xử sơ thẩm công
khai vụ án hình sự thụ lý số 09/TLST-HS ngày 11/04/2014 đối với bị cáo Lê Đăng Khánh"

7.2 Cáo trạng: Cáo trạng đối với … về tội ….

VD: Cáo trạng đối với bị can Ngô Văn Vũ về tội Trộm cắp tài sản
7.3 Tiêu đề tài liệu có liên quan đến vụ án hình sự như: Quyết định khởi tố, Quyết định
đình chỉ vụ án hình sự: Nhập thêm tên vụ án hình sự

VD: Quyết định thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự: Vi phạm quy định về quản
lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Dự án mở rộng sản xuất
giai đoạn 2 – Công ty gang thép Thái Nguyên và một số công ty, đơn vị có liên quan
7.4 Các tiêu đề tài liệu có liên quan đến việc phân công công việc như:
Nhập thêm tên người được phân công

VD: Quyết định phân công kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải
quyết vụ án hình sự - phân công cho bà Nguyễn Hải Trâm, ông Trương Minh Mạnh, ông Lê
Hữu Ngọc

7.5 Các tiêu đề tài liệu có liên quan đến bị can như: Lệnh bắt; Quyết định khởi tố bị can;
Lệnh khám xét; Lệnh cấm; Bản tường trình, Đơn kháng cáo…: Nhập thêm tên bị can..về
tội danh gì, việc gì.

VD: Quyết định khởi tố bị can đối với bà Nguyễn Thị Hoài Anh về tội Lừa đảo chiếm đoạt
tài sản
Lưu ý: Các trường nhập liệu viết đúng quy cách chính tả Tiếng Việt

QUY CÁCH VIẾT TRONG TIẾNG VIỆT

- Quy tắc viết hoa: Viết hoa đầu câu, danh từ riêng, tên người, tên địa danh
VD: Bác Hồ, Tổ quốc, Nhật Kim Thành, nước Đức
- Quy tắc đánh dấu thanh: đặt dấu òa, úy thay vì oà, uý (từ trường hợp: “Quý”)
VD: Hòa Bình, Thúy Kiều
- Quy tắc về đặt dấu:
o Dấu chấm: Đặt ngay sau chữ cái cuối của vế. Ngay sau dấu “.” phải là khoảng trắng,
và từ viết sau đó phải viết hoa chữ cái đầu
o Dấu phẩy: dấu “,” được đặt ngay sau chữ cái cuối của vế, nhưng từ đi sau dấu phẩy
không cần viết hoa mà viết thường
o Dấu hai chấm, Dấu chấm hỏi: Tương tự dấu chấm
o Dấu chấm phẩy: Tương tự dấu phẩy
o Dấu gạch ngang: Giữa nó và các từ, tiếng khác phải có dấu cách (khoảng trắng) ở hai
bên.
o Dấu gạch nối: Một số ví dụ dùng dấu gạch nối như: Lê-nin, Ê-đi-xơn, Ma-ri Quy-ri,
31-01-2020 (hình thức tương tự dấu gạch ngang)
o Giữa các từ với nhau chỉ có 1 khoảng trắng (dấu cách)

You might also like