Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Đề bài: Sự gặp gỡ và nét độc đáo riêng của Hào khí Đông A trong hai

bài thơ “Tỏ lòng” (Phạm Ngũ Lão) và “Nỗi lòng” (Đặng Dung).
Bài làm
Trong các thời đại phong kiến Việt Nam, có lẽ thời đại nhà Trần là thời đại
mà văn học phát triển hung thịnh nhất. Khi mà ở thời đại này, đồng loạt các nhà
thơ khi viết ra những tác phẩm đều gửi gắm rõ những tư tưởng, những triết lí,
khát vọng cao cả của mình. Và một trong số đó, ta bắt gặp ở hai bài thơ “Thuật
hoài” (Phạm Ngũ Lão) và “Cảm hoài” (Đặng Dung) một sự tương đồng và
những nét độc đáo riêng của Hào khí Đông A.
Trong thời đại lúc bấy giờ, Hào khí Đông A như một lí tưởng sống, như một
lẽ sống, một cách sống mà những người anh hùng, những người dân đều phải
có. “Hào khí” ở đây chính là khí thế, là ý chí của mỗi con người Đại Việt, ý chí
ấy giúp người Đại Việt có thêm sức mạnh để chống trả lại giặc ngoại xâm và có
ý thức về chủ quyền dân tộc. “Đông A” chính là thời đại nhà Trần, một thời đại
vô cùng khó khăn, xảy ra nhiều biến cố khi mà trong xã hội tồn tại cả giặc ngoại
xâm và giặc nội xâm. Vì vậy mà sống trong một thời đaih nhiều hiểm nguy như
thế, những con người như Đặng Dung, như Phạm Ngũ Lão luôn cần có chí
hướng, có khát vọng bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc. Và tất cả những
điều đó được gói gọn trong “Hào khí Đông A”.
Cả hai bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão và “Cảm hoài” của Đặng
Dung đều toát lên một tư thế hiên ngang của chủ thể trữ tình. Như trong “Thuật
hoài”, Phạm Ngũ Lão đã viết: “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu”, ý muons
nâng con người sánh ngang với tầm vũ trụ. Ở đây, người anh hung cầm ngang
ngọn giáo trấn giữ đất nước được sánh ngang với đất trời nhưng không vì thế
mà hình ảnh con người trở nên nhỏ bé mà thay vào đó, hình ảnh ấy càng trở nên
rõ nét hơn, làm nổi bật lên hình ảnh người anh hùng hiên ngang giữa đất trời,
giữa vũ trụ rộng lớn. “Giáo” là một dụng cụ vô cùng bình dị, đơn sơ nhưng khi
vào tay người anh hùng thì lại trở thành một dụng cụ không thể thiếu, vô cùng
lớn mạnh, là thứ giúp người anh hùng có thể chống lại được giặc ngoại xâm.
Còn ở trong “Cảm hoài” của Đặng Dung thì hình tượng anh hùng cũng đứng
trong tư thế hiên ngang giữa đất trời bao la:
“Trí chủ hữu hoài phù địa trục,
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.”
Người anh hùng trong “Cảm hoài’ của Đặng Dung nung nấu một ý chí có thể
thay đổi được vận mệnh của toàn dân tộc, có thể lay chuyển được tình thế, lập
nên công trạng lớn cho đất nước. Hình ảnh con người đứng giữa trời đất, vũ trụ
bao la với một tư thế hiên ngang chính là một hình ảnh đặc trưng trong thơ cổ
để làm tôn vinh lên vẻ đẹp, sức mạnh của con người ở trong thời đại.
Ngoài ra, ở cả hai bài thơ còn toát lên khí thế kiêu hùng của người anh hùng
ở thời buổi đất nước đang loạn lạc, còn gặp nhiều khó khăn. Người anh hùng
lúc bấy giờ có vai trò và trọng trách vô cùng quan trọng đối với vận mệnh của
đất nước. Người mà luôn mang trong mình khát vọng lập được công lớn, phò
vua giúp nước:
“Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”
Sức mạnh của “tam quân” có khí thế nuốt trôi trâu hay khí át cả sao Ngưu.
Nhưng dù hiểu theo cách nào thì sức mạnh, khí thế kiêu hùng của quân đội nhà
Trần vẫn được phác họa lên rõ nét. Sức mạnh ấy không gì có thể ngăn cản được,
đó là sức mạnh của quân đội tuy còn non trẻ nhưng đã ba lần đánh thắng quân
Mông – Nguyên. Đó chính là nhờ ý chí quyết tâm chiến đấu, ý thức bảo vệ độc
lập, chủ quyền của dân tộc. Còn ở trong “Cảm hoài” của Đặng Dung thì những
hình ảnh, những ý chí, tâm thế kiêu hùng ấy cũng được thể hiện rõ nét. Đó
chính là hình ảnh của một người anh hùng còn nhiều điều trăn trở với đất nước
vì chưa lập được công lớn nhưng người anh hùng ấy vẫn rất kiêu hùng hướng
tới lí tưởng của cuộc đời mình.
Ở trong “Thuật hoài” hay cũng như trong “Cảm hoài”, cả hai nhà thơ Phạm
Ngũ Lão và Đặng Dung đều thể hiện một tâm thế sâu sắc hướng về thời cuộc.
Tâm thế của một con người đang còn nhiều băn khoăn, nhiều nỗi lo lắng với đất
nước khi bản thân những người anh hùng ấy lại chưa làm được, chưa lập nên
được những chiến công vang dội để đền ơn vua, trả nợ nước. Chỉ khác ở chỗ,
Phạm Ngũ Lão vẫn đang tràn trề sức trẻ trong lí tưởng, ý chí của mình còn
Đặng Dung vì “thời vận” mà đã để lỡ mất cơ hội lập nên nhiều công lớn. Tâm
thế sâu sắc mà hai nhà thơ đặt ra ở đây chính là “chí làm trai”. Một khi đã làm
trai phải thể hiện được rõ lí tưởng của mình, phải lập được nhiều công danh lớn
cho đời thì mới xứng làm “nam nhi đại trượng phu”.
Phải chăng cả Phạm Ngũ Lão và Đặng Dung đều sống trong cuộc đời nhiều
biến cố, đều chứng kiến những cuộc chiến tranh thảm khốc xảy ra nên hiểu
được thế sự và cũng vì lẽ đó nên ở trong thời đại ấy, người anh hùng như Phạm
Ngũ Lão và Đặng Dung đều có một mong muốn, một khát vọng là được phò
vua giúp nước, được lập nên nhiều kì tích, nhiều chiến công vang dội cho đời.
Tuy cùng viết về “Hào khí Đông A” và ở hải bài thơ cũng có nhiều điểm tương
đồng, sự gặp gỡ nhưng cũng vì lẽ đó mà ta không thể phủ nhận rằng chính vì
sống ở hai thời kì khác nhau mà ở trong suy nghĩ, trong quan niệm cũng hình
thành nên sự khác nhau, tạo nên những nét độc đáo riêng của mỗi nhà thơ.
Lời thơ ở trong “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão có khí thế hơn, hùng tráng
hơn là lời thơ ở trong “Cảm hoài” của Đặng Dung:
“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.” (Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão)
“Thế sự du du nại lão hà?
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.
Thời lai đồ điếu thành công dị,
Vận khứ anh hùng ẩn hận đa.
Trí chủ hữu hoài phù địa trục,
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỉ lộ long tuyền đái nguyệt ma.” (Cảm hoài – Đặng Dung)
Ở trong “Thuật hoài”, Phạm Ngũ Lão nhắc đến “tam quân”, nhắc đến “công
danh trái” và nhắc đến “Vũ Hầu” đều có lí do. “Tam quân” là chỉ tổ chức binh
lính của quân đội nhà Trần, ý muốn nói quân đội nhà Trần có sức mạnh vô cùng
lớn, tuy còn non trẻ nhưng đã ý thức được về trách nhiệm, về ý chí của mình.
Quân đội nhà Trần có khí thế hừng hực, khí thế ấy có thể đánh tan mọi rào cản,
mọi sự xâm lăng của giặc ngoại xâm. Nhắc đến “nam nhi” và “công danh trái”
như muốn đánh một hồi chuông cảnh tỉnh cho những tướng sĩ trước trách nhiệm
của mình với vận mệnh của đất nước. “Công danh trái” được nhắc đến như một
món nợ công danh nhưng đồng thời cũng là lí tưởng sống, là lẽ sống của những
nam nhi trong thời đại đó: Đã là người đàn ông thì phải trả xong được món nợ
công danh, nghĩa là lập được công lớn để giúp đời, giúp vua, giúp nước, để làm
rạng danh toàn dân tộc. Nếu nhưu không làm được điều đó thì thật “luống thẹn
tai nghe thuyết Vũ Hầu”. Vũ Hầu chính là một người anh hùng trong thời đại
xưa lập được nhiều công lớn giúp dân, giúp nước. Và những người anh hùng
như Phạm Ngũ Lão mà không lập được công trạng gì thì thật hổ thẹn với đời, hổ
thẹn với mình và hổ thẹn khi nghe đến những chiến công vang dội của người
anh hùng Vũ Hầu. Ý tứ của Phạm Ngũ Lão có phần hùng tráng hơn, đầy nhiệt
huyết, đầy sức trẻ hơn cũng bởi lẽ ở trong thời điểm lúc bấy giờ, quân đội nhà
Trần đang đứng trước cuộc chiến tranh chống quân Mông – Nguyên đang cận
kề và Phạm Ngũ Lão viết ra để khích lệ tinh thần các tướng sĩ cũng như để nhắc
nhở chính bản thân mình khi đang gánh trên vai trọng trách của cả dân tộc.
Còn ở trong bài thơ “Thuật hoài”, lời thơ có phần bi tráng hơn bởi lẽ đó là
lời của một người anh hùng thất thế, một người anh hùng đã sa cơ lỡ vận. Đặng
Dung liên tục dung các thủ pháp đối lập để làm hiện lên một bức tường ngăn
cách giữa người anh hùng với những công trạng còn dang dở. Sử dụng thủ pháp
đối lập ở hai vế trong cùng một câu thơ:
“Thế sự du du nại lão hà”
Việc đời còn dài mà tuổi tác con người chẳng còn được bao lâu nữa. Việc đời là
vô hạn mà cuộc sống con người là hữu hạn. Con người ấy, người anh hùng ấy
còn nhiều điều, nhiều mong muốn giúp ích cho đất nước nhưng tuổi tác không
cho phép, cuộc đời con người không cho phép. Phải chăng người anh hùng
không tạo được công danh lớn cho đất nước, cho dân là bởi yếu tố thời vận?
“Thời lai đồ điếu thành công dị
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa”
Người anh hùng ấy có một khát khao lớn là lập được công lớn cho đất nước
nhưng lại để lỡ mất thời vận. Yếu tố thời vận chính là một yếu tố quan trọng
giúp con người thành công. Hình ảnh cuối bài thơ thật đẹp và sâu sắc:
“Kỉ độ long tuyền đái nguyệt ma”
Hình ảnh người anh hùng đêm đêm ngồi dưới ánh trăng mài thanh gươm cho
sắc bén để chờ đến lúc thời vận đã đến, lập được công danh lớn cho đời. Cặp
hình ảnh “gươm – trăng” là hai cặp hình ảnh đối lập giữa hiện thực tàn khốc và
giữa cái du dương, êm đềm của trăng. Không biết rằng đã bao đêm người anh
hùng ấy trằn trọc suy nghĩ về công danh của mình? Làm một người anh hùng
mà không giúp được cho đất nước, cho vua thì thật đáng hổ thẹn.
Ở đây, lời thơ có phần bi tráng hơn cũng bởi lẽ con người trong hoàn cảnh ấy
đã trải qua bao nhiêu biến cố của cuộc đời mà vẫn không tìm được cho mình
đường đi đúng đắn, một vị minh chủ sáng suốt và cũng một phần là bởi người
anh hùng ấy gánh trên vai mình mối “thù nhà nợ nước” quá sâu sắc, khó mà hóa
giải được.
Trong cả bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão và “Cảm hoài” của Đặng
Dung đều đã diễn tả trọn vẹn Hào khí Đông A, khí thế anh dung kiêu hùng. Và
cũng qua đó, ta hiểu rõ hơn về đất nước ở thời đại bấy giờ với nhiều nét tương
đồng và độc đáo riêng biệt.

You might also like