NCKT-Chuong 12-Rev04

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 12

CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG MÔI TRƯỜNG T&T-HITZ

DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI THU HỒI ĐIỆN XUÂN SƠN – HÀ NỘI

Báo cáo Nghiên cứu khả thi Chương 12: Phân tích kinh tế và tài chính

CHƯƠNG 12: PHÂN TÍCH KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH 2


12.1. Thông số đầu vào 2
12.2. Phân tích hiệu quả kinh tế 4
12.3. Phân tích hiệu quả tài chính 6
12.4. Lợi ích khác của dự án 10
12.5. Kết luận 11

Viện Năng lượng


Trang 1/12
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG MÔI TRƯỜNG T&T-HITZ
DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI THU HỒI ĐIỆN XUÂN SƠN – HÀ NỘI

Báo cáo Nghiên cứu khả thi Chương 12: Phân tích kinh tế và tài chính

CHƯƠNG 12: PHÂN TÍCH KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH

12.1. Thông số đầu vào

Bảng 12.1: Thông số kỹ thuật, vận hành và kinh tế-tài chính


ST
Hạng mục Đơn vị Giá trị
T
Các thông số kỹ thuật cơ bản
A
của Dự án
1 Công suất phát điện MW 15,5
1 Công suất phát điện thương mại MW 11,61
Nhiên liệu chính-Rác thải công
2 Tấn/ngày 1.000
nghiệp
3 Nhiên liệu phụ Dầu DO
8 Điện tự dùng % 25,09
9 Thời gian vận hành công suất đặt h/năm 7.965
10 Đời sống dự án năm 25
B Các thông số vận hành
1 Điện năng sản xuất GWh/năm 123,46
2 Điện năng tự dùng GWh/năm 30,97
3 Điện năng phát lên lưới GWh/năm 92,49
6 Tiêu thụ rác thải công nghiệp Tấn/ngày 1.000
Lít/năm 1.868.000
7 Tiêu thụ dầu DO
kg/năm 1.587.800
8 Tiêu thụ nước ngọt m3/h 101.400
C Các thông số kinh tế
Cơ cấu của tổng vốn đầu tư (Vốn
1 chủ sở hữu/vốn vay) (chưa bao % 20/80
gồm thuế VAT)
Tổng vốn đầu tư trước thuế:
2 Trong đó bao gồm các nguồn Tỷ.VNĐ 2.078,61
sau:

Viện Năng lượng


Trang 2/12
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG MÔI TRƯỜNG T&T-HITZ
DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI THU HỒI ĐIỆN XUÂN SƠN – HÀ NỘI

Báo cáo Nghiên cứu khả thi Chương 12: Phân tích kinh tế và tài chính

ST
Hạng mục Đơn vị Giá trị
T
- Phần Vốn chủ sở hữu Tỷ.VNĐ 415,72
+ Vốn vay Tỷ.VNĐ 1.662,89
3 Hệ số chiết khấu kinh tế % 10
4 Hệ số chiết khấu tài chính % 6,69
5 Thuế TNDN:
- 4 năm đầu có lãi % 0
- 9 năm tiếp theo % 5
- 2 năm tiếp theo % 10
- Các năm còn lại % 20
6 Giá dầu DO VNĐ/lít 14.414,18
Chi phí vận hành, bảo dưỡng
7 % 4
(O&M)
8 Giá nước ngọt VNĐ/m3 10.000
9 Thời gian khấu hao năm 20
Thời gian phân tích
- Giai đoạn đầu tư xây dựng lắp 2019-2021
10
đặt
- Giai đoạn vận hành 2021-2046
11 Tuổi thọ của dự án năm 25
Tăng giá và lạm phát
(Trong tính toán này tính theo
đồng tiền thực (real term), lạm
12 phát hàng năm của USD là 0%, % 0
lạm phát của VND là 0% (Theo
QĐ 2014/QĐ-BCN (nay là BCT)
ngày 13/6/2007)
13 Giá bán điện đ/kWh 2.357,23
(căn cứ theo quyết định số Tương
31/2014/QĐ-TTg ngày đương
10,05
05/5/2014 và Thông tư số USD/kWh
32/2015/TT-BCT ngày

Viện Năng lượng


Trang 3/12
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG MÔI TRƯỜNG T&T-HITZ
DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI THU HỒI ĐIỆN XUÂN SƠN – HÀ NỘI

Báo cáo Nghiên cứu khả thi Chương 12: Phân tích kinh tế và tài chính

ST
Hạng mục Đơn vị Giá trị
T
08/10/2015)

12.2. Phân tích hiệu quả kinh tế

a. Phương pháp luận


Phân tích kinh tế (PTKT) được tính toán dựa trên lợi ích về kinh tế và xã hội
và chi phí mà xã hội bỏ ra để thực hiện dự án nhằm lựa chọn phương án tốt
nhất dựa trên quan điểm kinh tế quốc dân. Lợi ích kinh tế phải đảm bảo hệ số
hoàn vốn nội tại theo quan điểm kinh tế EIRR ≥10%.
Phân tích kinh tế dự án nhằm đánh giá tổng thể lợi ích đầu tư trên quan điểm
chung. Trong khi phân tích tài chính chủ yếu phục vụ cho tính toán của nhà
nhà đầu tư và dựa hoàn toàn vào chi phí giá cả thị trường thì PTKT sẽ xét trên
quan điểm lợi ích kinh tế chung của nền kinh tế.
Xét về mặt kinh tế - xã hội nói chung, Nhà máy điện đốt rác Xuân Sơn có tác
động mạnh mẽ tới sự phát triển chung của kinh tế xã hội, cụ thể như sau:
 Về ảnh hưởng tích cực tới môi trường
Khác với các nhà máy phát điện khác, Dự án Nhà máy xử lý rác thu hồi điện
Xuân Sơn không những không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường mà có tác
dụng làm giảm thiểu tác động xấu của các chất thải công nghiệp tới môi
trường do các chất thải là nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra điện. Mặt khác,
giảm bớt diện tích đất để chôn lấp rác thải.
 Góp phần đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải điện
Theo các số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về tình hình tiêu thụ điện
của nền kinh tế quốc dân trong giai đoạn gần đây cho thấy mức độ tăng trưởng
phụ tải của hệ thống cao hơn nhiều so với mức dự kiến. Vì vậy, việc xem xét
bổ sung nguồn điện cho hệ thống điện Việt Nam trong những năm tới ngày
càng trở nên cấp thiết.
 Đóng góp vào phát triển kinh tế chung của cả nước
Dự án Nhà máy xử lý rác thu hồi điện Xuân Sơn với tính khả thi cao sẽ đem
lại lợi ích chung cho toàn xã hội. Khi được đầu tư xây dựng, Dự án sẽ có tác
dụng thúc đẩy sự phát triển của cả thành phố Hà Nội, kéo theo các dự án công
nghiệp và dịch vụ khác đầu tư vào khu vực này, qua đó cũng góp phần vào sự

Viện Năng lượng


Trang 4/12
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG MÔI TRƯỜNG T&T-HITZ
DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI THU HỒI ĐIỆN XUÂN SƠN – HÀ NỘI

Báo cáo Nghiên cứu khả thi Chương 12: Phân tích kinh tế và tài chính

phát triển chung của cả nước. Thêm nữa, Dự án cũng sẽ làm lợi cho các ngành
công nghiệp/ dịch vụ khác như sản xuất vật liệu xây dựng, xây dựng - lắp máy,
giao thông vận tải, hoá chất, dịch vụ phụ trợ ...
 Phát triển dân sinh - kinh tế vùng
Dự án Nhà máy xử lý rác thu hồi điện Xuân Sơn với số vốn đầu tư đáng kể và
áp dụng công nghệ tiên tiến. Mặt khác, Dự án cũng tạo điều kiện thuận lợi để
phát triển các ngành công nghiệp địa phương khác và dân sinh kinh tế vùng.
Các ngành dịch vụ trong khu sẽ phát triển khi có dự án, tạo điều kiện thuận lợi
cho địa phương trong việc phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập cho người
lao động và tăng sản lượng hàng hóa sản xuất tại địa phương.
 Cơ hội giải quyết việc làm
Dự án Nhà máy xử lý rác thu hồi điện Xuân Sơn sẽ tạo việc làm trực tiếp cho
tới người lao động trong giai đoạn xây dựng và cho giai đoạn vận hành và là
động lực để kéo theo các ngành khác trong khu vực phát triển.
 An ninh năng lượng quốc gia
Trong khi các nguồn năng lượng của Việt Nam ngày càng cạn kiệt do tốc độ
phát triển kinh tế nhanh chóng, thì Hệ thống xử lý chất thải công nghiệp phát
điện sẽ góp phần vào việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia của Việt
Nam.
b. Kết quả phân tích kinh tế
 Dòng chi phí của dự án bao gồm:
- Chi phí vốn đầu tư cho dự án theo các năm (tính theo chi phí vốn tài chính
của dự án)
- Chi phí nhiên liệu
- Chi phí O&M
- Các chi phí khác (nếu có)
 Dòng thu của dự án bao gồm:
- Doanh thu do bán điện
- Doanh thu từ phí sử lý rác thải công nghiệp
Các thông số Bk và Ck của dự án được tính từ dòng thu và dòng chi của các
năm trong đời sống dự án quy đổi về năm đầu tiên bắt đầu bỏ vốn đầu tư với
tỷ lệ chiết khấu ik = 10%.
Viện Năng lượng
Trang 5/12
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG MÔI TRƯỜNG T&T-HITZ
DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI THU HỒI ĐIỆN XUÂN SƠN – HÀ NỘI

Báo cáo Nghiên cứu khả thi Chương 12: Phân tích kinh tế và tài chính

Dự án Nhà máy xử lý rác thu hồi điện Xuân Sơn dự kiến đi vào phát điện
thương mại vào năm 2019 vì vậy được hưởng chính sách giá bán điện theo
quy định tại Quyết định số 31/2014/QĐ-TTg ngày 05/5/2014 về cơ chế
khuyến khích phát triển các dự án điện đốt rác phát điện tại Việt Nam và
Thông tư số 32/2015/TT-BCT ngày 08/10/2015 quy định về phát triển dự án
và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án phát điện sử dụng chất
thải rắn với giá bán điện là 10,05 UScent/kWh. Do vậy, giá điện thanh cái của
nhà máy được tính tại năm cơ sở ở mức 2.357,23 đồng/kWh tương đương
10,05 UScent/kWh. Từ giá bán điện này tính ra phí sử lý rác thải để dự án khả
thi và đạt hệ số chiết khấu kinh tế ≥ 10% áp dụng hệ số chiết khấu kinh tế
10%, kết quả phân tích kinh tế của dự án được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 11.2: Kết quả phân tích kinh tế dự án
ST
Các chỉ tiêu kinh tế đạt được Đơn vị Giá trị
T
1 Hệ số chiết khấu kinh tế (ik) % 10,00%
2 EIRR % 10,44%
3 NPV tr.VNĐ 74.223
4 B/C 1,04
5 Thời gian hoàn vốn năm 22,00
6 Giá thành SX điện đồng/kWh 1.835,03
7 Giá bán điện (đồng/kWh) đồng/kWh 2.357,23
đồng/tấn
526,454.36
Tương
8 Phí xử lý rác thải
đương
22,44
USD/tấn
(Chi tiết “Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế - tài chính” xem phụ lục đính kèm)

12.3. Phân tích hiệu quả tài chính

a. Phương pháp luận


Phân tích tài chính nhằm xem xét, đánh giá khả năng tồn tại về mặt thương
mại của dự án bằng cách tính toán các yếu tố về lợi nhuận và chi phí theo quan
điểm của chủ đầu tư.
Ở các nước mà nền kinh tế thị trường đã được xác lập và hoạt động ổn định
(thị trường tự do, cạnh tranh và tự điều tiết giữa cung và cầu, dùng giá cả điều

Viện Năng lượng


Trang 6/12
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG MÔI TRƯỜNG T&T-HITZ
DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI THU HỒI ĐIỆN XUÂN SƠN – HÀ NỘI

Báo cáo Nghiên cứu khả thi Chương 12: Phân tích kinh tế và tài chính

tiết), khi đầu tư xây dựng các công trình điện thường căn cứ vào vốn đầu tư
ban đầu, các khoản chi phí (quản lý vận hành, bảo trì...) chi phí nhiên liệu, các
khoản thuế, lãi suất vay vốn, các khoản chi phí bán điện, tổng thu nhập hàng
năm và tỷ lệ lạm phát để tính toán phân tích các khía cạnh tài chính, (lỗ, lãi...)
từ đó quyết định kế hoạch đầu tư.
Phân tích tài chính thường áp dụng lý thuyết hiện tại hoá, thông qua các chỉ
tiêu như sau:
- Hệ số hoàn vốn tài chính nội tại (IRR - Internal Rate of Return)
- Giá trị hiện tại thuần của dòng tiền (NPV - Net Present Value)
- Chỉ số lợi ích/chi phí (B/C)
- Thời gian hoàn vốn có chiết khấu
- Tỷ suất lợi nhuận NPV/I
- Giá thành sản xuất điện
Dự án được coi là khả thi về mặt tài chính phải thoả mãn các điều kiện sau:
- Hệ số hoàn vốn nội tại IRR phải lớn hơn giá vốn được ấn định bởi lãi suất
vay vốn hoặc giá vốn yêu cầu của nguồn vốn tương ứng.
- NPV>0 khi tính theo hệ số chiết khấu của từng nguồn vốn yêu cầu.
- Phải đạt được cân bằng thu chi tài chính, chỉ số B/C > 1.
- Với các dự án xây dựng điện thì thời gian hoàn vốn càng nhanh càng có lợi.
- Phí xử lý rác thải càng thấp càng tốt.
Để phân tích so sánh giữa các phương án, phương án nào có các chỉ số đánh
giá tài chính cao hơn là phương án được đề xuất chọn để đầu tư.
Phân tích các khía cạnh tài chính của dự án cũng sẽ được làm rõ theo các cơ
chế đầu tư đối vớí những phương án dự kiến lựa chọn.
b. Kết quả phân tích tài chính
Theo các điều kiện và giả thiết cơ sở nêu trên, kết quả tính toán tài chính được
tổng hợp như sau:
Bảng 11.3: Kết quả phân tích tài chính dự án

STT Các chỉ tiêu kinh tế đạt được Đơn vị Giá trị
1 Hệ số chiết khấu tài chính (if) % 6,69%

Viện Năng lượng


Trang 7/12
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG MÔI TRƯỜNG T&T-HITZ
DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI THU HỒI ĐIỆN XUÂN SƠN – HÀ NỘI

Báo cáo Nghiên cứu khả thi Chương 12: Phân tích kinh tế và tài chính

STT Các chỉ tiêu kinh tế đạt được Đơn vị Giá trị
2 FIRR (%) % 12,00%
3 NPV (tr.VND) tr.VNĐ 568.600
4 B/C 1,41
5 Thời gian hoàn vốn (năm) năm 14,00
6 Giá thành SX điện đồng/kWh 1.747,86
7 Giá bán điện (đồng/kWh) đồng/kWh 2.357,23
đồng/tấn 526,454.36
8 Phí xử lý rác thải Tương đương
USD/tấn 22,44
(Chi tiết “Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế - tài chính” xem phụ lục đính kèm)
Từ các kết quả trên cho thấy mới mức giá bán điện là 2.357,23 đ/kWh tương
ứng với 10,5 UScent/kWh theo quy định, để dự án được khả thi và đáp ứng
nhu cầu mong muốn của chủ đầu tư thì phí sử dụng rác thải là 526,454.36
đồng/tấn khi đó dự án khả thi với FIRR= 12,00%, NPV=568,60 tỷ đồng
(tương đương 24,24 triệu USD) và thời gian hoàn vốn là 14 năm.
c. Phân tích độ nhạy
Phân tích độ nhạy tài chính nhằm xem xét khả năng thay đổi các thông số kinh
tế kỹ thuật và tài chính ảnh hưởng tới các chỉ tiêu đánh giá tài chính của dự án,
từ đó giúp chủ đầu tư đưa ra quyết định đầu tư tối ưu. Để đánh giá độ rủi ro,
tìm lề an toàn cho dự án, trong phân tích tài chính cần phải phân tích độ nhạy
với một số điều kiện xấu đi so với dự kiến. Cụ thể, trong Báo cáo này, độ nhạy
được phân tích với giả định phí sử dụng rác thải là 526,454.36 đồng/tấn như
trong phương án cơ sở đối với các phương án độ nhạy sau:
1. Vốn đầu tư tăng 10% - PA1;
2. Điện năng phát giảm 10% - PA2;
3. Chi phí O&M, chi phí nhiên liệu tăng 10% - PA3;
4. Tổ hợp vốn đầu tư tăng 10%, điện năng phát giảm 10% - PA4;

Viện Năng lượng


Trang 8/12
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG MÔI TRƯỜNG T&T-HITZ
DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI THU HỒI ĐIỆN XUÂN SƠN – HÀ NỘI

Báo cáo Nghiên cứu khả thi Chương 12: Phân tích kinh tế và tài chính

Bảng 11.4: Kết quả phân tích độ nhạy


T
Chỉ tiêu PA 1 PA 2 PA 3 PA 4
T
Hiệu quả kinh tế
1 Hệ số chiết khấu kinh tế (ik) (%) 10,00% 10,00% 10,00% 10,00%
2 EIRR, % 9,22% 8,42% 9,91% 7,27%
3 NPVk, tr.VND -140.740 -254.017 -14.303 -468.929
4 B/Ck 0,93 0,86 0,99 0,77
5 Thời gian hoàn vốn (năm) >25,00 >25,00 25,00 >25,00
Hiệu quả tài chính
Hệ số chiết khấu tài chính (if)
1 6,69% 6,69% 6,69% 6,69%
(%)
2 FIRR, % 9,56% 7,91% 10,69% 5,88%
3 NPVf, tr.VND 340.450 131.704 430.036 -96.446
4 B/Cf 1,22 1,10 1,31 0,94
5 Thời gian hoàn vốn (năm) 18,00 22,00 16,00 >25,00
6 Giá thành SX điện, đồng/kWh 1.992,37 2.134,94 1.896,36 2.476,51
7 Giá bán điện, đồng/kWh 2.357,23 2.357,23 2.357,23 2.357,23
526,454.3 526,454.3 526,454.3 526,454.3
8 Phí xử lý rác thải công nghiệp
6 6 6 6

Viện Năng lượng Trang 9/12


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG MÔI TRƯỜNG T&T-HITZ
DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI THU HỒI ĐIỆN XUÂN SƠN – HÀ NỘI

Báo cáo Nghiên cứu khả thi Chương 12: Phân tích kinh tế và tài chính

Viện Năng lượng Trang 10/12


CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG MÔI TRƯỜNG T&T-HITZ
DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI THU HỒI ĐIỆN XUÂN SƠN – HÀ NỘI

Báo cáo Nghiên cứu khả thi Chương 12: Phân tích kinh tế và tài chính

Từ các kết quả tính toán độ nhạy trên cho thấy đối với các trường hợp rủi ro
cao như TMĐT tăng 10%, thời gian phát điện giảm 10% và trường hợp chi phí
nhiên liệu và chi phí O&M tăng 10%, thì dự án vẫn đảm bảo khả thi về mặt tài
chính tuy nhiên về mặt kinh tế dự án không khả thi. Đối với trường hợp xấu
nhất khi vừa TMĐT tăng 10% và thời gian phát điện giảm 10% thì dự án
không khả thi về cả mặt kinh tế và tài chính. Vì vậy, Chủ đầu tư cần quản lý
tốt vốn đầu tư của dự án do đây là yếu tố có thành phần chủ quan còn việc thời
gian phát điện giảm là yếu tố khách quan nên không thể can thiệp được do đó
cần tránh trường hợp này xảy ra..
Từ các kết quả tính toán các trường hợp rủi ro cho thấy với TMĐT và các
thông số kỹ thuật đầu vào cho thấy dự án có tính khả thi cao về mặt tài chính.

12.4. Lợi ích khác của dự án

Dự án đốt chất thải kết hợp xử lý môi trường và phát điện sẽ mang lại những
lợi ích như:
- Giải quyết triệt để chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại và chất thải
y tế;
- Giảm thiểu khí nhà kính gây ra bởi chôn lấp;
- Giảm bớt diện tích đất cần thiết để chôn lấp rác thải;
- Tăng cường năng lực xử lý chất thải công nghiệp cho thành phố Hà Nội;
- Lợi ích về sức khỏe cộng đồng: Ở mức độ cơ bản nhất, dự án xử lý chất thải
rắn được xây dựng nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng (hay chính xác hơn
là để ngăn ngừa việc phát thải chất thải rắn làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
cộng đồng);
- Giảm chi phí vận chuyển rác do hiện nay các khu xử lý chất thải rắn hiện
nay có vị trí rất xa trung tâm thành phố (nơi tập trung đông người) nên bán
kính trung bình vận chuyển rác từ điểm tập kết đến nhà máy xử lý khoảng
20km, gây tốn kém chi phí xăng dầu và nhân lực;
- Giảm bớt gánh nặng cho ngành điện; tăng thêm nguồn điện (dù không cao)
cho hệ thống điện quốc gia với phương thức vận hành đa dạng theo chế độ
phủ nền hoặc phủ đỉnh, giải quyết được một phần thiếu điện tại khu vực vào
những tháng mùa khô;

Viện Năng lượng


Trang 11/12
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG MÔI TRƯỜNG T&T-HITZ
DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI THU HỒI ĐIỆN XUÂN SƠN – HÀ NỘI

Báo cáo Nghiên cứu khả thi Chương 12: Phân tích kinh tế và tài chính

- Giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm nước mặt và nước ngầm do nước rỉ ra từ
các bãi chôn lấp rác, ô nhiễm do mùi hôi sinh ra từ các bãi chôn lấp rác;
- Tạo ra vật liệu xây dựng từ tro xỉ của quá trình đốt, ngoài ra, còn mang lại
nhiều lợi ích thiết thực khác cho xã hội, cộng đồng và cho nền kinh tế
không ngừng phát triển của thành phố.

12.5. Kết luận

1. Về mặt kinh tế
Qua phân tích tổng thể của Dự án Nhà máy xử lý rác thu hồi điện Xuân Sơn
cho thấy rằng dự án mang lại hiệu quả kinh tế cho nền kinh tế quốc dân. Ngoài
việc đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải điện của nền kinh tế, tạo công ăn
việc làm cho người lao động, Dự án còn góp phần vào sự phát triển kinh tế của
quốc gia cũng như địa phương. Bên cạnh đó, Dự án còn góp phần tăng ngân
sách nhà nước từ thuế thu nhập doanh nghiệp với giá trị đóng góp trung bình
hàng năm là 16,42 tỷ đồng .
2. Về mặt tài chính
Qua phân tích tài chính dự án cho thấy:
Dự án mang lại một mức lợi nhuận đáng kể cho chủ đầu tư khi giá bán điện tại
thanh cái của nhà máy được quy định ở mức 2.357,23 đồng/kWh tương đương
10,05 UScent/kWh, để các chỉ tiêu tài chính đều được thoả mãn (NPV>0,
FIRR > if, B/C>1) thì phí sử lý rác là là 526,454.36 đ/tấn (tương đương 22,44
USD/tấn).

Viện Năng lượng


Trang 12/12

You might also like