Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 55

CHUYÊN ĐỀ

NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU


& AN TOÀN TRUYỀN MÁU
21DYK2D - Nhóm 7 - Tổ 1
THÀNH VIÊN

STT Họ tên MSSV STT Họ tên MSSV

1 Phạm Ngọc Trâm Anh 2100008944 8 Võ Thúy Vy 2100008757

2 Thạch Thị Kiều Diễm 2100008760 9 Ôn Tiểu Yến 2100008820

3 Nguyễn Thị Hương Giang 2100008313 10 Nguyễn Khánh Nhi 2100008752

4 Đặng Ngô Trung Hiếu 2100008758 11 Nguyễn Thị Hồng Phúc 2100008943

5 Ngô Duy Khang 2100008813 12 Nguyễn Ngọc Thảo Vân 2100008948

6 Lê Hoàng Quân 2100008798 13 Đào Quang Nhân 2100008554

7 Thái Nguyễn Thanh Vy 2100008318


NỘI DUNG
1) ÔN TẬP VỀ HỆ THỐNG NHÓM MÁU
2) NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU
3) ĐỊNH NHÓM MÁU: PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ
THUẬT ĐỊNH NHÓM MÁU
4) AN TOÀN TRUYỀN MÁU
1) ÔN TẬP VỀ HỆ THỐNG NHÓM MÁU

HỆ THỐNG NHÓM MÁU ABO HỆ THỐNG NHÓM MÁU RHESUS


HỆ
THỐNG
NHÓM
MÁU

CÁC HỆ THỐNG NHÓM MÁU KHÁC


HỆ THỐNG NHÓM MÁU ABO

ĐỊNH NGHĨA: ABO là một hệ thống nhóm máu đặc biệt, do kháng nguyên của hệ
ABO có mặt không chỉ trên hồng cầu mà còn trên các mô khác và dịch tiết cơ thể.
HỆ THỐNG NHÓM MÁU ABO

PHÂN LOẠI:

-Hệ thống nhóm máu ABO gồm :

+2 kháng nguyên là A và B

+2 kháng thể : anti-A và anti-B

→ tạo nên 4 nhóm máu A, B, AB và O


HỆ THỐNG NHÓM MÁU ABO
HỆ THỐNG NHÓM MÁU ABO
*KHÁNG NGUYÊN:
- Kháng nguyên là phân tử kích thích đáp ứng miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là sản
xuất kháng thể
- Bản chất của kháng nguyên: Thông thường là một Protein hay là một
Polysaccharide
- Kháng nguyên của hệ nhóm máu ABO thường xuất hiện sớm vào khoảng tuần thứ
5 sau khi thụ thai
*KHÁNG THỂ: 2.Kháng thể miễn dịch:

1.Kháng thể tự nhiên: -Được hình thành qua quá trình đáp
ứng miễn dịch:
-Xuất hiện không qua quá trình miễn
dịch +Bất đồng nhóm máu mẹ và con
-Xuất hiện ngay sau khi sinh
+Truyền máu không hoà hợp hệ
-Kháng thể anti-A và anti-B ABO
-Bản chất: IgM -Kháng thể anti-A và anti-B cũng có
-Thích hợp hoạt động ở nhiệt độ từ 4°C thể là kháng thể miễn dịch
đến 22°C
-Bản chất: IgG
- Không qua được hàng rào nhau
thai -Thích hợp hoạt động ở 37°C

- Qua được hàng rào nhau thai


HỆ THỐNG NHÓM MÁU ABO

VAI TRÒ TRONG LÂM SÀNG CỦA HỆ THỐNG ABO

Hệ nhóm máu ABO có vai trò quan trọng trong thực hành truyền máu, truyền
máu không hoà hợp hệ ABO

→ Kích hoạt bổ thể và gây tán huyết nội mạch cấp tính

→ Gây phản ứng truyền máu mạnh → Đe dọa tính mạng


HỆ THỐNG NHÓM MÁU RHESUS
I. ĐỊNH NGHĨA
Nhóm máu hệ Rh được tác giả Karl Landsteiner và Wiener phát hiện đầu tiên vào năm
1940. Hệ Rh là một hệ nhóm máu quan trọng trong thực hành truyền máu, chỉ đứng sau hệ
nhóm máu ABO. Hệ nhóm máu Rh là hệ thống nhóm máu phức tạp nhất, cho đến nay đã có 55
KN khác nhau của hệ Rh được Hiệp hội truyền máu quốc tế chính thức công nhận
HỆ THỐNG NHÓM MÁU RHESUS
II. KHÁNG NGUYÊN VÀ KHÁNG THỂ CỦA NHÓM MÁU RHESUS

Kháng nguyên:
- Như vậy ta có 5 kháng nguyên chính của hệ Rh đó là kháng nguyên D, kháng
nguyên C và c, kháng nguyên E và e. Kháng nguyên hệ Rh phân bố thưa thớt trên
bề mặt hồng cầu.
- Tất cả các kháng nguyên hệ Rh đều có khả năng gây miễn dịch tạo kháng thể
tương ứng, tuy nhiên kháng nguyên D có tính sinh miễn dịch mạnh nhất. Những
người có kháng nguyên D trên bề mặt hồng cầu được gọi là người có nhóm máu
Rh(D) dương và những người không mang kháng nguyên D trên bề mặt hồng cầu
được gọi là người có nhóm máu Rh(D) âm.
HỆ THỐNG NHÓM MÁU RHESUS
II. KHÁNG NGUYÊN VÀ KHÁNG THỂ CỦA NHÓM MÁU RHESUS

Kháng thể:
Kháng thể của hệ Rh là kháng thể miễn dịch. Kháng thể hệ Rh không có trong
huyết tương mà chỉ xuất hiện khi có sự mẫn cảm kháng nguyên từ ngoài vào:
+ Do truyền máu: có thể gặp trong trường hợp người có nhóm máu Rh âm đã
từng nhận máu của người có Rh dương.
+ Qua đường nhau thai: xảy ra khi có sự xâm nhập hồng cầu thai nhi là Rh
dương vào máu mẹ có nhóm máu Rh âm kích thích cơ thể mẹ sinh kháng thể
kháng D.
HỆ THỐNG NHÓM MÁU RHESUS
III. XÉT NGHIỆM YẾU TỐ MÁU Rh CHO PHỤ NỮ MANG THAI
Nếu người mẹ có yếu tố máu Rh- nhưng lại mang bầu bé có nhóm máu Rh+ (do bố có yếu
tố máu Rh+), khi máu của thai nhi lẫn vào trong máu của mẹ (VD: khi sinh, vỡ nhau thai…), cơ
thể mẹ sẽ tạo kháng thể anti-D để tấn công hồng cầu của thai nhi (chứa kháng nguyên D). Ở
lần 1 mang thai (nếu không hòa lẫn máu / hòa lẫn ít theo sinh lý), thai nhi sẽ không bị anti-D
của mẹ tấn công khi sinh vì cơ thể mẹ chưa kịp tạo ra anti-D (hoặc phản ứng miễn dịch yếu).
Ở lần 2 mang thai, cơ thể người mẹ đã có trí nhớ miễn dịch từ lần mang thai đầu tiên, nên
phản ứng miễn dịch tạo anti-D trở nên mạnh hơn, anti-D sẽ đi qua nhau thai và tấn công thai
nhi.
❓ VÌ SAO NHẮC TỚI HỆ THỐNG NHÓM MÁU ABO & RHESUS

- Xuất hiện nhiều, phổ biến


- Tính sinh miễn dịch cao → nguy hiểm LẬP TỨC LÊN TÍNH MẠNG
CÁC HỆ THỐNG NHÓM MÁU KHÁC
Một số hệ thống nhóm máu khác có thể gặp ngoài hệ thống ABO, Rhesus là hệ
thống nhóm máu Lewis, hệ thống Kell, hệ thống MNS,...
CÁC HỆ THỐNG NHÓM MÁU KHÁC
2) NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU
A) Nguyên tắc quan trọng nhất trong truyền máu là phải chọn đúng
nhóm máu của BN và chắc chắn có chỉ định của BS: không để kháng
nguyên và kháng thể tương ứng ngưng kết.
2) NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU
A) Không để kháng nguyên và kháng thể tương ứng ngưng kết.

1) Nhóm ABO: Tùy thuộc vào thành phần máu BN muốn truyền ta có:
2) NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU
A) Không để kháng nguyên và kháng thể tương ứng ngưng kết.

1) Nhóm ABO: Tùy thuộc vào thành phần máu BN muốn truyền ta có:
2) NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU
A) Không để kháng nguyên và kháng thể tương ứng ngưng kết.

1) Nhóm ABO: Tùy thuộc vào thành phần máu BN muốn truyền ta có:
2) NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU
A) không để kháng nguyên và kháng thể tương ứng ngưng kết
2) Nhóm Rh(D): RhD+, RhD-

*Người có nhóm máu RhD- sẽ có kháng thể anti-D (là 1


loại KT miễn dịch): nếu như hệ miễn dịch chưa được
cảm ứng hóa lần đầu thì người đó không có KT anti-D.
2) NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU
A) Không để kháng nguyên và kháng thể tương ứng ngưng kết.

2) Nhóm Rh(D): RhD+, RhD-


Với nhóm máu hệ RhD cần truyền máu hòa hợp theo nguyên tắc sau:

- Người có nhóm máu RhD+ có thể nhận máu nhóm RhD+ hoặc RhD-

- Người có nhóm máu RhD- khi cần truyền máu thì phải nhận nhóm máu RhD-

- Chỉ truyền máu nhóm RhD+ cho người nhận mang nhóm RhD- trong trường hợp đe dọa đến mạng
người bệnh (VD: mất máu) và có đủ điều kiện

+ Người bệnh là Nam giới


+ Trong trường hợp người bệnh là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ: Cân nhắc lợi ích điều trị hiện tại và
nguy cơ tai biến cho thai nhi nếu người bệnh mang thai trong tương lai
+ Xét nghiệm hòa hợp sử dụng huyết thanh chống globulin ở nhiệt độ 37oC cho kết quả (-)
+ Được sự đồng ý của BN và người nhà BN bằng văn bản pháp lí
2) NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU

B) Làm các xét nghiệm cần thiết trước khi truyền máu

- XN định danh nhóm máu


- XN HIV
- XN viêm gan B
- Phản ứng chéo
2) NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU
C) Kiểm tra các thông tin trên túi sản phẩm máu và người bệnh trước khi
truyền
2) NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU
D) Kiểm tra sinh hiệu của BN trước khi truyền máu

- Mạch
- Nhiệt độ
- Huyết áp
- Nhịp thở
- Sp02
2) NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU
E) Đảm bảo tốc độ chảy của máu đúng thời gian theo y lệnh

F) Túi máu mang về giường bệnh không để quá 30p trước khi được truyền

G) Theo dõi chặt chẽ quá trình truyền đề phòng các tai biến có thể xảy ra
- Ngay trước khi truyền máu

- Ngay sau khi bắt đầu truyền máu

- 15p sau khi bắt đầu truyền máu

- Mỗi h trong khi truyền máu

- Kết thúc truyền máu

- Các thông tin theo dõi

+ Toàn trạng,mạch,nhiệt độ,HA,nhịp thở


+ Tốc độ truyền
+ Cân bằng dịch
3) ĐỊNH DANH NHÓM MÁU

Vì sao cần định danh nhóm máu ?

❖ Nhận biết hoặc định lại nhóm máu của người cho và
người nhận trước truyền máu
❖ Xác định nhóm máu của người đăng ký hiến tặng, tủy
xương, mô để xem có tương thích với người nhận hay
không.
❖ Sử dụng kết quả cho mục đích xác định huyết thống.
❖ Phụ nữ mang thai cần định nhóm máu hệ ABO/Rh để
đánh giá độ tương thích giữa các yếu tố trong máu của
mẹ và con.
3) ĐỊNH DANH NHÓM MÁU
Nhóm máu ABO
- Có 2 nghiệm pháp xác định là:

+ Nghiệm pháp trực tiếp (nghiệm pháp


huyết thanh mẫu): định nhóm xuôi
Nhằm Xác định hệ kháng nguyên ABO trên hồng
cầu (Nghiệm pháp Beth-Vincent)

+ Nghiệm pháp gián tiếp (nghiệm pháp


hồng cầu mẫu): định nhóm ngược
Nhằm Xác định kháng thể hệ thống ABO trong
huyết tương (Nghiệm pháp Simonin)
thể
kháng

Nhận định kết quả:

Nhóm máu của bệnh nhân được khẳng định khi có sự đồng nhất kết quả của cả 2 phương
pháp hồng cầu mẫu và huyết thanh mẫu, trừ một số trường hợp đặc biệt như: định nhóm
máu ABO của trẻ sơ sinh và thai nhi chỉ thực hiện định nhóm máu bằng phương pháp huyết
thanh mẫu, không định nhóm máu bằng phương pháp hồng cầu mẫu.
*Để đảm bảo chính xác, khi định nhóm máu ABO cần:
+ Tiến hành đồng thời cả 2 nghiệm pháp nói trên, và kết quả của 2 nghiệm pháp
phải khớp với nhau, nếu không phải sử dụng thêm kỹ thuật cao hơn để xác định.
+ Huyết thanh mẫu phải đủ anti-A, anti-B, anti-D.
+ Hồng cầu mẫu phải đủ hồng cầu A, B, O.
+ Huyết thanh phải đạt đủ độ nhạy, độ mạnh và hiệu giá
+ Hồng cầu mẫu phải là hồng cầu mới đã rửa sạch 3 lần bằng nước muối (9/1000 NaCl)
rồi pha thành huyền dịch 5% - 10%.
3) ĐỊNH DANH NHÓM MÁU

Nhóm máu Rhesus

- Hệ nhóm máu quan trọng thứ hai trong thực hành


truyền máu chính là hệ nhóm máu Rh bao gồm Rh(+)
và Rh(-) trong đó Rh(+) chiếm đa số.
- Nguyên tắc: Kỹ thuật định nhóm máu Rh được thực
hiện dựa trên nguyên lý của phản ứng ngưng kết. Cho
huyết thanh chống D tác dụng với hồng cầu bệnh nhân
muốn phân loại. Hồng cầu mang kháng nguyên D sẽ bị
ngưng kết bởi huyết thanh kháng D.
3) ĐỊNH DANH NHÓM MÁU
Nhóm máu Rhesus
Tiến trình kĩ thuật:
- Trên tấm lam kính khô sạch ghi mã số
hoặc tên bệnh nhân và ghi ký hiệu là D.
- Nhỏ lên lam kính một giọt huyết thanh
chống D.
- Cho tiếp vào lam kính một giọt máu bệnh
nhân muốn phân loại Rhesus.
- Dùng que sạch trộn thật đều máu và
thuốc thử thành một vòng trong.
- Lắc nhẹ sau 3 phút đọc kết quả.
Kết quả:
- Ngưng kết: Rh dương tính
- Không ngưng kết: Rh âm tính
3) ĐỊNH DANH NHÓM MÁU

Các kỹ thuật sử dụng trên lâm sàng

a. Kỹ thuật gạch men

b. Kỹ thuật ống nghiệm

c. Kỹ thuật Gelcard

c
b
3) ĐỊNH DANH NHÓM MÁU
3) ĐỊNH DANH NHÓM MÁU
a. Kỹ thuật gạch men
- Trên phiến đá sạch, khô nhỏ 1 giọt huyết thanh mẫu (anti A, B, D) vào 3 vị trí khác nhau trên
phiến: 1, 2, 3.
- Thêm 1 giọt dịch treo hồng cầu cần định nhóm 10% vào 3 vị trí 1, 2, 3
- Trộn đều huyết thanh mẫu với hồng cầu cần định nhóm bằng các đầu thuỷ tinh để có một vòng
tròn có đường kính 20 - 30cm lắc nhẹ liên tục trong vòng 2 phút rồi đọc và ghi lại kết quả.
3) ĐỊNH DANH NHÓM MÁU
a. Kỹ thuật gạch men

- Ngưng kết: thấy những


cụm hồng cầu đứng tách
rời nhau rõ rệt trên nền
dung dịch trong.

- Không ngưng kết: hỗn


dịch vẫn đỏ đều.
3) ĐỊNH DANH NHÓM MÁU
b. Kỹ thuật ống nghiệm

- Thực hiện đồng thời cả hai phương pháp: hồng cầu mẫu và huyết thanh mẫu cùng 1 lúc
do quay li tâm tách được huyết tương và hồng cầu ra riêng
- Máu đã được pha loãng thành huyền dịch hồng cầu 5% (1 giọt hồng cầu + 19 giọt nước
muối sinh lý NaCl 0,9%) → phản ứng trọn vẹn hơn → dễ nhìn và dễ xác định hơn.
3) ĐỊNH DANH NHÓM MÁU
b. Kỹ thuật ống nghiệm

- Nhỏ một giọt huyết thanh mẫu anti A, B, D vào 3 ống nghiệm đã được chuẩn bị.
- Thêm vào mỗi ống nghiệm một giọt hồng cầu cần định nhóm đã được hoà
loãng
- Nhỏ một giọt hồng cầu mẫu A, B, O (5%) vào 3 ống nghiệm khác. Thêm vào
mỗi ống nghiệm 2 giọt huyết thanh bệnh nhân
- Lắc đều các ống nghiệm , rồi đem đi quay ly tâm 3800 lần/ phút - quay trong
15-20s → cho ra kết quả
- Nghiêng nhẹ thành ống, đọc hiện tượng tan máu và ngưng kết bằng mắt
thường hoặc bằng kính hiển vi.
3) ĐỊNH DANH NHÓM MÁU
b. Kỹ thuật ống nghiệm
* Tán huyết là kết quả (+)

* Phản ứng dương tính


4+: một khối lớn, không bị vỡ khi lắc nhẹ, dịch trong
suốt
3+: những kết cụm lớn, khi lắc vỡ thành vài mảnh nhỏ,
phần lỏng vẫn trong suốt
2+: có nhiều kết tập nhỏ, phần lỏng bị vẩn đục
1+: Các kết tập còn nhỏ hơn, dịch đục, các kết tập khá
nhỏ và thường phải quan sát trên kính hiển vi.

* Phản ứng âm tính


Khi lắc, hồng cầu trở lại ngay dạng hỗn dịch đỏ và đục
3) ĐỊNH DANH NHÓM MÁU
c. Kỹ thuật Gelcard
- Có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, cho kết quả
ngưng kết rõ ràng, thời gian ủ ngắn, có quy
trình tiến hành kỹ thuật chuẩn, an toàn cho
người làm xét nghiệm.
- Các mẫu thử có sẵn trong microtube, (trừ HC
mẫu, ở phòng thí nghiệm sẽ bổ vô sau khi thử)
dạng gel → tiết kiệm thời gian, giữ được kết
quả lâu.

- Phản ứng (+): hồng cầu ngưng kết bị cột


gel giữ lại
- Phản ứng (-): hồng lọt qua cột gel, tụ ở
3) ĐỊNH DANH NHÓM MÁU
c. Kỹ thuật Gelcard
So sánh các kỹ thuật định nhóm máu ABO

Phương pháp Ưu điểm Khuyết điểm


Gạch men - Nhanh - Không tự động hóa được
- Chi phí thấp - Không còn đáp ứng đúng
- Dễ thực hiện khuyến cáo
- Dễ định nhầm nhóm máu, nguy
cơ lây nhiễm cao

Ống nghiệm - Chi phí thấp - Cần phải thành thạo


- Có thể thực hiện nhiều test - Không tự động hóa
- Độ lặp lại thấp

Gelcard - Nhạy và đặc hiệu - Chi phí cao hơn phương pháp
- Có thể tự động hoá truyền thống
- Đọc kết quả dễ dàng - Cần phải thông thạo
- Chỉ cần số lượng mẫu nhỏ - Tốn thời gian
- An toàn cho người làm xét nghiệm.
Các yếu tố gây sai lệch kết quả :
- Không cho huyết thanh hoặc thuốc thử → không có phản ứng xảy ra → Định nhóm
máu ABO và cả Rh, phải luôn cho HT mẫu và HT vào tube trước khi cho hồng cầu

- Không thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất

- Thêm thuốc thử sai: ví dụ đáng lẽ cho HC A1 hoặc HC B, nhưng lại cho HC O → lỗi
kỹ thuật nghiêm trọng

- Mẫu bị nhiễm chéo trong quá trình thực hiện XN

- Thuốc thử bị nhiễm: → (-) giả hoặc (+) giả, phụ thuộc vào việc thuốc thử được thêm
vào trung hòa hay hoạt hóa thuốc thử gốc.
Các yếu tố gây sai lệch kết quả (tt):

*Đọc KQ:
- Không đọc KQ ngay
- Không lắc tan khối HC, lắc quá mạnh hoặc quá nhẹ
- Không đọc tán huyết
- Tube dơ có thể làm cho tế bào kết cụm giả…
Các yếu tố gây sai lệch kết quả (tt):

*Các vấn đề liên quan đến thuốc thử hoặc thiết bị


- Thuốc thử: HT mẫu hết hạn; HC mẫu, nước muối: tán huyết hoặc bị nhiễm
- Thiết bị (máy ly tâm, đồng hồ hẹn giờ, bain marie...): không hiệu chuẩn
- Nhiệt độ bảo quản: không đảm bảo
4) AN TOÀN TRUYỀN MÁU
ĐỊNH NGHĨA
An toàn truyền máu là một quy trình khép kín gồm nhiều giai
đoạn:
+ Chỉ định điều trị hợp lý
+ Sử dụng đúng máu và các chế phẩm phù hợp
+ Thực hiện truyền máu đúng quy định
+ Phòng và xử trí kịp thời các tai biến
An toàn truyền máu phải đảm bảo an toàn cho người được
truyền máu, người cho máu và nhân viên y tế làm công tác
truyền máu.
AN TOÀN VỀ CHẤT VÀ LƯỢNG

An toàn về số lượng: đảm bảo


cung cấp máu đầy đủ, kịp thời,
thường xuyên, ổn định máu và
các chế phẩm máu có chất lượng
cho điều trị, cấp cứu, dự phòng
thảm họa.
An toàn về chất lượng
● An toàn miễn dịch ● An toàn không lây lan
- Hồng cầu: - Virus: viêm gan B, viêm gan
+ Hồng cầu của người cho C, HIV, CMV,...
sống bình thường trong cơ - Vi khuẩn: Gram (-), Gram
thể người nhận (+)
+ Hồng cầu của người cho - Nấm: Candida,
không kích thích miễn dịch Aspergillus,...
của người nhận - Ký sinh trùng: sốt rét, giun
- Phù hợp KN bạch cầu chỉ,...
- Phù hợp KN tiểu cầu
- Phù hợp Protein huyết tương Kiểm tra trước khi lấy máu
AN TOÀN CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG

- An toàn cho người hiến máu: được tư vấn, khám lâm sàng, xét nghiệm tuyển
chọn, chăm sóc và hướng dẫn đầy đủ chu đáo trong quá trình hiến máu, khỏe
mạnh, có đủ điều kiện theo quy định và tự nguyện hiến máu toàn phần hay một số
thành phần
- An toàn cho nhân viên làm công tác truyền máu: được trang bị đầy đủ các kiến
thức về an toàn truyền máu, thực hiện đúng chính xác theo quy trình theo Bộ Y
Tế, được bảo hộ lao động (các dụng cụ bảo vệ NVYT) và đảm bảo các vấn đề về
pháp lý (đọc thêm thông tư 36 của Bộ Y Tế về an toàn truyền máu)
- An toàn cho người nhận máu: đảm bảo an toàn về số lượng máu, đảm bảo mọi
nhu cầu về máu khi người bệnh cần, đảm bảo về chất lượng máu và thực hiện
đầy đủ quy định và chu trình về truyền máu
AN TOÀN TRONG QUY TRÌNH TRUYỀN MÁU

- Kiểm tra túi máu:


+ Nhãn, thông tin trên nhãn
(loại chế phẩm máu, ngày
sản xuất & hạn sử dụng túi
đựng máu, nhóm máu, số
hiệu túi)
+ Chất lượng túi (3 lớp rõ
ràng, đảm bảo vô khuẩn,
+ Không rách, thủng, còn
lạnh, không vón cục)
AN TOÀN TRONG QUY TRÌNH TRUYỀN MÁU

Chuẩn bị dụng cụ: đảm bảo vô khuẩn (dây truyền phải có bầu lọc,
kim đúng kích cỡ)
AN TOÀN TRONG QUY TRÌNH TRUYỀN MÁU
- Truyền máu:
+ Thực hiện đúng nguyên tắc
truyền máu
+ Thực hiện phản ứng chéo tại
giường BN
- Theo dõi tình trạng lâm sàng của
BN trong suốt quá trình truyền máu
để phát hiện tai biến và xử trí kịp
thời
- Tiếp tục theo dõi BN trong 24h sau
truyền máu, lưu túi máu trong tủ
lạnh để đối chiếu nếu có phản ứng
truyền máu xảy ra
Nguồn tài liệu tham khảo
Kỹ thuật xét nghiệm huyết học và truyền máu ứng dụng trong lâm sàng (tái bản
lần thứ hai), Nhà xuất bản Y học, năm 2013.

Kỹ thuật xét nghiệm huyết học và truyền máu, Nhà xuất bản y học - Hà Nội, năm
2009. TS.BS.CKII Hà Thị Anh

Bài giảng huyết học - truyền máu. Đại cương về nhóm máu và nguyên lí truyền
máu - TS.BS.CKII Trần Thanh Tùng

You might also like