Nhom 11 - Tim Hieu Ve Bao Bì TH y Tinh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH


KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

-----o0o----

BÀI TẬP TIỂU LUẬN:

TÊN ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ BAO BÌ THỦY TINH

NHÓM 11:
Trần Diễm Quỳnh Nga - 2022222838
Đỗ Thị Hồng Mơ - 2022222669
Lê Thị Vân Anh - 2022220181
Phạm Thị Kim Huyền - 2022221759

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2024


GVHD: Đỗ Vĩnh Long Tìm hiểu về bao bì thủy tinh

MỤC LỤC
Mở đầu.................................................................................................................1
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BAO BÌ THỦY TINH..........................................2
1.1. Định nghĩa.................................................................................................2
1.2 Lịch sử phát triển........................................................................................2
1.3. Đặc tính chung của bao bì thủy tinh..........................................................3
1.4. Bao bì thủy tinh silicat..............................................................................5
II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ, HÓA HỌC CỦA BAO BÌ THỦY TINH.................6
2.1. Độ bền cơ..................................................................................................6
2.2. Độ bền nhiệt..............................................................................................7
2.3. Tính chất quang học của thủy tinh............................................................8
2.4. Độ bền hóa học..........................................................................................9
III. NGUYÊN LIỆU VÀ PHỐI LIỆU TRONG SẢN XUẤT THỦY TINH......9
3.1. Nguyên liệu chính nấu thủy tinh...............................................................9
3.2. Nguyên liệu phụ......................................................................................11
VI. CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO BAO BÌ THỦY TINH......................................12
4.1. Sơ đồ qui trình.........................................................................................13
4.2. Thuyết minh qui trình..............................................................................13
4.3. Khuyết tật của bao bì thủy tinh...............................................................17
V. NẮP VÀ NÚT..............................................................................................17
VI. Nhãn bao bì thủy tinh, tái sử dụng bao bì thủy tinh....................................21
6.1. Nhãn........................................................................................................21
6.2. Tái sử dụng bao bì thủy tinh...................................................................21
Kết luận.............................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................25
GVHD: Đỗ Vĩnh Long Tìm hiểu về bao bì thủy tinh

Mở đầu
Bao bì đã được sử dụng phổ biến để chứa đựng tất cả các loại hàng hóa trong
quá trình bảo quản, vận chuyển, phân phối và kiểm tra. Bao bì có tác dụng bảo vệ chất
lượng hàng hóa từ khi sản xuất, đến khi trao đổi thương mại và tiêu thụ, mang lại hiệu
quả kinh tế và thể hiện sự tiến bộ của xã hội. Từ những vật liệu chứa đựng thô xơ thời
xưa, khoa học kĩ thuật phát triển tạo nên nhiều loại bao bì đáp ứng yêu cầu ngày càng
cao của xã hội.

Công nghiệp bao bì liên tục được phát triển. Các loại vật liệu bao bì luôn được
nghiên cứu, công nghệ mới để sản xuất bao bì cũng ngày càng được áp dụng rộng rãi
nhằm đảm bảo cho sản phẩm bao bì đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và trao đổi
hàng hoá.

Ngày nay, càng xuất hiện nhiều loại bao bì tiện dụng hơn so với bao bì thủy
tinh, nhưng cho đến tận bây giờ bao bì thủy tinh vẫn còn được sử dụng rộng rãi trong
việc chứa đựng các sản phẩm dạng lỏng do loại bao bì này có các đặc tính tốt như
không phản ứng với sản phẩm chứa đựng, không độc, chịu được acid, … Bao bì bằng
thuỷ tinh ngày nay đã được sản xuất bằng công nghệ mới, tiên tiến, hình thức, kiểu
dáng, chủng loại ngày càng phong phú, đa dạng, vừa có chất lượng cao vừa có tính mỹ
thuật.

Với những kiến thức đã học và qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu nhóm chúng
em xin trình bày về đề tài “Tìm hiểu bao bì thủy tinh” để làm rõ hơn về đặc tính, qui
trình sản xuất cũng như việc tái sử dụng bao bì thủy tinh trong thực phẩm. Do kiến
thức còn hạn chế nên bài báo cáo này còn nhiều thiếu sót kính mong cô và các bạn
đóng góp ý kiến để bài báo cáo của chúng em hoàn chỉnh hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

1
GVHD: Đỗ Vĩnh Long Tìm hiểu về bao bì thủy tinh

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BAO BÌ THỦY TINH

1.1. Định nghĩa


1.1.1. Bao bì

Bao bì là vật chứa đựng, bao bọc thực phẩm thành đơn vị để bán. Bao bì có thể
bao bọc, có thể phủ kín hoàn toàn hay chỉ bao bọc một phần sản phẩm. (Theo quyết
định của Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng số 23 TĐC/QĐ ngày 20 tháng
2 năm 2006)

1.1.2. Bao bì thủy tinh

Bao bì được làm từ chất liệu thủy tinh được gọi là bao bì thủy tinh.

Thuỷ tinh là chất liệu cao cấp: Các đặc tính của thuỷ tinh làm cho nó trở thành
một chất liệu với chất lượng cao và hình ảnh đặc trưng. Thuỷ tinh được sử dụng trong
nhiều thế kỷ và được coi là loại bao bì tốt nhất và quyến rũ nhất được sử dụng để chứa
sâm banh hảo hạng hoặc nước ép hoa quả tươi.

1.2 Lịch sử phát triển


Việc sản xuất thủy tinh lần đầu tiên hiện còn lưu được chứng tích là ở Ai Cập
khoảng năm 2000 trước công nguyên, khi đó thủy tinh được sử dụng như là men màu
cho nghề gốm và các mặt hàng khác. Trong thế kỷ 1 trước công nguyên kỹ thuật thổi
thủy tinh đã phát triển và những thứ trước kia là hiếm và có giá trị đã trở thành bình
thường. Trong thời kỳ đế chế La Mã rất nhiều loại hình thủy tinh đã được tạo ra, chủ
yếu là các loại bình và chai lọ. Thủy tinh khi đó có màu xanh lá cây vì tạp chất sắt có
trong cát được sử dụng để sản xuất nó. Thủy tinh ngày nay nói chung có màu hơi ánh
xanh lá cây, sinh ra cũng bởi các tạp chất như vậy.
GVHD: Đỗ Vĩnh Long Tìm hiểu về bao bì thủy tinh

Các đồ vật làm từ thủy tinh từ thế kỷ 7 và thế kỷ 8 đã được tìm thấy trên đảo Torcello
gần Venice. Các loại hình này là liên kết quan trọng giữa thời La Mã và sự quan trọng
sau này của thành phố đó trong việc sản xuất thủy tinh. Khoảng năm 1000 sau Công
nguyên, một đột phá quan trọng trong kỹ thuật đã được tạo ra ở Bắc Âu khi thủy tinh
sô đa được thay thế bằng thủy tinh làm từ các nguyên liệu có sẵn hơn: bồ tạt thu được
từ tro gỗ. Từ thời điểm này trở đi, thủy tinh ở khu vực phía bắc châu Âu có sự sai khác
rõ nét với thủy tinh ở khu vực Địa Trung Hải, là khu vực mà sô đa vẫn được sử dụng
chủ yếu.

Thế kỷ 11 được cho là nổi bật, tại Đức, phương pháp mới chế tạo thủy tinh tấm đã
ra đời bằng các quả cầu để thổi, sau đó chuyển nó sang thành các hình trụ tạo hình, cắt
chúng khi đang còn nóng và sau đó dát phẳng thành tấm. Kỹ thuật này đã được hoàn
thiện vào thế kỷ 13 ở Vênidơ.

Cho đến thế kỷ 12 thủy tinh đốm (có nghĩa là thủy tinh với các vết màu (thông
thường là kim loại) đã không được sử dụng rộng rãi nữa. Đến thế kỷ 19, ngành sản
xuất thủy tinh đã phát triển rất mạnh nhờ các thí nghiệm được tổ chức có hệ thống để
xác định các thành phần của các phối liệu.

Đến thế kỷ 20, trong công nghiệp thủy tinh có tiến bộ nổi bật là sự ra đời các loại
thủy tinh nổi tiếng: thủy tinh Jena, thủy tinh Pirec, cả hai có đặc tính quí giá là bền với
acid và nước, dãn nở rất ít do đó chịu được sự biến đổi nhiệt độ đột ngột, không vỡ.
Chúng được dùng để chế tạo nhiều dụng cụ thí nghiệm.

1.3. Đặc tính chung của bao bì thủy tinh

Phân loại thủy tinh vô cơ:

- Thủy tinh đơn nguyên tử: là thủy tinh chỉ tập hợp một loại nguyên tố hóa học,
các nguyên tố này thuộc nhóm V, VI, của bảng phân loại tuần hoàn, đây chính là dạng
đóng rắn của S, P, Se, As…
- Thủy tinh oxyt: là dạng tập hợp của các phân tử oxyt axit, hay oxyt bazo cùng
loại hay nhiều loại tồn tại ở nhiệt độ thường như B2O3, SiO2, P2O5.
- Thủy tinh silicat là một loại thủy tinh oxyt rất phổ biến, chính là vật liệu làm
chai lọ chứa đựng thực phẩm:
+ Chai nước giải khát có gas, bia, rượu, nước quả ép…
GVHD: Đỗ Vĩnh Long Tìm hiểu về bao bì thủy tinh

+ Lọ đựng rau, quả, dầm dấm…

Trước đây thủy tinh là từ gọi chung cho những oxyt vô cơ dạng thủy tinh hay
chính là dạng cấu trúc vô định hình.

Khi được gia nhiệt thủy tinh mềm dần và trở nên linh động, chảy giọt hay thành
dòng, độ nhớt càng giảm thấp khi nhiệt độ càng tăng; và độ nhớt sẽ tăng đến độ cực
đại và mất cả tinh linh động khi được đưa về nhiệt độ phòng.

Thủy tinh có tính chuyển đổi trạng thái thuận nghịch theo sự tăng giảm nhiệt
độ.

Thủy tinh có tính đẳng hướng: xét theo mọi hướng thì cấu trúc thủy tinh đồng
nhất như nhau.
GVHD: Đỗ Vĩnh Long Tìm hiểu về bao bì thủy tinh

1.4. Bao bì thủy tinh silicat


1.4.1. Đặc điểm của bao bì thủy tinh silicat

 Ưu điểm:
 Nguồn nguyên liệu tự nhiên phong phú (cát trắng ở bờ biển).
 Có khả năng chịu được áp suất nén bên trong.
 Bảo vệ được thực phẩm bên trong (ngăn chặn sự xâm nhập của tác nhân gây hư
hỏng sản phẩm).
 Tái sinh dễ dàng không gây ô nhiễm môi trường.
 Tái sử dụng nhiều lần, nhưng phải có chế độ rửa chai lọ an toàn vệ sinh.
 Trong suốt có thể thấy được sản phẩm, hấp dẫn người tiêu dùng.
 Ít bị ăn mòn hóa học bởi môi trường kiềm và axit. Bao bì thủy tinh chưa thực
phẩm không bị ăn mòn bởi pH của thực phẩm mà thường bị ăn mòn bởi môi trường
kiềm, vệ sinh chai lọ để tái sử dụng.
 Nhược điểm:
 Dẫn nhiệt rất kém.
 Có thể bị vỡ, nứt khi nhiệt độ thay đổi hoặc do va chạm cơ học. Mảnh vỡ có thể
gây hại cho người tiêu dùng (mối nguy vật lí của sản phẩm).
 Nặng, khối lượng bao bì có thể lớn hơn thực phẩm được chứa đựng bên trong,
tỷ trọng của thủy tinh 2,2÷6,6. Vì vậy gây bất tiện trong chuyên chở.
 Không thể in, ghi nhãn theo qui định nhà nước lên bao bì mà chỉ có thể vẽ sơn
logo hay thương hiệu của công ty, nhà máy hoặc khi sản xuất chai có thể tạo dấu hiệu
nổi trên thành chai và nếu cần chi tiết hơn thì phải dán nhãn giấy lên chai như trường
hợp sản phẩm rượu, nước ngọt chứa đựng trong chai thủy tinh.

1.4.2. Thủy tinh silicat trong công nghiệp:

Các loại thủy tinh silicat sử dụng trong công nghiệp được phân loại dựa trên
thành phần tham gia các oxyt như sau:

Loại 1: thủy tinh chứa kali và canxi: có độ bền hóa học cao, độ bóng sáng bề
mặt, dùng làm dụng cụ đo, thủy tinh cao cấp.
Loại 2: thủy tinh chứa natri và canxi: có độ bền hóa học cao do sự có mặt của
nguyên tố canxi, với hàm lượng natri thấp, và nếu hàm lượng natri càng cao thì thủy
GVHD: Đỗ Vĩnh Long Tìm hiểu về bao bì thủy tinh

tinh càng kém bền nhiệt cũng như ké bền hóa. Với hàm lượng natri thấp, thủy tinh có
thể dùng làm bao bì đựng rượu, bia, nước giải khát… hoặc dùng trong các phòng thí
nghiệm.
Loại 3: thủy tinh chứa kali và chì: là thủy tinh đắt tiền, thuỷ trọng cao, có độ
bóng sáng bề mặt và độ chiết quang cao, dùng để làm các dụng cụ cao cấp, đồ trang
sức.
Loại 4: thủy tinh chứa bo và nhôm: là thủy tinh bền nhiệt, bền hóa, bền cơ cao.
Đây là thủy tinh kỹ thuật.

II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ, HÓA HỌC CỦA BAO BÌ THỦY TINH

2.1. Độ bền cơ
Độ bền cơ học của bao bì thủy tinh được quyết định từ thành phần nguyên liệu,
công nghệ chế tạo, cấu tạo, hình dạng bao bì.

Những loại chai lọ miệng rộng không có cổ chai, miệng chai nối với thân chai,
loại này dùng để đựng những thực phẩm dạng paste, hoặc dạng hỗn hợp rắn lỏng, để
dễ dàng cho sản phẩm vào và lấy ra. Loại chai này không chịu tác động lớn của lực cơ
học khi chiết rót trừ khi bị va chạm vào thành hoặc bị rơi vỡ.

Những loại chai có cổ: dùng để đựng các loại nước giải khát, cồn, bia rượu. Các
loại chai này thường chịu tác động của các lực sau:

 Lực theo phương thẳng đứng tác dụng lên đáy chai trong quá trình chiết rót và
lực tác dụng lên cổ chai khi đóng nút chai.
 Lực theo phương ngang (phương thẳng góc với đường trục của chai), chính là
áp lực của khí CO2 tác động thẳng góc với thành chai. Áp lực này càng lớn lúc thanh
trùng, sau khi chiết rót đóng nút chai.

Để đảm bảo chai được bền dưới tác động của lực trong quá trình chiết rót, đóng
nắp chai thủy tinh luôn luôn được thiết kế:

 Độ dày thành chai và đáy chai đồng đều nhau.


 Thân trụ thẳng đáy tròn.
 Đáy là một mặt cầu lồi.
GVHD: Đỗ Vĩnh Long Tìm hiểu về bao bì thủy tinh

 Cổ chai phía bên trong có dạng mặt cầu lồi tròn xoay và độ cong của cổ chai
không thay đổi một cách đột ngột.

2.2. Độ bền nhiệt


Khi chai lọ được rót dung dịch nóng thì thành trong sẽ giãn nở tạo ứng lực vòng
chạy suốt chiều cao của thân trụ bên trong. Ở thành ngoài, khi chưa cân bằng nhiệt với
thành trong thì sẽ xuất hiện ứng lực kéo. Nếu nhiệt độ dung dịch và bao bì không
chênh quá 700C thì ứng lực kéo ở thành ngoài và ứng lực nén ở thành trong cũng
không chênh lệch một cách đột ngột, không gây vỡ chai. Tương tự cho trường hợp rót
dung dịch lạnh.

Chai đựng thực phẩm có áp lực khí hoặc được đun nóng, làm lạnh, cần thiết được
cấu tạo thân trụ thẳng đáy tròn, cổ và thân chai không được giảm nhanh sự chênh lệch
đường kính, thì tăng độ bền cơ hơn các loại chai có cấu tạo khác.

2.3. Tính chất quang học của thủy tinh


Thủy tinh có đặc tính quang học thể hiện ở khă năng hấp thụ ánh sáng và phản xạ
ánh sáng. Thủy tinh silicat có khả năng hấp thụ tia có bước sóng 150 – 600nm. Có thể
điều khiển sự truyền ánh sáng qua thủy tinh bằng cách cho thêm các chất màu như:
oxyt kim loại, hợp chất của lưu huỳnh, hợp chất của selen, các oxyt kim loại khác.
GVHD: Đỗ Vĩnh Long Tìm hiểu về bao bì thủy tinh

Thủy tinh chứa hỗn hợp của các oxyt kim loại như cobalt (Co), niken (Ni),
chromium (Cr), sắt (Fe) đều co thể tăng sự hấp thụ ánh sáng khả kiến, tia hồng ngoại,
tia tử ngoại. Riêng oxyt sắt tạo màu xanh lá cây cho thủy tinh có khả năng hấp thụ tia
cực tím và hồng ngoại.

Ngoài ra khi bổ sung kim loại hay oxyt kim loại vào thủy tinh trong quá trình sản
xuất có thể làm biến đổi màu sắc của thủy tinh như: thêm 2 – 3% của oxyt đồng sẽ
sinh ra màu xanh lam. Đồng nguyên chất sinh ra thủy tinh mờ có màu đỏ thẫm, đôi khi
được sử dụng thay thế cho thủy tinh màu hồng ngọc của vàng. Niken phụ thuộc vào
nồng độ, sinh ra thủy tinh có màu xanh da trời, màu tím hay là màu đen. Sự bổ sung
titan sinh ra thủy tinh có màu vàng

Thủy tinh amber và thủy tinh xanh lá cây là thủy tinh cản quang tốt nhất, vì bao
bì thủy tinh cản quang chỉ cho xuyên qua khoảng 10% ánh sáng có bước sóng 290 –
450nm, nhưng thủy tinh lại có khuynh hướng hóa sẫm đen dưới năng lượng của bức xạ
mạnh như trong trường hợp chiếu xạ thực phẩm.
GVHD: Đỗ Vĩnh Long Tìm hiểu về bao bì thủy tinh

2.4. Độ bền hóa học:


Là khả năng chống ăn mòn hóa học của môi trường tiếp xúc với thủy tinh, tùy
thuộc vào thành phần nguyên liệu ban đầu và điều kiện của môi trường tiếp xúc với
thủy tinh

Silic là nguyên tố lưỡng tính nên thủy tinh có thể bị ăn mòn bởi môi trường axit
hoặc môi trường kiềm.

 Môi trường nước và axit: do thành phần H + phân ly từ axit sẽ đến nhận điện tử
của các kim loại kiềm, kiềm thổ, tạo khí H 2 và các ion kim loại kiềm thổ bị khuếch tán
vào môi trường, tạo nên các lỗ hỏng trong mạng cấu trúc bề mặt của thủy tinh:
2H+ + 2Na  H 02 + 2Na+
Sự ăn mòn này tạo cho thủy tinh có bề mặt nhám, bị lõm thành những vết li ti,
mất vẻ sáng bóng, ảnh hưởng đến tính chất quang học. Thủy tinh kiềm thổ bị ăn mòn
bởi môi trường axit ở môi trường axit ở mức độ kém hơn so với thủy tinh kiềm.
 Môi trường kiềm: Môi trường ăn mòn thủy tinh nhanh chóng hơn so với các
môi trường axit. vì oxyt Si là oxyt lính, mạng lưới SiO 4 bị ăn mòn dần trở nên những
vết khuyết rõ ràng hơn so với các trường hợp của axit.

Nhiệt độ môi trường ăn mòn càng cao thì thủy tinh bị ăn mòn càng nhanh, nếu bề
mặt thủy tinh có vết trầy xước thì cũng tạo điều kiện ăn mòn dễ dàng.

III. NGUYÊN LIỆU VÀ PHỐI LIỆU TRONG SẢN XUẤT THỦY TINH
3.1. Nguyên liệu chính nấu thủy tinh

 SiO2:

Đây là thành phần chính của đa số thủy tinh công nghiệp. Thủy tinh silicat bền
cơ, nhiệt, hóa. Thủy tinh silicat thuần khiết còn được gọi là thạch anh có tính chiết
quang cao, rất quý và được nấu ở nhiệt độ rất cao.

Thủy tinh công nghiệp có thành phần SiO 2 là 55 – 75%. Nguồn nguyên liệu
chính là cát biển thô. Ngoài SiO 2 còn có Al2O3, CaO, MgO, Na2O, K2O…là các thành
phần cần được điều chỉnh trong thủy tinh công nghiệp. Bên cạnh đó có thể có những
oxyt nhuộm màu, các oxyt ảnh hưởng đến độ chiết quang của thủy tinh như: Fe 2O3,
MnO2, TiO2, Cr2O3, V2O5.
GVHD: Đỗ Vĩnh Long Tìm hiểu về bao bì thủy tinh

Yêu cầu cát nấu thủy tinh có hàm lượng SiO 2 cao, hàm lượng tạp chất sắt rất nhỏ
(0,012 – 0,3%). Fe2O3 làm thủy tinh có màu vàng, FeO làm thủy tinh có màu xanh. Hạt
cát phải có kích thước nhỏ (0,1 – 8mm). Nếu hạt cát có kích thước lớn thì sẽ khó chế
tạo thủy tinh chất lượng cao. Hạt cát nhỏ, mịn, trơn, láng bóng và không có khía cạnh,
đồng đều về kích thước rất thuận lợi để sản xuất thủy tinh chất lượng cao.

 K2O:

Được cho vào thủy tinh dưới dạng K 2CO3, tạo cho thủy tinh vẻ bóng sáng bề mặt.
K2O là phụ gia sản xuất thủy tinh cao cấp như: pha lê, thủy tinh màu, thủy tinh quang
học, thủy tinh dùng trong phân tích hóa học và thủy tinh kỹ thuật.

 CaO:

Được cung cấp bởi nguồn đá vôi, đá phấn. CaO là một trong những thành phần
cơ bản của thủy tinh. CaO giúp cho quá trình nấu, khử bọt dễ và thủy tinh có độ bền
hóa học cao.

 BaO:

Tạo cho thủy tinh vẻ sáng bóng, trọng lượng riêng tăng cao, do đó BaO là phụ
gia để sản xuất thủy tinh quang học và rút ngắn quá trình nấu.

 ZnO:

Làm giảm hệ số giãn nở nhiệt của thủy tinh, tạo tính bền nhiệt, bền hóa học và
gây đục thủy tinh.

 B2O3:

Nếu dùng B2O3 thay cho Na2O thì hệ số giãn nở nhiệt giảm tạo nên thủy tinh bền
nhiệt, bền hóa, khử bọt tốt, rút ngắn quá trình nấu.

 Al2O3:
Dùng để sản xuất thủy tinh alumino silicat cao cấp, nhóm này tác động làm giảm
hệ số giãn nở của thủy tinh, tăng bền cơ, bền hóa học, bền nhiệt nhưng gây kéo dài
thời gian nấu, khử bọt chậm, độ nhớt tăng, thủy tinh đóng rắn nhanh.
 Na2O:
GVHD: Đỗ Vĩnh Long Tìm hiểu về bao bì thủy tinh

Được cung cấp từ các muối vô cơ như Na 2CO3 và Na2SO4. Hàm lượng cao sẽ làm
giảm tính bền nhiệt, bền cơ, bền hóa và càng làm giảm tính dẫn điện của thủy tinh,
ngoài ra còn có tác dụng hạ nhiệt độ nấu làm cho thủy tinh dễ bị bọt.

3.2. Nguyên liệu phụ


Hỗ trợ kỹ thuật chế tạo các chất vô cơ được dùng ở lượng nhỏ hoặc rất nhỏ để
khử bọt, khử màu, nhuộm màu, làm đục thủy tinh rút ngắn quá trình nấu.

Chất nhuộm màu thủy tinh gồm chất nhuộm màu thủy tinh phân tử và chất
nhuộm màu thủy tinh khuyếch tán. Chất nhuộm màu phân tử sẽ không gây thay đổi
tính chất của thủy tinh, cho màu ổn định và trong suốt, đối với tất cả các quá trình gia
nhiệt sử dụng thủy tinh

Bảng: Các chất nhuộm màu

Chất nhuộm màu phân tử Màu sắc thủy tinh

Mn (Mn2O3) Tím

Co Xanh

Cr (Cr2O3, K2Cr2O7) Lục vàng

Không rõ ràng, tùy hàm lượng và thành


Ni
phần thủy tinh (cho màu khói, tím đỏ)

Fe2+ Vàng, hung, Fe3+ cho màu xanh lá cây

Cu Xanh lam

 Chất nhuộm màu dạng keo khuyếch tán


 Hợp chất selen: để nhuộm thủy tinh thành đỏ và hồng hàm lượng Se khoảng
0,05÷0,2%.
 Hợp chất vàng (Au) có thể nhuộm màu cho thủy tinh từ hồng đến đỏ để tạo
ngọc có thể thêm hàm lượng thiếc 0,01÷0,02%.
 Hợp chất bạc (AgNO3) có thể nhuộm thủy tinh thành màu vàng.
GVHD: Đỗ Vĩnh Long Tìm hiểu về bao bì thủy tinh

 Hợp chất đồng (Cu2O) tạo ra màu đỏ cho thủy tinh, nhưng trong môi trường có
tính oxy hóa thì tạo màu xanh.
 Chất oxy hóa: muối nitrat, các hợp chất asenic, MnO2, sẽ phóng thích O2 trong
quá trình nấu thủy tinh ở nhiệt độ cao 400÷925 0 C. Hỗn hợp chất oxy hóa thường dùng
như asenic As2O3 (0.3%) và KNO3 (1 – 1.5%) cũng là chất khử bọt cho quá trình nấu
thủy tinh.
 Chất khử: carbon (C) từ nguồn mạc cưa, than đá, muối natri, kali hoặc SnO,
SnCl2 thường được dùng để loại các nguyên tố oxy từ oxyt kim loại.
 Các chất rút ngắn quá trình nấu giúp rút ngắn 10 – 15% thời gian nấu thủy tinh
khi thêm vào một lượng nhỏ các hợp chất Flo, muối Sunfat, NaCl, B 2O3, BaO, muối
Nitrat.

IV. CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO BAO BÌ THỦY TINH

4.1. Sơ đồ qui trình

Cát

Rửa, chà xát

Sấy khô (105-1100C)

Phân loại

Sắt kim
Phân ly điện từ
loại+oxyt sắt

Phụ gia Sấy cát (700-8000C)

Xử lí Nấu thủy tinh (1100-14000C)

Tạo hình (700-8000C)

SiO2 Phủ nóng

Ủ, tôi sản phẩm


GVHD: Đỗ Vĩnh Long Tìm hiểu về bao bì thủy tinh

4.2. Thuyết minh qui trình


- Nguyên liệu: Cát cần có hàm lượng SiO2, kích thước tùy theo yêu cầu từng loại
thủy tinh, ít lẫn các loại oxyt hoặc kim loại không mong muốn.
- Rửa-chà xát:

Mục đích: loại bỏ một số hợp chất hòa tan và hợp chất dạng huyền phù.

Cát được rửa bằng nước, đồng thời chà sát để tách rời các hạt cát dính nhau.
Ngoài ra có thể sử dụng các phương pháp sau:

 Phương pháp tuyến nổi: hỗn hợp cát và nước được trộn với tác nhân tạo bọt (xà
phòng sulfat, acid oleic (C17H35COOH)); do cát ưa nước bị thâm ướt chìm xuống còn
các khoáng tạp chất kỵ nước nên không thấm ướt sẽ dính vào các bong bóng và nổi lên
trên.
 Phương pháp tuyến nổi và sát liên hợp: kết hợp 3 quá trình: làm nổi, xát màng
và rửa.
 Phương pháp hóa học: dùng các acid hoặc muối để hòa tan màng hydroxyt sắt
hoặc tạp chất khác. Phương pháp này đắt và phức tạp nên thường dùng để sản xuất
thủy tinh quang học.
 Phương pháp sinh học: dùng vi sinh vật thích hợp để hóa giải sắt trong cát.
- Phân loại theo kích thước hạt:

Mục đích: Cát có kích thước đồng đều giúp quá trình nấu thủy tinh dễ dàng-
thời gian và nhiệt độ nấu.

Cát sau khi làm sạch, sấy khô được đưa qua hệ thống rây để phân loại kích
thước hạt.

- Phân ly điện từ:

Mục đích: hạn chế hàm lượng oxyt sắt có trong cát làm ảnh hưởng xấu đến
chiết quang, tạo màu không mong muốn cho thủy tinh.

Dùng phương pháp phân ly điện từ- cho cát đi qua thiết bị có khả năng nhiễm từ
mạnh (nam châm điện). Cát hạt cát và tạp chất bị nhiễm từ với mức độ khác nhau sẽ
phân thành các nhóm khác nhau.

- Sấy cát:
GVHD: Đỗ Vĩnh Long Tìm hiểu về bao bì thủy tinh

Mục đích: Loại bỏ tạp chất hữu cơ, nâng nhiệt độ khối cát tạo điều kiện thuận
lợi cho quá trình nấu thủy tinh.

Sấy cát ở nhiệt độ rất cao (700-8000C) trong thiết bị sấy thùng quay. Nếu thời
tiết thuận lợi và diện tích đủ rộng có thể sấy cát tự nhiên bằng ánh nắng mặt trời.

- Nấu thủy tinh:

Mục đích: Nấu chảy SiO2, tạo cấu trúc đồng nhất giữa oxyt silic và các kim loại
kiềm, kiềm thổ hoặc kim loại lưỡng tính.

Khối nguyên liệu được gia nhiệt đến 1100-1400 0C để nấu chảy thủy tinh, tùy
theo thành phần nguyên liệu. Trong khi nấu cần cacbon để khử oxyt từ các oxyt kim
loại tạo CO và CO2 thoát ra để tránh xuất hiện bọt khí trong sản phẩm sau này. Nếu
trong thành phần nguyên liệu có natri (soda) cao thì sẽ làm giảm nhiệt độ nóng chảy
của khối nguyên liệu.

Quá trình nấu thủy tinh diễn ra qua 5 giai đoạn: tạo silicat, tạo thủy tinh, khử
bọt, đồng nhất và làm lạnh. Nhưng sự diễn ra này chỉ mang tính chất qui ước, vì giữa
các giai đoạn không có ranh giới rõ rêt. Chỉ có giai đoạn đầu và cuối là tách biệt, còn
các giai đoạn 2,3,4 bắt đầu gần như đồng thời, sau đó 2 kết thúc trước, 3,4 diễn ra đến
cuối quá trình.

- Tạo hình sản phẩm:

Thủy tinh được tạo hình bằng phương pháp đùn thổi hoặc ly tâm thổi với áp lực
cao.
GVHD: Đỗ Vĩnh Long Tìm hiểu về bao bì thủy tinh

Sơ đồ công nghệ tạo hình sản phẩm chai lọ thủy tinh được biểu diễn ở hình a
hoặc b, gồm các giai đoạn từ 1-7.

Thủy tinh nóng chảy ở nhiệt độ >=10000C từ lò nấu được tạo hình sơ bộ trong
khuôn 1 và được dòng khí nóng nén đi từ dưới khuôn 2 thổi nén thành hình dạng sơ bộ
2 và 3 và được tiếp tục tạo hình cho thành phẩm 7; ở giai đoạn này dùng áp lực của
dòng khí nén haocjw dùng lực ly tâm để phân bố lại khối thủy tinh 5 tạo thành chai
đều đặn trong khuôn 6 và tạo nên sản phẩm có dạng theo yêu cầu 7.

- Phủ nóng:

Mục đích: bảo vệ bề mặt sản phẩm, giúp sản phẩm không bị nứt ra và đánh
bóng bề mặt sản phẩm.

Phủ nóng bằng bột SnO2 vào thủy tinh đang ở nhiệt độ cao (700-8000C),.

- Ủ hoặc tôi thủy tinh:

Mục đích: thay đổi ứng suất nội tồn tại trong quá trình tạo hình tăng độ bền
của thủy tinh.

Ủ thủy tinh: thủy tinh sau khi phủ nónglàm nguội xuống ở 3000Cgia nhiệt
đến 7000Clàm nguôi chậm đến nhiệt độ thường. Mục đích: giảm ứng suất nội ở
thành trong và thành ngoàităng độ bền cơ cao.
GVHD: Đỗ Vĩnh Long Tìm hiểu về bao bì thủy tinh

Tôi thủy tinh: thủy tinh sau khi phủ nónglàm nguội xuống ở 3000Cgia
nhiệt đến 7000C làm nguội nhanhtăng ứng suất bên trong thành và tạo ứng suất
đồng đều cho sản phẩm. Sản phẩm sau khi tôi chịu được chênh lệch nhiệt độ cao
2700C, thường dùng chế tạo các loại kính để đảm bảo an toàn cho người sử dụng khi bị
vỡ (mảnh vỡ lớn).

4.3. Khuyết tật của bao bì thủy tinh.


Chất lượng thủy tinh được đánh giá bởi độ đồng nhất hóa học, vật lý. Sự có mặt
của các thành phần lạ không đồng nhất gọi là khuyết tật thủy tinh. Một khi sản phẩm
đã khuyết tật thì không thể khắc phục và phải loại bỏ.

Các dạng khuyết tật:

- Khuyết tật dạng bọt khí: có nhiều dạng khác nhau, không màu, trong suốt.
Nguyên nhân: thành phần phối liệu không hợp lý, kích thước hạt cát không đều, chế độ
nấu không phù hợp.
- Khuyết tật dạng thủy tinh: dạng vân, sợi, làm giảm sự đồng nhất, giảm tính bền
cơ, bền nhiệt của thủy tinh. Nguyên nhân: thành phần khối liệu không thích hợp với
chế độ nấukhác nhau về mật độ, chiết xuất, độ nhớt,…
- Khuyết tật dạng tinh thể: là các vết đốm, vết đục không đồng thể với thủy tinh.
Nguyên nhân: thành phần nguyên liệu không nóng chảy (oxyt không hòa tan) do chế
độ nấu không phù hợp.

V. NẮP VÀ NÚT

Nắp đậy che phủ miệng chai, nút nằm lọt vào bên trong miệng chai và các thành
phần phụ của chúng như đệm, nhôm lá để bọc, … góp phần đảm bảo độ kín của chai
lọ, đảm bảo chức năng chứa đựng, chức năng thuận lợi trong phân phối tiêu thụ và
không gây nhiễm độc cho thực phẩm.
GVHD: Đỗ Vĩnh Long Tìm hiểu về bao bì thủy tinh

Tùy theo dạng loại chai lọ chứa đựng thực phẩm, tính chất và giá trị thương
phẩm chứa đựng bên trong, hạn sử dụng dài hay ngắn của sản phẩm mà sử dụng loại
nắp của bao bì thủy tinh thích hợp, cùng với thiết kế kiểu miệng chai tương ứng các
loại cấu tạo chai.

Miệng chai loại A: Có ren vặn để đóng nắp vào,


nắp tương ứng cũng có cấu tạo ren. Chai thủy tinh miệng
loại A chứa đựng chất lỏng không có áp lực khí như khí
CO 2 hoặc chỉ có áp lực riêng phần của ethanol trong sản
phẩm rượu mùi có nồng độ cồn ≤ 40 o V . Loại nắp này được
làm bằng nhôm hoặc thiếc có phủ lớp sơn bên trong và bên
ngoài, có đệm plastic để đảm bảo độ kín cho chai, ngoài
ra cần có nút đệm, đậy miệng chai trước khi đậy nắp, nút
đệm thường bằng vật liệu HDPE. Sau khi đậy nút đệm, vặn nắp thiếc vào theo đường
ren thì miệng nắp đệm sẽ áp sát vào nắp đệm của nắp thiếc, tạo độ kín khít hoàn toàn.
GVHD: Đỗ Vĩnh Long Tìm hiểu về bao bì thủy tinh

Miệng chai độ B: Có cấu tạo thành miệng chai khá dày, để chứa các loại rượu
vang, rượu champagne,… có áp lực CO 2 cao, có thời hạn tồn trữ và sử dụng rất dài nên
cần phải đậy kín và có khả năng chịu áp lực của khí CO 2được nén trong chai. Chai
được đậy kín bằng nút bấc, nút có cấu tạo hình trụ tròn có cấu tạo hình mũ nấm, thân
trụ dài khoảng 4 cm. Nút bằng gỗ bấc có tính đàn hồi cao, sẽ đậy khít miệng chai và
nhô lên khỏi miệng chai khoảng 1,5 cm và dây thép được bộc bên ngoài miệng chai
giúp cho nút bấc chịu được áp lực nén cao của CO 2bên trong.

Nút bấc cũng được mở một cách dễ dàng: dùng tay cái bậc nút bấc khỏi miệng
chai, có thể dùng nút bấc để tái đóng kín chai.
GVHD: Đỗ Vĩnh Long Tìm hiểu về bao bì thủy tinh

Hiện nay có một số chai rượu vang có cấu tạo nắp chai thay đổi về vật liệu:

 Nút bậc được cấu tạo dạng plastic có độ đàn hồi.


 Dây thép được thay băng nắp ren tương ứng với chai miệng ren. Nút cao su
được đóng kín vào miệng chai không có phần nhô lên, đóng vào hẳn miệng chai và sẽ
được khui bằng dụng cụ khui chuyên dụng dùng dạng vít xoắn.
 Giấy nhôm được bọc thay thế bằng màng co plastic có in thương hiệu.

Miệng chai loại C: Có cấu tạo


thành miệng dày và có gờ, được đậy bằng
nắp mũ. Nắp bằng thiếc có lót lớp đệm
bằng gỗ bấc hoặc bằng cao su để có thể áp
chặt khít vào miệng chai, tạo sự kín hoàn
toàn khi nắp được dập trên miệng chai
bằng một lực cơ học và tạo nên lớp gợn
chung quanh. Loại này đóng nắp phủ
miệng được dùng chứa nước giải khát
có gas, sản phẩm có giá thành thấp, được
tiêu thụ nhanh và áp lực CO 2 trong chai không quá cao.

Cách đóng chai miệng loại C không được dùng bảo quản sản phẩm có CO 2trong
thời gian dài như đối với loại B.
GVHD: Đỗ Vĩnh Long Tìm hiểu về bao bì thủy tinh

VI. Nhãn bao bì thủy tinh, tái sử dụng bao bì thủy tinh

6.1. Nhãn
Trong ngành thực phẩm thì sản phẩm rượu bia, nước giải khát thường được chứa
đựng trong bao bì thủy tinh do chất lượng của sản phẩm ít bị biến đổi và có thể bảo
quản lâu dài. Tuy nhiên không thể in, ghi nhãn theo qui định của nhà nước nên chỉ có
thể vẽ sơn logo hay thương hiệu của công ty, nhà máy hoặc có thể in dấu nổi lên thành
chai. Nếu muốn chi tiết hơn thì cần dán giấy lên chai để công bố thông tin về sản
phẩm. Vì vậy tùy vào chủ ý của nhà sản xuất mà nhãn có thể sơn hoặc dán giấy lên
bao bì thủy tinh.

6.2. Tái sử dụng bao bì thủy tinh


Bao bì thủy tinh tái sử dụng là việc sử dụng lại bao bì thủy tinh đã qua sử dụng
cụ thể là chai, lọ thuỷ tinh. Do đó chai lọ này thường “bẩn” hơn chai mới sản xuất rất
nhiều. Vì vậy cần phải vệ sinh chai lọ trước khi đem đi tái sử dụng nhằm loại bỏ hầu
hết các vi sinh vật tồn tại trong chai lọ cũng như tất cả các vật chất cơ thể trong chai
như mảnh chi, cát, đất, nhãn chai cũ còn dính trên chai.

Qui trình rửa chai: Chai sẽ được đưa vào máy rửa chai, băng tải sẽ chuyển chai
đi trong các máy rửa qua các buồng rửa khác nhau với thời gian lưu đủ để rửa sạch
chai (Trong thời gian di chuyển chai được dốc ngược và luôn luôn được phun nước
rửa vào bên trong), thời gian rửa chai trong máy khoảng 15 – 20 phút, chai được rửa
theo các bước như sau:

 Bước 1: Ngâm và phun nước để làm sạch bụi. Nước sử dụng chỉ cần ấm 300C.
 Bước 2: Chai được băng tải chuyền ngược đầu để dốc hết nước trong chai ra
ngoài.
 Bước 3: Chai được tiếp tục đưa vào bể chứa nước ấm 550C.
 Bước 4: Chai được băng tải chuyền ngược đầu để dốc hết nước trong chai ra
ngoài.
 Bước 5: Chai được chuyển vào bể chứa dung dịch kiềm 1.5% ở nhiệt độ 60 0C.
Tại đây các nhãn giấy dính trên chai được cào bỏ và sau đó chai được dốc ngược để
tháo hết dịch bên trong. Vai trò của dịch sút là giúp hòa tan các chất bẩn trên bao bì,
sát trùng, làm nở cặn khô đến trạng thái mềm bở.
GVHD: Đỗ Vĩnh Long Tìm hiểu về bao bì thủy tinh

 Bước 6: Lặp lại bước 5 nhưng ở nhiệt độ 800C.


 Bước 7: Chai được rửa sạch bằng nước sạch ở 60 0C và được dốc ngược thể tháo
sạch nước trong chai.
 Bước 8: Chai được rửa sạch trong bể nước 50 0C và được dốc ngược để tháo
sạch nước trong chai.
 Bước 9: Sau đó chai được rửa bằng nước sạch ở 30 0C có nồng độ clorine 2ppm
và được làm ráo hoặc làm khô.

Với những chai đựng thực phẩm không có giai đoạn thanh trùng sau khi chiết
rót, thì phải sấy chai ở nhiệt độ 1150C trong 15 phút trước khi chiết rót thực phẩm vào
chai.
GVHD: Đỗ Vĩnh Long Tìm hiểu về bao bì thủy tinh

Ngoài ra, bao bì thủy tinh còn có thể làm nguyên liệu để nấu các loại bao bì
thủy tinh mới khác.

Kết luận
Trong nền kinh tế hàng hoá, sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, bao
bì hàng hoá trở thành một vấn đề được nhiều nhà sản xuất kinh doanh thương mại
quan tâm bởi vì bao bì tốt hay xấu đều ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Bao bì là một trong những phương tiện quan trọng để giữ gìn nguyên vẹn số lượng và
chất lượng sản phẩm hàng hoá, giảm mất mát, hao hụt và bao bì đã được coi là một bộ
phận cấu thành của sản phẩm, hơn thế bao bì là bộ phận không tách rời của hệ thống
bảo đảm vững chắc chất lượng sản phẩm.

Thủy tinh là một vật liệu có nhiều tính chất vượt trội nên được dùng nhiều trong
lĩnh vực bao bì thực phẩm. Bao bì bằng thuỷ tinh thường dùng để chứa đựng các sản
phẩm dạng lỏng như dược phẩm, hoá chất, rượu bia, nước giải khát... loại này không
độc, không phản ứng với hàng hoá, sản phẩm được bảo quản lâu dài. Bao bì thủy tinh
có độ cứng nhất định, nhưng rất dễ vỡ khi bị va chạm, rung xóc trong quá trình vận
GVHD: Đỗ Vĩnh Long Tìm hiểu về bao bì thủy tinh

chuyển, xếp dỡ nhưng từ những ưu điểm kể trên nên bao bì thủy tinh vẫn được sử
dụng cho tới ngày nay.

Ngoài ra bao bì thủy tinh còn có vai trò rất quan trọng, không thể thay thế được
trong ngành công nghệ hóa chất, trong các phòng thí nghiệm vì chúng có thể chịu
được độ ăn mòn do hóa chất gây ra, không làm thay đổi tính chất của chúng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Đỗ Vĩnh Long (chủ biên), Giáo trình Công nghệ bao bì và Đóng gói thực phẩm,
(2013), Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM.

[2] Đống Thị Anh Đào, Kỹ thuật bao bì thực phẩm, (2008), NXB Đại Học Quốc Gia
TP.HCM.

You might also like