Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

2.

Tiền đề tư tưởng lý luận (3 nguồn gốc lý luận trực tiếp)


- Thứ nhất, triết học cổ điển Đức là nguồn gốc lý luận trực tiếp cho sự
ra đời của triết học Mác
+ Đối với triết học của Hêghen: (duy tâm khách quan)
Hêghen (1770-1831)
 Tích cực: Hêghen trong khi
phê phán phương pháp siêu
hình, lần đầu tiên trong lịch
sử nhân loại, Hêghen đã
trình bày được trình bày
được nội dung của phép biện
chứng dưới dạng lý luận
chặt chẽ thông qua hệ thống quy luật, phạm trù.
 Hạn chế: Mang tính duy tâm thần bí nên phép biện chứng của
ông cũng chỉ là biện chứng của ý niệm tuyệt đối hay chính là
biện chứng của tư duy.
 C.Mác, Ph.Ăngghen đã phê phán tính chất duy tâm thần bí (tức
phê phán quan điểm về sự tồn tại ý niệm tuyệt đối) và cải tạo phép
biện chứng duy tâm trở thành phép biện chứng duy vật.
+ Đối với triết học của phoiơbắc:.
Phoiơbắc (1804-1872)
 Tích cực: Phoiơbắc đã đấu tranh
chống lại CNDT, tôn giáo, tiếp tục
bảo vệ phát triển CNDV thế kỷ XVII
– XVIII; khẳng định quan điểm duy
vật trong lĩnh vực tự nhiên: Giới tự
nhiên là tính thứ nhất, tồn tại vĩnh viễn và không phụ thuộc vào
ý thức con người.
 Hạn chế: Phoiơbắc mắc duy tâm về lịch sử; CNDV của ông
mang tính chất siêu hình; trong khi đấu tranh chống CNDT của
Heghen, Phoiơbắc đã không biết rút ra từ đó cái “hạt nhân hợp
lý”, mà vứt bỏ luôn cả phép biện chứng của Heghen.

 C.Mác, Ph.Ăngghen đã phê phán tư duy siêu hình và quan niệm


duy tâm về lịch sử của Phoiơbắc. Bên cạnh đó, các ông cũng đánh
giá cao CNDV vô thần của Phoiơbắc, đây là tiền đề lý luận quan
trọng cho bước chuyển biến của C.Mác, Ph.Ăngghen từ TGQ duy
tâm sang TGQ duy vật.

- Thứ hai, kinh tế chính trị học cổ điển Anh với những đại biểu
xuất sắc là A.Smith và Đ.Ri-các-đô là nguồn gốc lý luận để C.Mác
và Ph.Ăngghen xây dựng học thuyết kinh tế chính trị, là tiền đề
cho sự hình thành quan niệm duy vật về lịch sử.
Đ.Ricardo (1772-1823) A.Smith (1723-1790)

- Thứ ba, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp và Anh với những
đại biểu nổi tiếng như H.Xanh Ximông và S.Phuriê là nguồn gốc lý
luận trực tiếp cho sự hình thành CNXH khoa học, là tiền đề cho sự
hình thành quan niệm duy vật về lịch sử.
Nội dung tư tưởng:
 Xây dựng lý thuyết về giai cấp và
xung đột giai cấp.
 Chỉ ra tính nửa vời của cách mạng
tư sản Pháp và cho rằng cần phải
có một cuộc “tổng cách mạng” mới bằng con đường hoà bình để
thiết lập xã hội mới.
 Trình bày quan niệm về xã hội mới.

Nội dung tư tưởng:


 Phê phán xã hội tư sản.
 Xây dựng lý thuyết phân kỳ
lịch sử dựa trên phương pháp
tư duy biện chứng.
 Dự báo về xã hội mới, “xã
hội hài hoà”.

1.Điều kiện Kinh tế- Xã hội:


-Chủ nghĩa Mác được ra đời những năm 40 thế kỷ 19. Đây là thời
kỳ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở các nước Tây Âu phát
triển mạnh mẽ.
Vd: +) Anh và Pháp cơ bản đã hoàn thành cách mạng công nghiệp
+) Đức dù còn là nước quân chủ phong kiến nhưng có bước
phát triển vượt bậc về kinh tế
-Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất tư bản làm cho
sở hữu tư bản tư nhân trở nên chín muồi; cùng với những mặt
mạnh do sở hữu tư bản tư nhân tạo ra thì nó cũng làm cho mâu
thuân vốn có của xã hội tư bản chủ nghĩa bộc lộ rõ rệt, làm nảy
sinh nhiều vấn đề tư tưởng, lý luận, thực tiễn đòi hỏi các nhà triết
học đương thời phải giải quyết.
⇨ Mâu thuẫn sâu sắc giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
(tính xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất và tính cá
nhân của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa)

(điều kiện làm việc tồi tệ của các công nhân mỏ than nói riêng và của giai
cấp công nhận nói chung)
⇨ Mâu thuẫn xã hội bộc lộ càng rõ rệt, hàng loạt cuộc đấu tranh
giai cấp công nhân nổ ra khắp Châu Âu.

(hình ảnh công nhân Anh đưa hiến chương đến quốc hội)

⇨ Giai cấp vô sản trở thành lực lượng tiên phong trong công cuộc
đấu tranh cho nền dân chủ công bằng và tiến bộ xã hội.
⇨ Chính sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa làm cho giai
cấp công nhânphát triển cả về số lượng và chất lượng. Do vậy,
cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ngày càng phát triển chuyển
từ tự phát lên tự giác.
⇨ Từ đấu tranh kinh tế sang đấu tranh chính trị, điển hình như
cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt ở Liong (Pháp – 1831), khởi
nghĩa của thợ dệt ở Xiledi (Đức – 1844), phong trào Hiến chương
ở Anh (từ năm 1836 đến năm 1847).
- Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử và cuộc
đấu tranh mạnh mẽ của giai cấp công nhân là một trong những
điều kiện chính trị-xã hội quan trọng nhất cho sự ra đời của Chủ
nghĩa Mác nói chung và triết học Mác nói riêng
3.Tiền đề khoa học tự nhiên.
 Định luật bảo toàn và chuyến hóa năng
lượng là cơ sở để khẳng định các dạng
tồn tại của vật chất trong thế giới có mối
liên hệ với nhau, và trong điều kiện nhất
định có thể chuyển hóa lẫn nhau.
J.R.V.Mayer (1814-1878)
 Có nguồn cho rằng: định luật này xuất phát từ ông
(nhưng nó được đánh giá vẫn còn mang tính triết học chung)

 Học thuyết tế bào: là cơ sở chứng minh


rằng giữa thế giới động vật và thực vật
có mối liên hệ với nhau, có chung nguồn
gốc và hình thái.
Schleiden và Schwann
( hai nhà khoa học đưa ra “học thuyết tế bào”
lần đầu tiên)

Darwin (1809-1882)

 Học thuyết tiến hóa của Darwin: là cơ sở


chứng minh rằng giữa các loài không phải
bất biến mà có mối liên hệ và giàng buộc lẫn
nhau.

 Và với những phát minh khoa học đó, khoa học đã vạch ra mối liên
hệ thống nhất giữa những dạng tồn tại khác nhau, các hình thức
vận động khác nhau trong tính thống nhất vật chất của thế giới,
vạch ra tính biện chứng của sử vận động và phát triển của thế giới,
là cơ sở khoa học tự nhiên, giúp Mác xây dựng học thuyết của
mình.
4. Nhân tố chủ quan của sự ra đời triết học Mác.
 Quá trình hoạt động thực tiễn của Mác Ăng ghen : Mặc dù xuất
thân từ tầng lớp tư sản nhưng Mắc ăng ghen đều tích cực tham gia
vào các phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản . Mác và Ăng-
ghen đã từng chứng kiến các phong trào lớn như : Hiến chương
Anh , công xã Pa-ri,…Các ông cũng tham gia thành lập và hoạt
động trong các tổ chức của công nhân ( Quốc tế 1, Quốc tế 2).
 Tấm lòng nhân đạo cao cả của Mác Ăng-ghen : Mặc dù xuất
thân từ tầng lớp tư sản nhưng Mác Ăng- ghen đều có tình cảm đặc
biệt với nhân dân lao động với giai cấp vô sản . Mác hiểu rõ về
những khổ đau và bất công mà tầng lớp công nhân phải đối mặt
trong xã hội tư bản.
 Tư duy, duy vật biện chứng cách mạng của Mác và Ăng-ghen :
Trong quá trình hoạt động thực tiễn Mác và Ăng-ghen đã xây dựng
hệ thống lý luận để cung cấp cho giai cấp công nhân- một công cụ
sắc bén để nhận thức và cải tạo thế giới (Chủ nghĩa duy vật lịch sử,
học thuyết giá trị thặng dư, và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân).

You might also like