Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 42

1

NỘI DUNG VỤ ÁN:


1. Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt
như sau:
Khoảng 23 giờ 30 ngày 09/9/2022, bị cáo Huỳnh Nhật H điều khiển xe mô tô biển số 59G1 –
322.40 đi trên đường Q, phường S, Quận 3 thì thấy bị hại chị Nguyễn Vũ Hoài Tr đang đeo túi xách trên
vai bên phải (bên trong có 01 máy tính xách tay hiệu Macbook Air M1 màu vàng; 01 điện thoại Iphone 7
plus màu đen, 128GB; 01 ví cá nhân màu hồng bên trong có giấy tờ tùy thân; 102.000 đồng), đứng đợi
bạn trước đường Q, phường S, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Do bị cáo nảy sinh ý định cướp giật nên
điều khiển xe áp sát, dùng tay trái giật túi xách của chị Tr nhưng không giật được rồi liền tăng ga bỏ chạy.
Lúc này, anh Lê Hoàng T chứng kiến sự việc tri hô và điều khiển xe máy đuổi theo liên tục đến giao lộ H
– Công xã P, phường N thì bắt giữ được bị cáo H. Sau đó, anh T bàn giao bị cáo cho Công an phường N,
Quận M. Công an phường N Quận M lập biên bản bắt người phạm tội quả tang chuyển Cơ quan Cảnh sát
điều tra Công an Quận 3 xử lý.
Tại Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận 3, bị cáo Huỳnh Nhật H đã khai nhận toàn bộ hành
vi phạm tội như trên.
Tại Bản kết luận định giá tài sản số 67/KLĐG-HĐĐGTS ngày 15/10/2022 của Hội đồng định giá
tài sản trong tố tụng hình sự kết luận: giá trị tài sản theo giá thị trường vào thời điểm tháng 9/2022: 01(một)
túi xách vải màu đen có giá trị 300.000 đồng, 01 (một) máy tính xách tay nhãn hiệu Apple, loại Macbook
Air M1 ram 16GB-251GB số seri FVFFH1G6Q6M0 màu vàng có giá 23.000.000 đồng, 01 (một) điện
thoại di động Iphone 07 plus màu đen (tình trạng đã qua sử dụng mua vào tháng 11/2017) có giá 4.000.000
đồng; 01 (một) ví tiền màu hồng không nhãn hiệu (tình trạng đã qua sử dụng) có giá 300.000 đồng; tổng
cộng giá trị: 27.600.000 đồng (hai mươi bảy triệu sáu trăm ngàn đồng).
Tại bản cáo trạng số 41/CT/VKS-Q3 ngày 25/4/2023, Viện kiểm sát nhân dân Quận 3 đã truy tố
bị cáo Huỳnh Nhật H về tội “Cướp giật tài sản”, tội phạm và hình phạt được quy định tại điểm d khoản 2
Điều 171 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Vật chứng của vụ án:
- 01 (một) điện thoại hiệu Nokia màu đen, số imei 1: 355117079164045, số imei 2:
355117079164052.
- 01 (một) áo thun ngắn tay màu đỏ và 01 (một) chiếc quần jeans dài màu đen là trang phục bị cáo
H mặc khi thực hiện hành vi cướp giật vào ngày 09/9/2022 được niêm phong trong 01 túi nilon màu trắng
bên ngoài có chữ ký giáp lai của bị cáo Huỳnh Nhật H và dấu mộc của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an
Quận 3.
- 01 (một) xe máy hiệu Honda Super Cub 90 màu vàng, biển số 59G1 – 322.40. Xe do ông Lê Văn
T (địa chỉ khu phố B, phường Đ, Quận M) đứng tên chủ sở hữu, ông T đã bán xe cho một người đàn ông
với giá 4.000.000 đồng nhưng không rõ địa chỉ lai lịch và không nhớ rõ thời gian bán. Bị cáo H mượn xe
của người tên M (không rõ lai lịch) sử dụng. Cơ quan điều tra tiến hành đăng báo tìm chủ sở hữu nhưng
chưa có kết quả.
- 01 (một) đĩa DVD bên trong có chứa dữ liệu camera ghi nhận vụ việc cướp giật tài sản xảy ra
ngày 09/9/2022 được niêm phong trong phong bì màu trắng bên ngoài được ký giáp lai của Phan Ngọc T
và dấu mộc của Công an phường S, Quận 3 đã đưa vào hồ sơ vụ án.
????Phân tích CTTP
2

1. CTTP:
- Khách thể (trực tiếp, chính): Quyền sở hữu tài sản của chị Nguyễn Vũ Hoài Tr
→ Căn cứ vào khách thể, xác định được tội danh thuộc chương XVI của BLHS 2015.
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: Khi thấy chị Nguyễn Vũ Hoài Tr đeo túi xách màu đen bên vai phải, đang đứng đợi bạn
thì H Điều khiển xe áp sát, dùng tay trái giật túi xách của chị Tr
+ Hậu quả: chưa có hậu quả xảy ra, tài sản chưa bị chiếm đoạt vì giật không thành công
→ Căn cứ vào dấu hiệu khách quan, xác định được đây là tội cướp giật tài sản được quy định tại Điều
171 BLHS 2015.
- Chủ thể: anh Huỳnh Nhật H
+ Đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12 BLHS 2015 (đề không đề cập đến tuổi)
+ Không bị mất năng lực trách nhiệm hình sự, có khả năng nhận thức và Điều khiển hành vi
→ Anh H phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm PLHS của mình.
- Mặt chủ quan:
+ Lý trí: H có khả năng nhận thức thực tại khách quan rằng hành vi cướp giật tài sản của mình là nguy
hiểm cho xã hội, trái với PLHS.
+ Ý chí: H có năng lực Điều khiển hành vi nhưng vẫn lựa chọn hành vi trái PLHS là cướp giật tài sản,
thấy trước được hậu quả là quyền sở hữu tài sản của chị Nguyễn Vũ Hoài Tr bị xâm phạm nhưng mong
muốn hậu quả xảy ra.
→ Có yếu tố lỗi và là lỗi cố ý trực tiếp theo Khoản 1 Điều 10 BLHS 2105.
2. Phân loại CTTP:
- CTTP vật chất vì căn cứ theo CTTP cơ bản của Điều 171 BLHS 2015
+ Có hành vi phạm tội cướp giật tài sản
+ Có hậu quả theo luật định là tài sản bị cướp giật (chiếm đoạt)
- CTTP tăng nặng vì:
+ Thỏa các dấu hiệu khách quan của các CTTP cơ bản
+ Có tình tiết định khung tăng nặng: dùng xe mô-tô để thực hiện hành vi cướp giật
→ Phạm tội thuộc trường hợp dùng thủ đoạn nguy hiểm theo điểm d Khoản 2 Điều 171 BLHS 2015.
3. Loại tội phạm:
3

- Theo Khoản 2 Điều 171 BLHS 2015, tội danh này có khung hình phạt tù với mức cao nhất là 10 năm

→ Loại tội phạm rất nghiêm trọng (căn cứ theo điểm c Khoản 1 Điều 9 BLHS 2015)
4. Hình phạt:
- TTTN: (trong đề không có nhưng trong bản án 32/2023/HSST có tình tiết này)
“Bị cáo H bị Tòa án nhân dân Quận 8 xử phạt 09 (chín) tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản” theo Bản
án số 171/HSST ngày 29/12/2020 và chấp hành xong hình phạt tù vào ngày 27/5/2021.”
→ Áp dụng TTTN trách nhiệm hình sự là tái phạm theo quy định tại điểm h Khoản 1 Điều 52 BLHS
2015
- TTGN: Bị cáo H thành khẩn khai báo hết hành vi phạm tội của mình, ăn năn hối cải
→ Áp dụng TTGN trách nhiệm hình sự là người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải theo
quy định tại điểm s Khoản 1 Điều 51 BLHS 2015
→ Bù trừ cho nhau
- Mặc dù đã cố ý thực hiện hành vi khách quan là cướp giật tài sản được quy định tại Điều 171 BLHS
2015 (Điều khiển xe mô tô áp sát, dùng tay trái giật túi xách của chị Tr), nhưng H chưa chiếm đoạt
được tài sản, hành vi đó chưa được thực hiện đến cùng vì nguyên nhân ngoài ý muốn của H.
→ Đây là phạm tội chưa đạt nên căn cứ theo Điều 15 và Khoản 3 Điều 57 BLHS 2015 để quyết định
hình phạt (nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà Điều luật quy
định)
→ Mức hình phạt tù mà H phải chịu là từ 2 năm 3 tháng đến 7 năm 6 tháng (theo đề có TTGN).
(Bản án xử 04 năm tù)
4

[2] Khoảng 23 giờ 30 ngày 09/9/2022, tại Đường Q, phường S, Quận 3, Thành phố Hồ Chí
Minh, bị hại chị Nguyễn Vũ Hoài Tr đang đeo túi xách màu đen (bên trong có 01 máy tính xách tay
hiệu Macbook Air M1 màu vàng; 01 điện thoại Iphone 7 plus màu đen, 128GB; 01 ví cá nhân màu
hồng bên trong có giấy tờ tuỳ thân; và số tiền 102.000 đồng) thì bị cáo Huỳnh Nhật H điều khiển xe
mô tô biển số 59G1 – 322.40 áp sát và dùng tay trái giật túi xách của chị Tr nhưng không giật được
rồi liền tăng ga bỏ chạy. Lúc này, anh Lê Hoàng T chứng kiến sự việc tri hô và điều khiển xe máy đuổi
theo liên tục đến giao lộ H– Công xã P, phường thì bắt giữ được bị cáo. Sau đó, anh T bàn giao bị cáo
cho Công an phường N, Quận M. Sau đó Công an phường N, Quận M lập biên bản bắt người phạm
tội quả tang chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận 3 xử lý.
Tại Bản kết luận định giá tài sản số 67/KL-HĐĐGTS ngày 15/10/2022 của Hội đồng định giá
tài sản trong tố tụng hình sự kết luận: giá trị tài sản theo giá thị trường vào thời điểm tháng 9/2022:
01(một) túi xách vải màu đen có giá trị 300.000 đồng, 01 (một) máy tính xách tay nhãn hiệu Apple,
loại Macbook Air M1 ram 16GB-251GB số seri FVFFH1G6Q6M0 màu vàng có giá 23.000.000 đồng,
01 (một) điện thoại di động Iphone 07 plus màu đen (tình trạng đã qua sử dụng mua vào tháng 11/2017)
có giá 4.000.000 đồng; 01 (một) ví tiền màu hồng không nhãn hiệu (tình trạng đã qua sử dụng) có giá
300.000 đồng; tổng cộng giá trị: 27.600.000 đồng (hai mươi bảy triệu sáu trăm ngàn đồng).
Tại cơ quan điều tra, bị cáo H đã khai nhận hành vi phạm tội như trên.
[3] Bị cáo có năng lực trách nhiệm hình sự, ý thức được hành vi của mình là trái pháp luật
nhưng vẫn thực hiện nên có lỗi cố ý.
[4] Hành vi của bị cáo đã xâm phạm trực tiếp đến quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân
được pháp luật bảo vệ, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự trị an xã hội.
Tại cơ quan điều tra cũng như tại phiên tòa, bị cáo H đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình,
qua lời khai nhận tội của bị cáo, cùng các tài liệu chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án. Hội đồng xét
xử có đủ cơ sở xác định bị cáo H đã phạm tội “Cướp giật tài sản” theo quy định tại điểm d khoản 2
Điều 171 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
[5] Về tình tiết giảm nhẹ:
Bị cáo H thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải nên áp dụng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm
s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Xét thấy trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội nhưng chưa chiếm đoạt tài sản nên
đây là trường hợp phạm tội chưa đạt. Do đó áp dụng Điều 15 và khoản 3 Điều 57 Bộ luật Hình sự
năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 trong việc quyết định hình phạt đối với bị cáo.
[6] Về tình tiết tăng nặng:
Bị cáo H bị Tòa án nhân dân Quận 8 xử phạt 09 (chín) tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản” theo
Bản án số 171/HSST ngày 29/12/2020 và chấp hành xong hình phạt tù vào ngày 27/5/2021. Do đó lần
phạm tội này bị cáo bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là tái phạm theo quy định tại
điểm h khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
➔ Căn cứ Điều 50, điểm s khoản 1 Điều 51, điểm h khoản 1 Điều 52, Điều 15, khoản
3 Điều 57, điểm d khoản 2 Điều 171 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung
năm 2017. Tuyên bố bị cáo Huỳnh Nhật H phạm tội “Cướp giật tài sản”.
Xử phạt: Bị cáo Huỳnh Nhật H 04 (bốn) năm tù về tội “Cướp giật tài sản”. Thời hạn chấp hành
hình phạt tù tính từ ngày 10/9/2022.
1

NỘI DUNG VỤ ÁN:


1. Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biên tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt
như sau:
Khoảng 22 giờ ngày 25/11/2022, bị cáo Phạm Hồ Kim M điều khiển xe máy hiệu Yamaha Luvias
F1, biển số 59L1-947.15 đến trước số 351 Nguyễn Thiện Thuật, Phường 1, Quận 3, Thành phố Hồ Chí
Minh (bên hông nhà 549 Điện Biên Phủ, Phường 3, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh) thì thấy bị hại chị
Trần Thị Ánh M đang dừng xe máy bên lề đường để sử dụng điện thoại nên bị cáo M nảy sinh ý định chiếm
đoạt bán lấy tiền tiêu xài. Sau đó, bị cáo M điều khiển xe áp sát phía bên phải chị M và dùng tay trái giật
chiếc điện thoại hiệu Samsung Galaxy Note 10 Plus của chị M rồi tăng ga bỏ chạy theo đường Nguyễn
Thiện Thuật rồi rẽ trái ngược chiều vào đường Điện Biên Phủ. Khi đến trước số 756 Điện Biên Phủ, Phường
10, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh bị cáo M va chạm xe với người đi đường nên bị té ngã. Lúc này, chị
M cùng người dân đuổi kịp thì bị cáo M bỏ chạy bộ về nhà tại số Đường P, Phường M, Quận M, Thành phố
Hồ Chí Minh. Tại đây, bị cáo M gặp Nguyễn Thành N (em họ bị cáo M) và Nguyễn Vĩnh T (bạn của N)
nên nhờ N và T quay lại hiện trường để lấy lại xe nhưng không nói cho N và T biết việc bị cáo M sử dụng
xe trên để đi cướp giật tài sản, mà dặn Nhật và Tuấn nếu có ai hỏi thì trả lời xe này vừa bị mất trộm. Sau
đó, bị cáo M thay quần áo và đến Quận 6 (không nhớ rõ địa chỉ) để thăm con. Đến ngày 26/11/2022, bị cáo
M đi xe ôm đến Công an Phường B, Quận 3 đầu thú.
Tại cơ quan điều tra, bị cáo Phạm Hồ Kim M đã thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội như trên.
Tại Kết luận định giá tài sản số 138/KL-HĐĐGTS ngày 09/12/2022 của Hội đồng định giá tài sản
trong Tố tụng hình sự Quận 3 kết luận: Điện thoại di động Samsung, Model: Galaxy Note 10 Plus, màu bạc,
dung lượng: 256GB, số IMEI: 358780100911390/01. Số IMEI: 358780100911398/01đã qua sử dụng, thời
điểm tháng 11/2022 trị giá 6.200.000 (sáu triệu hai trăm nghìn đồng).
Tại bản cáo trạng số 32/CT/VKS-Q3 ngày 30/3/2023, Viện kiểm sát nhân dân Quận 3 đã truy tố bị
cáo Phạm Hồ Kim M về tội “Cướp giật tài sản”, tội phạm và hình phạt được quy định tại điểm d, i khoản 2
Điều 171 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Vật chứng của vụ án:
- 01 (một) xe gắn máy hiệu Yamaha Luvias biển số: 59L1-947.15 (số khung:
RLCL1SK10EY017521; số máy: 1SK1-017438)
- 01 (một) miếng nhựa của xe gắn máy hiệu Yamaha Luvias biển số: 59L1-947.15, bị bể sau khi
xảy ra va chạm (đã được niêm phong có chữ ký, chữ viết họ tên Phạm Hồ Kim M và mộc dấu của Công an
Phường B, Quận 3)
- 01 (một) chiếc quần đùi màu nâu sọc caro và 01 chiếc áo thun trắng có chữ V đỏ, đã được niêm
phong có chữ ký, chữ viết họ tên Phạm Hồ Kim M và mộc dấu của Công an Phường, Quận 3
Cơ quan CSĐT Công an Quận 3 đã nhập kho vật chứng theo Lệnh nhập kho vật chứng số 650 ngày
11/01/2023.
Về yêu cầu dân sự: Bị hại – chị Trần Thị Ánh M đã nhận lại tài sản và không yêu cầu bồi thường gì.
2

1. CTTP:

- Khách thể (trực tiếp, chính): Quyền sở hữu tài sản của chị Trần Thị Ánh M

→ Căn cứ vào khách thể, xác định được tội danh thuộc chương XVI của BLHS 2015.

- Mặt khách quan:

+ Hành vi: Khi thấy chị Trần Thị Ánh M đang dừng xe bên đường để sử dụng điện thoại thì anh M Điều khiển xe áp
sát phía bên phải chị M và dùng tay trái giật chiếc điện thoại hiệu Samsung Galaxy Note 10 Plus của chị M

+ Hậu quả: Quyền sở hữu tài sản của chị M bị xâm phạm, cụ thể là chiếc điện thoại trị giá 6.200.000 đồng bị chiếm
đoạt

→ Căn cứ vào dấu hiệu khách quan, xác định được đây là tội cướp giật tài sản được quy định tại Điều 171 BLHS
2015.

- Chủ thể: anh Phạm Hồ Kim M

+ Đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12 BLHS 2015 (đề không đề cập đến tuổi)

+ Không bị mất năng lực trách nhiệm hình sự, có khả năng nhận thức và Điều khiển hành vi

→ Anh M phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm PLHS của mình.

- Mặt chủ quan:

+ Lý trí: anh M có khả năng nhận thức thực tại khách quan rằng hành vi cướp giật tài sản của mình là nguy hiểm
cho xã hội, trái với PLHS.

+ Ý chí: anh M có năng lực Điều khiển hành vi nhưng vẫn lựa chọn hành vi trái PLHS là cướp giật tài sản, thấy
trước được hậu quả là quyền sở hữu tài sản của chị Trần Thị Ánh M bị xâm phạm nhưng mong muốn hậu quả xảy
ra.

→ Có yếu tố lỗi và là lỗi cố ý trực tiếp theo Khoản 1 Điều 10 BLHS 2105.

2. Phân loại CTTP:

- CTTP vật chất vì căn cứ theo CTTP cơ bản của Điều 171 BLHS 2015

+ Có hành vi phạm tội cướp giật tài sản

+ Có hậu quả theo luật định là tài sản bị cướp giật (bị chiếm đoạt)

- CTTP tăng nặng vì:

+ Thỏa các dấu hiệu khách quan của các CTTP cơ bản

+ Có tình tiết định khung tăng nặng: dùng xe mô-tô để thực hiện hành vi cướp giật

→ Phạm tội thuộc trường hợp dùng thủ đoạn nguy hiểm theo điểm d Khoản 2 Điều 171 BLHS 2015. (ngoài ra trên
đề còn căn cứ theo điểm i nhưng không thấy tình tiết trên đề)

3. Loại tội phạm:

- Theo Khoản 2 Điều 171 BLHS 2015, tội danh này có khung hình phạt tù với mức cao nhất là 10 năm tù

→ Loại tội phạm rất nghiêm trọng (căn cứ theo điểm c Khoản 1 Điều 9 BLHS 2015).
1

NỘI DUNG VỤ ÁN:


1. Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án
được tóm tắt như sau:
Ngày 19/12/2018, bị cáo Trương Lập T xin vào làm việc tại Công ty Giao hàng K
có Bưu cục tại số Đường N, Phường M, Quận B (do ông Phạm Hồng Q là người đại diện
theo pháp luật). Công việc của bị cáo T là hàng ngày đến Bưu cục lấy hàng rồi đem hàng
giao cho khách, khi khách nhận hàng thì bị cáo T thu hộ số tiền món hàng khách đã đặt rồi
giao lại cho công ty bằng cách chuyển khoản vào tài khoản của công ty hoặc nộp tiền mặt.
Vào ngày 06/7/2022, bị cáo T đến công ty làm việc và nhận 17 đơn hàng đi giao cho khách
ở tuyến đường L, Phường H, Quận 3. Sau khi giao hàng và nhận tiền từ các khách hàng với
tổng số tiền là 17.951.750 đồng (mười bảy triệu chín trăm năm mươi mốt ngàn bảy trăm
năm mươi đồng), bị cáo T nảy sinh ý định chiếm đoạt nên đã lấy hết số tiền này đem trả nợ
11.000.000 đồng, còn lại tiêu xài cá nhân hết. Khi nhân viên công ty gọi điện thoại cho bị
cáo T thì bị cáo T nói đã chuyển tiền cho công ty và gửi hình ảnh đã chuyển tiền nhưng
thực chất là bị cáo T đã không chuyển do chưa xác nhận chuyển tiền. Do bị cáo T không
chuyển tiền cho công ty và bỏ trốn nên đến ngày 11/7/2022, ông Phạm Hồng Q ủy quyền
cho anh Trương Đức V đến Công an Phường M, Quận 3 trình báo sự việc, lập hồ sơ chuyển
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận 3 xử lý.
Tại Cơ quan điều tra, bị cáo Trương Lập T đã thành khẩn khai nhận toàn bộ hành
vi đã chiếm đoạt số tiền thu được vào ngày 06/7/2022 của 17 đơn hàng với tổng giá trị
17.951.750 đồng (mười bảy triệu chín trăm năm mươi mốt ngàn bảy trăm năm mươi đồng),
phù hợp với toàn bộ tài liệu, chứng cứ được thu thập trong hồ sơ vụ án.
Kết quả ghi lời khai của những người liên quan đã nhận hàng từ bị cáo.
Vật chứng của vụ án:
- 01 (một) điện thoại di động hiệu Redmi, ốp lưng màu xanh, đã qua sử dụng.
- 01 (một) điện thoại di động hiệu Redmi, ốp lưng màu đen, đã qua sử dụng.
- 01 (một) chiếc xe máy hiệu Honda Lead màu đỏ biển số: 54L5-9859, số máy
JF24E-0205857, số khung: RLHJF24089Y164071. Qua xác minh chiếc xe do ông Đoàn
Quang T đứng tên chủ sở hữu. Ông T bán xe cho ông Trịnh Quốc D, rồi ông D bán xe cho
bà Nguyễn Ngọc T (vợ bị cáo T), sau khi mua xe bà T đưa cho bị cáo T sử dụng.
Cơ quan CSĐT Công an Quận 3 đã nhập kho vật chứng theo Lệnh nhập kho vật
chứng số 626 ngày 25/10/2022.
Trách nhiệm dân sự: Bà Nguyễn Ngọc T thay mặt bị cáo bồi thường cho Công ty
Giao hàng K số tiền 17.951.750 đồng, công ty không yêu cầu gì thêm.
2

Các yếu tố cấu thành tội phạm trong tình huống:


- Khách thể: Xâm phạm quyền sở hữu tài sản của Công ty K” và “Những quan hệ xã
hội liên quan đến hoạt động đúng đắn của công ty K” mà cụ thể trường hợp này là xâm
phạm đến hoạt động kinh doanh bình thường của tổng công ty K, làm cho doanh
nghiệp này bị suy yếu, mất uy tín.
➔ Khách thể chính: Xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của Công ty K
+Đối tượng tác động của tội phạm chính là tài sản mà người có chức vụ, quyền hạn
đang trực tiếp quản lý và thông qua việc tác động đến tài sản này người phạm tội
mới có thể xâm phạm đến khách thể của tội phạm. Tài sản này là tài sản của công ty
K ( từ 17 đơn hàng được giao cho khách hàng) đang giao cho người phạm tội quản
lý.
- Mặt khách quan: (Tội “Tham ô tài sản” có cấu thành tội phạm vật chất nên mặt
khách quan của tội “Tham ô tài sản” gồm hành vi khách quan và hậu quả của tội
phạm.)
+ Hành vi khách quan của T: là hành vi trái pháp luật hình sự, Hành vi chiếm đoạt tài
sản của công ty K có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn hoặc là nhiệm vụ được giao
của người phạm tội, nếu người phạm tội không có chức vụ, quyền hạn hay nhiệm vụ được giao
đó thì khó hoặc không thể thực hiện được hành vi chiếm đoạt tài sản; Cụ thể trong tình huống
này: T nảy sinh ý định chiếm đoạt nên đã lấy hết số tiền đã giao 17 đơn hàng, đem trả
nợ 11.000.000 đồng, còn lại tiêu xài cá nhân hết. Khi nhân viên công ty gọi điện thoại
cho bị cáo T thì bị cáo T nói đã chuyển tiền cho công ty và gửi hình ảnh đã chuyển tiền
nhưng thực chất là bị cáo T đã không chuyển do chưa xác nhận chuyển tiền.
+ Hậu quả của tội phạm: số tiền mà T có trách nhiệm quản lý và nộp lại cho công ty
K bị chiếm đoạt cho mục đích riêng.
+ Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả của tội phạm: trong tình huống này, số tiền
thuộc quyền sở hữu của công ty K đã bị T chiếm đoạt trái pháp luật do hành vi vi phạm
pháp luật của T (không nộp lại số T cho công ty K)

- Chủ thể: Trương Lập T


+ Có đủ NLTN Hình sự, đủ tuổi và có đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành
vi → biết được rằng hành vi của mình là trái PL hình sự nhưng vẫn lựa chọn xử sự
trái PL.
+ T: người có chức vụ, quyền hạn (chủ thể đặc biệt) và được công ty giao nhiệm
vụ, xem xét theo khoản 2 điều 352, bởi vì Công việc T là hàng ngày đến Bưu cục lấy
hàng rồi đem hàng giao cho khách, khi khách nhận hàng thì bị cáo T thu hộ số tiền
món hàng khách đã đặt rồi giao lại cho công ty bằng cách chuyển khoản vào tài khoản
của công ty hoặc nộp tiền mặt.
3

- Mặt chủ quan: T có lỗi cố ý trực tiếp (theo khoản


+ Về lí trí: T nhận thức tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thể hiện
ở chỗ thấy trước hậu quả việc làm của mình khi không nộp lại tiền cho công ty K mà
dùng vào mục đích riêng là sai trái mà vẫn thực hiện

+ Về ý chí: T mong muốn chiếm đoạt số tiền mà mình có trách nhiệm quản lý ( tiền thu hộ từ
17 đơn hàng), mong muốn hậu quả phát sinh. M
+ Mục đích: việc chiếm đoạt tài sản của người phạm tội có trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt
tài sản này.

- Từ những phân tích trên, căn cứ theo khoản 2 điều 352 và điều 353 BLHS 2015,
khoản 5 điều 2 Nghị định 03/2020 của Hội Đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối
cao → T phạm tội: tham ô tài sản.
+ Theo điều 352 Bộ luật Hình sự nêu khái niệm tội phạm chức vụ quy định "người có
chức vụ là người do bổ nhiệm, do hợp đồng, do bầu cử hoặc do một hình thức khác,
có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất
định và có quyền hạn trong khi thực hiện công việc, nhiệm vụ".
+ Theo khoản 5 điều 2 Nghị định 03/2020 của Hội Đồng thẩm phán tòa án nhân dân
tối cao "do một hình thức khác" là trường hợp không do bổ nhiệm, bầu cử, tuyển dụng
nhưng được giao nhiệm vụ và có quyền hạn khi thực hiện nhiệm vụ đó”
→ Cụ thể ở đây là T đã được giao nhiệm vụ thực hiện công việc “hàng ngày đến Bưu
cục lấy hàng rồi đem hàng giao cho khách, khi khách nhận hàng thì bị cáo T thu hộ số
tiền món hàng khách đã đặt rồi giao lại cho công ty bằng cách chuyển khoản vào
tài khoản của công ty hoặc nộp tiền mặt”
+ Điều 353 BLHS 2015: “Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng
thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”

2. Phân loại CTTP:

• Tội “Tham ô tài sản” có cấu thành tội phạm vật chất:
+ Có hành vi phạm tội: hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công
ty K

+ Có hậu quả: làm mất quyền sở hữu số tiền tiền 17.951.750 đồng của công ty K.

3. Loại TP:

- Theo điều 353 BLHS 2015, tội danh này có khung hình phạt tù với mức cao nhất là 7 năm tù

→ Loại tội phạm nghiêm trọng (căn cứ theo điểm b Khoản 1 Điều 9 BLHS 2015)
4
1

NỘI DUNG VỤ ÁN:


1. Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm
tắt như sau:
Khoảng 23 giờ 30 ngày 30/4/2022, chị Trần Thị Linh N, anh Nguyễn Quang V đang bán
hàng tại cửa hàng M đường Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh thì bị
cáo Châu Chí T dẫn theo con trai là Châu Chí C (10 tuổi) vào cửa hàng lấy 01 chai nước suối rồi
đến quầy thanh toán hỏi lý do tại sao không cho cháu C vào cửa hàng. Chị N giải thích do cháu C
hay trộm đồ trong cửa hàng nên nhân viên không cho vào và không bán hàng cho cháu. Nghe xong,
bị cáo T cầm chai nước bỏ đi mà không tính tiền thì anh V chạy theo đòi lại. Lúc này, có một người
khách nam ngăn bị cáo T lại thì giữa hai bên xảy ra cự cãi rồi bị cáo T tiếp tục cầm chai nước ra
ngoài cửa hàng, đi bộ vào hẻm 416 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Quận 3. Sau đó, bị cáo T đến
khu vực cột điện cạnh bảng tin khu phố tìm hung khí thì thấy 01 bao vợt cầu lông trong đó có 01
cây đao dài khoảng 50cm, lưỡi bằng kim loại, cán màu đen nên cầm bao vợt này quay lại cửa hàng
để đao ngoài cửa rồi vào bên trong dùng tay đánh 01 phát vào mặt người khách nam thì bị anh V
đến can ngăn nên bị cáo T đi ra ngoài rút cây đao ra khỏi bao rồi xông vào cửa hàng đuổi chém anh
V. Anh V chạy vào phòng cửa hàng trưởng thì bị bị cáo T đuổi theo chém 01 nhát trúng tay trái gây
thương tích. Lúc này, anh V nhặt được 01 cái búa (loại đóng đinh, cán bằng gỗ do chị N ném vào
cho anh V) nên dùng tự vệ, đánh trúng 01 nhát vào vùng đầu của bị cáo T thì bị cáo T cầm cây đao
đi ra ngoài dùng tay xô đổ 01 tủ đựng đồ ăn gần quầy tính tiền rồi bỏ đi, sau đó cất cây đao vào
trong túi đựng vợt cầu lông và giấu tại chỗ cây cột điện như cũ (Cơ quan điều tra không thu hồi
được). Sau sự việc, anh V đến bệnh viện Bình Dân chữa trị rồi đến Công an Phường B Quận 3 trình
báo. Ngày 03/5/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận 3 ra Quyết định phân công thụ lý
nguồn tin về tội phạm để xác minh làm rõ.
Đến ngày 09/8/2022, Tổ công tác Công an Quận 3 tuần tra đến trước đường T, Phường H,
Quận 3 phát hiện bị cáo Châu Chí T có biểu hiện nghi vấn nên tiến hành kiểm tra, thu giữ trong túi
áo ngực bên trái của bị cáo T có 01 bao thuốc loại hiệu Jet bên trong chứa tinh thể không màu (là
ma tuý) nên tiến hành đưa bị cáo T về trụ sở Công an Phường H Quận 3. Tại Công an Quận 3 bị cáo
T khai khi đang hành nghề xe ôm tại giao lộ Nguyễn Đình Chiểu – Vườn Chuối, Phường 4, Quận 3,
bị cáo T được 01 đối tượng tên B (chưa rõ lai lịch) thuê đi giao số ma tuý trên cho đối tượng tên M
tại trước cửa hàng N đường Nguyễn Thiện Thuật, Phường 2, Quận 3 với giá 900.000 đồng. Bị cáo
T đồng ý và điều khiển xe máy hiệu Yamaha Sirius biển số: 59X2-548.78 đi giao ma tuý đến trước
đường Nguyễn Thiện Thuật, Phường 2, Quận 3 thì bị Tổ công tác Công an Quận 3 kiểm tra phát
hiện bàn giao cho Công an Phường H, Quận 3 lập biên bản bắt quả tang người phạm tội giao Cơ
quan Cảnh sát điều tra Công an Quận 3 xử lý.
Cùng ngày 09/8/2022, Cơ quan điều tra tiến hành khám xest nơi ở của bị cáo T tại nhà đường
C2, Phường T, Quận M thu giữ 01 gói nylon chứa tinh thế không màu, 09 gói nylon chứa chất bột
màu trắng, 01 gói nylon bên trong chứa 02 viên nén màu vàng và 01 viên nén màu hồng, 02 cân điện
tử. Bị cáo T khai là số ma tuý bị cáo T mua của một người khác cũng tên B (chưa rõ lai lịch) ở khu
vực ga Sài Gòn với giá 5.000.000 đồng về để sử dụng, còn 02 cân điện tử là của bị cáo T dùng để
kiểm tra số ma tuý đã mua có đúng khối lượng hay không.
2

Tại Cơ quan điều tra, bị cáo Châu Chí T đã thành khẩn khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội
nêu trên.
Theo Kết luận giám định pháp y về thương tích số 545/TgT.22 ngày 18/7/2022 của Trung
tâm Pháp y Sở y tế Thành phố Hồ Chí Minh, kết luận: anh Nguyễn Quang V (sinh năm 1996) xác
định “Bị vết thương vùng mặt sau 1/3 giữa cẳng tay trái đã được điều trị, hiện còn: 01 sẹo kích
thước 2,3 x (0,2-0,5)cm có đuôi tận nông kích thước 3,3 x 0,05cm; hình ảnh mẻ xương trụ tại vị trí
vết thương trên phim chụp Xquang thời điểm giám định. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây
nên hiện tại là 04%, thương tích do vật sắc, vật sắc nhọn gây ra”.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận 3 tiến hành định giá tủ kính tại cửa hàng M bị bị
cáo T làm hư hỏng. Tại Kết luận định giá tài sản số 139/KL-HĐĐGTSTS ngày 31/10/2022 của Hội
đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự Quận 3 xác định: tủ kính trưng bày để bàn dùng đựng
thực phẩm bên trong được thiết kế inox 201 như sau: Kích thước 600x343x585mm; kiểu dáng: 2
tầng kê – 3 ngăn thực phẩm, 6 vỉ inox – đèn chiếu sáng 1 bóng; tình trạng: đã qua sử dụng, tại thời
điểm tháng 4/2022 trị giá 3.200.000 đồng.
Theo Kết luận định giá số 4652/KL-KTHS ngày 18/8/2022 của Phòng Kỹ thuật Hình sự
Công an Thành phố Hồ Chí Minh, xác định:
- Gói 1: tinh thể không màu (m1) cần giám định là ma túy ở thể rắn có khối lượng 2,4955
gram (hai phẩy bốn chín năm năm), loại Methamphetamine;
- Gói 2 : tinh thể không màu (m2) cần giám định là ma túy ở thể rắn có khối lượng 39,2939
gram (ba mươi chín phẩy hai chín ba chín), loại Methamphetamine;
- Gói 3: bột màu trắng ký hiệu (m3) có khối lượng 33,6108 (ba mươi ba phải sáu một không
tám) gram, là ma tuý ở thể rắn, loại Heroin;
- Gói 4: nylon chứa 02 viên nén màu vàng (m4) và 01 viên nén màu hồng (m5) có khối lượng
lần lượt là 0,8939 gram và 0,5446 gram, không tìm thấy ma tuý.
Vật chứng vụ án:
- 01 cây đao dài khoảng 50cm, lưỡi bằng kim loại, cán màu đen (chưa thu hồi được);
- 01 cây búa cán gỗ loại dùng để nhổ đinh;
- Mẫu vật còn lại sau khi phục vụ giám định được niêm phong, có chữ ký của Giám định
viên và Cán bộ điều tra, gồm: Tinh thể không màu (m1) có khối lượng 2,3877 gram; Tinh thể không
màu (m2) có khối lượng 38,9989 gram; Chất bột màu trắng (m3) có khối lượng 33,2866 gram; 01
viên nén màu vàng (m4) có khối lượng 0,4583 gram và phần còn lại của viên nén màu hồng (m5)
có khối lượng 0,2506 gram;
- 02 cân tiểu ly điện tử;
- 01 điện thoại di động hiệu Oppo, số Imel: 869347031680593 kèm theo 01 sim Mobifone;
- 01 xe máy hiệu Yamaha Sirius màu đen trắng, biển số: 59X2-548.78, số khung:
RLCS1FC10DY036332, số máy: 1FC1-036352. Qua xác minh được biết chiếc xe trên do anh Thái
Tăng H đứng tên chủ sở hữu, ông H đã bán xe cho người khác từ lâu, không nhớ bán cho ai và không
có yêu cầu nhận lại xe.
3

Các vật chứng trên đã được nhập kho vật chứng của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an
Quận 3.
Về dân sự: Ông Nguyễn Quang V không yêu cầu bồi thường gì; người đại diện theo pháp
luật của cửa hàng M là chị Mai Thị Ngọc Q, yêu cầu bị cáo bồi thường số tiền 3.200.000 đồng (ba
triệu hai trăm ngàn đồng).
1. CTTP:
- Khách thể:
+ Xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe của con người. Quyền này được Hiến pháp và pháp luật
bảo vệ, đòi hỏi các cá nhân và chủ thể khác trong xã hội phải tôn trọng.
+ Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý các chất ma túy
-Mặt khách quan:
+ Tội về cố ý gây thương tích:
- Có hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, cụ thể là dùng dao chém
anh V bị thương tổn 4%, tỷ lệ thương tật dưới 11% và có
- Có tính chất côn đồ: Phạm tội có tính chất côn đồ là trường hợp thực hiện tội phạm có tính hung hãn
cao độ, coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác, gây thương tích không có nguyên cớ hoặc
phạm tội vì lý do nhỏ nhặt, đâm, đánh người dã man,…
- Hậu quả: làm anh V bị thương tổn với tỉ lệ thương tổn 4%
- Mối quan hệ giữa hành vi phạm tội và hậu quả: chính hành vi dùng dao dí và chém của T là nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến tổn thương cơ thể của anh V
+Tội tàng trữ trái phép ma túy
- Hành vi: Người phạm tội có hành vi tàng trữ dưới các hình thức như: cất, giữ, giấu, lưu giữ ma túy
một cách bất hợp pháp ở các địa điểm sau: trong người, túi, vali, nhà, vườn, xe….
- Mục đích chủ yếu của người phạm tội về tội này là tàng trữ để sử dụng ma túy chứ không phải với
mục đích mua hoặc bán hoặc vận chuyển hoặc sản xuất trái phép chất ma túy để thu lợi bất chính
- Hậu quả: xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý các chất ma túy
- Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả: Hành vi cất giữ nhằm sử dụng trái phép các chất cấm được
nhà nước quản lý.
-Mặt chủ quan:
+ Lý trí: anh T có khả năng nhận thức thực tại khách quan rằng hành vi dùng dao chém người và tàng trữ
trái phép chất ma túy là hành vi nguy hiểm cho xã hồi và Trái PLHS.
4

+ Ý chí: anh T có năng lực Điều khiển hành vi nhưng vẫn lựa chọn hành vi trái PLHS là gây thương tích
cho người khác và tàng trữ trái phép ma túy, thấy trước được hậu quả xâm phạm đến sức khỏe của anh V
và quyền quản lí chất ma túy của nhà nước nhưng vẫn mong muốn hậu quả đó xảy ra.
→ Có yếu tố lỗi và là lỗi cố ý trực tiếp theo Khoản 1 Điều 10 BLHS 2105.
- Chủ thể:
+ Đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12 BLHS 2015 (đề không đề cập đến tuổi)
+ Không bị mất năng lực trách nhiệm hình sự, có khả năng nhận thức và Điều khiển hành vi
- Theo quy định của Điều 12 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì:
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại 28 điều .
➔ Theo đó người phạm tội thuộc khoản 3, 4, 5 Điều 134 thì bị truy cứu TNHS. Và phải chịu TNHS
khoản 2,3,4,5 điều 249.
+ Người đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về mọi trường hợp phạm tội này.
2. Phân loại CTTP:
+ Tội về cố ý gây thương tích:

- CTTP vật chất: vì căn cứ theo CTTP cơ bản của điều 134
+ Có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác, cụ thể là T dùng dao
chém V gây thương tổn 0.4%.
+ Có hậu quả theo luật định là tổn thương dưới 11% thuộc vào trường hợp có tính chất côn đồ.
-CTTP cơ bản vì: thỏa các dấu hiệu khách quan của các CTTP cơ bản và không có tình tiết định khung tăng
nặng hay giảm nhẹ.

3. Loại TP:

+ Tội về cố ý gây thương tích, theo điểm đ, khoản 1 điều 134, khung hình phạt cao nhất mà T phải chịu là
3 năm tù → căn cứ theo điểm a khoản 1 điều 9 → Tội phạm ít nghiêm trọng
+ Tội tàng trữ trái phép ma túy, theo điểm b khoản 3, điều 249, khung hình phạt cao nhất mà T phải chịu là
15 năm → căn cứ theo điểm c khoản 1 điều 9 → tội phạt rất nghiêm trọng.
1

NỘI DUNG VỤ ÁN:


1. Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biên tại phiên tòa, nội dung
vụ án được tóm tắt như sau:
Khoảng 16 giờ 30 phút ngày 01/8/2022, bị cáo Nguyễn Thị Minh H nhận
được điện thoại từ số 090656XXXX của đối tượng tên N (không rõ lai lịch) nhờ đi
mua 01 hộp 05 ma túy đá với giá 2.500.000 đồng, xong N trả tiền công cho bị cáo H
thêm 500.000 đồng khi giao ma túy lại cho N thì bị cáo H đồng ý. Nhân nói với bị
cáo H địa điểm giao ma túy cho N là trước đường T, Phường Y, Quận B. Sau đó, bị
cáo H đặt xe công nghệ G, tài xế tên Đặng Hoài C chở đi đến trước đường H, Phường
X, quận T thì anh C đứng đợi, bị cáo H đi bộ vào hẻm trước nhà đường H, Phường X,
quận T gặp 01 người đàn ông (không rõ lai lịch) mua hộp 05 ma túy với giá
2.500.000 đồng, bị cáo H cất gói ma túy đá vào tờ tiền mệnh giá 2.000 đồng được xếp
lại, cầm trên tay rồi quay kêu anh C chở về số đường T. Khi lên xe, bị cáo H cất tờ
tiền chứa gói ma túy đá vào ống quần đùi bên trái của bị cáo H. Khi bị cáo H về đến
trước đường T, Phường Y, Quận B thì bị Tổ trinh sát của Đội Cảnh sát điều tra tội
phạm về ma túy Công an Quận B bắt quả tang thu giữ 01 gói nylon chứa tinh thể
không màu nên bị đưa về Công an Phường Y, Quận B lập biên bản bắt người phạm
tội quả tang chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận B xử lý.
Tại Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận B, bị cáo Nguyễn Thị Minh H
khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội như trên.
Tại bản Kết luận giám định số 4446/KL-KTHS ngày 09/8/2022 của Phòng Kỹ
thuật hình sự Công an Thành phố Hồ Chí Minh, kết luận: Tinh thể không màu trong
01 gói nylon được niêm phong bên ngoài có dấu vân tay, chữ ký ghi tên bị cáo
Nguyễn Thị Minh H và hình dấu Công an Phường Y, Quận B cần giám định là ma
túy ở thể rắn, khối lượng 4,9908 gram loại Methaphetamine (Bút lục 44).
Tại bản cáo trạng số 76/CT/VKS-Q3 ngày 31/10/2022, Viện kiểm sát nhân
dân Quận 3 đã truy tố bị cáo Nguyễn Thị Minh H về tội “Mua bán trái phép chất ma
túy”, tội phạm và hình phạt được quy định tại khoản 1 Điều 251 Bộ luật Hình sự năm
2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Vật chứng vụ án:
- 01 (một) điện thoại di dộng hiệu Vtel, số IMEI 1: 355863061308443, IMEI 2:
355863061308450, máy đã qua sử dụng.
- 01 (một) tờ tiền mệnh giá 2.000 đồng (dùng để gói ma túy).
2

- 01 (một) gói niêm phong vụ số 932/22, mẫu vật còn lại sau khi đã sử dụng
phục vụ giám định: Tinh thể không màu có khối lượng 4,8789 gram được niêm
phong có chữ ký của người chứng kiến Nguyễn Văn Út L và chữ ký của người
niêm phong Lê Minh Phú.
Cơ quan CSĐT Công an Quận B đã nhập kho vật chứng theo Lệnh nhập kho
vật chứng số 616/LNK-CSĐT(MT) ngày 05/9/2022 (Bút lục 46).
1. CTTP:
- Khách thể: xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước về việc cất giữ, vận chuyển, trao
đổi chất ma túy.
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: H nhận tiền công đề thực hiện mua má túy giùm đối tượng tên N (không rõ lai
lịch), mua 01 hộp 05 ma túy đá với giá 2.500.000 đồng.
+Về hậu quả: Việc tội phạm thực hiện việc mua bán ma túy thành công hay không không
phải là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội này, do đối tượng mà tội mua bán ma túy xâm
phạm là công tác quản lý của nhà nước đối với các chất ma túy, chất gây nghiện,… cho nên
người này chỉ cần có hành vi thì đã có thể bị truy tố về tội buôn bán ma túy.
+Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả: chính hành vi mua ma túy dẫn đến việc xâm phạm
đến quản lý của nhà nước về việc cất giữ, vận chuyển, trao đổi chất ma túy.
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi của tội phạm trong hoạt động mua bán trái phép chất ma túy ở đây là lỗi cố ý, và cụ
thể là lỗi cố ý trực tiếp ( khoản 1 điều 10).
+ Lý trí: anh H có khả năng nhận thức thực tại khách quan rằng hành vi mua bán chất ma
túy của mình là nguy hiểm cho xã hội, trái với PLHS.
+ Ý chí: anh M có năng lực Điều khiển hành vi nhưng vẫn lựa chọn hành vi trái PLHS là
mua bán chất cấm, thấy trước được hậu quả xâm phạm đến việc quản lý của nhà nước về
chất ma túy nhưng mong muốn hậu quả xảy ra.
- Chủ thể:
+ Đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12 BLHS 2015 (đề không đề cập đến tuổi)
+ Không bị mất năng lực trách nhiệm hình sự, có khả năng nhận thức và Điều khiển hành vi
→ Anh H phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm PLHS của mình.
2. Phân loại CTTP:
3

- CTTP hình thức: Có hành vi phạm tội là mua bán trái phép chất ma túy, tuy nhân trong
điều luật không quy định về hậu quả theo luật định. Do đó việc tội phạm thực hiện việc mua
bán ma túy thành công hay không không phải là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội này.
-CTTP cơ bản: thỏa các dấu hiệu khách quan của các CTTP cơ bản và không có tình tiết
định khung tăng nặng hay giảm nhẹ.

3. Loại TP:
- Theo Khoản 1 Điều 251 BLHS 2015, tội danh này có khung hình phạt tù với mức cao nhất
là 7 năm tù
→ Loại tội phạm nghiêm trọng (căn cứ theo điểm b Khoản 1 Điều 9 BLHS 2015).
1

NỘI DUNG VỤ ÁN:


Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như
sau:
Vào ngày 02/04/2022, bị cáo Ngô Quốc T và ông Hà Quang L (là nhân viên bảo vệ của Công ty
TNHH X) được phân công giữ xe cho khách đến uống cà phê CP tại đường C, phường S, Quận B, Thành
phố Hồ Chí Minh thì ông Nguyễn Thái Phước T1 điều khiển xe gắn máy hiệu Honda Airblade, biển số:
59K2-523.01 đến quán uống cà phê thì được Bị cáo Ngô Quốc T hướng dẫn để xe tại trước đường C, phường
S, Quận B, Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi gửi xe xong, ông T1 vào quán uống cà phê, Bị cáo Ngô Quốc
T thấy xe gắn máy của ông T1 còn mới nên đã gọi điện thoại rủ bị cáo Lê Ngọc T đến phụ giúp trộm cắp
đem bán kiếm tiền tiêu xài thì bị cáo Lê Ngọc T đồng ý. Sau đó bị cáo Lê Ngọc T điều khiển xe gắn máy
hiệu Honda Blade biển số: 59H2-113.80 chạy qua chỗ Bị cáo Ngô Quốc T làm việc. Đến khoảng 13 giờ 10
phút, lợi dụng lúc ông Hà Quang L đi ra ngoài, Bị cáo Ngô Quốc T lén lút dắt xe máy hiệu Honda Airblade
biển số: 59K2-523.01 ra chỗ bị cáo Lê Ngọc T đang đợi. Sau đó bị cáo Lê Ngọc T điều khiển xe gắn máy
hiệu Honda Blade biển số: 59H2-113.80 dùng chân đẩy xe bị cáo Ngô Quốc T đang ngồi đi kiếm người
mua xe. Trên đường đi bị cáo Lê Ngọc T gọi điện thoại cho Phạm Ngọc H (SN: 1993, HKTT: đường L,
phường G, quận S, TP. Hồ Chí Minh) để bán xe và hẹn gặp nhau tại đường T, Phường H. Sau khi xem xe,
H đồng ý mua với giá 12.500.000 (mười hai triệu năm trăm nghìn đồng). Sau khi lấy tiền Bị cáo Ngô Quốc
T chia cho bị cáo Lê Ngọc T 5.800.000 (năm triệu tám trăm nghìn đồng), còn Bị cáo Ngô Quốc T lấy
6.700.000 (sáu triệu bảy trăm nghìn đồng).
Tại Cơ quan Cảnh sát điều tra, bị cáo Ngô Quốc T và bị cáo Lê Ngọc T đã khai nhận toàn bộ nội
dung sự việc trộm cắp tài sản như trên.
Tại Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an Quận B đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối
với Ngô Quốc T và Lê Ngọc T về tội “Trộm cắp tài sản”.
Tại Kết luận định giá tài sản số 33/KL-HĐĐGTS ngày 14/04/2022 của Hội đồng định giá tài sản
trong tố tụng hình sự Quận 3 kết luận: Xe gắn máy nhãn hiệu: Honda; loại: Airblade; dung tích: 149.32cc ;
màu: xanh xám đen; Số khung: 4104LZ451347; Số máy: KF41E0010642; đăng ký lần đầu: tháng 01/2020;
Biển số: 59K2-523.01; hiện trạng: đã qua sử dụng và thời điểm định giá tháng 04/2022; trị giá 44.267.000
đồng (bốn mươi bốn triệu hai trăm sáu mươi bảy nghìn đồng).
Vật chứng của vụ án: (Đã nhập kho vật chứng)
Tài sản của Ngô Quốc T:
- 01 (một) xe gắn máy hiệu Wave màu đỏ bs: 52K4-4670, số khung không xác định được, số máy:
HDIP53FMHY0014981 xe đã qua sử dụng.
- 01 (một) điện thoại di động hiệu FPT loại B136 màu đen, máy đã qua sử dụng, số IMEI:
980011009821357.
- 01 (một) điện thoại di động hiệu Vsmart loại máy đã qua sử dụng. Số IMEI 1:
35270511040928901, số IMEI 2: 35270511040929701.
Tài sản của Lê Ngọc T:
2

- 01 (một) xe gắn máy hiệu Honda Blade màu trắng đen, biển số 59H2-113.80, xe đã qua sử dụng,
số khung: RLHJA3643GY146434, số máy: JA36E0677412.
- 01 (một) điện thoại di động hiệu Samsung Galaxy A50 màu xanh da trời. Số IMEI 1:
35664610256552001, số IMEI 2: 35270511040929701.
- 01 (một) bộ đồ bảo vệ.
Về trách nhiệm dân sự:
1. Bị hại TNHH X không yêu cầu bồi thường số tiền 38.000.000 đồng (ba mươi tám triệu đồng), đã
bồi thường cho người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan - anh Nguyễn Thái Phước T.
2. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan – anh Nguyễn Thái Phước T1 đã nhận số tiền đền bù từ
bị hại - TNHH X và không yêu cầu gì thêm.
Tại Cáo trạng số 50/CT-VKS-HS ngày 25/7/2022 của Viện kiểm sát nhân dân Quận 3 đã truy tố bị
cáo Ngô Quốc T và Lê Ngọc T về tội “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình
sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
1. CTTP:
• Khách thể: Quyền sở hữu của T1 đối với chiếc xe máy hiệu Honda Airblade, biển số: 59K2-523.01
• Mặt khách quan:
• Hành vi khách quan: hành vi trộm cắp chiếc xe của anh T1 đem bán kiếm tiền tiêu xài của bị
cáo Ngô Quốc T và bị cáo Lê Ngọc T là trái pháp luật hình sự
• Hậu quả: Chiếc xe của anh T1 bị Ngô Quốc T và Lê Ngọc T bán nhằm mục đích kiếm tiền
tiêu xài, dẫn đến việc anh T1 bị mất quyền sở hữu hợp pháp của mình đối với chiếc xe
• Phương tiện: xe gắn máy hiệu Honda Blade biển số: 59H2-113.80
• Thời gian: 02/04/2022
• Địa điểm: Cà phê CP tại đường C, phường S, Quận B, Thành phố Hồ Chí Minh

• Chủ thể: bị cáo Ngô Quốc T và bị cáo Lê Ngọc T


• Có khả năng nhận thức hành vi và khả năng điều khiển hành vi: biết hành vi trộm cắp của
mình là trái pháp luật và có thể không làm hành vi trộm cắp nhưng vẫn làm
• Đạt độ tuổi luật định (đề không nói)
• Đã thực hiện hành vi phạm tội: trộm cắp xe máy của T1

=> bị cáo Ngô Quốc T và bị cáo Lê Ngọc T có NLTNHS


• Mặt chủ quan:
• Có lỗi vì bị cáo Ngô Quốc T và bị cáo Lê Ngọc T đang trong hoàn cảnh có khả năng nhận
thức và có khả năng điều khiển hành vi để lựa chọn cách xử sự đúng nhưng vẫn chọn cách xử
sự ngược lại là làm trái PL: biết hành vi trộm cắp của mình là trái pháp luật và có thể không
làm hành vi trộm cắp nhưng vẫn làm.
• Lý trí: Có thể nhận thức được tính chất của hành vi
• Ý chí: Mong muốn hậu quả xảy ra
• Động cơ phạm tội: Muốn có tiền tiêu xài
3

2. Phân loại CTTP:

Tội “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung
năm 2017.

• Theo mức độ nguy hiểm của HVPT:

CTTP cơ bản: Hành vi trộm cắp xe có trị giá 44.267.000 đồng của bị cáo Ngô Quốc T và bị cáo
Lê Ngọc T thuộc dấu hiệu khách quan (trị giá tài sản từ 2.000.000 - 50.000.000) ở khoản 1 điều
173.

• Theo đặc điểm cấu trúc của CTTP:

CTTP hình thức: Vì tại khoản 1 điều 173 chỉ quy định về hành vi nguy hiểm cho xã hội chứ không
có hậu quả và mối quan hệ nhân quả.
3. Loại TP:

• Theo quy định tại khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, mức
hình phạt cao nhất là 3 năm tù

• Theo điểm a, khoản 1, điều 9, đây là tội phạm ít nghiêm trọng


1

NỘI DUNG VỤ ÁN:


1. Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biên tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm
tắt như sau:
Khoảng 17 giờ ngày 08/01/2022, bị cáo Nguyễn Xuân P điều khiển xe gắn máy hiệu Yamaha
Sirius màu đỏ-trắng, biển số: 54U3-7340 trên đường S. Khi đi ngang qua nhà đường S, Phường X,
Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, bị cáo nhìn thấy cửa mở, bên trong nhà có bị hại - anh Nguyễn
Công L đang ngồi trên ghế ngủ, và có để hai điện thoại di động trên bàn gồm: 01 điện thoại Iphone
6S plus màu hồng nhạt và 01 điện thoại Iphone 6 dán decal màu hồng đậm. Bị cáo dừng xe ở lòng
đường, sát lề đường phía trước nhà đường S, Phường X, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh rồi đi vào
nhà, đến chỗ anh L ngồi ngủ, dùng tay phải lấy trộm 02 điện thoại để trên bàn, đưa qua tay trái rồi
cất vào túi quần bên trái rồi đi ra ngoài leo lên xe chạy ngược chiều đường S vào hẻm đường Đ,
Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh tẩu thoát.
Đến khoảng 17 giờ 45 phút cùng ngày, anh L thức dậy thì phát hiện bị mất 02 điện thoại di
động Iphone để trên bàn. Anh L xem lại camera thì phát hiện vào lúc 17 giờ 18 phút có 01 người
đàn ông mặc áo sơ mi sọc caro xanh, quần rằn ri xanh, chân mang đôi dép, đội nón kết màu đen,
mặt đeo khẩu trang, đi xe máy hiệu Yamaha Sirius màu đỏ trắng vào lấy trộm. Anh L dùng điện
thoại khác gọi vào 02 chiếc điện thoại bị mất thì đã bị khóa máy, không gọi được.
Đến 14 giờ 45 phút, ngày 12/01/2022, anh L chạy xe máy trên đường S thì thấy một người
đàn ông chạy xe máy Sirius màu đỏ trắng, có đặc điểm giống với người đàn ông đã trộm cắp mà
camera ghi lại nên chạy theo và báo Công an Phường X, Quận 3 đưa bị cáo về trụ sở làm rõ. Tại cơ
quan Công an, bị cáo đã thừa nhận toàn bộ hành vi trộm cắp tài sản như trên.
Sau khi lấy trộm được hai điện thoại di động, bị cáo đã tháo simcard trong 02 điện thoại ra
vứt ngoài đường rồi đem đến cửa hàng điện thoại NH, ấp L, xã Đ, huyện M bán lấy tiền tiêu xài.
Anh Đặng A (nhân viên cửa hàng) khai nhận có mua 01 điện thoại Iphone 6 và 01 điện thoại Iphone
6S plus do bị cáo đem đến bán với giá 1.300.000 đồng. Anh A không biết nguồn gốc 02 chiếc điện
thoại này do phạm tội mà có. Anh A đã giao nộp lại điện thoại Iphone 6S plus cho Cơ quan điều tra,
còn điện thoại Iphone 6, A đã bán cho 01 khách vãng lai nên Cơ quan điều tra không thu hồi được.
Quá trình điều tra, bị cáo Nguyễn Xuân P đã thành khẩn khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội
như nêu trên, phù hợp với các tài liệu, chứng cứ khác thể hiện trong hồ sơ vụ án.
Tại Kết luận định giá tài sản số 13/KL-HĐĐGTS ngày 04/3/2022 của Hội đồng định giá tài
sản trong tố tụng hình sự Quận 3 kết luận: giá trị tài sản theo giá thị trường vào thời điểm tháng
01/2022: 01 điện thoại di động hiệu Iphone 6, 64GB, màu vàng, đã qua sử dụng, trị giá 1.333.000
2

đồng và 01 điện thoại di động hiệu Iphone 6S plus, 64GB, màu vàng, đã qua sử dụng, trị giá
2.817.000 đồng. Tổng cộng 4.150.000 đồng (bốn triệu một trăm năm mươi ngàn đồng).
1. CTTP:
• Khách thể: Quyền sở hữu của anh Nguyễn Công L đối với 2 chiếc điện thoại
• Mặt khách quan:
• Hành vi khách quan: hành vi trộm cắp 2 chiếc điện thoại của anh Nguyễn Công L đem bán
kiếm tiền tiêu xài của bị cáo Nguyễn Xuân P là trái pháp luật hình sự
( Bị cáo dừng xe ở lòng đường, sát lề đường phía trước nhà đường S, Phường X, Quận 3,
Thành phố Hồ Chí Minh rồi đi vào nhà, đến chỗ anh L ngồi ngủ, dùng tay phải lấy trộm 02
điện thoại để trên bàn, đưa qua tay trái rồi cất vào túi quần bên trái rồi đi ra ngoài leo lên xe
chạy ngược chiều đường S vào hẻm đường Đ, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh tẩu thoát.Sau
khi lấy trộm được hai điện thoại di động, bị cáo đã tháo simcard trong 02 điện thoại ra vứt
ngoài đường rồi đem đến cửa hàng điện thoại NH, ấp L, xã Đ, huyện M bán lấy tiền tiêu xài.)

• Hậu quả: 2 chiếc điện thoại của anh Nguyễn Công L bị Nguyễn Xuân P bán nhằm mục đích
kiếm tiền tiêu xài, dẫn đến việc anh Nguyễn Công L bị mất quyền sở hữu hợp pháp của mình
đối với 2 chiếc điện thoại
• Phương tiện: xe gắn máy hiệu Yamaha Sirius màu đỏ-trắng, biển số: 54U3-7340
• Thời gian: Khoảng 17 giờ ngày 08/01/2022
• Địa điểm: đường S, Phường X, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

• Chủ thể: bị cáo Nguyễn Xuân P


• Có khả năng nhận thức hành vi và khả năng điều khiển hành vi: biết hành vi trộm cắp của
mình là trái pháp luật và có thể không làm hành vi trộm cắp nhưng vẫn làm
• Đạt độ tuổi luật định (đề không nói)
• Đã thực hiện hành vi phạm tội: trộm cắp 2 chiếc điện thoại của anh Nguyễn Công L

=> bị cáo Nguyễn Xuân P có NLTNHS


• Mặt chủ quan:
• Có lỗi vì Nguyễn Xuân P đang trong hoàn cảnh có khả năng nhận thức và có khả năng điều
khiển hành vi để lựa chọn cách xử sự đúng nhưng vẫn chọn cách xử sự ngược lại là làm trái
PL: biết hành vi trộm cắp của mình là trái pháp luật và có thể không làm hành vi trộm cắp
nhưng vẫn làm.
• Lý trí: Có thể nhận thức được tính chất của hành vi
• Ý chí: Mong muốn hậu quả xảy ra
• Động cơ phạm tội: Muốn có tiền tiêu xài
3

2. Phân loại CTTP:

Tội “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung
năm 2017.

• Theo mức độ nguy hiểm của HVPT:

CTTP cơ bản: Hành vi trộm cắp 2 chiếc điện thoại có tổng trị giá 4.150.000 đồng của bị cáo
Nguyễn Xuân P thuộc dấu hiệu khách quan (trị giá tài sản từ 2.000.000 - 50.000.000) ở khoản 1
điều 173.

• Theo đặc điểm cấu trúc của CTTP:

CTTP hình thức: Vì tại khoản 1 điều 173 chỉ quy định về hành vi nguy hiểm cho xã hội chứ không
có hậu quả và mối quan hệ nhân quả.

3. Loại TP:

• Theo quy định tại khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, mức
hình phạt cao nhất là 3 năm tù
• Theo điểm a, khoản 1, điều 9, đây là tội phạm ít nghiêm trọng
1

NỘI DUNG VỤ ÁN:


1. Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biên tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt
như sau:
Vào khoảng 10 giờ ngày 27/6/2022, Công an phường S, Quận 3 nhận được tin báo của anh Ôn Kim
T là tài xế xe ôm công nghệ hãng B có nhận 01 đơn hàng lúc 09 giờ 39 phút tại khách sạn TM địa chỉ đường
T, phường S, Quận 3 do bị cáo Trần Hoàng L (số ĐTDĐ 090945XXXX) đặt hàng giao cho My (số ĐTDĐ
077767XXXX) tại địa chỉ đường M, phường B, Thành phố Thủ Đức. Khi đến địa chỉ đường T, phường S,
Quận 3 anh T được bị cáo Huỳnh Ngọc Thùy T đi ra đưa 01 túi nylon, bên trong có 01 áo khoác màu đỏ có
mũ, tay dài. Sau khi nhận hàng, anh T nghi ngờ nên mở ra kiểm tra thì phát hiện trong túi áo khoác phía
trước ngực bên phải có 01 túi nylon (bên trong có chứa tinh thể không màu, nghi là ma túy) nên anh T mang
đến Công an phường S, Quận 3 trình báo. Sau đó, Công an phường S, Quận 3 đến khách sạn TM địa chỉ
đường T, phường S, Quận 3 kiểm tra phòng 502 lầu 5 thì có bị cáo Trần Hoàng L và bị cáo Huỳnh Ngọc
Thùy T đang ở tại đây, qua kiểm tra trong phòng phát hiện 01 bộ dụng cụ sử dụng ma túy và 01 túi nylon
(bên trong có chứa tinh thể không màu, nghi là ma túy) nên Công an phường S, Quận 3 đưa Bị cáo L và Bị
cáo T cùng toàn bộ vật chứng về trụ sở Công an phường S, Quận 3 lập biên bản bắt người phạm tội quả
tang và chuyển hồ sơ về Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an Quận 3 xử lý theo quy định.
Cơ quan điều tra tiến hành khám xét chỗ ở của bị cáo Trần Hoàng L tại Đường T, phường S, Quận
3, Thành phố Hồ Chí Minh và bị cáo Huỳnh Ngọc Thùy T tại số Quốc lộ X, Phường X, Quận Bình Thạnh,
Thành phố Hồ Chí Minh và không thu giữ được đồ vật gì.
Tại Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận 3, bị cáo Trần Hoàng L và bị cáo Huỳnh Ngọc Thùy T
khai nhận là bạn quen biết ngoài xã hội. Vào ngày 26/6/2022, bị cáo L và bị cáo T có nói chuyện và thống
nhất mỗi người góp 500.000 đồng (tổng là 1.000.000 đồng) để mua ma túy đá về sử dụng. Vào lúc 13 giờ,
bị cáo L đi mua ma túy của một người phụ nữ (không rõ lai lịch) tại hẻm 158 Đường H, Phường X, Quận
10, sau đó đem về khách sạn TM ở đường T, phường S, Quận 3. Đến 13 giờ 45 phút cùng ngày, sau khi gọi
điện cho bị cáo L, biết bị cáo L đang thuê phòng 502 khách sạn TM ở đường T, phường S, Quận 3 bị cáo T
đã dùng ứng dụng B đặt xe đến địa chỉ trên. Sau khi lên phòng 502, bị cáo T lấy 500.000 đồng trả cho bị
cáo L. Sau đó cả hai sử dụng ma túy rồi đi ngủ. Đến sáng ngày 27/6/2022, bị cáo T rủ bị cáo L về Quận 9
tiếp tục sử dụng số ma túy còn lại. Do lo sợ để ma túy trong người đi từ Quận 3 về Quận 9 sẽ bị kiểm tra
phát hiện nên bị cáo L bàn với bị cáo T chia số ma túy ra làm hai phần, một phần để lại tiếp tục sử dụng,
một phần chuyển qua bên Quận 9 cho người bạn của bị cáo T tên M (Trần Thị Cẩm H) ở đường M, phường
B, Thành phố Thủ Đức giữ dùm, sau đó sẽ quay lại lấy để sử dụng. Bị cáo T kêu bị cáo L đặt giao hàng
bằng ứng dụng B. Khi nhân viên giao hàng đến nhận hàng, ị cáo T cầm túi nylon màu trắng đựng áo khoác
màu đỏ có mũ, tay dài (bên trong có chứa tinh thể không màu, nghi là ma túy) xuống đưa cho nhân viên
giao hàng, rồi lên lại phòng 502 khách sạn TM. Khoảng 30 phút sau thì Công an vào kiểm tra phát hiện
trong phòng của bị cáo L và bị cáo T có 01 bộ dụng cụ sử dụng ma túy và 01 túi nylon (bên trong có chứa
tinh thể không màu, nghi là ma túy) nên đưa bị cáo L và bị cáo T về trụ sở Công an phường để làm rõ.
2

Tại Cơ quan điều tra, bị cáo L và bị cáo T đã khai nhận toàn bộ hành vi tàng trữ trái phép chất ma
túy nêu trên.
Tại Kết luận giám định số 3735/KL-KTHS ngày 05/7/2022 của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an
Thành phố Hồ Chí Minh, kết luận:
Gói 1: Tinh thể không màu được ký hiệu mẫu m1 cần giám định (được niêm phong bên ngoài có chữ
ký ghi tên Ôn Kim T - người chứng kiến và hình dấu Công an phường S, Quận 3) là ma túy ở thể rắn, có
khối lượng 0,6136g (không phẩy sáu một ba sáu gam) loại Methamphetamine.
Gói 2: Tinh thể không màu được ký hiệu mẫu m2 cần giám định (được niêm phong bên ngoài có dấu
vân tay, chữ ký ghi tên Trần Hoàng L và hình dấu Công an phường S, Quận 3) là ma túy ở thể rắn, có khối
lượng 0,2385g (không phẩy hai ba tám năm gam) loại Methamphetamine.
Ngày 07/7/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận 3 đã Công văn số 1134/YC-CSĐT yêu
cầu Công ty Dịch vụ Mobifone cung cấp thông tin của chủ thuê bao số điện thoại 077767910 đối tượng Bị
cáo T nhờ giữ dùm chiếc áo khoác màu đỏ (bên trong túi áo khoác có chứa ma túy) nhưng đến nay chưa có
kết quả.
Vật chứng vụ án:
- Mẫu vật còn lại sau khi phục vụ giám định được niêm phong có chữ ký của Giám định viên và Điều
tra viên gồm:
+ Gói 1 chứa tinh thể không màu (m1) có khối lượng 0,4662g (không phẩy bốn sáu sáu hai gam);
+ Gói 2 chứa tinh thể không màu (m2) có khối lượng 0,1510g (không phẩy một năm một không gam);
Thu giữ của bị cáo Trần Hoàng L:
- 01 (một) điện thoại di dộng ghi chữ Iphone, màu trắng bạc (bên ngoài không thể hiện số IMEL)
- 01 (một) điện thoại di động ghi chữ Iphone, màu vàng nhạt (bên ngoài không thể hiện số IMEL)
- 01 (một) điện thoại di động ghi chữ Nokia, màu xanh (bên ngoài không thể hiện số IMEL)
- 01 (một) gói nylon được niêm phong có chữ ký của bị cáo Trần Hoàng L và hình dấu mộc tròn của
Công an phường S, Quận 3, bên trong có 02 ống thủy tinh, 01 quẹt gas, ống hút nhựa, 03 cây kéo kim loại
màu trắng (dùng để sử dụng ma túy) và 01 cân điện tử màu đen.
Thu giữ của bị cáo Hoàng Ngọc Thùy Trang:
- 01 (một) điện thoại di dộng ghi chữ OPPO, màu xanh (bên ngoài không thể hiện số IMEL).
- 01 (một) gói nylon được niêm phong có chữ ký của bị cáo Huỳnh Ngọc Thùy T và hình dấu mộc
tròn của Công an phường S, Quận 3, bên trong có 01 (một) túi màu hồng ghi chữ MILK, bên trong túi có
03 ống thủy tinh, 01 quẹt gas, ống hút nhựa, 01 bình nhựa có nắp màu vàng có cắm ống hút nhựa (dùng để
sử dụng ma túy)
3

- 01 (một) gói nylon được niêm phong có chữ ký của Ôn Kim T và hình dấu mộc tròn của Công an
phường S, Quận 3, bên trong có 01 áo khoác màu đỏ.
Các vật chứng trên đã được nhập kho vật chứng theo Lệnh nhập kho vật chứng số 618 ngày 06/9/2022
của Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an Quận 3.
Tại Cáo trạng số 68/CT-VKS-Q3 ngày 10/10/2022 Viện kiểm sát nhân dân Quận 3 đã truy tố: Bị cáo
Trần Hoàng L và bị cáo Huỳnh Ngọc Thùy T về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” quy định tại điểm c
khoản 1 Điều 249 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017;

1. CTTP:

• Khách thể: chế độ quản lí các chất ma túy của Nhà nước
• Mặt khách quan:
• Hành vi khách quan: hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy của bị cáo Hoàng Ngọc Thùy
Trang và bị cáo Trần Hoàng L là trái pháp luật hình sự

(Do lo sợ để ma túy trong người đi từ Quận 3 về Quận 9 sẽ bị kiểm tra phát hiện nên bị cáo L
bàn với bị cáo T chia số ma túy ra làm hai phần, một phần để lại tiếp tục sử dụng, một phần
chuyển qua bên Quận 9 cho người bạn của bị cáo T tên M (Trần Thị Cẩm H) ở đường M,
phường B, Thành phố Thủ Đức giữ dùm, sau đó sẽ quay lại lấy để sử dụng.)

• Thời gian: 13 giờ 26/6/2022


• Địa điểm: đường T, phường S, Quận 3

• Chủ thể: bị cáo Hoàng Ngọc Thùy Trang và bị cáo Trần Hoàng L
• Có khả năng nhận thức hành vi và khả năng điều khiển hành vi: biết hành vi tàng trữ trái phép
chất ma túy của mình là trái pháp luật và có thể không làm nhưng vẫn làm
• Đạt độ tuổi luật định (đề không nói)
• Đã thực hiện hành vi phạm tội: tàng trữ trái phép chất ma túy

=> có NLTNHS

• Mặt chủ quan:


• Có lỗi vì bị cáo Hoàng Ngọc Thùy Trang và bị cáo Trần Hoàng L đang trong hoàn cảnh có
khả năng nhận thức và có khả năng điều khiển hành vi để lựa chọn cách xử sự đúng nhưng
vẫn chọn cách xử sự ngược lại là làm trái PL: biết hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy của
mình là trái pháp luật và có thể không làm nhưng vẫn làm
• Lý trí: Có thể nhận thức được tính chất của hành vi
• Ý chí: Mong muốn hậu quả xảy ra
4

2. Phân loại CTTP:


tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 249 Bộ luật Hình sự năm
2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017;

• Theo mức độ nguy hiểm của HVPT:

CTTP cơ bản: hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy có tổng khối lượng là 0,6136g + 0,2385g
thuộc hành vi khách quan quy định tại khoản 1 điều 249 (từ 0,1g -> dưới 05g)

• Theo đặc điểm cấu trúc của CTTP:

CTTP hình thức: Vì tại khoản 1 điều 249 chỉ quy định về hành vi nguy hiểm cho xã hội chứ không
có hậu quả và mối quan hệ nhân quả.

3. Loại TP:

• Theo quy định tại khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, mức
hình phạt cao nhất là 3 năm tù
• Theo điểm a, khoản 1, điều 9, đây là tội phạm ít nghiêm trọng
TÓM TẮT VỤ VỀ DẤU HIỆU ĐÁNH GIÁ NLTNHS
PLVN) - Nữ lao công ở Hà Nội bị sát hại một cách dã man Tuy nhiên nghi phạm có tiền sử bệnh
tâm thần, vậy trường hợp này sẽ phải xử lý ra sao?
Vô cớ sát hại người không quen biết
Đêm 4/4 vừa qua, chị Vũ Thị H (SN 1978, công nhân môi trường đô thị) bị một nam thanh niên bất ngờ
dùng gạch tấn công dẫn đến tử vong trong lúc đang làm việc. Cơ quan Công an đã bắt giữ nghi phạm Lê
Như Toàn (SN 1991) . Đối tượng này ban đầu xác định có tiền sử bệnh tâm thần, giữa Toàn và nạn nhân
không hề có mâu thuẫn.

Nạn nhân đã bị sát hại một cách dã man, khiến chúng ta không khỏi bàng hoàng và xót xa. Hành vi của đối
tượng là việc tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác, đây là hành vi khách quan của tội “Giết
người” theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS).

Tuy nhiên, theo thông tin ban đầu thì giữa đối tượng và nạn nhân không có quen biết và không có mâu thuẫn
với nhau, khi gây án thì đối tượng có biểu hiện mắc bệnh tâm thần. Vì vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều
206 BLTTHS năm 2015 thì CQĐT bắt buộc phải ra quyết định trưng cầu giám định:

- Về tình trạng tâm thần của đối tượng để xác định trước, trong và sau thời điểm sát hại nạn nhân thì
đối tượng có bị mắc bệnh tâm thần hay không?
- Nếu có thì là bệnh gì và mức độ ảnh hưởng của bệnh lý đó đến khả năng nhận thức và điều khiển
hành vi của đối tượng?
- Qua đó, để xác định tại thời điểm sát hại nạn nhân thì đối tượng có năng lực trách nhiệm hình sự hay
không cũng như hiện tại thì đối tượng có đủ khả năng làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng hay
không?
➔ Sẽ căn cứ vào kết luận giám định để xử lý
Kết luận giám định pháp y về tâm thần của Cơ quan giám định thì các Cơ quan tiến hành tố tụng sẽ có các
hướng giải quyết như sau:

- Trường hợp thứ nhất: Trong trường hợp đối tượng không bị mắc bệnh tâm thần (hoặc bệnh tâm
thần đã được chữa trị khỏi), có đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình thì đối
tượng được coi là người có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ và bị coi là có lỗi trong khi thực
hiện hành vi phạm tội. → CQĐT sẽ tiến hành khởi tố bị can và điều tra, làm rõ trách nhiệm hình sự
của đối tượng theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, đối tượng sẽ phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội “giết người”, với tình tiết định khung tăng nặng là phạm tội “có tính chất côn đồ”, với
mức hình phạt là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

- Trường hợp thứ hai: Nếu đối tượng có bị mắc bệnh tâm thần nhưng chưa đến mức bị mất khả
năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi. Tức là, dù đối tượng có bệnh lý tâm thần và bệnh lý này
có thể có những ảnh hưởng nhất định, làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của
đối tượng. Tuy nhiên, đối tượng vẫn có khả năng nhận thức, suy xét, đánh giá và lựa chọn, điều khiển
hành vi của mình khi thực hiện tội phạm, thì người này vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
“giết người” như đã nêu trên.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, đối tượng sẽ được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đó là:
“Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của
mình” theo quy định tại điểm q khoản 1 Điều 51 BLHS.
- Trường hợp thứ ba: Nếu trong khi sát hại nạn nhân mà đối tượng bị mắc bệnh tâm thần, dẫn đến
không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình, thì đối tượng sẽ được coi là không
có năng lực trách nhiệm hình sự.

Theo quy định tại Điều 8 và Điều 21 BLHS thì hành vi của đối tượng sẽ không bị coi là tội phạm và đối
tượng sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Tại Điều 21 BLHS quy định: “Người thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả
năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”. → Theo quy định tại Điều 230
BLTTHS năm 2015, CQĐT sẽ ra quyết định đình chỉ điều tra. Tuy nhiên, đối tượng vẫn có thể bị áp dụng
biện pháp bắt buộc chữa bệnh theo quy định tại Điều 49 BLHS.

Trong trường hợp này, người giám hộ (nếu có) của đối tượng sẽ có trách nhiệm thực hiện việc bồi thường
thiệt hại cho gia đình nạn nhân theo quy định tại Điều 586 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó: “Người
chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi
thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ
phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc
giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường”.

GIẢI PHÁP

Hiện nay, phần lớn những người mắc bệnh tâm thần đang do gia đình tự giám sát và quản lý. Có
điều, vì nhiều nguyên nhân khác nhau đã có nhiều người bệnh không có được sự chăm sóc, quản lý và chữa
trị đầy đủ, thậm chí có người còn giấu bệnh hoặc đi lang thang, rất dễ dẫn đến việc họ thực hiện các hành
vi gây nguy hiểm, đe dọa đến tài sản, sức khỏe, tính mạng của người khác, làm mất trật tự và an toàn xã
hội. Bởi ảnh hưởng của bệnh lý nên những người mắc bệnh tâm thần có thể thực hiện những việc làm hết
sức tàn ác, man rợ, dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng, gây ra tâm lý bất an, lo lắng trong xã hội.

Vì vậy, chúng ta cần phải có những giải pháp phòng ngừa đồng bộ và hiệu quả, đặc biệt là công tác
rà soát, nắm địa bàn và lập danh sách người bệnh một cách đầy đủ, kịp thời có những biện pháp quản lý phù
hợp và thường xuyên, tránh bỏ lọt người bệnh ngoài xã hội; cũng như có các cơ chế, cách thức phối hợp
chặt chẽ giữa gia đình, lực lượng y tế cơ sở và chính quyền địa phương, để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của
những người bệnh tâm thần và sự an toàn cho cộng đồng.

Đồng thời, chúng ta cũng phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức về bệnh tâm
thần, từ cách nhận biết đến các phương pháp chăm sóc, chữa trị, quản lý người bệnh, phòng ngừa họ thực
hiện các hành vi gây hại cho gia đình và cộng đồng.
XÉT LỖI KHI DÙNG ĐIỆN ĐỂ BẪY CHUỘT RUỘNG LÚA

Tại mục 12, Phần I, Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10-6-2002 của Tòa án nhân dân Tối cao về việc
“Giải đáp, hướng dẫn các vấn đề về nghiệp vụ”, để xét xử đúng tội cần phải xem xét từng trường hợp cụ
thể.

Theo đó, đối với trường hợp sử dụng điện trái phép để chống trộm cắp mà làm chết người thì người phạm
tội phải bị xét xử về tội giết người. Đối với trường hợp sử dụng điện trái phép để diệt chuột, chống súc vật
phá hoại mùa màng thì cần phân biệt như sau:

- Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi có nhiều người qua lại (cho dù có làm biển báo hiệu), biết
việc mắc điện trong trường hợp này là nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng cứ mắc hoặc có
thái độ bỏ mặc cho hậu quả xảy ra và thực tế là có người bị điện giật chết thì người phạm tội bị xét
xử về tội giết người.

- Trường hợp người sử dụng điện mắc điện ở nơi họ tin rằng không có người qua lại, có sự canh
gác cẩn thận, có biển báo nguy hiểm và tin rằng hậu quả chết người không thể xảy ra... nhưng hậu
quả có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về tội vô ý làm chết người.

➔ Như vậy, với các quy định trên, nếu chủ tài sản sử dụng điện trái phép để bảo vệ tài sản (trong đó
có việc sử dụng điện để chống trộm, bẫy chuột) bất luận thuộc trường hợp nào mà làm chết người
thì đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Hành vi phạm tội sử dụng điện ( mục đích là để sinh hoạt, sản xuất) là nguồn nguy hiểm cao độ để
phòng, chống trộm cắp tài sản, bẫy chuột phá hoại mùa màng mà không có cảnh báo an toàn
là hành vi gây nguy hiểm đến tính mạng người khác, dù đối tượng không mong muốn hậu quả chết
người xảy ra nhưng có ý thức bỏ mặc hậu quả xảy ra nên lỗi của đối tượng trong trường hợp này là
lỗi cố ý gián tiếp được quy định tại khoản 2, Điều 10, Bộ luật Hình sự.
TRỘM CẮP TÀI SẢN DƯỚI 2TR ĐỒNG VÀ NHIỀU LẦN
Theo Điểm c, Tiêu mục 5, Mục II Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT - TANDTC-VKSNDTC-
BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Toà án - nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân
tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV
Bộ luật hình sự:
“Trong trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu, nhưng
mỗi lần giá trị tài sản bị xâm phạm dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo
quy định của BLHS và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự
(gây hậu quả nghiêm trọng; đã bị xử phạt hành chính; đã bị kết án nhưng chưa được xoá án tích...),
đồng thời trong các hành vi xâm phạm đó chưa có lần nào bị xử phạt hành chính và chưa hết
thời hiệu xử phạt hành chính, nếu tổng giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm bằng hoặc trên
mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS, thì người thực hiện
nhiều lần cùng loại hành và xâm phạm sở hữu phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội
phạm tương ứng theo tổng giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm, nếu
a)...
b)...
c) Với mục đích xâm phạm sở hữu, nhưng do điều kiện hoàn cảnh khách quan nên việc xâm phạm
sở hữu phải được thực hiện nhiều lần cho nên giá trị tài sản bị xâm phạm mỗi lần dưới 500 ngàn
đồng.
Chú ý: Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12
năm 2001 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 01 năm 2002 hướng dẫn thi hành các quy định
của BLHS 1985 về các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa và xâm phạm sở hữu của công dân
đến nay vẫn còn hiệu lực (tức áp dụng tương tự để hướng dẫn quy định của BLHS 2015). Trong
BLHS 1985 quy định mức giá trị tài sản bị xâm phạm tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự là
500.000 đồng nên trong phần ví dụ ở quy định trên M chiếm đoạt tài sản trong trường hợp này với
tổng giá trị là 700 ngàn đồng đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự; BLHS 2015 quy định mức này là
2.000.000 đồng nên nếu M chiếm đoạt tài sản trong trường hợp này với tổng giá trị từ 2.000.000
đồng trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo đó, đối với trường hợp người có nhiều lần chiếm đoạt tài sản (đều có hành vi trộm
cắp tài sản) nhưng mỗi lần chiếm đoạt có giá trị dưới 2.000.000 đồng (không đủ yếu tố cấu thành
tội trộm cắp tài sản) mà tổng giá trị tài sản trộm cắp đã đủ yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản
theo Điều 173 BLHS 2015 (từ 2.000.000 đồng trở lên) thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
XEM XÉT ĐIỀU 173: TRỘM CẮP TÀI SẢN
Tình huống 6: H đang đi xe máy loại xe Jupiter vừa mới mua với giá 24 triệu đồng thì
K là người quen của H vẫy tay xin đi nhờ. H dừng xe lại và đèo K đi cùng. Khi đi được một
lúc thì H dừng xe trước quán nước và bảo K cùng vào quán uống nước. Lợi dụng lúc H đi
rửa tay thấy xe vẫn đang mở khoá, K liền nổ máy phóng xe máy của H đi đến chợ T bán xe
lấy tiền tiêu sài. Khi H rửa tay quay ra và hỏi Đ là chủ quán về xe của mình thì Đ vẫn tưởng
xe đó là xe của K. Vậy K phạm tội gì?
Trả lời:
Lợi dụng lúc H đi rửa tay, K đã lén lút (bí mật) lấy xe máy của H và mặc dù K lấy xe máy
của H ngang nhiên trước mặt Đ là chủ quán nước nhưng đó chỉ là ý thức che giấu tính hợp pháp
cho hành vi của K để cho Đ tưởng đó là xe máy của K. Do đó hành vi của K chính là hành vi
trộm cắp tài sản nên K đã phạm tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự
năm 2015.
Theo quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015 thì:
-Mặt khách quan: của tội trộm cắp tài sản thể hiện ở hành vi lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản
của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản mà người này không hề hay biết tài sản của mình đang
bị chiếm đoạt, chỉ sau khi mất thì thì người đó mới biết bị mất tài sản. Tính chất lén lút, bí mật của
hành vi trộm cắp tài sản thể hiện ở chỗ người phạm tội che giấu, giấu diếm hành vi chiếm đoạt tài
sản của mình đối với chủ sở hữu tài sản.
- Người phạm tội không những chỉ có ý thức bí mật đối với người quản lý tài sản mà còn bí mật
đối với người xung quanh khu vực có tài sản nhưng có những trường hợp người phạm tội không
hề che giấu hành vi trộm cắp tài sản đối với người xung quanh nhưng lại có những hành động để
người xung quanh tưởng lầm đó không phải là hành vi trộm cắp tài sản. Ví dụ như: giả vờ đi nhờ
xe để người xung quanh tưởng nhầm là xe của người đó và đợi cho đến khi chủ sở hữu của xe đó
sơ hở, mất cảnh giác thì trộm cắp xe.
- Hậu quả của tội trộm cắp tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt.
Tài sản bị chiếm đoạt phải có giá trị từ 500.000 đồng trở lên mới cấu thành tội trộm cắp tài sản,
nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới 500.000 đồng thì phải kèm theo điều kiện gây hậu quả
nghiêm trọng hoặc người có hành vi trộm cắp đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt
hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm mới cấu thành
tội trộm cắp tài sản.
- Tội phạm được hoàn thành khi người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản. Để xác định tội
phạm đã hoàn thành hay chưa phải dựa vào đặc điểm, vị trí tài sản bị chiếm đoạt trong từng
trường hợp cụ thể.
+Nếu tài sản bị chiếm đoạt nhỏ, gọn thì tội trộm cắp hoàn thành kể từ thời điểm người
phạm tội đã giấu được tài sản đó trong người.
+Trong trường hợp tài sản bị chiếm đoạt to, cồng kềnh thì tội trộm cắp hoàn thành kể từ
thời điểm người phạm tội mang tài sản đó ra khỏi nơi quản lý của chủ sở hữu.

Tình huống 8: H là công nhân công ty giầy da Đ lấy trộm một đôi giầy của công ty Đ,
rồi buộc từng chiếc giầy vào ống chân của H, sau đó phủ ống quần lên và đi về. Khi ra đến
cổng bảo vệ của công ty Đ, thì K phát hiện H giấu đôi giầy trong ống quần, K yêu cầu H vào
phòng bảo vệ thì lập tức H bỏ chạy, thấy thế K đuổi theo và túm được tay H để giữ H lại,
liền lúc đó H rút dao trong người ra đâm vào tay K để cố giữ bằng được đôi giầy. Vậy H
phạm tội gì và theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự?
Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015 thì tình tiết hành
hung để tẩu thoát trong tội trộm cắp tài sản được hiểu là trường hợp sau khi đã trộm được tài sản,
người phạm tội bị đuổi bắt hoặc đã bị bắt đã có hành vi dùng vũ lực đối với chủ sở hữu hoặc đối
với người đã bắt giữ để người này không dám đuổi bắt hoặc không thể bắt giữ được nhằm để tẩu
thoát.
Người phạm tội hành hung đối với người đuổi bắt (có thể là chủ sở hữu tài sản bị trộm cắp
hoặc là người khác) nhằm mục đích tẩu thoát. Nhưng nếu người phạm tội sau khi đã trộm cắp
được tài sản mà bị đuổi bắt hoặc đã bị chủ sở hữu tài sản bị trộm cắp hay người khác bắt giữ
nhưng cố tình giữ bằng được tài sản đã trộm cắp bằng cách hành hung người đuổi bắt hoặc
người đang bắt giữ thì ngườiphạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản. Trong
trường hợp này, khoa học luật hình sự gọi là chuyển hoá từ tội trộm cắp sang tội cướp tài sản
(hay còn gọi là đầu trộm đuôi cướp).
Như vậy, H là người trộm cắp tài sản bị K phát hiện thì đã bỏ chạy, K đuổi theo thì H đã
hành hung K (rút dao trong người đâm vào tay K) nhưng H hành hung K không phải để tẩu thoát
mà để giữ bằng được tài sản đã trộm cắp (đôi giầy). Do vậy H đã phạm tội cướp tài sản theo quy
định tại Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015.
KIỂM TRA GIỮA KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ
ĐỀ 01
CÂU 1. Các nhận định sau đúng hay sai? Tại sao? (4 điểm)
a. Theo quy định của BLHS, một người chỉ bị coi là có lỗi nếu thấy trước hành vi của mình có thể gây
ra hậu quả nguy hại cho xã hội.
→ Sai, vì một người vẫn bị xem là lỗi kể cả khi không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu
quả nguy hại cho xã hội, nhưng trong trường hợp đó luật buộc người này vẫn phải thấy trước và có thể
thấy trước hậu quả đó ( trường hợp lỗi vô ý do quá cẩu thả theo khoản 2, điều 11, BLHS 2015).
b. Theo quy định của BLHS, một ngày cải tạo không giam giữ bằng một ngày tạm giữ, tạm giam.
→ Sai, Theo khoản 1 điều 36 BLHS 2015, ba ngày cải tạo không giam giữ mới bằng một ngày tạm giữ
tạm giam.
c. Theo quy định của BLHS, hình phạt tiền tối thiểu là một triệu đồng đối với mọi chủ thể phạm tội.
→ Sai, Theo khoản 2, điều 77 BLHS 2015, hình phạt tối thiểu đối với pháp nhân thương mại không
được thấp hơn 50.000.000 đồng.
d. Theo quy định của BLHS, người mắc bệnh tâm thần trong khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội thì không có năng lực trách nhiệm hình sự.
→ Sai, theo điều 21 BLHS 2015, bệnh tâm thần phải làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều
khiển hành vi của người thực hiện hành vi phạm tội. Vì vậy không phải bệnh tâm thần nào cũng dược
xem là không có trách nhiệm hành sự ( Ví dụ: bệnh trầm cảm, bệnh ảo thanh sai khiến,… người mắc
bệnh này thì vẫn chưa được xem là người mất năng lực trách nhiệm hình sự)

CÂU 2. Hãy phân tích nguyên tắc nhân đạo trong pháp luật hình sự, cho ví dụ mình họa (2 điểm)
- Nhân đạo là đối xử nhân từ, độ lượng, khoan dung đối với con người, chăm lo cho con người, coi
con người là vốn quý nhất của xã hội.
- Nguyên tắc nhân đạo XHCN trong LHS Việt Nam xuất phát từ việc coi trọng giá trị nhân văn, yêu
thương đồng loại, được thể hiện cụ thể với nội dung:
+ Mục đích: của hình phạt là nhằm để cải tạo, giáo dục chứ không phải là đày đọa hay trả thù người
phạm tội
Ví dụ: - Những hình phạt như cải tạo không giam giữ → giáo dục, sử dụng ma tuuys không bị xem
là tội phạm, sử dụng hồi tố khi có hành phạt nhẹ hơn luật hiện hành cho hành vi phạm tối thực hiện
trước đó.
+ Tạo điều kiện cho người phạm tội sau khi chấp hành xong hình phạt tái hào nhập cộng đồng
Ví dụ: có những chính sách nghiêm cấm kì thị, các cơ chế xóa an tích, hưởng án treo,…
+ LHS quy định nhiều biện pháp không tước quyền tự do người phạm tội.
Ví dụ: có 4/7 loại hình phạt theo quy định tại diều 32 là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam
giữ, trụ xuất alf không trước quyền tự do của người phạm tội.
+ LHS quy định chính sách hình sự riêng đối với người chưa thành niên phạm tội.
Ví dụ: Điều 101, BLHS 2015, người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi nếu là tù có thời hạn
thì mức phạt cao nhất không quá ½ mức phạt tù theo luật định.
+ Chính sách riêng cho phụ nữ, trẻ em, pháp nhân thương mại có nhiều đóng góp cho xã hội
Ví dụ: Điều 124 có hình phạt nhẹ hơn dành cho người mẹ bị ảnh hưởng bởi tư tưởng lạc hậu.
CÂU 3. Bài tập (4 điểm)
A sinh vào tháng 6/2003, có nick facebook là “Anh chưa 18” quen bé B trên mạng xã hội có nick facebook
là “Cô gái đến từ hôm qua”, qua nhiều lần nói chuyện và gạ gẫm, bé B (sinh ngày 20/6/2005) đã gửi hình
ảnh khỏa thân của mình cho A. Ngày 15/6/2020, A gửi tin nhắn cho B đe dọa nếu không chịu gặp và không
đồng ý giao cấu với A thì hình ảnh của B sẽ bị tung lên mạng, lo sợ trước sự việc hình ảnh của mình bị phát
tán, buổi tối cùng ngày B đã đến gặp A tại khách sạn X và tại đây B đã miễn cưỡng giao cấu với A.
Hỏi:
a) Hãy nêu cơ sở pháp lý và lập luận để xác định tuổi của A.
- Theo thông tư 06/2018/TTLT-VKSNDTC – TANDTC, nếu xác định được tháng cụ thể nhưng không xác
định dược ngày nào trong tháng đó thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh của người phạm tội
→ Lấy ngày sinh của A là 30/6/2003 → A: 16 tuổi
b) A có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Vì sao?
- Khách thể bị xâm phạm: là sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của B
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: gạ gẫm B gửi hình ảnh khỏa thân, đe dọa để giao cấu với B
+ Hậu quả: quyền nhân thân của B bị xâm phạm
→ Có mối quan hệ nhân quả
- Chủ thể thực hiện hành vi: A (16 tuổi- tính đến ngày thực hiện hành vi phạm tội). Theo khoản 1- điều 12
thì A đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm trừ trường hợp PL có quy định khác.
- Mặt chủ quan: A có đủ khả năng nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, có đầy đủ
năng lực trách nhiệm hình sự → Tính có lỗi
→ A bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 144, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
(B tính đến ngày 15/06/2020 là 15 tuổi) vì hành vi của A thỏa các dấu hiệu khách quan:
+ Dùng mọi thủ đoạn khiến người đó lệ thuộc
+ Khiến họ miễn cưỡng giao cấu

c) Hãy cho biết mức hình phạt cao nhất mà A có thể phải gánh chịu nếu A bị truy cứu trách nhiệm
hình sự.
Vì không có tình tiết định khung tăng nặng nên hình phạt quy chiếu theo khung cơ bản là 05-10 năm tù
Tuy nhiên vì A 16 tuổi nên căn cứ theo khoản 1 điều 101, BLHS 2015, thì mức hình phạt được áp dụng
cho A không quá ¾ mức hình phạt về tội danh đó → A phải chịu mức hình phạt: 7 năm 6 tháng tù
d) Xác định loại lỗi của A trong tình huống trên (nếu có) là loại lỗi gì. Tại sao.
Vì theo khoản 1 điều 10, BLHS 2015:
+ A đã biết là B không đủ tuổi (hoặc buộc phải biết) những vẫn thực hiện hành vi phamjt ội, biết rõ không
được đe dọa người khác → Nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm
+ Biết là B sẽ bị xâm hại đến nhân phẩm, danh dự nhưng vẫn cố ý thực hiện cưỡng dâm B → mong muốn
hậu quả xảy ra.
ĐỀ CUỐI KÌ
CÂU 1. Các nhận định sau đúng hay sai. Tại sao? (4 điểm )
1. Tôi phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức do nguy hiểm cho xã hội dặc
biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là từ 15 năm tù đến 20 năm tù, tù
chung thân hoặc tử hình.
→ Sai, Theo điểm d Khoản 1 Điều 9 BLHS 2015: Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính
chất và mức do nguy hiểm cho xã hội dặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy
là từ TRÊN15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. A có năng lực trách nhiệm pháp lý, thực hiện hành vi lừa dảo chiếm đoạt tài sản theo điều 174.
BLHS với số tiền là 2 tỷ dồng, hành vi của A thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng.
Nhận định sai
→ Hành vi của A lừa đảo chiếm đoạt tài sản có giá trị 2 tỷ đồng, căn cứ theo khoản 4 - điều 174
“chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500tr trở lên thì phải chịu hình phạt từ 12-20 năm tù hoặc chung thân”
→ khung hình phạt cao nhất mà A phải chịu cho hành vi vi phạm của mình là 20 năm tù
→ Căn cứ theo điểm d khoản 1 điều 9 thì A thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
3. A 15 tuổi, có khả năng nhận thức, thực hiện hành vi trộm cắp tài sản theo khoản 1, điều 173.
BLHS, trong truờng họp này A phải chịu trách nhiệm hình sự.
→ Nhận định sai, Vì:
+Căn cứ theo điều khoản 2 điều 17 thì A (15t) thuộc độ tuổi từ đủ 14t đến dưới 16t → A phải chịu
trách nhiệm hình sự cho các tội danh rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng thuộc 28 điều được liệt
kê trong khoản này.
+Do đó nếu hành vi trộm cắp của A chỉ phải chịu mức hình phạt theo khoản 1 điều 173 với khung hình
phạt cao nhất mà A phải chịu là 3 năm tù → căn cứ theo điểm a khoản 1 điều 9 thì A thuộc loại TP ít
nghiêm trọng → A không phải chịu TNHS cho tội danh này.
4. Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy
trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi dó, thì vẫn phải chịu trách nhiệm
hình sự.
→ Nhận định sai, Vì: điều 20 – BLHS 2015 quy định về sự kiện bất ngờ thì “Người thực hiện hành vi
gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy
trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”

CÂU 2. Bài tập tình huống (6 điểm )


A sinh ngày 11/9/2004, có khả năng nhận thức bình thường, vào ngày 10/9/2020 tại vòng xoay Hàng
Xanh, A thực hiện hành vi cướp tài sản của chi B, trị giá 190 triệu đồng.
Hỏi.
1. A có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Tại sao? (2 điểm)
→ Xác định tuổi: tính đến ngày thực hiện hành vi phạm tội A (15 tuổi)
→ Hành vi phạm tội của A: cướp tài sản trị giá 190tr đồng.
+ Hành vi này phải chịu hình phạt theo điểm đ khoản 2 điều 168, tội cướp tài sản có giá trị từ 50tr đến
dưới 200tr phải chịu hình phạt tù từ 7 năm đến 15 năm tù.
+ Tuy nhiên A(15t), nên căn cứ theo khoản 2 điều 12 người từ đủ 14t đến dưới 16 tuổi chịu TNHS về
tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng thuộc các 28 điều được liệt kê theo khoản này.
+ Xét thấy:
- Khung hình phạt cao nhất mà A phải chịu cho tội danh cướp tài sản này là 15 năm tù → căn cứ theo
điểm c khoản 1 điều 9 thì A thuộc loại TP rất nghiêm trọng.
- Điều 168 thuộc 1 trong 28 điều được liệt kê theo khoản 2 điều 12
→ A phải chịu TNHS về hành vi cướp tài sản của mình.
2. Nếu giả sử A bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị Tòa án tuyên hình phạt 12 năm tù, theo em
bản án này là đúng hay sai? Tại sao? (2 điểm)
→ Theo em bản án này sai, vì:
- Hành vi phạm tội của A: cướp tài sản trị giá 190tr đồng. Hành vi này phải chịu hình phạt theo điểm
đ khoản 2 điều 168, tội cướp tài sản có giá trị từ 50tr đến dưới 200tr ( cụ thể trong trường hợp này
là 190tr) phải chịu hình phạt tù từ 7 năm đến 15 năm tù.
- Tuy nhiên: A(15t) do đó căn cứ theo khoản 2 điều 101 “Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16
tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất
được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định”
→ Khung hình phạt mà A phải chịu là từ 3 năm 6 tháng đến 7 năm 6 tháng tù. Do đó Tòa tuyên hình
phạt 12 năm tù cho A là không đúng.
3. Xác định loại lỗi mà A thục hiện trong tình huống trên là gì? Tại sao? (1 diểm)
- Lỗi của A: lỗi cố ý trực tiếp
- Vì: căn cứ theo khoản 1 điều 10
+ Lý trí: A có khả năng nhận thức thực tại khách quan rằng hành vi trộm cắp của mình là nguy
hiểm cho xã hội, trái với pháp luật hình sự
+ Ý chí: A có năng lực điều khiển hành vi nhưng vẫn lựa chọn hành vi trái PLHS là cướp tài sản,
thấy trước được hậu quả là quyền sở hữu tài sản (trị giá 190 triệu) của chị B bị xâm hại nhưng
mong muốn hậu quả xảy ra.
4. Hành vi của A nếu phạm tội thuộc loại cấu thành tội phạm cơ bản, tăng nặng hay giảm nhẹ. Tại
sao?
- Hành vi của A thuộc loại tội phạm CTTP tăng nặng, vì:
+ Ngoài dấu hiệu khách quan được quy định theo khoản 1 (định khung cơ bản của hình phạt về tội
cướp tài sản) thì A còn có tình tiết định khung tăng nặng là giá trị tài sản bị cướp là 190tr
➔ Hành vi của A bị xử phạt theo điểm đ khoản 2 điều 168
CÁC NHẬN ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI
1. Đối tượng điều chỉnh của LHS là các QHXH được pháp luật bảo vệ mà bị hành vi phạm
tội xâm hại tới.
➔ Sai, dối tượng điều chỉnh của LHS là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người
phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội.
2. A cướp tài sản của B. Vậy, LHS sẽ điều chỉnh mối quan hệ giữa A và B.
➔ Sai, LHS sẽ điều chỉnh mối quan hệ giữa A và nhà nước. bởi LHS chỉnh điều chỉnh các mối
quan hệ giữa nhà nước với tội phạm hay pháp nhân thương mại phạm tội.
3. Người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hình sự tối đa là 18 năm tù.
➔ Sai, theo khoản 2, điều 101 – BLHS 2015, người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ chịu trách
nhiệm hình sự tối đa là 12 năm tù nếu điều luật được áp dụng quy điịnh hình phạt tù chung
thân hay tử hình
4. Theo bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành, chỉ có tội phạm mới được quy định trong
BLHS.
➔ Sai, vì theo điều 1 – BLHS 2015 thì ngoài tội phạm ra thì BL này còn thể hiện những hình
phạt đối với những tội phạm.
5. Chỉ có mối quan hệ giữa tòa án với người phạm tội thuộc đối tượng điều chỉnh của luật
hình sự.
➔ Sai, ngoài điều chỉnh các mối quan hệ giữa tóa án với người phạm tội, BLHS còn quy định
mối quan hệ giữa pháp nhân thương mại và nhà nước.
6. Không thi hành tử hình với phụ nữ đang nuôi con nhỏ 36 tháng tuổi trở xuống.
➔ Sai, không áp dụng hình phạt tử hình đói với phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi
7. Chỉ người nào phạm tội do BLHS quy định mới là tội phạm, đây là biểu hiện của nguyên
tắc nhân đạo XHCN trong luật HS.
➔ Sai, đây là nguyên tắc pháp chế “có luật mới có tội”
8. Luật HS là văn bản pháp luật quy định tội phạm và hình phạt.
➔ Sai, ngoài ra còn quy định những đối tượng được pháp luật hình sự bảo vệ , như điều 1.
9. Chỉ có cá nhân phạm tội mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
➔ Sai, vì theo Điều 2 – BLHS 2015 thì pháp nhân thương mại được quy định tại điều 76 của
Bộ luật này cũng phải chịu TNHS.
10. Luật HS chỉ có nhiệm vụ đấu tranh phòng ngừa và chống TP.
➔ Sai, vì theo điều 1 – BLHS 2015 ngoài nhiệm vụ đấu tranh phòng ngừa và chống TP, thì
LHS còn có nhiều nhiệm vụ khác như:
+ Bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh đất nước
+Bảo vệ chế độ XHCN, quyên con người, quyền công dân
+Bảo vệ lợi ích nhà nước ,…
1. Tuổi chịu TNHS là tiền đề để xác định lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
→ Đúng, Vì chỉ khi một người đạt đến một độ tuổi nhất định (do luật quy định) thì người này mới có khả
năng nhận thức và Điều khiển hành vi của bản thân. Từ đó, vấn đề “lỗi” mới được đặt ra nếu người này
đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
2. Phạm tội nhiều lần là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp
→Sai, phạm tội nhiều lần không phải là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp.
Điểm khác biệt giữa phạm tội nhiều lần và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là ở số lần phạm tội,
mục đích phạm tội, đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đã phạm hay chưa, cụ thể như sau:
- Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp: Người phạm tội thực hiện cố ý phạm một tội từ 05 lần trở lên (không
phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
hoặc chưa được xóa án tích thì đều có thể thuộc trường hợp này); Và sử dụng kết quả của hành vi phạm tội
là nguồn sống chính cho mình.
- Phạm tội nhiều lần: Người phạm tội đã có từ 02 lần phạm tội trở lên nhưng không thuộc trường hợp sử
dụng kết quả của hành vi phạm tội để làm nguồn sống chính cho mình.
*Giải thích thêm:
+ Bộ luật Hình sự hiện hành không có quy định về “phạm tội nhiều lần” mà chỉ có quy định “phạm tội từ
02 lần trở lên”. Đây là một trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (Điều 52 Bộ luật Hình sự
2015). Phạm tội 02 lần trở lên trong nhiều loại tội phạm là tình tiết định khung hình phạt, ví dụ: (Điều
134) Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; (Điều 141) Tội hiếp dâm;
(Điều 144) Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi,…
+ Đối với tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp: Đây cũng là một trong những tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự được Bộ luật Hình sự quy định tại Điều 52. Đồng thời, trong một số tội phạm được
quy định trong Bộ luật Hình sự 2015, đây cũng là tình tiết định khung tăng nặng cho tội phạm, ví dụ: Tội
sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248); Tội môi giới hối lộ (Điều 365),…
➔ Ví dụ: A là một người không nghề nghiệp, chuyên sống bằng nguồn thu thập từ việc trộm cắp. Trong
một thời gian ngắn, A liên tiếp thực hiện 05 vụ trộm cắp tài sản có giá trị lớn. Trong trường hợp này,
A bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bị áp dụng tình tiết định khung hình phạt "phạm tội có tính
chất chuyên nghiệp". Tuy nhiên, nếu A có công việc ổn định, chỉ trộm cắp khi thấy người khác để
đồ hớ hênh thì dù đã thực hiện 2,3, 4 hay 5 vụ trộm cắp như vậy cũng chỉ được xác định là phạm tội
từ 02 lần trở lên.

You might also like