NHOM3

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH




TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ TRONG QUẢN TRỊ

Đề tài
DỰ BÁO NHU CẦU VỀ SẢN PHẨM / DỊCH VỤ VÀ PHÂN TÍCH CHI
PHÍ TẠI CÔNG TY SỮA VIỆT NAM - VINAMILK

Giảng viên hướng dẫn: Đỗ Văn Tính


Lớp: ECO 302 K
Nhóm 3
- Mai Thị Dung - 27202235586
- Nguyễn Thị Quỳnh Duyên - 27202141020
- Trần Thị Yến Duyên - 27202222270
- Lê Mỷ Duyên - 27202802178
- Nguyễn Kiều Duyên - 27212632046

Đà Nẵng, tháng 10 năm 2023

1
MỤC LỤC
Lời mở đầu:……………………………………………………………………..4
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY SỮA VIỆT NAM – VINAMILK ………….5
I.Lịch sử hình thành và phát triển của Vinamilk………………………………….5
II. Các dòng sản phẩm của Vinamilk…………………………………………….6
III. Giá trị thương hiệu Vinamilk………………………………………………...6
IV. Thị trường, khách hàng của Vinamilk………………………………………..7
PHẦN 2: DỰ BÁO NHU CẦU VỀ SẢN PHẨM / DỊCH VỤ VÀ PHÂN TÍCH
CHI PHÍ TẠI CÔNG TY SỮA VIỆT NAM – VINAMILK…………………….9
I.Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại lai đến tình hình tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của
Vinamilk…………………………………………………………………………9
1.Xu hướng phát triển kinh tế……………………………………………………9
2.Tác động của môi trường………………………………………………………9
II.Tình hình tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của Vinamilk…………………………...11
III.Xu hướng tiêu thụ sản phẩm………………………………………………...12
IV.Chi phí sản xuất của Vinamilk………………………………………………13
1.Tình hình biến động các loại chi phí…………………………………………13
2.Tính hiệu quả của quá trình quản trị chi phí của Vinamilk…………………..13
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………….14
I.Đánh giá chung……………………………………………………………….14
1.Thị trường……………………………………………………………………14
2.Khách hàng…………………………………………………………………..15
3.Thị hiếu tiêu dùng……………………………………………………………16
II.Đề xuất các biện pháp / kiến nghị để kịch thích tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của
đơn vị, tiếp kiệm chi phí………………………………………………………..17
1.Quảng cáo và marketing hiệu quả……………………………………………17
2.Xây dựng mối quan hệ khách hàng…………………………………………..18
3.Tối ưu hóa quá trình và nâng cao chất lượng………………………………….18
2
4.Tìm kiếm đối tác và liên kết………………………………………………….18
5.Sử dụng công nghệ và tự động hóa…………………………………………...18
6.Tạo ra sự khác biệt……………………………………………………………18
KẾT LUẬN…………………………………………………………………….19
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………...20

3
Lời mở đầu:
Hiện nay nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển cùng với sự hội nhập
nền kinh tế thế giới đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt
Nam. Điều đó đã đặt doanh nghiệp Việt Nam vào tình thế vô cùng khó khăn, đòi
hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và không ngừng nâng cao kết quả hoạt
động kinh doanh để giữ vững và năng cao vị thế cạnh tranh của mình.
Trong nền kinh tế thị trường kết quả hoạt động kinh doanh luôn là mối
quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên làm thế nào để nâng cao
kết quả hoạt động kinh doanh là một bài toán khó đặt ra với mỗi doanh nghiệp,
đây là một vấn đề có tấm quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Bởi lẽ không có một công thức chung nào cho tất cả các doanh nghiệp
mà mỗi doanh nghiệp phải dựa trên nguồn lực của mình cùng với sự nghiên cứu
kỹ lưỡng thị trường bên ngoài thì mới có thể đạt kết quả kinh doanh cao.
Finance (2022) Vinamilk là thương hiệu thực phẩm giá trị nhất Việt Nam,
đây là thương hiệu luôn nỗ lực để chinh phục thị trường quốc tế với mục tiêu lọt
top 50 thương hiệu sữa lớn nhất thế giới. Để giữ vững niềm tin thương hiệu trong
nước và đạt được mục tiêu chinh phục thị trường nước ngoài Vinamilk cần phải
nghiên cứu sâu và vận dụng tốt quy luật cung - cầu, từ đó xây dựng được chiến
lược kinh doanh phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện tại và trong tương lại. Từ
những lý do trên, qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về thị trường sữa thế giới
và Việt Nam cũng như tình hình kinh doanh của Vinamilk trong những năm vừa
qua, kết hợp với kiến thức được tiếp thu ở lớp, chúng em quyết định lựa chọn đề
tài “Dự báo nhu cầu về sản phẩm/ dịch vụ và phân tích chi phí sản xuất tại công
ty Cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk” làm đề tài cho bài tiểu luận.

4
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY SỮA VIỆT NAM – VINAMILK
I. Lịch sử hình thành và phát triển của Vinamilk
Ngày 20/08/1976, Vinamilk được thành lập dựa trên cơ sở tiếp quản
3 nhà máy sữa do chế độ cũ để lại, gồm Nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là
nhà máy Foremost), Nhà máy sữa Trường Thọ (tiền thân là nhà máy Cosuvina)
và Nhà máy sữa Bột Dielac (tiền thân là nhà máy sữa bột Nestlé).
Năm 1995, Vinamilk chính thức khánh thành Nhà máy sữa đầu tiên ở Hà
Nội. Từ năm 2001, Vinamilk liên tục mở rộng sản xuất với nhiều nhà máy đặt tại
Cần Thơ, Bình Định, Nghệ An,...
Năm 2010, Vinamilk liên doanh với công ty chuyên sản xuất bột sữa
nguyên kem tại New Zealand dây chuyền công suất 32,000 tấn/năm. Ngoài ra,
Vinamilk còn đầu tư sang Mỹ và mở thêm nhà máy tại nhiều quốc gia, kim ngạch
xuất khẩu chiếm 15% doanh thu và vẫn đang tiếp tục tăng cao.
Năm 2015, Vinamilk chính thức ra mắt thương hiệu Vinamilk tại Myanmar,
Thái Lan và mở rộng hoạt động ở khu vực ASEAN.
Năm 2016, công ty tiên phong mở lối cho thị trường thực phẩm Organic
cao cấp tại Việt Nam với sản phẩm Sữa tươi Vinamilk Organic chuẩn USDA Hoa
Kỳ.
Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam, bắt đầu đi vào hoạt
động từ năm 1976. Vinamilk đã và đang xuất khẩu đi 43 nước, mang thương hiệu
sữa Việt đến nhiều quốc gia trên thế giới.
Bên cạnh những sản phẩm xuất khẩu chính như sữa bột trẻ em và sữa đặc
sang các thị trường truyền thống, những năm gần đây Vinamilk dần chuyển xuất
khẩu các mặt hàng khác như sữa bò Vinamilk , sữa chua ăn, sữa chua uống, các
sản phẩm nước trái cây nhằm hướng tới đa dạng hóa sản phẩm Vinamilk trên thị
trường quốc tế, phù hợp với các nhu cầu tiêu dùng khác nhau.
Ngoài 13 nhà máy tại Việt Nam, Vinamilk còn có 3 nhà máy tại Mỹ, New
Zealand và Campuchia. Trong năm 2016, Vinamilk cũng vừa tiếp tục được bình
chọn đứng đầu trong top 10 Doanh Nghiệp niêm yết uy tín tại Việt Nam, là thương
5
hiệu sữa duy nhất vinh dự nhận giải thưởng hàng Việt Nam chất lượng cao 20
năm liền do người tiêu dùng bình chọn, được vinh danh là công ty duy nhất tại
Việt Nam lọt vào TOP 50 công ty niêm yết hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương
(FAB 50) do tạp chí Forbes Châu Á công bố.

II. Các dòng sản phẩm của Vinamilk


Hiện nay, Vinamilk đang cung cấp hơn 250 chủng loại sản phẩm với 6
ngành hàng, trong đó có 3 dòng sản phẩm chủ đạo:
Sữa nước: Bao gồm sữa tươi 100%, sữa tiệt trùng bổ sung vi chất, sữa tiệt
trùng, sữa organic, sữa bột pha sẵn với các nhãn hiệu ADM GOLD, Flex, SuSu,
Dielac giàu dưỡng chất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ miễn dịch, cho cả gia đình thêm
khỏe mạnh để luôn sẵn sàng làm tốt những công việc quan trọng mỗi ngày.
Sữa chua: Vinamilk có nhiều dòng sản phẩm sữa chua như sữa chua ăn,
sữa chua uống với các nhãn hiệu SuSu, Probi, ProBeauty, được làm từ men sữa
chua đặc trưng, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Sữa bột: Dòng sản phẩm sữa bột Vinamilk đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng
cho từng lứa tuổi khác nhau, với các nhãn hiệu sữa bột trẻ em Dielac, Alpha,
Pedia, Grow Plus, Optimum Gold, bột dinh dưỡng Ridielac, sữa bột người lớn
như Diecerna đặc trị tiểu đường, SurePrevent, CanxiPro,...

III. Giá trị thương hiệu Vinamilk


Sứ mệnh: Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng
và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm
cao của mình với cuộc sống con người và xã hội.
Triết lý kinh doanh: Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu
thích ở mọi khu vực, lãnh thổ. Vì vậy, Vinamilk luôn tâm niệm rằng chất lượng
và sáng tạo là người bạn đồng hành của công ty. Vinamilk xem khách hàng là
trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

6
Chính sách chất lượng: Luôn thỏa mãn và có trách nhiệm với khách hàng
bằng cách đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh
thực phẩm với giá cả cạnh tranh, tôn trọng đạo đức kinh doanh và tuân theo luật
định.
Với 5 giá trị cốt lõi, Vinamilk đã trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu
Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người:
Chính trực: Liêm chính, trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao
dịch.
Tôn trọng: Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng công ty,
tôn trọng đối tác, hợp tác trong sự tôn trọng.
Công bằng: Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các
bên liên quan khác.
Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách
đạo đức.
Tuân thủ: Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chính
sách, quy định của công ty.

IV. Thị trường, khách hàng của Vinamilk


Thị trường mục tiêu của Vinamilk là ngành công nghiệp sữa và sản phẩm
từ sữa. Vinamilk (Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam) là một trong những công ty
hàng đầu về sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sữa tại Việt Nam. Thị trường
mục tiêu chính của Vinamilk bao gồm:
- Thị trường trong nước: Vinamilk tập trung vào tiêu thụ sữa trong nước,
phục vụ người tiêu dùng Việt Nam. Công ty cung cấp một loạt các sản
phẩm sữa và sản phẩm từ sữa, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách
hàng từ trẻ em, người lớn, người già, cho đến người nghiện thể thao.
- Thị trường xuất khẩu: Vinamilk cũng đã mở rộng hoạt động kinh doanh
và xuất khẩu các sản phẩm sữa sang nhiều thị trường quốc tế. Công ty

7
xuất khẩu sản phẩm đến nhiều nước, đặc biệt là các thị trường có nhu
cầu tiêu thụ sữa và sản phẩm từ sữa cao.
- Thị trường sản phẩm chức năng: Ngoài các sản phẩm sữa thông thường,
Vinamilk cũng tập trung phát triển thị trường các sản phẩm sữa chức
năng, bao gồm sữa công thức dinh dưỡng, sữa dành cho người già, sữa
bổ sung dinh dưỡng, sản phẩm chống dị ứng, v.v. để đáp ứng nhu cầu
đặc biệt của các đối tượng khách hàng.
- Thị trường ngành công nghiệp thực phẩm: Vinamilk cũng cung cấp
nguyên liệu sữa cho ngành công nghiệp thực phẩm như bánh kẹo, kem,
sữa chua, và các sản phẩm từ sữa khác.
Vinamilk không chỉ tập trung vào thị trường tiêu thụ trong nước mà còn
xem xét mở rộng thị trường xuất khẩu và khai thác các cơ hội mới trong ngành
công nghiệp sữa và sản phẩm từ sữa ở Việt Nam và quốc tế.
Với định hướng khách hàng của mình, đối tượng khách hàng của vinamilk
thường tập trung vào:
- Người tiêu dùng gia đình: Là nhóm khách hàng lớn nhất, chủ yếu sử
dụng các sản phẩm sữa Vinamilk hàng ngày như sữa tươi, sữa chua, sữa
hạt và các sản phẩm có dưỡng chất cao, tốt cho sức khỏe của các thành
viên trong gia đình.
- Trẻ em và học sinh: Thương hiệu này có các sản phẩm dành riêng cho
trẻ em như sữa học đường, sữa hạt dinh dưỡng, sữa hỗ trợ sự phát triển
thể chất và trí tuệ.
- Người cao tuổi: Sản xuất các dòng sữa và thực phẩm chức năng chuyên
biệt cho người cao tuổi, hỗ trợ chất lượng cuộc sống cho họ.
- Người tiêu dùng có lối sống tích cực: Vinamilk chú trọng đến nhóm
khách hàng có lối sống tích cực, quan tâm nhiều đến sức khỏe, có xu
hướng tiêu thụ sữa có thành phần dinh dưỡng cao.

8
- Khách hàng quốc tế: Vinamilk đã và đang mở rộng hoạt động kinh
doanh ra thị trường quốc tế, nhất là những khu vực có tiềm năng phát
triển, có nhu cầu cao về sữa và sản phẩm dinh dưỡng.

PHẦN 2: DỰ BÁO NHU CẦU VỀ SẢN PHẨM / DỊCH VỤ VÀ PHÂN


TÍCH CHI PHÍ TẠI CÔNG TY SỮA VIỆT NAM – VINAMILK
I. Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại lai đến tình hình tiêu thụ sản phẩm
dịch vụ của Vinamilk.
1. Xu hướng phát triển kinh tế
Xu hướng phát triển kinh tế có ảnh hưởng đáng kể đến tình hình tiêu thụ
sản phẩm của tập đoàn Vinamilk như:
Tăng trưởng kinh tế: Khi kinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng,
điều này có thể dẫn đến tăng cường nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm, bao gồm cả
sữa. Người tiêu dùng có thể có khả năng chi tiêu cao hơn cho các sản phẩm sữa
chất lượng cao, các dòng sản phẩm có tiếng của Vinamilk.
Tăng trưởng dân số và tăng cường giáo dục: Sự gia tăng dân số và nhu cầu
về sữa cho trẻ em cũng có thể tăng cường tiêu thụ sữa. Đồng thời, sự phát triển
giáo dục và nhận thức về lợi ích của sữa cho sức khỏe có thể thúc đẩy nhu cầu
tiêu thụ sữa. Đặc biệt, Vinamilk triển khai chiến dịch “Giấc Mơ Sữa Việt” với
mục tiêu phủ sóng khắp 63 tỉnh thành, đưa nguồn dinh dưỡng từ sữa đến với trẻ
em vùng cao. Chiến lược Marketing của của Vinamilk thu về kết quả ngạc nhiên
với hệ thống điểm bán trên toàn quốc vượt mốc 500 cửa hàng. “Giấc mơ sữa Việt”
tiếp tục vươn tới những tham vọng to lớn hơn khi thị trường xuất khẩu sữa
Vinamilk cũng mang lại doanh thu khủng cho doanh nghiệp này.
Thay đổi trong thói quen ăn uống: Khi kinh tế phát triển, thói quen ăn uống
của người dân cũng thay đổi. Người tiêu dùng có xu hướng tìm kiếm các sản
phẩm sữa và thực phẩm lành mạnh hơn để đảm bảo sức khỏe. Điều này có thể tạo
cơ hội cho Vinamilk và các công ty sữa khác để mở rộng thị trường và tăng doanh
số bán hàng.
9
Cạnh tranh và chính sách thương mại: Xu hướng phát triển kinh tế cũng
có thể tạo ra cạnh tranh và áp lực từ các công ty sữa trong và ngoài nước. Sự cạnh
tranh có thể ảnh hưởng đến thị phần và doanh số của Vinamilk. Cạnh tranh vừa
tạo ra tác động tích cực vừa tạo ra tác động tiêu cực cho doanh nghiệp. Ngoài ra,
chính sách thương mại và quy định của chính phủ có thể tác động đến hoạt động
kinh doanh của Vinamilk và ngành công nghiệp sữa.
2. Tác động của môi trường
Môi trường kinh tế: Sự biến đổi của nền kinh tế Việt Nam và các thị trường
xuất khẩu quan trọng có thể ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sữa và sản
phẩm từ sữa của Vinamilk. Sự tăng trưởng kinh tế và thu nhập của người tiêu
dùng cũng có thể tác động đến lựa chọn sản phẩm sữa và đồ uống của khách hàng.
Môi trường chính sách và pháp luật: Các quy định và chính sách của chính
phủ và các cơ quan quản lý có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
và xuất khẩu của Vinamilk. Thay đổi chính sách về thương mại, thuế và an toàn
thực phẩm đều có thể có tác động lớn đến công ty.
Môi trường xã hội: Sự thay đổi trong ý thức và thói quen tiêu dùng của
người tiêu dùng có thể ảnh hưởng đến nhu cầu và sở thích sử dụng sản phẩm sữa.
Vinamilk cần đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn và bền vững của người
tiêu dùng.
Môi trường công nghệ: Các tiến bộ trong công nghệ sản xuất, quản lý và
tiếp thị có thể cung cấp cơ hội mới hoặc thách thức đối với Vinamilk. Công ty
cần theo kịp xu hướng công nghệ để cải tiến quy trình sản xuất và tối ưu hóa hiệu
quả hoạt động.
Môi trường tự nhiên: Các yếu tố tự nhiên như thời tiết, điều kiện khí hậu,
và khả năng cung cấp nguyên liệu đầu vào (như sữa tươi) có thể ảnh hưởng đến
nguồn cung và giá cả của sản phẩm sữa.
Môi trường cạnh tranh: Sự cạnh tranh trong ngành công nghiệp sữa có thể
ảnh hưởng đến thị phần và giá cả của Vinamilk. Công ty cần đưa ra chiến lược
cạnh tranh hiệu quả để giữ vững vị trí của mình trên thị trường.
10
II. Tình hình tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của Vinamilk
Thị trường sữa Việt Nam ngày càng đa dạng về chủng loại sản phẩm, tuy
nhiên, sữa nước và sữa bột vẫn là 2 ngành hàng lớn nhất hiện nay. Trong đó, có
thể nói Vinamilk là doanh nghiệp có sự phát triển toàn diện về cả 2 ngành hàng
lớn này và liên tiếp dẫn đầu thị trường trong nhiều năm liền.
Trong danh mục của mình, Vinamilk hiện đang có gần 250 sản phẩm các
loại, riêng ngành hàng sữa nước đã sở hữu gần 50 loại sản phẩm, đáp ứng gần
như mọi nhu cầu dinh dưỡng của người tiêu dùng đang ngày càng trở nên đa dạng
hơn.
Sự tiện lợi trong mua sắm chiếm một tỷ trọng cao trong quyết định mua
hàng của người tiêu dùng, đặc biệt trong ngành hàng tiêu dùng nhanh và các sản
phẩm đồ uống, dinh dưỡng. Trong báo cáo thường niên công bố cuối năm 2020,
hiện hệ thống phân phối của Vinamilk có tổng số điểm lẻ toàn quốc đạt hơn
240.000 (kênh truyền thống) và 7.800 (kênh hiện đại) và tiếp tục tăng lên.
Trong bối cảnh toàn ngành sữa tăng trưởng âm sau một năm chịu tác động
của đại dịch, nhìn chung Vinamilk vẫn đang khẳng định được thực lực của mình
với kết quả kinh doanh ổn định. Theo thống kê được công bố mới đây, doanh
nghiệp này đã tăng 6 hạng trong danh sách 50 công ty sữa hàng đầu thế giới, vươn
lên vị trí thứ 36. Điều này cho thấy các sức mạnh nội tại đang được Vinamilk phát
huy đúng lúc và đúng cách, trong việc chọn hướng đi chắc chắn tại thị trường
trong nước để tạo động lực cho việc vươn ra các thị trường quốc tế.
BẢNG DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN TỪ NĂM 2017 – 2022 (đvt:tỷ đồng)

NĂM DOANH THU LỢI NHUẬN SAU THUẾ


2017 51.135 10.278
2018 52.629 10.206
2019 56.400 10.554
2020 59.723 11.236
2021 61.012 10.633
2022 60.075 8.578

11
III. Xu hướng tiêu thụ sản phẩm.
Dựa vào bảng số liệu trên, ta nhận thấy xu hướng tiêu thụ sản phẩm dịch vụ trong
giai đoạn từ năm 2017 đến 2022 có sự tăng trưởng đến năm 2021, nhưng giảm
trong năm 2022.
- Từ năm 2017 đến 2021, doanh thu tăng từ 51.135 lên 61.012, thể hiện một
xu hướng tăng trưởng đáng kể trong tiêu thụ sản phẩm dịch vụ. Điều này
cho thấy sự quan tâm và nhu cầu cao hơn của khách hàng đối với sản phẩm
và dịch vụ được cung cấp bởi doanh nghiệp.
- Tuy nhiên, năm 2022, doanh thu giảm xuống 60.075. Sự giảm này có thể
phản ánh sự biến động trong thị trường hoặc các yếu tố kinh doanh khác.
- Về lợi nhuận sau thuế, trong giai đoạn từ năm 2017 đến 2022, có sự biến
động. Từ năm 2017 đến 2020, lợi nhuận tăng từ 10.278 lên 11.236, nhưng
giảm xuống 10.633 vào năm 2021 và 8.578 vào năm 2022. Sự biến động
này có thể phản ánh các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến lợi nhuận, chẳng
hạn như chi phí vận hành, thuế và các yếu tố kinh doanh khác.
Dự báo: Dựa trên xu hướng tăng trưởng trong doanh thu từ năm 2017 đến 2021,
ta có thể dự báo rằng tiêu thụ sản phẩm dịch vụ sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.
Tuy nhiên, việc doanh thu giảm trong năm 2022 cần được theo dõi và phân tích
kỹ hơn để đưa ra dự báo chính xác hơn. Cần xem xét các yếu tố bên ngoài như
tình hình kinh tế, thị trường tiêu thụ và các chính sách kinh doanh để đánh giá tác
động lên xu hướng tiêu thụ trong tương lai. Qua số liệu được xử lý từ bảng trên
ta nhận được dự báo doanh thu năm 2023 là 61855 tỷ đồng với mức độ tin cậy là
88% thì ta thấy vào năm 2023 Vinamilk sẽ đạt mức doanh thu cũng như mức tiêu
thụ sản phẩm cao trong tương lai.

12
IV. Chi phí sản xuất của Vinamilk.
1. Tình hình biến động các loại chi phí.
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TỪ NĂM 2017 – 2022
(đvt: tỷ đồng)
NĂM 2017 2018 2019 2020 2021 2022

1. Chi phí NVL 21119 22569 23085 24680 26792 28254


(VC)
2. Chi phí nhân 2321 2116 2462 2554 2610 2584
công (VC)
3. Tổng biến phí 23441 24685 25547 27234 29402 30838
(TVC) (1+2)
4. Chi phí hỗn 2230 2473 2714 2923 3328 3250
hợp
5. Chi phí khấu 1288 1617 1937 2196 2114 2081
hao (TFC)
6. Chi phí khác 10884 11200 11839 12978 12238 11442
(TFC)
7. Tổng định phí 12172 12817 13776 15174 14352 13523
(TFC) (5+6)

Qua bảng tổng hợp chi phí qua các năm thì ta thấy:
- Tổng biến phí tăng liên tục qua các năm mặc dù chi phí nhân công có biến
động giảm nhẹ từ năm 2021 – 2022 (giảm 26 tỷ đồng)
- Chi phí hỗn hợp tăng qua các năm và có biến động giảm nhẹ từ năm 2021
– 2022 (giảm 78 tỷ đồng)
- Tổng định phí tăng liên tục từ năm 2017 – 2020 (tăng 3002 tỷ đồng) nhưng
sau đó lại giảm liên tục từ năm 2020 – 2022 (giảm 1651 tỷ đồng)
2. Tính hiệu quả của quá trình quản trị chi phí của Vinamilk.
Kết thúc quý I/2022, Biên lợi nhuận gộp (LNG) hợp nhất của Vinamilk đạt
40,3% dưới áp lực từ các chi phí sản xuất gia tăng. Giá nguyên vật liệu đầu vào
tiếp tục duy trì ở mức cao do thiếu hụt nguồn cung và ảnh hưởng từ khủng hoảng
chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, nhờ sự chủ động nguồn cung trong nước

13
như sữa tươi nguyên liệu thu mua từ trang trại, đường... và đơn hàng mua với số
lượng lớn, công ty đã đảm bảo được nguồn nguyên liệu chất lượng với mức giá
đầu vào hợp lý.
Theo kế hoạch mục tiêu năm 2022: Công ty đặt mục tiêu tổng doanh thu
hợp nhất cho năm 2022 là 64.070 tỷ đồng và kế hoạch lợi nhuận trước thuế là
12.000 tỷ đồng. Mặc dù doanh thu không như mong đợi nhưng lợi nhuận trước
thuế đã đạt 12343 tỷ đồng. Chứng tỏ công ty đã thực hiện quản trị chi phí rất tốt
trong năm này.
Theo báo cáo, trong quý 4 năm 2022, biên lợi nhuận gộp hợp nhất đạt
38,8%. Chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp hợp nhất là 3.784 tỷ đồng,
tương đương tỷ lệ 25,1% trên doanh thu thuần và thấp hơn 199 đcb so với cùng
kỳ trong nỗ lực tối ưu hóa chi phí vận hành của Công ty.
Vinamilk đã tiếp kiệm hàng tỷ đồng sau nhiều năm theo đuổi ESG: Gần
240 tỷ đồng là số tiền mà Vinamilk đã tiết kiệm được từ các sáng kiến trong
chương trình phát triển bền vững của mình. Tuy con số này khá nhỏ so với chi
phí và lợi nhuận hàng năm của Vinamilk, nhưng những giá trị khó đo lường khác
đến từ sự kiên trì theo đuổi phát triển bền vững của doanh nghiệp này lại vô cùng
lớn như hệ thống quản trị tốt, giá trị thương hiệu tăng mạnh, tỷ lệ hài lòng của
người lao động cao, khả năng tiếp cận ‘vốn rẻ’ từ tín dụng xanh, sức đề kháng
trước những ‘đợt sóng lớn’…

PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ


I. Đánh giá chung
1. Thị trường.
Xu hướng thị trường của Vinamilk có những điểm như sau:
- Tăng trưởng ổn định: Vinamilk là một trong những công ty hàng đầu trong
ngành công nghiệp sữa tại Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng ổn định trong
suốt nhiều năm qua. Công ty đã xây dựng mạng lưới phân phối rộng khắp
cả nước, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh và ổn định doanh thu.
14
- Sự gia tăng về chất lượng và an toàn thực phẩm: Xu hướng hiện nay của
thị trường sữa là khách hàng quan tâm đến chất lượng và an toàn thực
phẩm. Vinamilk đã đáp ứng được yêu cầu này bằng việc áp dụng các tiêu
chuẩn cao trong sản xuất và kiểm soát chất lượng. Công ty cũng liên tục
nâng cao quy trình sản xuất để đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn
quốc tế.
- Phát triển các dòng sản phẩm đa dạng: Vinamilk không chỉ tập trung vào
sữa tươi mà còn đa dạng hóa danh mục sản phẩm. Công ty đã mở rộng ra
các sản phẩm như sữa chua, sữa đặc, sữa hạt, sữa chống tiểu đường và
nhiều loại sữa chức năng khác. Điều này giúp Vinamilk thu hút rất nhiều
đối tượng khách hàng và tăng cơ hội tiếp cận thị trường tiêu dùng.
- Mở rộng xuất khẩu: Vinamilk đã mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị
trường quốc tế. Công ty đã xuất khẩu sản phẩm sang nhiều quốc gia trên
thế giới, bao gồm các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản và Trung
Quốc. Việc mở rộng xuất khẩu giúp Vinamilk tăng cường vị thế của mình
không chỉ trong thị trường trong nước mà còn trên thị trường quốc tế.
Tổng quan, xu hướng thị trường của Vinamilk cho thấy sự phát triển ổn định, sự
chú trọng vào chất lượng và an toàn thực phẩm, đa dạng hóa sản phẩm và mở
rộng xuất khẩu. Các yếu tố này đem lại cơ hội tăng trưởng và tạo sự tin tưởng từ
khách hàng, giúp Vinamilk duy trì vị thế hàng đầu trong ngành công nghiệp sữa
tại Việt Nam.
2. Khách hàng
- Tăng cường ý thức về chăm sóc sức khỏe: Ngày càng nhiều khách hàng
hiểu rõ tầm quan trọng của việc duy trì sức khỏe và chú trọng đến việc tiêu
dùng các sản phẩm có lợi cho sức khỏe, bao gồm sữa. Vinamilk đã định vị
mình là một thương hiệu mang lại giá trị dinh dưỡng cho khách hàng và
điều này phù hợp với xu hướng này.
- Quan tâm đến nguồn gốc và chất lượng: Khách hàng ngày càng quan tâm
đến nguồn gốc và quá trình sản xuất của sản phẩm. Vinamilk đã đạt được
15
lòng tin từ khách hàng thông qua việc cam kết đảm bảo chất lượng, tuân
thủ các quy trình kiểm tra chặt chẽ và sử dụng nguyên liệu tốt nhất để sản
xuất. Đây là một yếu tố quan trọng khi khách hàng đưa ra quyết định mua
sữa.
- Sự đa dạng trong sản phẩm: Vinamilk có một danh mục sản phẩm đa dạng
để phù hợp với nhu cầu và sở thích của khách hàng. Từ sữa tươi, sữa chua,
sữa bột cho đến các loại sữa đặc biệt dành riêng cho trẻ em hay người già,
Vinamilk cung cấp nhiều lựa chọn cho khách hàng.
- Sự hướng tới khách hàng trẻ: Vinamilk đã nhận ra tầm quan trọng của thị
trường khách hàng trẻ và đã tạo ra các sản phẩm phù hợp để thu hút và giữ
chân đối tượng này. Các chiến dịch quảng cáo và marketing của Vinamilk
thường nhắm đến các gia đình trẻ và trẻ em, tạo điểm nhấn đáng chú ý
trong lòng khách hàng.
- Quan tâm đến bảo vệ môi trường: Khách hàng ngày càng quan tâm đến
việc ủng hộ những công ty có cam kết bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững. Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động xanh và tái chế để đáp ứng
yêu cầu này, và đây là một yếu tố quan trọng khi khách hàng lựa chọn sản
phẩm của họ.
Tổng quan, xu hướng khách hàng của Vinamilk là tăng cường ý thức về sức khỏe,
quan tâm đến nguồn gốc và chất lượng, sự đa dạng sản phẩm, hướng tới khách
hàng trẻ và quan tâm đến bảo vệ môi trường. Những yếu tố này đã giúp Vinamilk
duy trì và phát triển thị phần trong ngành công nghiệp sữa tại Việt Nam.
3. Thị hiếu tiêu dùng.
- Sản phẩm đa dạng: Vinamilk không chỉ tập trung vào sữa tươi, mà còn
cung cấp nhiều loại sản phẩm sữa khác như sữa chua, sữa đặc biệt, sữa hạt,
sữa bột, yogurt, và nhiều sản phẩm từ sữa khác. Sự đa dạng này cho phép
người tiêu dùng lựa chọn theo sở thích và nhu cầu cá nhân.
- Chất lượng đảm bảo: Vinamilk đã xây dựng được niềm tin từ người tiêu
dùng thông qua việc cam kết chất lượng sản phẩm. Công ty áp dụng quy
16
trình kiểm soát chất lượng khắt khe để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng
tiêu chuẩn an toàn và dinh dưỡng cao.
- Hướng đến sức khỏe: Xu hướng thị hiếu tiêu dùng ngày càng chú trọng đến
sức khỏe và dinh dưỡng. Vinamilk đã nhạy bén nhận thấy điều này và phát
triển các sản phẩm sữa giàu chất dinh dưỡng, không chất bảo quản và
không đường gia giảm.
- Marketing và quảng cáo: Vinamilk đã có nhiều chiến dịch marketing và
quảng cáo thành công, từ việc tài trợ các hoạt động thể thao, đến việc làm
đẹp và chăm sóc gia đình. Những chiến dịch này giúp nâng cao nhận diện
thương hiệu và tạo độ tin cậy từ phía người tiêu dùng.
Dựa vào các yếu tố trên, xu hướng thị hiếu tiêu dùng của Vinamilk được đánh giá
là tích cực và tiếp tục phát triển. Người tiêu dùng đang quan tâm đến chất lượng
sản phẩm và sức khỏe, và Vinamilk đã đáp ứng được nhu cầu này thông qua sự
đa dạng và chất lượng sản phẩm của mình.

II. Đề xuất các biện pháp / kiến nghị để kịch thích tiêu thụ sản phẩm
dịch vụ của đơn vị, tiếp kiệm chi phí.
Để kích thích tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của đơn vị một cách hiệu quả và đồng
thời tiết kiệm chi phí, dưới đây là một số biện pháp/kiến nghị có thể được áp
dụng:
1. Quảng cáo và marketing hiệu quả.
- Tập trung vào việc xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu để tối ưu
hóa chi phí quảng cáo.
- Sử dụng các kênh truyền thông kỹ thuật số như mạng xã hội, email
marketing, trang web để tiếp cận đúng khách hàng, giảm chi phí so với
quảng cáo truyền thống.
- Sử dụng những phương pháp quảng cáo sáng tạo và khác biệt để thu hút sự
chú ý của khách hàng.

17
2. Xây dựng mối quan hệ khách hàng.
- Tạo ra các chương trình thưởng, ưu đãi, hoặc chính sách giảm giá dành
riêng cho khách hàng thân thiết.
- Tăng cường chăm sóc khách hàng bằng cách gửi email thông tin mới nhất,
tri ân khách hàng hoặc tổ chức các buổi giao lưu trực tuyến.
- Khuyến khích khách hàng hiện tại giới thiệu sản phẩm/dịch vụ cho người
thân, bạn bè để tăng cơ hội tiêu thụ.
3. Tối ưu hóa quá trình và nâng cao chất lượng.
- Đảm bảo sản phẩm/dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và mang
lại giá trị cao.
- Liên tục cải tiến quy trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ để tăng hiệu suất
và giảm chi phí sản xuất.
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm/dịch vụ thông qua việc kiểm tra chất lượng,
thu thập phản hồi từ khách hàng và nhanh chóng xử lý các vấn đề phát sinh.
4. Tìm kiếm đối tác và liên kết.
- Xem xét việc hợp tác với các đối tác có liên quan để chia sẻ chi phí
marketing và quảng cáo.
- Thiết lập các mối quan hệ đối tác với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
liên quan để nhận được ưu đãi giá hoặc quyền lợi khác trong quá trình mua
sắm nguyên vật liệu hoặc dịch vụ.
5. Sử dụng công nghệ và tự động hóa
- Áp dụng công nghệ để tối ưu hóa quy trình sản xuất, vận hành và quản lý.
- Sử dụng phần mềm quản lý khách hàng, hệ thống bán hàng trực tuyến và
tự động hoá các tác vụ không cần thiết để tiết kiệm thời gian và nhân lực.
6. Tạo ra sự khác biệt.
- Tìm hiểu kỹ thị trường và đối thủ cạnh tranh, từ đó xây dựng các yếu tố
độc đáo và khác biệt trong sản phẩm/dịch vụ của đơn vị.
- Đảm bảo mang đến giá trị gia tăng cho khách hàng thông qua chất lượng,
dịch vụ hậu mãi, hoặc các tiện ích bổ sung.
18
- Những biện pháp và kiến nghị trên có thể giúp đơn vị kích thích tiêu thụ
sản phẩm/dịch vụ một cách hiệu quả và đồng thời tiết kiệm chi phí.

KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay để có thể
đứng vững và tồn tại, phát triển là một vấn đề mà hầu hết tất cả các doanh nghiệp
đều rất quan tâm. Và Vinamilk là một điểm hình công ty đã khắc phục và tìm ra
hướng đi đúng đắn cho mình như mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm
năng, và họ nhận ra rằng việc tìm hiểu và làm thế nào để thỏa mãn ngày càng
cao hơn nhu cầu của khách hàng là cái đích dẫn đến thành công, hoàn thành mục
tiêu kế hoạch đặt ra.Chính vì vậy mà trong bối cảnh nền kinh tế bùng nổ lạm phát
trong những năm gần đây công ty vừa mở rộng kênh phân phối nhưng vẫn thu
được lợi nhuận.
Nhìn chung, qua quá trình phân tích cho thấy hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh luôn là một công cụ sắc bén giúp công ty có cái nhìn toàn diện và đầy
đủ nhất về kết quả kinh doanh của mình. Từ đó, công ty có thể rút ra những điểm
mạnh, điểm yếu để tận dụng và phát huy những mặt thuận lợi và đối phó với
những thách thức, mang lại hiệu quả hoạt động ngày càng cao và vững chắc hơn.

19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vinamilk.com.vn: Tin tức sự kiện
2. Vinamilk.com.vn: Lịch sử phát triển
3. Vietstock.vn: Vinamilk đạt mục tiêu doanh thu 2022
4. Theleader.vn: Vinamilk tiếp kiệm được hàng trăm tỷ đồng sau 10 năm theo
đuổi ESG

20

You might also like