Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

1 Diệp Hoàng Phúc_29_10A3

CỒN PHỤNG
Bến Tre là vùng đất trù phú được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu ôn hòa quanh năm cùng hệ
thống sông ngòi chằng chịt trĩu nặng phù sa. Nơi đây đã thu hút đông đảo du khách đến trải
nghiệm loại hình du lịch sinh thái, miệt vườn sông nước mang đậm cái tình của bà con nơi đây.
Trong đó có thể kể đến Cồn Phụng, là một trong những điểm du lịch Bến Tre nổi tiếng nhất.
Cồn Phụng còn được gọi với cái tên là cồn Tân Vinh hay cù lao Đạo Dừa là một cù lao nổi
giữa sông Tiền thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Ở một số vùng miền của
Việt Nam, thường ở Nam Bộ, người ta dùng khái niệm cồn hoặc cù lao để chỉ bãi giữa, là một dải
đất hình thành ở giữa con sông lớn nhờ quá trình bồi đắp phù sa lâu năm. Cồn Phụng nằm trong
quần thể tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng). Ban đầu, cồn Phụng chỉ là một cồn nhỏ nổi giữa sông
Tiền vào những năm 1930 với diện tích khoảng 28 ha, nhưng do lượng phù sa bồi đắp dồi dào
mỗi năm mà nay đã lên tới trên 50 ha. Được ông trời ban cho thời tiết nắng ấm quanh năm, Cồn
Phụng dang tay đón tiếp khách du lịch vào bất kì thời điểm nào trong năm. Di chuyển từ Tp.Hồ
Chí Minh đến Mỹ Tho sẽ mất khoảng 1,5 – 2 tiếng, sau đó du khách có thể từ Bến Thuyền 30/4
bắt đầu chuyến hành trình trên sông nước, xuôi dòng sông Tiền đến Cồn Phụng – Bến Tre. Khi
nhìn từ trên cao xuống, cồn Phụng là một cù lao nhỏ được bao phủ bởi cây xanh bóng mát, xung
quanh là sông nước và các cù lao khác trong quần thể tứ linh.
Tên Cồn Phụng có từ khi ông Nguyễn Thành Nam đến đây xây dựng chùa Nam Quốc Phật
vào hồi đầu thế kỉ XX. Khi công trình này đang xây dựng, những người thợ nhặt được một cái
chén cổ có hình con chim Phụng, nên đặt tên là Cồn Phụng. Ngoài ra, còn có tên gọi khác là cù
lao Đạo Dừa là do ông Nguyễn Thành Nam khi đến đây xây chùa Nam Quốc Phật, đã thành lập
nên một giáo phái gọi là Đạo Dừa. Sở dĩ có tên gọi là Đạo Dừa bởi vì trong quá trình tu tập ông
chỉ ăn cơm dừa, uống nước dừa để sống hay đạo của ông còn có tên gọi là đạo Vừa vì đây là sự
trung hòa của nhiều đạo. Ông Nguyễn Thành Nam đã mất năm 1990 (thọ 81 tuổi), công trình
chùa Nam Quốc Phật hiện nay do nhà nước quản lí để du khách tham quan, tìm hiểu và không
còn hoạt động tín ngưỡng tôn giáo như trước đây.
Khu di tích Đạo Dừa được bảo tồn nguyên kiến trúc được
xây dựng từ thời giáo chủ Đạo Dừa với diện tích khoảng 1500
m2 bao gồm khu sân có 9 cột trụ cao lớn có khắc hình 9 con
rồng uy nghiêm, đẹp mắt, ở chính giữa là một con rồng đực.
Những con rồng biểu tượng cho sự quyền lực, uy nghiêm,
được sơn màu vàng nổi bật trên nền xanh dương dịu mát tạo
nên những khối kiến trúc tinh tế, đẹp mắt và không kém phần
long trọng.
Sân rồng Cồn Phụng
Ngoài ra, còn có tháp Cửu Trung Đài hay còn gọi là tháp Hòa Bình. Kiến trúc của tòa tháp
sẽ khiến du khách có ấn tượng mạnh bởi nó được ghép bởi những mảnh vỡ của những bình gốm
sứ được chạm khắc rồng phượng vô cùng tinh tế. Tất cả tạo nên một tòa tháp với màu sắc sống
động, nhìn gần hơn một chút lại vô cùng sắc sảo và đậm chất truyền thống. Sau lưng tháp Hòa
Bình có hai cột bê tông lớn, đây chính là nơi ngày xưa ông Đạo Dừa ngồi giảng kinh pháp và
truyền bá đạo, có mặt hướng ra biển khơi rộng lớn. Bên cạnh đó, khu di tích Đạo Dừa còn có
2 Diệp Hoàng Phúc_29_10A3

phòng trưng bày một số hình ảnh về danh nhân và các địa điểm di tích lịch sử của tỉnh Bến Tre.
Toàn bộ khu di tích này được bao bọc bởi các cây hoa bông giấy màu hồng sặc sỡ càng làm cho
không gian nơi đây thêm phần thơ mộng, nổi bật và trang trọng.
Du lịch Bến Tre, đến với Cồn Phụng khách tham quan còn được chứng kiến toàn bộ quá trình
để làm nên những viên kẹo dừa vô cùng thơm ngon và đậm vị miền Tây Nam Bộ. Ngoài ra, du
khách còn được tham quan Lò rượu trắng, tìm hiểu về quy trình chưng cất rượu trắng – một trong
những đặc sản của miền Tây. Đi sâu vào bên trong là bảo tàng Dừa, nơi trưng bày nhiều hình ảnh,
hiện vật sinh động về cuộc sống, nếp sinh hoạt và văn hóa của người dân xứ Dừa. Đây là một
ngôi nhà được làm hoàn toàn từ thân cây dừa, nơi đây chứa đựng nhiều hiện vật cũng được làm
hoàn toàn từ dừa đặc biệt là bộ ba ông Phước, Lộc, Thọ được làm từ ba gốc cây dừa trên một
trăm năm tuổi.
Trải nghiệm các trò chơi thú vị, mang đậm
chất miền Tây Nam Bộ cũng là một điểm thu hút
khách du lịch khi đến với Cồn Phụng. Du khách
cũng như các bạn học sinh được trải nghiệm hóa
thân thành người nông dân trong trang phục
truyền thống áo bà ba và tham gia các trò chơi
team building hấp dẫn như: quả bóng đồng hành,
kéo co thăng bằng trên cầu, hội thi bắt vịt,…
Thông qua các hoạt động này học sinh vừa nâng
cao được tinh thần đoàn kết vừa có những phút
giây vui vẻ, thư giãn sau những ngày học tập vất
vả.
Các bạn học sinh đang tham gia các trò chơi team building
Đến Cồn Phụng, du khách không chỉ hòa mình với thiên nhiên sông nước hữu tình, mà còn
được thưởng thức những món ăn dân dã của miệt vườn miền Tây được chế biến từ nguyên liệu
tươi sống sẵn có như: cá tai tượng chiên xù, cá lóc kho tiêu, cùng nhiều loại trái cây ngon ngọt
miền nhiệt đới. Tất cả đều ẩn chứa hương vị xứ dừa khiến thực khách mê mẩn và nhớ mãi.
Về con người, người dân ở Cồn Phụng nói riêng và người miền Tây nói chung đều là những
người chất phác, thật thà, chịu thương chịu khó, sống rất tình cảm và phóng khoáng, luôn chào
đón khách du lịch từ muôn nơi trong sự tiếp đón nồng hậu và chu đáo. Có lẽ vì vậy mà loại hình
du lịch miền Tây sông nước của nước ta hằng năm đón tiếp hàng trăm nghìn lượt du khách lẫn
trong nước và ngoài nước ghé thăm.
Tóm lại, Cồn Phụng là một địa điểm vui chơi, tham quan thú vị và ý nghĩa. Đến nơi đây, ta
được trải nghiệm nhiều điều mới mẻ từ việc di chuyển trên sông nước, tìm hiểu về lịch sử cho
đến các hoạt động vui chơi bổ ích cùng nhiều đặc sản thơm ngon. Đáng nói hơn cả, Cồn Phụng
mang lại cho du khách cảm giác thư thái, nhẹ nhỏm vì được hòa mình với thiên nhiên sông nước
hữu tình, dưới hàng dừa rợp bóng. Hoạt động du lịch ở cù lao Đạo Dừa cùng với các cù lao khác
trong quần thể tứ linh đã góp phần phát triển và duy trì cuộc sống của người dân địa phương đồng
thời đã thúc đẩy nhận thức về giá trị của tự nhiên, vấn đề bảo vệ môi trường và đã lan rộng, phát
3 Diệp Hoàng Phúc_29_10A3

triển văn hóa miền Tây Nam Bộ có ý nghĩa to lớn trong quá trình khai thác tiềm năng du lịch của
nước ta.

You might also like