Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 7

TRƯỜNG THCS VÕNG XUYÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II – NĂM HỌC 2021 - 2022

Họ và tên học sinh: Môn: SINH 7


Lớp: ( Thời gian làm bài: 45 phút)

Điểm Lời phê của giáo viên

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1: Phát biểu nào sau đây về thằn lằn bóng đuôi dài là đúng?
A. Không có mi mắt thứ ba.
B. Không có đuôi.
C. Da khô, có vảy sừng bao bọc.
D. Vành tai lớn.
Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thằn lằn bóng đuôi dài?
A. Hô hấp bằng phổi.
B. Có mi mắt thứ ba.
C. Nước tiểu đặc.
D. Tim hai ngăn.
Câu 3: Yếu tố nào dưới đây giúp thằn lằn bóng đuôi dài bảo vệ mắt, giữ nước mắt
để màng mắt không bị khô?
A. Mắt có mi cử động, có nước mắt.
B. Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu.
C. Da khô và có vảy sừng bao bọc.
D. Bàn chân có móng vuốt.
Câu 4. Hình thức sinh sản của bò sát là:
A. Đẻ trứng, thụ tinh trong. B. Đẻ trứng, thụ tinh ngoài.
C. Đẻ con, thụ tinh trong. D. Đẻ con, thụ tinh ngoài..
Câu 5: Hình dạng thân của chim bồ câu hình thoi có ý nghĩa như thế nào?
A. Giúp giảm trọng lượng khi bay.
B. Giúp tạo sự cân bằng khi bay.
C. Giúp giảm sức cản của không khí khi bay.
D. Giúp tăng khả năng trao đổi khí của cơ thể khi bay.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây về chim bồ câu là sai?
A. Là động vật hằng nhiệt.
B. Bay kiểu vỗ cánh.
C. Không có mi mắt.
D. Nuôi con bằng sữa diều.
Câu 7: Hiện nay, trên thế giới có khoảng bao nhiêu loài chim?
A. 4000 loài. B. 5700 loài.
C. 6500 loài. D. 9600 loài.
Câu 8: Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của nhóm chim chạy?
A. Cánh ngắn, yếu; chân cao, to khỏe; chân có hai hoặc ba ngón.
B. Bộ xương cánh dài và khỏe; lông nhỏ, ngắn, dày và không thấm nước.
C. Cánh phát triển; chân có bốn ngón.
D. Tất cả các đáp án đưa ra đều đúng
Câu 9: Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Ngỗng?
A. Chân to, móng cùn, chân con trống có cựa.
B. Bơi giỏi, bắt mồi dưới nước, đi lại vụng về trên cạn.
C. Cánh dài, phủ lông mềm mại.
D. Mỏ khỏe, quặp, sắc, nhọn.
Câu 10: Cấu tạo của chi sau của chim bồ câu gồm
A. 1 ngón trước, 3 ngón sau, có vuốt.
B. 2 ngón trước, 2 ngón sau, không vuốt.
C. 3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt.
D. 4 ngón trước, 1 ngón sau, không vuốt.
Câu 11: Ở thỏ, bộ phận nào có vai trò đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào phôi?
A. Tử cung. B. Buồng trứng. C. Âm đạo. D. Nhau thai.
Câu 12: Thỏ hoang có tai thính, vành tai lớn dài cử động được về các phía giúp
A. thăm dò thức ăn.
B. định hướng âm thanh, phát hiện nhanh kẻ thù.
C. đào hang và di chuyển.
D. thỏ giữ nhiệt tốt.
Câu 13: Phát biểu nào dưới đây về thỏ là sai?
A. Con đực có hai cơ quan giao phối.
B. Ăn thức ăn bằng cách gặm nhấm.
C. Có tập tính đào hang, ẩn náu trong hang để lẩn trốn kẻ thù.
D. Là động vật hằng nhiệt.
Câu 14: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:
Bộ Thú huyệt có đại diện là thú mỏ vịt sống ở châu Đại Dương, có mỏ giống mỏ
vịt, sống vừa ở …(1)…, vừa ở cạn và …(2)….
A. (1): nước ngọt; (2): đẻ trứng
B. (1): nước mặn; (2): đẻ trứng
C. (1): nước lợ; (2): đẻ con
D. (1): nước mặn; (2): đẻ con
Câu 15: Phát biểu nào dưới đây về thú mỏ vịt là sai?
A. Chân có màng bơi.
B. Mỏ dẹp.
C. Không có lông.
D. Con cái có tuyến sữa.
Câu 16: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:
Kanguru có …(1)… lớn khỏe, …(2)… to, dài để giữ thăng bằng khi nhảy.
A. (1): chi trước; (2): đuôi
B. (1): chi sau; (2): đuôi
C. (1): chi sau; (2): chi trước
D. (1): chi trước; (2): chi sau
Câu 17: Thức ăn của cá voi xanh là gì?
A. Tôm, cá và các động vật nhỏ khác.
B. Rong, rêu và các thực vật thủy sinh khác.
C. Phân của các loài động vật thủy sinh.
D. Các loài sinh vật lớn.
Câu 18: Phát biểu nào dưới đây về đặc điểm của bộ Dơi là sai?
A. Có đuôi.
B. Không có xương ngón tay.
C. Lông mao thưa, mềm mại.
D. Chi trước biến đổi thành cánh da.
Câu 19: Phát biểu nào dưới đây về chuột chũi là sai ?
A. Có tuyến hôi ở hai bên sườn.
B. Ăn sâu bọ.
C. Đào hang bằng chi trước.
D. Thuộc bộ Ăn sâu bọ.
Câu 20: Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Ăn thịt ?
A. Có tuyến hôi ở hai bên sườn.
B. Các ngón chân không có vuốt.
C. Răng nanh lớn, dài, nhọn.
D. Thiếu răng cửa.
Câu 21: Động vật nào dưới đây thuộc bộ Gặm nhấm ?
A. Chuột chũi B. Chuột chù.
C. Mèo rừng. D. Chuột đồng.
Câu 22: Động vật nào dưới đây có tập tính đào hang trong đất, tìm ấu trùng sâu bọ
và giun đất, có chi trước ngắn, bàn tay rộng và ngón tay to khỏe để đào hang ?
A. Chuột chù. B. Chuột chũi. C. Chuột đồng. D. Chuột nhắt.
Câu 23: Phát biểu nào dưới đây về thú móng guốc là đúng?
A. Di chuyển rất chậm chạp.
B. Diện tích chân tiếp xúc với đất thường rất lớn.
C. Chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng.
D. Đốt cuối của mỗi ngón chân có móng bao bọc gọi là vuốt.
Câu 24: Động vật nào dưới đây là đại diện của bộ Guốc lẻ?
A. Tê giác. B. Trâu. C. Cừu. D. Lợn.
Câu 25: Ngà voi là do loại răng nào biến đổi thành?
A. Răng nanh. B. Răng cạnh hàm.
C. Răng ăn thịt. D. Răng cửa.
Câu 26. Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước là:
A. Thở bằng phổi và qua lớp da ẩm. B. Đầu dẹp nhọn khớp với thân thành một
khối.
C. Mắt có mi, tai có màng nhĩ D. thở bằng phổi
Câu 27. Ếch đồng có tim mấy ngăn?
A. 2 B. 3 C. 3,5 D. 4
Câu 28. Nhóm động vật nào sau đây thuộc lớp Bò sát?
A. Rắn, Cá sấu, Rùa C. Thằn lằn, Cá sấu, Chim
B. Rắn, Chim, Thỏ D. Thằn lằn,Chim, Thỏ
Câu 29. Môi trường sống của thỏ là

a. Dưới biển

b. Bụi rậm, trong hang

c. Vùng lạnh giá

d. Đồng cỏ khô nóng

Câu 30. Ở Chim, hoạt động trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ là nhờ máu đi nuôi
cơ thể:
A. Máu pha nhiều C. Máu đỏ tươi
B. Máu đỏ thẫm D. Máu pha ít
Câu 31. Lớp thú, con non đẻ ra được nuôi dưỡng bằng:
A. Thức ăn có sẵn C. Không cần ăn
B. Tự đi kiếm ăn D. Sữa mẹ
Câu 32. Đặc điểm nào của Dơi giúp Dơi thích nghi với đời sống bay lượn?
A. Chi trước to khoẻ C. Chi sau yếu
B. Cơ thể bao phủ lông mao D. Chi trước biến đổi thành cánh da rộng
Câu 33. Thức ăn của thỏ là
A. Ăn cỏ, lá
B. Hồng cầu
C. Giun đất
D. Chuột
Câu 34. Bộ Guốc chẵn có đặc điểm phân biệt với bộ khác là:
A. Móng guốc, có 3 ngón chân giữa phát triển bằng nhau
B. Móng guốc, có 1 ngón chân giữa phát triển bằng nhau
C. Móng guốc, có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau
D. Móng guốc, có 5 ngón chân giữa phát triển bằng nhau
Câu 35: Hiện tượng thai sinh là
A. hiện tượng đẻ con có nhau thai. C. hiện tượng đẻ trứng có dây rốn.
B. hiện tượng đẻ trứng có nhau thai. D. hiện tượng đẻ con có dây rốn.
Câu 36: Cơ thể thỏ được phủ bằng bộ lông dày, xốp gồm những sợi lông mảnh
khô bằng chất sừng được gọi là
A. lông vũ. B. lông mao. C. lông tơ. D. lông ống.
Câu 37: Động vật nào dưới đây đẻ trứng?
A. Thú mỏ vịt. B. Thỏ hoang. C. Kanguru. D. Hổ
Câu 38. Hiện tượng ếch đồng quanh quẩn bên bờ nước có ý nghĩa gì?
A. Giúp chúng dễ săn mồi.
B. Giúp lẩn trốn kể thù.
C. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hô hấp qua da.
D. Giúp chúng có điều kiện để bảo vệ trứng và con non.
Câu 39. Trong các đại diện sau, đại diện nào không thuộc lớp Lưỡng cư?
A. Cá chép.
B. Cá cóc Tam Đảo.
C. Cá cóc Nhật Bản.
D. Ễnh ương.
Câu 40. Ý nào dưới đây nói lên vai trò của ếch đồng đối với con người?

A. Làm thực phẩm.

B. Làm vật thí nghiệm.

C. Tiêu diệt côn trùng gây hại.

D. Các đáp án đưa ra đều đúng

ĐÁP ÁN
Câu/Đáp án 1C 2D 3A 4A 5C 6C 7D 8A 9B 10C
Câu/Đáp án 11D 12B 13A 14A 15C 16B 17A 18B 19A 20C
Câu/Đáp án 21D 22B 23C 24A 25D
Câu/ đáp án 26B 27B 28A 29B 30C 31D 32D 33A 34C 35A
Câu / đáp án 36B 37A 38C 39A 40D
MA TRẬN ĐỀ

Mức độ nhận thức Tổng


Vận
Nội dung
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng dụng
kiến thức
cao
TN TN TN TN
Lớp bò sát C1,26.27,39,40 C2, C3,31 C4,32
Số câu 5 3 2 10
Số điểm 1.25 0.75 0.5 2.5
Lớp chim C5, C6,28 C7.29,30 C8, C9 C10,33
Số câu 3 3 2 2 10
Số điểm 0.75 0.75 0.5 0.5 2.5
Đa dạng lớp C14, C15, C19, C20, C23,
C11, C12, C13,
thú C16, C17, C221, C22 C24,
34, 35,36,37, 38
C18 C25
Số câu 8 5 4 3 20
Số điểm 2 1.25 1 0.75 5

You might also like