Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 70

ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

KHOA RĂNG HÀM MẶT

NỀN TẢNG ĐẠO ĐỨC TRONG


THỰC HÀNH RĂNG HÀM MẶT
BỘ MÔN NHA KHOA CƠ SỞ
GV: TS. BS. NGUYỄN QUỐC TRƯỞNG
NỘI DUNG

01 MỐI QUAN HỆ GIỮA BÁC SĨ RĂNG HÀM MẶT VÀ BỆNH NHÂN

02 MỐI QUAN HỆ GIỮA BÁC SĨ RĂNG HÀM MẶT VÀ ĐỒNG NGHIỆP

03 MỐI QUAN HỆ GIỮA BÁC SĨ RĂNG HÀM MẶT VÀ CỘNG ĐỒNG

1
01

MỐI QUAN HỆ
BÁC SĨ VÀ BỆNH NHÂN

2
MỐI QUAN HỆ BÁC SĨ VÀ BỆNH NHÂN

3
MỐI QUAN HỆ BÁC SĨ VÀ BỆNH NHÂN

1. “Thầy thuốc giỏi phải như mẹ hiền.”

2. “Muốn hồng phải chuyên sâu.”

4
MỐI QUAN HỆ BÁC SĨ VÀ BỆNH NHÂN

Mô hình cho – nhận

Các mô hình quan hệ (Active – Passive Model)

bác sĩ – bệnh nhân


Mô hình hướng dẫn – hợp tác
(Guidance – Cooperation Model)
Szasz TS, Hollender MH. A contribution to the

philosophy of medicine: the basic models of the

doctor-patient relationship. AMA Arch Intern

Med. 1956;97(5):585–592.
Mô hình tham gia tương hỗ
(Mutual Participation Model)

5
MỐI QUAN HỆ BÁC SĨ VÀ BỆNH NHÂN

Mô hình cho – nhận


(Active – Passive Model)

• Mô hình hoạt động bị động là mô hình lâu đời nhất


• Bác sĩ thực hiện hành động lên bệnh nhân một cách
hoàn toàn chủ động và tự ý

6
MỐI QUAN HỆ BÁC SĨ VÀ BỆNH NHÂN

Mô hình hướng dẫn – hợp tác


(Guidance – Cooperation Model)

• Bác sĩ đứng ở vị trí quyền lực do có kiến thức y khoa mà bệnh nhân thiếu
• Bác sĩ được kỳ vọng quyết định điều gì là tốt nhất cho bệnh nhân và đưa
ra các khuyến nghị tương ứng.
• Bệnh nhân sau đó được kỳ vọng tuân thủ những khuyến nghị này.

7
MỐI QUAN HỆ BÁC SĨ VÀ BỆNH NHÂN

Mô hình tham gia tương hỗ


(Mutual Participation Model)

• Dựa trên một mối quan hệ đối tác bình đẳng giữa bác sĩ và bệnh nhân.
• Bệnh nhân được coi là chuyên gia về trải nghiệm sống và mục tiêu
của bản thân, làm cho sự tham gia của bệnh nhân trở thành điều cần
thiết cho việc thiết kế điều trị.

8
MỐI QUAN HỆ BÁC SĨ VÀ BỆNH NHÂN

Mô hình tham gia tương hỗ


(Mutual Participation Model)

• Vai trò của bác sĩ là khám phá mục tiêu của bệnh nhân và giúp đạt
được những mục tiêu đó.
• Mô hình này đòi hỏi cả hai bên có quyền lực bình đẳng, tương hỗ lẫn
nhau và tham gia vào các hoạt động mang lại sự hài lòng tương
đương cho cả hai bên.
9
MỐI QUAN HỆ BÁC SĨ VÀ BỆNH NHÂN

Câu hỏi thảo luận

Nêu ví dụ thực tế của 3 mô hình? Mô hình nào hiện tại đang được
áp dụng nhiều nhất? Và mô hình nào là tối ưu nhất cho bác sĩ và
bệnh nhân?

10
MỐI QUAN HỆ BÁC SĨ VÀ BỆNH NHÂN
Thấu
hiểu
Cốt lõi cấu thành nên
mối quan hệ
bác sĩ – bệnh nhân Tin
tưởng
4T Trung
thành

Chipidza, F. E., Wallwork, R. S., & Stern, T. A. (2015).

Tôn
Impact of the Doctor-Patient Relationship. The

primary care companion for CNS disorders, 17(5),

10.4088/PCC.15f01840.
trọng
11
Khi nào mối quan hệ bác sĩ – bệnh nhân
được thành lập?

• Mối quan hệ bác sĩ-bệnh nhân bắt đầu khi nha sĩ đồng ý và cung cấp

dịch vụ hoặc ý kiến mà bệnh nhân tin tưởng.

Tuy nhiên, chỉ việc đưa ra một ý kiến không phải lúc nào cũng dẫn đến

một mối quan hệ bác sĩ-bệnh nhân. Ví dụ?

13
Khi nào mối quan hệ bác sĩ – bệnh nhân
được thành lập?

Nếu một bệnh nhân mới đến và BS thực hiện chụp phim X quang và kiểm tra, kết quả

dẫn đến ý kiến rằng bệnh nhân nên tìm kiếm một chuyên gia vì điều trị vượt qua lĩnh

vực chuyên môn của BS, thì không có mối quan hệ nào được hình thành do không

cung cấp ý kiến dựa trên điều trị.

Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có quyền đạo đức

được giới thiệu đúng người điều trị!! 14


LƯU Ý !!!!
Giả sử một bệnh nhân hoặc thậm chí một người không phải là bệnh

nhân đến gặp BS trong một buổi họp mặt và hỏi ý kiến của người BS

về vấn đề nhạy cảm và đau rát ở một răng hàm dưới và vùng cằm.

Nếu BS nói với họ rằng không có gì và không cần lo lắng, và người

đó sau đó sau 2 ngày phát hiện mắc phải nhiễm khuẩn nghiêm trọng

hoặc nhồi máu cơ tim, người BS có thể chịu trách nhiệm, bởi người

đó tin tưởng vào ý kiến của BS và không tìm kiếm điều trị cần thiết.
15
Sau khi mối quan hệ bác sĩ – bệnh nhân
được thành lập

16
TRÁCH NHIỆM
VÀ NGHĨA VỤ
BÁC SĨ 1. Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết

lòng yêu ngành, yêu nghề, luôn rèn luyện nâng

Quyết định số cao phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc.

2088/BYT-QĐ Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu


(1996)
khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn.
17
TRÁCH NHIỆM
VÀ NGHĨA VỤ
BÁC SĨ 2. Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các

quy chế chuyên môn.

Quyết định số
3. Tôn trọng quyền được khám chữa bệnh của nhân
2088/BYT-QĐ

(1996) dân, không phân biệt đối xử đối với người bệnh.

18
TRÁCH NHIỆM
VÀ NGHĨA VỤ
BÁC SĨ 4. Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình người

bệnh, luôn có thái độ niềm nở, tận tình, tạo niềm tin

Quyết định số cho người bệnh và gia đình họ.

2088/BYT-QĐ

(1996)

19
TRÁCH NHIỆM
VÀ NGHĨA VỤ
BÁC SĨ 5. Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử

trí kịp thời, không được đùn đẩy.

Quyết định số

2088/BYT-QĐ 6. Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán, bảo

(1996) đảm dùng thuốc hợp lý, an toàn.

20
TRÁCH NHIỆM
VÀ NGHĨA VỤ
BÁC SĨ 7. Không được rời bỏ vị trí khi làm nhiệm vụ, theo

dõi và xử trí kịp thời các diễn biến của người bệnh.

Quyết định số

2088/BYT-QĐ 8. Khi người bệnh ra viện, phải dặn dò, hướng dẫn

(1996) chu đáo.

21
TRÁCH NHIỆM
VÀ NGHĨA VỤ
BÁC SĨ 9. Khi người bệnh tử vong phải thông cảm sâu sắc,

chia buồn, hướng dẫn và giúp đỡ gia đình họ làm

Quyết định số các thủ tục cần thiết.

2088/BYT-QĐ

(1996)

22
TRÁCH NHIỆM
VÀ NGHĨA VỤ
BÁC SĨ
10. Khi bản thân có thiếu sót, tự giác nhận trách

Quyết định số nhiệm về mình, không đổ lỗi cho đồng nghiệp.

2088/BYT-QĐ

(1996)

23
TRÁCH NHIỆM
VÀ NGHĨA VỤ
BÁC SĨ RĂNG HÀM MẶT

1. Thực hiện điều trị đúng tiêu chuẩn

kỹ thuật và phác đồ hiện hành*

24
TRÁCH NHIỆM
VÀ NGHĨA VỤ
BÁC SĨ RĂNG HÀM MẶT

2. Khi thực hiện phác đồ điều trị thử

nghiệm cần thông tin đầy đủ và được

sự chấp nhận của bệnh nhân


25
TRÁCH NHIỆM
VÀ NGHĨA VỤ
BÁC SĨ RĂNG HÀM MẶT

3. Lựa chọn, chỉ định, giám sát và

quản lý chặt chẽ nhân viên/cộng sự

/đối tác trong quá trình điều trị


26
TRÁCH NHIỆM
VÀ NGHĨA VỤ
BÁC SĨ RĂNG HÀM MẶT

4. KHÔNG thực hiện điều trị vượt

ngoài chuyên môn hoặc giấy phép

được cấp
27
TRÁCH NHIỆM
VÀ NGHĨA VỤ
BÁC SĨ RĂNG HÀM MẶT

5. Có trách nhiệm chuyển bệnh nhân cho

đồng nghiệp có chuyên môn phù hợp

28
TRÁCH NHIỆM
VÀ NGHĨA VỤ
BÁC SĨ RĂNG HÀM MẶT

6. Có trách nhiệm thông tin về phương pháp,

tiên lượng, thời gian và chi phí cho bệnh

nhân trước khi thực hiện điều trị


29
TRÁCH NHIỆM
VÀ NGHĨA VỤ
BỆNH NHÂN 1. Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và tái

khám đúng hẹn

2. Hợp tác khi đã đồng ý thực hiện điều trị

30
TRÁCH NHIỆM
VÀ NGHĨA VỤ
BỆNH NHÂN 3. Trả lời các câu hỏi một cách trung thực

4. Thông báo ngay với bác sĩ khi có các thay

đổi về sức khoẻ

5. Thanh toán chi phí một cách hợp lý*

31
Khi nào mối quan hệ
bác sĩ – bệnh nhân kết thúc?

32
Khi nào mối quan hệ
bác sĩ – bệnh nhân kết thúc?

• Mối quan hệ bác sĩ-bệnh nhân có thể kết thúc trong nhiều tình huống

khác nhau

• Mối quan hệ sẽ kết thúc khi điều trị kết thúc và/hoặc bệnh nhân chuyển đến

nha sĩ khác, cũng như khi có một thỏa thuận chung về việc kết thúc mối quan

hệ như việc giới thiệu bệnh nhân cho một nha sĩ khác phù hợp hơn để điều trị

bệnh nhân 33
Khi nào mối quan hệ
bác sĩ – bệnh nhân kết thúc?

• Mối quan hệ bác sĩ-bệnh nhân có thể kết thúc trong nhiều tình huống

khác nhau

• Dưới luật hợp đồng, nếu bất kỳ bên nào, bác sĩ hoặc bệnh nhân, vi phạm hợp

đồng, mối quan hệ bác sĩ-bệnh nhân cũng sẽ kết thúc. Để vi phạm hợp đồng

dịch vụ, có thể là bác sĩ không thực hiện các dịch vụ đã được thỏa thuận hoặc

bệnh nhân không thanh toán hoặc không chấp nhận các dịch vụ.
34

Khi nào mối quan hệ
bác sĩ – bệnh nhân kết thúc?

• Mối quan hệ bác sĩ-bệnh nhân có thể kết thúc trong nhiều tình huống

khác nhau

• Để bác sĩ chấm dứt mối quan hệ bác sĩ-bệnh nhân một một cách đơn phương,

một thư thông báo chấm dứt bệnh nhân phải được viết để thông báo cho bệnh

nhân một cách đúng quy định rằng mối quan hệ đã kết thúc.

35

02

MỐI QUAN HỆ
BÁC SĨ VÀ ĐỒNG NGHIỆP

36
* MỐI QUAN HỆ THẦY - TRÒ

Lời thề Hippocrates: Bác sĩ phải hết súc tôn trọng thầy mình

Tuyên ngôn Geneva: “Tôi sẽ dành cho thầy mình sự tôn


trọng và lòng biết ơn xứng đáng với người.”

“Giáo trình vô hình”: Ứng xử của thầy đối với BN trong thực
tế ảnh hưởng mạnh hơn nhiều so với tất cả các bài học Y
Đức trong sách vở
37
* MỐI QUAN HỆ THẦY - TRÒ

Thầy không được yêu cầu sinh viên thực hiện các hành vi vi
phạm y đức

Sinh viên nên ứng xử đúng mực với tư cách là bác sĩ tương
lai, và nên đối xử với bạn học như đồng nghiệp

38
MỐI QUAN HỆ BÁC SĨ VÀ ĐỒNG NGHIỆP

• Truyền thống: “BS đối xử với đồng nghiệp như người nhà, thân thiết

hơn cả bạn bè.”

• Tuyên ngôn Hội hành nghề Y thế giới tại Geneva: “Đồng nghiệp sẽ là

anh chị em của tôi.”

• BS phải tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp để đạt hiệu quả tối ưu

trong chăm sóc bệnh nhân


39
MỐI QUAN HỆ BÁC SĨ VÀ ĐỒNG NGHIỆP

• Y học/ Nha khoa là một lĩnh vực phức tạp

• Một BS không thể là chuyên gia cho tất cả các loại bệnh lý hay tất cả

bệnh nhân.

• Do đó, cần sự hỗ trợ của các BS và các nhân viên y tế khác

=> Sự kết hợp chuyên môn giữa các BS điều trị và nhân viên y tế khác

sẽ cung cấp dịch vụ chăm sóc tốt nhất cho BN


40
MỐI QUAN HỆ BÁC SĨ VÀ ĐỒNG NGHIỆP

TÔN TRỌNG VÀ THẤU HIỂU TRUNG THỰC KHÁCH QUAN

TEAM WORK

Mang lại chất lượng điều trị cao nhất cho bệnh nhân

41
MỐI QUAN HỆ BÁC SĨ VÀ ĐỒNG NGHIỆP
Nguyên tắc chung Không được phân biệt đối xử
với các đồng nghiệp về giới
tính hay vị trí công tác
TÔN TRỌNG VÀ
THẤU HIỂU
Tôn trọng giá trị cá nhân: mỗi
người có điểm mạnh, điểm
yếu khác nhau

42
MỐI QUAN HỆ BÁC SĨ VÀ ĐỒNG NGHIỆP
Nguyên tắc chung Luôn khiêm tốn và hoã nhã với
đồng nghiệp trên tinh thần học
tập lẫn nhau
TÔN TRỌNG VÀ
THẤU HIỂU
Không được đổ lỗi hoặc chỉ trích
đồng nghiệp với bệnh nhân khi
chưa thực sự nắm rõ tình hình

43
MỐI QUAN HỆ BÁC SĨ VÀ ĐỒNG NGHIỆP
Nguyên tắc chung
Khi bản thân có thiếu sót tự nhận
trách nhiệm về mình, không tìm
cách đổ lỗi cho đồng nghiệp
TRUNG THỰC

Trung thực trong mọi thông tin


công bố về hoạt động chuyên
môn của bản thân
44
MỐI QUAN HỆ BÁC SĨ VÀ ĐỒNG NGHIỆP
Nguyên tắc chung Quan hệ BS đồng nghiệp
không được ảnh hưởng đến
quyền lợi của bệnh nhân

KHÁCH QUAN
Thực hành đúng chuyên môn,
khi vượt ngoài khả năng phải
chuyển BN cho đồng nghiệp
có đủ khả năng phụ trách 45
MỐI QUAN HỆ BÁC SĨ VÀ ĐỒNG NGHIỆP

Bộ luật Y đức của hội hành nghề Y thế giới:

• Nghiêm cấm lôi kéo BN của đồng nghiệp

• Có nghĩa vụ báo cáo hành vi vi phạm y đức và giảm sút khả năng

chuyên môn của đồng nghiệp

46
MỐI QUAN HỆ BÁC SĨ VÀ ĐỒNG NGHIỆP

Tuy nhiên trong thực tế:

• BS có thể tấn công danh tiếng của đồng nghiệp vì mục đích không

trong sáng.

• BS có thể chần chừ không báo cáo hành vi vi phạm y đức của đồng

nghiệp vì cả nể hoặc lo ngại bị cô lập, tẩy chay,…

47
MỐI QUAN HỆ BÁC SĨ VÀ ĐỒNG NGHIỆP
Nguyên tắc chung
Nhận thức được vai trò của
từng cá nhân trong nhóm và
Teamwork luôn hỗ trợ các thành viên
trong nhóm hoàn thành tốt
công việc

48
MỐI QUAN HỆ BÁC SĨ VÀ ĐỒNG NGHIỆP
Nguyên tắc chung
Từng cá nhân trong nhóm có
thiện chí giải quyết và hỗ trợ
Teamwork các thành viên khác về mọi
vấn đề nảy sinh trong quá
trình làm việc

49
MỐI QUAN HỆ BÁC SĨ VÀ ĐỒNG NGHIỆP
Nguyên tắc chung
Hoạt động nhóm là hoạt động
chung cần sự đóng góp của
Teamwork
tất cả các thành viên để đạt
kết quả tốt nhất

50
MỐI QUAN HỆ BÁC SĨ VÀ ĐỒNG NGHIỆP
Nguyên tắc chung
Người bác sĩ phụ trách điều trị

Teamwork bệnh nhân, phải chịu hoàn toàn


trách nhiệm trước bệnh nhân

Bác sĩ là người lãnh đạo nhóm

51
MỐI QUAN HỆ BÁC SĨ VÀ ĐỒNG NGHIỆP
Nguyên tắc chung Là người có đủ uy tín
và năng lực lãnh đạo
Người lãnh đạo nhóm

Có khả năng lập kế

Có khả năng làm được, hoạch và phân công

tư vấn hầu hết các vấn các thành viên khác

đề của nhóm thực hiện kế hoạch

52
MỐI QUAN HỆ BÁC SĨ VÀ ĐỒNG NGHIỆP

Bác sĩ – Bác sĩ

Bác sĩ – Điều dưỡng

Teamwork
Bác sĩ – Kỹ thuật viên

Bác sĩ – Đối tác cung ứng


vật tư nha khoa
53
MỐI QUAN HỆ BÁC SĨ VÀ ĐỒNG NGHIỆP

Hội chẩn

Bác sĩ – Bác sĩ Thuyên chuyển/ giới thiệu bệnh nhân

Phối hợp điều trị

54
MỐI QUAN HỆ BÁC SĨ VÀ ĐỒNG NGHIỆP

Bác sĩ – Điều dưỡng Hỗ trợ trước điều trị

Bác sĩ – Kỹ thuật viên Hỗ trợ trong điều trị

Bác sĩ – Đối tác cung Hỗ trợ sau điều trị


ứng vật tư nha khoa

55
MỐI QUAN HỆ BÁC SĨ VÀ ĐỒNG NGHIỆP

Câu hỏi thảo luận

Nêu 1 ví dụ thực tế trong đó bao gồm cả 3 mối quan hệ (BS – Điều


dưỡng, BS – KTV, và BS – Đối tác cung ứng vật tư nha khoa) khi
thực hiện điều trị bệnh nhân?

56
TUY NHIÊN!!!!
Đối tác cung ứng vật tư nha khoa, kỹ thuật viên hay thậm chí là điều

dưỡng nha khoa có và chỉ có vai trò hỗ trợ bác sĩ trước/trong/sau

quá trính điều trị chứ không có vai trò, thẩm quyền, hay khả năng

thay thế vai trò của bác sĩ. Bác sĩ vẫn là người chịu trách nhiệm trước

bệnh nhân. Vì vậy KHÔNG được để họ làm thay công việc của bác sĩ

dù cho họ có thể có khả năng. Điều này là vi phạm y đức cũng như vi

phạm luật khám chữa bệnh nghiêm trọng và cần được lên án tối đa.
57
Thực tế không đơn giản
• Có nhiều trường hợp BS giao các công việc mặc dù là nhiệm vụ của

bản thân cho điều dưỡng hoặc KTV làm thay vì quá bận (vd: lấy dấu,

mài chỉnh khớp cắn, hoặc thậm chí sửa soạn răng,…)

• BS có thể lựa chọn các đối tác cung ứng vật tư nha khoa mặc dù

biết chất lượng không tốt vì quan hệ thân thiết hoặc chiết khấu cao.

58
03

MỐI QUAN HỆ
BÁC SĨ VÀ CỘNG ĐỒNG

59
TUYÊN NGÔN GENEVE
https://www.wma.net/policies-post/wma-declaration-of-geneva/

Tại thời điểm được thừa nhận là một thành viên của ngành y tế
• Tôi trang nghiêm cam kết hiến dâng đời mình để phục vụ nhân loại;
• Tôi sẽ tôn trọng và biết ơn những người thầy của tôi như họ xứng
đáng được như vậy;
• Tôi sẽ hành nghề với lương tâm và danh dự
• Sức khoẻ của bệnh nhân sẽ là mối quan tâm hàng đầu của tôi
• Tôi sẽ tôn trọng những bí mật được tiết lộ cho tôi, kể cả sau khi
bệnh nhân đã chết;
61
TUYÊN NGÔN GENEVE
https://www.wma.net/policies-post/wma-declaration-of-geneva/

• Tôi sẽ duy trì bằng tất cả khả năng của mình, danh dự và truyền
thống cao đẹp của ngành y;
• Đồng nghiệp sẽ là anh chị em tôi;
• Tôi sẽ không cho phép những quan tâm về tuổi tác, bệnh tật hay
tàn tật, đức tin, nguồn gốc đạo đức, giới tính, quốc tịch, quan hệ
chính trị, chủng tộc, xu hướng tình dục, địa vị xã hội hoặc bất kỳ
một tác nhân nào khác can thiệp vào giữa trách nhiệm của mình với
bệnh nhân
62
TUYÊN NGÔN GENEVE
https://www.wma.net/policies-post/wma-declaration-of-geneva/

• Tôi sẽ duy trì sự tôn trọng tối đa với sự sống nhân loại;
• Tôi sẽ không dùng kiến thức y khoa để vi phạm nhân quyền và tự
do dân sự, kể cả khi bị đe doạ; Tôi hứa điều này một cách trang
nghiêm, tự nguyện và bằng tất cả danh dự của mình.

63
MỐI QUAN HỆ BÁC SĨ VÀ CỘNG ĐỒNG

• Ngành y là một ngành cao quý và người hành nghề y nhận được sự

tôn trọng và công nhận của toàn xã hội.

• Vì vậy, đối với người bác sĩ, ngoài trách nhiệm với bản thân, trách

nhiệm với gia đình, trách nhiệm với bệnh nhân, trách nhiệm với đồng

nghiệp thì vẫn còn một sứ mệnh lớn lao là trách nhiệm với cộng đồng

64
TRÁCH NHIỆM
VÀ NGHĨA VỤ
Tham gia các hoạt động nghiên cứu
và báo cáo khoa học

BÁC SĨ Tham gia các hoạt động xã hội

Tham gia các hoạt động phòng chống dịch

Tham gia hoạt động đào tạo và giảng dạy 65


Tham gia các hoạt động nghiên cứu
và báo cáo khoa học

• Kiến thức y khoa là không giới hạn, và nghĩa vụ của người bác sĩ là cố

gắng phấn đấu để tìm ra những lý thuyết, phương pháp, kỹ thuật mới

nhưng không phải chỉ nhằm mục đích phục vụ cá nhân mà còn để

chia sẻ giúp đồng nghiệp của mình có thể điều trị cho nhiều bệnh

nhân khác.

66
Tham gia các hoạt động nghiên cứu
và báo cáo khoa học

• Tuy nhiên khi tham gia các hoạt động nghiên cứu và báo cáo khoa học

người bác sĩ cần tôn trọng nhưng nguyên tắc cơ bản của việc này.

§ Nghiên cứu phải được sự phê chuẩn của hội đồng y đức

§ Tuân thủ mọi quy định và đạo đức trong nghiên cứu

§ Tiến hành trung thực và chính xác

67
Tham gia các hoạt động nghiên cứu
và báo cáo khoa học

§ Trung thực trong mọi khía cạnh khi tham gia nguyên cứu và công bố

(ví dụ: số liệu, kết quả, xung đột lợi ích,…)

§ Thông tin công bố không được có các thiếu sót về kiến thức y khoa

§ Thông tin công bố không được xâm hại đến lợi ích của bệnh nhân

68
Tham gia các hoạt động xã hội

• Nhiệm vụ mà bất kỳ công dân nào cũng cần phải làm đó chính là tham

gia công tác xã hội.

• Người bác sĩ cũng không là ngoại lệ

• Thêm vào đó với kiến thức cũng như kỹ năng chuyên sâu của mình

người bác sĩ còn có thể đóng góp nhiều hơn cho xã hội thông qua các

hoạt động như khám chữa bệnh miễn phí cho người dân vùng sâu

vùng xa,… 69
Tham gia các hoạt động phòng chống dịch

• Thông qua giai đoạn đại dịch Covid-19 vừa rồi, có thể thấy vai trò của

nhân viên y tế là cực kỳ quan trọng.

• Vì vậy, với kiến thức chuyên môn của bản thân, người bác sĩ cần có ý

thức tự nguyện tham gia cùng xã hội phòng chống dịch.

• Ngoài ra trong khía cạnh điều trị hằng ngày, người bác sĩ cần phải có

ý thức cao trong việc phòng chống nhiễm khuẩn, lây nhiêm chéo,

nhằm ngăn ngừa lây lan bệnh tật ở các bệnh nhân 70
Tham gia hoạt động đào tạo và giảng dạy

• Người bác sĩ không chỉ có trách nhiệm điều trị cho bệnh nhân mà còn

phải tạo điều kiện cũng như đóng góp xây dựng thế hệ bác sĩ tiếp theo

• Ngoài việc tham gia đứng lớp giảng dạy các hoạt động như: hướng dẫn

lâm sàng, talkshow chia sẻ kinh nghiệm, workshop hướng dẫn kỹ năng,

viết sách,… cũng có thể được coi là hoạt động đào tạo giảng dạy.

• Đây là hoạt đông mang lại nhiều lợi ích nhất cho xã hội và cộng đồng

71

You might also like