Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Sinh sản hữu tính: là sự hình thành cá thể mới có sự kết hợp của giao tử

đực và giao tử cái thông qua quá trình thụ tinh tạo thành hợp tử.

Hình 18: Sinh sản hữu tính ở thực vật

Hình 19: Sinh sản hữu tính ở động vật


Sinh sản hữu tính tiến hóa hơn so với sinh sản vô tính:
Ưu điểm:
Có sự tổ hợp vật chất di truyền nên tạo nhiều biến dị tổ hợp ở cá thể con
=> đa dạng về di truyền hay đa dạng về tính trạng cá thể.
Tăng khả năng thích nghi của con cái với sự đổi thay của môi trường.
Nhược điểm:
Cần có sự kết hợp của giao tử đực và cái
Khi mật độ cá thể quá thấp thì khó duy trì được số lượng cá thể loài.
Trình bày các hình thức sinh sản ở thực vật.
1. Sinh sản sinh dưỡng ở thực vật (sinh sản vô tính)
Nhiều loài thực vật có khả năng tạo ra cơ thể mới từ một bộ phận rễ,
thân, lá. Cây con mới tạo thành có đặc điểm giống với cây ban đầu.

Hình 20: Sinh sản sinh dưỡng ở thực vật

Trong thực tiễn, con người thường ứng dụng các hình thức sinh sản vô
tính như giâm cành, chiết cành, ghép cành/ghép cây, nuôi cấy mô thực vật để
tạo số lượng lớn cây giống trong thời gian ngắn.

Hình 21: Chiết cành


Hình 22: Quy trình giâm cành

Hình 23: Nhân giống nuôi cấy mô tế bào ở thực vật

2. Sinh sản hữu tính ở thực vật


Ở nhóm thực vật hạt kín, hoa là cơ quan sinh sản, trong đó bộ phận sinh
sản bao gồm nhị và nhuỵ. Nhị là cơ quan sinh sản đực (chứa giao tử đực – hạt
phấn), nhuỵ là cơ quan sinh sản cái (chứa giao tử cái – noãn). Hoa có cả nhị và
nhuỵ gọi là hoa lưỡng tính (ví dụ: hoa bưởi, hoa cam). Hoa chỉ có nhị hoặc
nhuỵ gọi là hoa đơn tính (hoa bí ngô, hoa dưa chuột, hoa mướp, ..).
- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc lên đầu nhuỵ.
- Thụ tinh là sự kết hợp của giao tử đực với giao tử cái kết quả của quá
4

trình này là tạo thành hợp tử.


- Quả do bầu nhuỵ phát triển thành, quả lớn lên được là do tế bào phân
chia. Khi quả lớn lên và chuyển từ xanh đến chín, quả có độ cứng, màu sắc,
hương vị đặc trưng.

Hình 24: Thụ phấn ở thực vật do tác động của con người

* Lưu ý: Trong tự nhiên, sự thụ phấn của nhiều loài thực vật có hoa xảy
ra nhờ động vật (côn trùng, chim), nhờ nước, nhờ gió hoặc nhờ con người.
Mỗi loài hoa có đặc điểm cấu tạo khác nhau để thích nghi với các cách thụ
phấn trong tự nhiên
Vd: Hoa tự thụ phấn màu sắc không sặc sở bằng hoa thụ phấn bằng côn
trùng. Hạt phấn hoa thụ phấn nhờ gió sẽ nhẹ và dễ dàng tách rời nhị,…

Hình 25: Các hình thức thụ phấn ở t

You might also like