TLGK Kinh doanh quốc tế nhóm 3

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 29

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ


_______***_______

TIỂU LUẬN
KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA
TẬP ĐOÀN ĐA QUỐC GIA PEPSICO

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 3


Lớp: KDO307(2023.1).60KDQT.QN
Giảng viên hướng dẫn: TS. Vũ Thị Bích Hải
ThS. Lý Nguyên Ngọc
TS. Vũ Kim Dung

Quảng Ninh, Tháng 11 năm 2023


BẢNG PHÂN CÔNG VÀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ LÀM VIỆC NHÓM

Mã sinh Họ tên Nhiệm vụ Kết quả đánh giá


viên chéo

Phạm Tiến - Chương 2 (2.1.2, 2.2.2) 100%


2117518002
Duật - Sửa tiểu luận (chương 3)

2114518019 Nguyễn Ngọc - Chương 2 (2.1.1, 2.2.1) 100%


Đăng - Chỉnh sửa Word

2114518028 Phạm Long - Chương 1 (1.2, 1.3) 100%


Hải - Làm powerpoint
- Làm tiểu luận sáng tạo

2114518029 Nguyễn Hồng - Chương 3 (3.1, 3.3) 100%


Hải - Sửa tiểu luận (chương 1)

2114518037 Đặng Thanh - Lời mở đầu 100%


Huyền - Kết luận
- Chương 1 (1.1, 1.2)

2114518057 Nguyễn Hồng - Chương 3 (3.2, 3.3) 100%


Ngân - Sửa tiểu luận (chương 1 và
chương 2)
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN PEPSICO ......................................2
1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển .......................................................2
1.1.1. Lịch sử hình thành ......................................................................................2
1.1.2. Quá trình phát triển toàn cầu của PepsiCo .................................................2
1.2. Triết lý, sứ mệnh và tầm nhìn ...........................................................................3
1.2.1. Triết lý ........................................................................................................3
1.2.2. Sứ mệnh ......................................................................................................3
1.2.3. Tầm nhìn .....................................................................................................3
1.3. Phân tích mô hình VRIO của tập đoàn Pepsico ...............................................4
CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA PEPSICO ........6
2.1. Phân tích chuỗi giá trị của PepsiCo (value chain analysis) ............................6
2.1.1. Hoạt động chính .........................................................................................6
2.1.2. Các hoạt động hỗ trợ ..................................................................................9
2.2. Chiến lược kinh doanh quốc tế của Pepsico ..................................................11
2.2.1. Chiến lược đa quốc gia ............................................................................. 11
2.2.2. Chiến lược xuyên quốc gia .......................................................................13
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC
TẾ CỦA PEPSICO .................................................................................................19
3.1. Chiến lược đa quốc gia ...................................................................................19
3.1.1. Ưu điểm ....................................................................................................19
3.1.2. Nhược điểm ..............................................................................................19
3.2. Chiến lược xuyên quốc gia .............................................................................20
3.2.1. Ưu điểm ....................................................................................................20
3.2.2. Nhược điểm ..............................................................................................21
3.3. Bài học rút ra ..................................................................................................22
KẾT LUẬN ..............................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................25
MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Mô hình phân tích chuỗi giá trị của PepsiCo ................................................6
Hình 2: Phân bổ doanh thu thuần theo các mảng hoạt động .....................................7
LỜI MỞ ĐẦU
Kinh doanh quốc tế hiện nay đã trở thành một mô hình bộ phận kinh doanh không
thể thiếu của nền kinh tế trên thế giới và đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho các
quốc gia nào mong muốn hội nhập. Chính vì thế, các công ty đa quốc gia đã trở thành
những lực lượng chủ yếu trong cách mạng toàn cầu hóa, đầu tư phát triển công nghệ
và thương mại quốc tế. Trước tình hình đó, sự ra đời của các công ty đa quốc gia
chính là phương pháp đề ra nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển khả năng sản
xuất các mặt hàng cao cấp, để thực hiện vai trò của mình trong nền kinh tế.
Ngày nay với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu con người ngày càng được nâng
cao và vấn đề sử dụng đồ ăn, thức uống cũng vậy, không chỉ đảm bảo yêu cầu về chất
lượng mà còn phải có hương vị thơm ngon, mới lạ. Biết được nhu cầu đó, nhiều công
ty kinh doanh lĩnh vực thực phẩm và đồ uống đã ra đời nhiều sản phẩm chất lượng
với mẫu mã thú vị, đa dạng với hương vị mới lạ; kích thích vị giác xuất hiện ngày
càng nhiều do đó yêu cầu phải có chiến lược kinh doanh quốc tế rõ ràng. Để thấy
được tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh quốc tế, không thể bỏ qua một ông
lớn sừng sỏ tại thị trường nước giải khát và đồ ăn nhanh là tập đoàn PepsiCo.
Vì vậy, Nhóm 3 chúng em đã lựa chọn đề tài “Phân tích chiến lược kinh doanh
quốc tế của tập đoàn đa quốc gia PepsiCo” làm chủ đề để thảo luận và thuyết trình
nhằm hiểu rõ hơn về cách PepsiCo đã xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh
quốc tế của mình.
Bài tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về tập đoàn PepsiCo
Chương 2: Chiến lược kinh doanh quốc tế của PepsiCo
Chương 3: Đánh giá kết quả chiến lược kinh doanh quốc tế của PepsiCo
Nhóm tập hợp và nghiên cứu nhằm mục đích học tập để hiểu sâu hơn về các chiến
lược kinh doanh quốc tế. Trong quá trình làm việc do hạn chế về mặt kiến thức cũng
như thời gian nên bài tiểu luận khó tránh khỏi sai sót, vì vậy nhóm chúng em rất mong
nhận được sự góp ý và nhận xét từ thầy, cô để bài làm được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy, cô!

1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN PEPSICO
1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
1.1.1. Lịch sử hình thành
PepsiCo là một tập đoàn thực phẩm và đồ uống hàng đầu thế giới với các sản
phẩm được người tiêu dùng thưởng thức hơn một tỷ lần mỗi ngày tại hơn 200 quốc
gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tập đoàn PepsiCo đạt doanh thu ròng khoảng 63
tỷ đô la trong năm 2016 với các nhãn hàng chủ lực bao gồm Frito-Lay, Gatorade,
Pepsi, Quaker và Tropicana. Danh mục sản phẩm của PepsiCo bao gồm một loạt các
sản phẩm đồ uống và sản phẩm được yêu thích với tổng cộng 22 nhãn hiệu, tạo ra
khoảng 1 tỷ đô la mỗi doanh thu bán lẻ hàng năm.
PepsiCo đã trở thành một tập đoàn hàng đầu toàn cầu với sự đa dạng hóa danh
mục sản phẩm và mạng lưới phân phối rộng lớn. Từ lịch sử hình thành đơn giản, công
ty đã phát triển thành một trong những tập đoàn thực phẩm và đồ uống lớn nhất trên
thế giới.
1.1.2. Quá trình phát triển toàn cầu của PepsiCo
• Năm 1886, Bradham – một dược sĩ sinh năm 1867 tại North Carolina đã pha

thành công một loại nước uống dễ tiêu làm từ nước cacbonat, đường, vani và một
chút dầu ăn và nó được bán trong khu vực dưới tên “Nước uống của Brad”.
• Đến năm 1893, Bradham đổi sang một cái tên mới “Pepsi-Cola”, nghe thú vị,
năng lượng, mạnh mẽ hơn và được bán rộng rãi hơn.
• Năm 1898 – Tập đoàn Pepsi thành lập, trụ sở chính tại thành phố Purchase, bang
New York, Mỹ.
• Năm 1902 – Thương hiệu Pepsi Cola được đăng ký. Công ty đã từng hai lần phá
sản vào thế chiến thứ nhất và vào năm 1931 trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới 1929 – 1933. Sau đó, Charles Guth, chủ tịch Loft Industries – hệ thống các
cửa hàng bán kẹo và nước soda, đã mua lại công việc kinh doanh chính của Pepsi
và đưa nó vào bán ở trong các cửa hàng của ông ta.
• Năm 1941 – Thâm nhập châu Âu.
• Năm 1947 – Lấn sang Philippines và Trung Đông.
• Năm 1964 – Diet Pepsi – nước giải khát dành cho người ăn kiêng đầu tiên trên
thị trường.

2
• Năm 1965 – Tổng giám đốc của Frito Lay, tập đoàn chuyên sản xuất và kinh
doanh các loại bánh mặn, chíp khoai tây và sáp nhập vào tập đoàn Pepsi.
• Năm 1998 – PepsiCo hoàn tất việc mua lại Tropicana với trị giá $ 3.3 tỷ. Bên
cạnh đó, Pepsi còn kỷ niệm 100 năm và đưa ra logo mới cho thiên niên kỷ mới
– hình cầu với 3 màu xanh, trắng, đỏ trên nền màu xanh lạnh, điểm thống nhất
của thiết kế biểu tượng Pepsi trên toàn thế giới.
• Năm 2005, Frito-Lay mở trung tâm phân phối xanh đầu tiên.
• Năm 2014, Pepsi Sprite được ra mắt.
• Năm 2021, pep+ được giới thiệu.
1.2. Triết lý, sứ mệnh và tầm nhìn
1.2.1. Triết lý
Với triết lý kinh doanh “Chia sẻ lợi nhuận với cộng đồng” và chuẩn giá trị của
công ty “Quan tâm đến khách hàng, người tiêu dùng và môi trường chúng ta đang
sống”, PepsiCo không ngừng cải tiến sản phẩm và cung cấp những giải pháp bảo vệ
môi trường tốt hơn – điều tạo nên dấu ấn thương hiệu và nhận được sự quan tâm từ
người tiêu dùng.
Đây cũng được xem là lý do chính tạo nên chiến dịch “Pepsi – Think & Drink”
nhằm kêu gọi người tiêu dùng sử dụng chai thủy tinh góp phần bảo vệ môi trường.
1.2.2. Sứ mệnh
Sứ mệnh của tập đoàn PepsiCo là cung cấp các sản phẩm thực phẩm, đồ uống
ngon miệng và lành mạnh cho mọi người trên toàn thế giới. Tập đoàn cam kết thúc
đẩy đổi mới và sáng tạo liên tục để đáp ứng nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng và
đảm bảo rằng sản phẩm của họ luôn phản ánh xu hướng và sở thích mới nhất.
1.2.3. Tầm nhìn
Mục tiêu to lớn mà Pepsico sẽ hướng tới đó chính là đa dạng hóa sản phẩm và thị
trường, trở thành công ty đi đầu về sản xuất hàng tiêu dùng và thực phẩm tiện dụng,
nước giải khát. Đồng thời hướng đến mục tiêu đổi mới và sáng tạo liên tục để thúc
đẩy sự phát triển bền vững cho cổ đông và cộng đồng. PepsiCo cũng chú trọng đến
trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường, nhằm xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn
cho tất cả mọi người.

3
1.3. Phân tích mô hình VRIO của tập đoàn Pepsico
Mô hình VRIO là một công cụ phân tích chiến lược giúp đánh giá các nguồn lực
và khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp. Dưới đây là phân tích mô hình VRIO
của tập đoàn PepsiCo:
• V - Value: giá trị.
Tập đoàn PepsiCo có nhiều nguồn lực và năng lực mang lại giá trị cho khách hàng
như chất lượng sản phẩm, uy tín thương hiệu, mạng lưới phân phối rộng khắp, khả
năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, chiến lược tiếp thị hiệu quả và trách
nhiệm xã hội. Những nguồn lực và năng lực này giúp tập đoàn PepsiCo thu hút và
giữ chân khách hàng, tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
• R - Rarity: quý hiếm.
Tập đoàn PepsiCo có một số nguồn lực và năng lực quý hiếm mà không phải
doanh nghiệp nào cũng có được như sở hữu nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới, có
khả năng sản xuất và phân phối đa dạng các loại sản phẩm từ nước giải khát đến thực
phẩm, có một đội ngũ nhân viên tài năng và tận tâm, có một văn hóa doanh nghiệp
độc đáo và sáng tạo. Những nguồn lực và năng lực này giúp tập đoàn PepsiCo tạo ra
sự khác biệt và vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh.
• I - Inimitable: không thể bắt chước.
Tập đoàn PepsiCo có một số nguồn lực và năng lực không thể bắt chước mà chỉ
có thể xây dựng được qua nhiều năm kinh doanh và tích lũy kinh nghiệm, như công
thức bí mật của các sản phẩm, sự gắn bó vững chắc với khách hàng, sự tin cậy và tôn
trọng của các đối tác, sự cam kết và niềm tự hào của các nhân viên, sự linh hoạt và
đổi mới của chiến lược kinh doanh. Những nguồn lực và năng lực này giúp tập đoàn
PepsiCo duy trì được vị thế dẫn đầu và khó bị bắt kịp bởi các doanh nghiệp khác.
• O - Organized to capture value: được tổ chức để nắm bắt giá trị.
Tập đoàn PepsiCo có một cơ cấu tổ chức hiệu quả, phù hợp với mục tiêu kinh
doanh và chiến lược cạnh tranh. Tập đoàn PepsiCo được chia thành bốn khu vực kinh
doanh: Mỹ Latinh; Châu âu; Châu Á Thái Bình Dương, Úc, New Zealand và Trung
Quốc (APAC); Châu Phi, Trung Đông và Nam Á (AMESA). Mỗi khu vực kinh doanh
có trách nhiệm quản lý và phát triển các thương hiệu, sản phẩm, khách hàng và đối
tác của mình, trong khi vẫn tuân thủ các nguyên tắc chung và hướng dẫn của tập đoàn.

4
Nhờ có một cơ cấu tổ chức như vậy, tập đoàn Pepsico có thể nắm bắt được các cơ hội
kinh doanh, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và thích nghi được với các thị
trường khác nhau.

5
CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA PEPSICO
2.1. Phân tích chuỗi giá trị của PepsiCo (value chain analysis)

Hình 1: Mô hình phân tích chuỗi giá trị của PepsiCo


2.1.1. Hoạt động chính
Mô hình chuỗi giá trị của PepsiCo bao gồm 5 hoạt động chính:
a. Hậu cần đầu vào
Danh mục của PepsiCo bao gồm 22 thương hiệu bao gồm Pepsi, Tropicana,
Gatorade, Mountain Dew và Diet Pepsi và mỗi thương hiệu thuộc PepsiCo đã tạo ra
doanh thu bán lẻ ít nhất một tỷ USD trong năm 2015.
PepsiCo có chuỗi cung ứng toàn cầu và lấy nguyên liệu thô từ nhiều quốc gia trên
thế giới. Công ty làm việc với hàng nghìn nhà cung cấp trên khắp thế giới để tìm
nguồn nguyên liệu thô và chủ yếu là nguyên liệu nông nghiệp. Công ty đã thiết lập
được một chuỗi cung ứng và mạng lưới phân phối mạnh mẽ. Chức năng hậu cần tích
hợp của công ty đóng một vai trò quan trọng trong việc vận hành trơn tru dịch vụ hậu
cần đầu vào và đảm bảo nguyên liệu thô chảy vào hệ thống một cách liền mạch. Trong
những năm gần đây, công ty đã đầu tư rất nhiều vào đội tàu hiện có của mình để làm
cho đội tàu này hoạt động hiệu quả hơn, hiện đại hóa và thân thiện với môi trường
hơn. Công ty đã thiết lập kho hàng tại các địa điểm quan trọng trên toàn thế giới và
gần các nhà cung cấp của mình để giảm chi phí vận chuyển và hậu cần.Công ty cũng
sử dụng phần mềm tiên tiến để quản lý hàng tồn kho và quản lý hậu cần.
Công nghệ là một động lực đổi mới khác mang lại lợi thế cho chuỗi cung ứng của
PepsiCo. Một trong những cải tiến mà PepsiCo đang khám phá là in 3D. Ví dụ,

6
RUFFLES® Deep Ridged đã sử dụng công nghệ in 3D để tạo ra các nguyên mẫu
khoai tây chiên tối ưu.
b. Hoạt động
Công ty đã chia phân đoạn hoạt động thành 6 phần ở 6 khu vực địa lý, bao gồm:
• Frito-Lay ở khu vực Bắc Mỹ (FLNA) – Doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm và
đồ ăn nhẹ mang thương hiệu PepsiCo tại Hoa Kỳ và Canada;
• Thực phẩm Quaker Bắc Mỹ (QFNA) - Kinh doanh ngũ cốc, gạo, mì ống và các
thực phẩm có thương hiệu khác của PepsiCo tại Hoa Kỳ và Canada;
• Đồ uống Bắc Mỹ (NAB) – Hoạt động kinh doanh đồ uống của PepsiCo tại Hoa
Kỳ và Canada;
• Châu Mỹ Latinh – Hoạt động kinh doanh đồ uống, thực phẩm và đồ ăn nhẹ của
PepsiCo tại Châu Mỹ Latinh;
• Châu Âu và Châu Phi cận Sahara (ESSA) – Các doanh nghiệp đồ uống, thực
phẩm và đồ ăn nhẹ của PepsiCo ở Châu Âu và Châu Phi cận Sahara;
• Châu Á, Trung Đông và Bắc Mỹ (AMENA) – Các doanh nghiệp đồ uống, thực
phẩm và đồ ăn nhẹ của PepsiCo ở Châu Á, Trung Đông và Bắc Phi.
Đặc biệt, các phân khúc Đồ uống Bắc Mỹ và Frito-Lay Bắc Mỹ là nguồn mang
lại doanh thu lớn nhất cho PepsiCo và chúng chiếm 55% tổng doanh thu.

Hình 2: Phân bổ doanh thu thuần theo các mảng hoạt động

7
c. Hậu cần đầu ra
Hậu cần bên ngoài đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị của một công
ty và là một mắt xích quan trọng mà hiệu quả của nó đảm bảo hiệu quả hoạt động và
thành công trong kinh doanh. Pepsi đã duy trì sự hiện diện quốc tế mạnh mẽ thông
qua mạng lưới phân phối đa kênh của mình.
Chi phí phân phối của PepsiCo lên tới 9,4 tỷ USD vào năm 2015; 9,7 tỷ USD vào
năm 2014 và 9,4 tỷ USD vào năm 2013. PepsiCo tạo ra giá trị trong hoạt động hậu
cần bên ngoài thông qua việc sử dụng nhiều hình thức phân phối sản phẩm. PepsiCo
chủ yếu sử dụng mạng lưới giao hàng trực tiếp tại cửa hàng (DSD), kho hàng của
khách hàng và nhà phân phối để đưa sản phẩm của mình ra thị trường. Tuy nhiên,
loại kênh được sử dụng phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, đặc điểm của sản
phẩm cũng như tập quán thương mại địa phương.
• Cửa hàng trực tiếp (DSD): PepsiCo vận hành hệ thống giao hàng trực tiếp tại cửa
hàng với sự trợ giúp của các nhà đóng chai và nhà phân phối. Hệ thống DSD
cung cấp đồ uống, thực phẩm và đồ ăn nhẹ đến các cửa hàng bán lẻ nơi chúng
được bán bởi nhân viên PepsiCo hoặc các nhà đóng chai độc lập của công ty. Hệ
thống DSD cho phép PepsiCo kinh doanh các sản phẩm của mình với mức độ
hiển thị và sức hấp dẫn cao hơn, mang lại lợi nhuận cho công ty. Hệ thống này
phù hợp nhất cho việc phân phối các sản phẩm được bổ sung thường xuyên hơn.
• Giao tới kho khách hàng: Chủ yếu các sản phẩm ít dễ vỡ và dễ hỏng hơn được
phân phối theo hình thức này và đây là hình thức phân phối tiết kiệm chi phí nhất.
• Sử dụng mạng lưới phân phối: PepsiCo cũng sử dụng các nhà phân phối bên thứ
ba để phân phối một số sản phẩm của mình. Công ty sử dụng chúng khi phải phân
phối nhiều loại sản phẩm và đưa chúng vào cùng một phương tiện giao hàng.
d. Tiếp thị và bán hàng
PepsiCo có ngân sách quảng cáo vững chắc khoảng 2,4 tỷ USD và chiến lược
tiếp thị của PepsiCo luôn cố gắng liên kết việc tiêu thụ các sản phẩm của PepsiCo với
nhận thức về việc tận hưởng cuộc sống ở mức tối đa. Thêm vào đó, Coca Cola là đối
thủ lớn nhất của Pepsi và để duy trì vị thế cạnh tranh nên công ty đầu tư lớn vào quảng
cáo và khuyến mãi mỗi năm. Ngoài các kênh khuyến mãi kỹ thuật số bao gồm mạng
xã hội, công ty còn sử dụng các chương trình khuyến mãi ngoài trời để quảng cáo sản

8
phẩm của mình và thu hút khách hàng. Tiếp thị bằng video cũng đóng một vai trò
quan trọng trong việc nâng cao mức độ phổ biến của các thương hiệu và sản phẩm
Pepsi trên toàn thế giới.
e. Sản phẩm và dịch vụ
Pepsi cung cấp nhiều loại đồ uống, đồ ăn nhẹ và thực phẩm đa dạng. Danh mục
sản phẩm của Pepsi bao gồm đồ uống, đồ uống ít calo cũng như nhiều loại thực phẩm
và đồ ăn nhẹ lành mạnh. Danh mục sản phẩm đa dạng hóa cao cũng đã giúp công ty
đạt được mức tăng trưởng nhanh hơn về doanh thu và doanh thu tổng thể.
Ngoài ra, PepsiCo chỉ bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng
thông qua người bán lại và người trung gian như siêu thị, cửa hàng tạp hóa thuộc
nhiều hình thức khác nhau, nhà hàng, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh và hoạt động
kinh doanh dịch vụ ăn uống khác.
Thêm vào đó, PepsiCo giải quyết các thắc mắc và câu hỏi về dịch vụ và sản phẩm
cụ thể của mình thông qua số điện thoại dịch vụ khách hàng và biểu mẫu liên hệ trực
tuyến có sẵn trên trang web chính thức của mình.
2.1.2. Các hoạt động hỗ trợ
a. Cơ sở hạ tầng
Công ty quản lý các hoạt động kinh doanh toàn cầu của mình trên cơ sở chức
năng và được xử lý thông qua nhiều phòng ban và chức năng khác nhau. Mỗi bộ phận
chức năng khác nhau đều có một Phó Chủ tịch lãnh đạo các hoạt động toàn cầu. Hội
đồng quản trị bao gồm 2 giám đốc điều hành và 12 giám đốc độc lập cũng đóng vai
trò trung tâm trong việc định hướng chiến lược kinh doanh và ra quyết định tại
PepsiCo.
b. Quản lý nhân sự (HRM)
Tính đến ngày 29 tháng 12 năm 2018, PepsiCo và các công ty con hợp nhất đã
tuyển dụng khoảng 267.000 người trên toàn thế giới, bao gồm khoảng 114.000 người
ở Hoa Kỳ (Báo cáo thường niên, 2018).
Đặc biệt, hệ thống quản lý nhân sự tiên tiến (HRIS) được PepsiCo sử dụng nhằm
duy trì hồ sơ dữ liệu của tất cả nhân viên và thường xuyên đăng tin tuyển dụng để
làm mới nguồn nhân lực.
c. Phát triển công nghệ

9
Công ty đã đầu tư vào các hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến để cải thiện hiệu
quả và hiệu suất. Các hệ thống này giúp công ty tự động hóa các quy trình kinh doanh
và cải thiện khả năng cộng tác giữa các bộ phận.
• Tối ưu hóa chuỗi cung ứng: Công nghệ dữ liệu lớn đã giúp PepsiCo dự đoán nhu
cầu của khách hàng và tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Điều này cho phép họ quản lý
nguồn cung cấp, giảm thiểu lượng tồn kho không cần thiết và đảm bảo sản phẩm
được vận chuyển đến tay người tiêu dùng kịp thời.
• Quản lý nhân sự: PepsiCo đã sử dụng công nghệ để đào tạo, duy trì và phát triển
liên tục nhân sự của họ. Các chương trình đào tạo trực tuyến và các hệ thống quản
lý hiệu suất giúp họ đảm bảo nhân viên có kỹ năng và kiến thức cần thiết để thành
công.
• Quản lý tài chính: Bộ phận tài chính của PepsiCo sử dụng công cụ phân tích dữ
liệu để đưa ra các quyết định tài chính thông minh. Điều này giúp họ hiểu rõ hơn
về tình hình tài chính của công ty và đưa ra các quyết định đầu tư sáng suốt.
Bên cạnh đó, PepsiCo đã ứng dụng công nghệ đối với việc sử dụng máy móc,
kho lạnh để bảo quản sản phẩm giúp sản phẩm luôn có chất lượng tốt nhất. Công
nghệ hiện đại được áp dụng trong quy trình đóng gói và dán nhãn sản phẩm, sản xuất
ra các chai đựng thân thiện với môi trường và có thể tái chế.
d. Mua sắm
Là nhà sản xuất hàng đầu về đồ uống có ga, đồ ăn nhẹ và các sản phẩm thực
phẩm, PepsiCo phải mua sắm nguyên liệu như đường, nước, hương liệu, chai lọ và
lon, bao bì, nguyên liệu thức ăn và nhiều loại nguyên liệu khác để sản xuất đồ uống
và sản phẩm thực phẩm của họ. Vì vậy, PepsiCo phụ thuộc rất nhiều vào các nhà
cung cấp trên toàn cầu để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt.
Ngoài chất lượng sản phẩm, nhóm thu mua tại PepsiCo còn giám sát các lĩnh vực
khác liên quan đến chuỗi cung ứng như Quy tắc ứng xử cũng như kiểm tra và đào tạo
nhà cung cấp. Điều này đảm bảo nguyên liệu thô được cung cấp liên tục và có chất
lượng tốt cho công ty.
TIỂU LUẬN:
PepsiCo đã sử dụng các hoạt động vận hành, tiếp thị và các hoạt động liên quan
khác trong chuỗi giá trị để tận dụng lợi thế về chi phí, nguồn nhân lực, công nghệ,

10
sản phẩm và các hoạt động liên quan khác để thiết lập nền tảng khác biệt hóa mạnh
mẽ. Việc phân tích chuỗi giá trị đã cho thấy PepsiCo rất đề cao việc sử dụng nguyên
liệu có nguồn gốc rõ ràng với chất lượng đảm bảo và ứng dụng phát triển công nghệ
tiên tiến hiện đại vào sản phẩm để người tiêu dùng được sử dụng những sản phẩm có
chất lượng tốt nhất. Bên cạnh đó, PepsiCo rất đề cao các hoạt động quảng cáo để tiếp
cận người tiêu dùng, sẵn sàng thay đổi để đáp ứng nhu cầu địa phương hóa cao ở
nhiều thị trường và luôn tập trung đầu tư trong dịch vụ chăm sóc cũng như hỗ trợ
khách hàng.
Ngoài ra, họ không những không ngừng đổi mới và cải tiến sản phẩm của mình
để đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng mà còn cạnh tranh công bằng với các đối
thủ thị trường. Trong hoạt động đầu ra, sản phẩm của họ không chỉ đến các trung tâm,
siêu thị có quy mô lớn mà còn xuất hiện tại các cửa hàng, tạp hóa quy mô nhỏ. Điều
này cho thấy PepsiCo có hệ thống phân phối vô cùng đa dạng và phát triển cho nên
sản phẩm của PepsiCo xuất hiện ở khắp mọi nơi và trở thành sản phẩm yêu thích,
đáng tin dùng của mọi người. Chính vì thế, PepsiCo luôn xếp ở thứ hạng cao trên thế
giới về độ nhận diện thương hiệu và uy tín về chất lượng sản phẩm.
2.2. Chiến lược kinh doanh quốc tế của PepsiCo
2.2.1. Chiến lược đa quốc gia
a. Cơ sở PepsiCo thực hiện chiến lược đa quốc gia
• Sự đa dạng văn hóa và sở thích tiêu dùng: Các thị trường trên toàn thế giới có sự
đa dạng lớn về văn hóa, ngôn ngữ, thực phẩm và sở thích tiêu dùng. Chiến lược
đa quốc gia giúp PepsiCo điều chỉnh sản phẩm và chiến dịch tiếp thị để phù hợp
với từng thị trường cụ thể. Việc này giúp họ tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phù
hợp và hấp dẫn cho người tiêu dùng địa phương.
• Tận dụng quy mô toàn cầu: PepsiCo có quy mô toàn cầu lớn và có thể tận dụng
sự đồng nhất trong sản phẩm và quy trình sản xuất để tiết kiệm chi phí. Họ có thể
mua nguyên liệu và thiết bị với số lượng lớn, chia sẻ kiến thức và kỹ thuật giữa
các thị trường để tăng cường hiệu suất.
• Khả năng mở rộng và đa dạng hóa: Chiến lược đa quốc gia cung cấp cho PepsiCo
khả năng mở rộng và đa dạng hóa danh mục sản phẩm và thương hiệu của họ. Họ

11
có thể tìm kiếm cơ hội mới và mở rộng thị trường tại các khu vực khác nhau trên
thế giới.
• Khả năng ứng phó với biến đổi thị trường: Bằng cách thực hiện chiến lược đa
quốc gia, PepsiCo có thể tìm kiếm cơ hội ở các thị trường mới và tìm cách ứng
phó với biến đổi thị trường hoặc các rủi ro cụ thể tại mỗi quốc gia.
=> Mục đích PepsiCo chọn chiến lược này không những để phù hợp với thị hiếu và
sở thích người tiêu dùng ở nhiều quốc gia mà còn mở rộng thị trường kinh doanh của
PepsiCo, giúp tập đoàn phát triển mạnh mẽ.
b. Phân tích chiến lược đa quốc gia của PepsiCo
Chiến lược đa quốc gia của PepsiCo được thực hiện thông qua một số cách tiếp
cận:
• Chiến lược đa dạng hóa danh mục sản phẩm của PepsiCo: PepsiCo đã mua lại
hoặc liên doanh với nhiều công ty thực phẩm và đồ uống khác nhau, bao gồm
Frito-Lay, Quaker Oats và Gatorade.
• Tăng trưởng địa phương: PepsiCo đã phát triển các sản phẩm và dịch vụ phù hợp
với nhu cầu của thị trường địa phương. Ví dụ, ở Trung Quốc, PepsiCo đã phát
triển một loại nước ngọt có vị trà xanh để thu hút người tiêu dùng địa phương.
• Chiến lược tiếp thị quốc tế: tập trung vào thương hiệu, PepsiCo sử dụng các chiến
dịch quảng cáo toàn cầu để quảng bá các thương hiệu của mình. Ví dụ, chiến dịch
"Live for Now" của Pepsi đã được phát sóng trên toàn thế giới. Hay ở Hàn Quốc,
PepsiCo đã sử dụng các ngôi sao K-pop để quảng bá các sản phẩm của mình.
• Phát triển thị trường: PepsiCo đang tập trung vào việc mở rộng sang các thị
trường mới nổi và có tiềm năng to lớn để tăng trưởng như Ấn Độ và Trung Quốc.
Bên cạnh đó, PepsiCo đang đầu tư vào các sản phẩm và dịch vụ mới để đáp ứng
nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng. Ví dụ, công ty đã phát triển các sản phẩm
sức khỏe và dinh dưỡng mới. Thêm vào đó, PepsiCo đang tăng cường sự hiện
diện trực tuyến của mình để tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng hơn.
• Chiến lược phân biệt rộng: Trong mối liên hệ, mục tiêu chiến lược của PepsiCo
cho chiến lược phân biệt chung là đổi mới sản phẩm để đối phó với những lo ngại
về tác động đến sức khỏe.

12
• Tăng cường hiệu quả hoạt động: PepsiCo đã đầu tư vào công nghệ và tự động
hóa để cải thiện hiệu quả hoạt động của mình. Ví dụ, công ty đã sử dụng công
nghệ robot để đóng gói sản phẩm một cách hiệu quả hơn.
• Chiến lược pep+: pep+ là một sự biến đổi chiến lược từ đầu đến cuối mà đặt bền
vững và nguồn nhân lực vào trung tâm cách công ty hoạt động và tạo ra giá trị.
PepsiCo cũng tận dụng lợi thế cạnh tranh của mình trong cả ngành thực phẩm và
đồ uống và cung cấp một chiến lược giá cả dựa trên địa lý và giá trị để thu hút
khách hàng. PepsiCo sử dụng các kênh quảng cáo và phân phối khác nhau để tiếp
cận các thị trường mục tiêu của mình.
2.2.2. Chiến lược xuyên quốc gia
a. Cơ sở PepsiCo thực hiện chiến lược xuyên quốc gia
PepsiCo đã xây dựng một hệ thống toàn cầu mạnh mẽ để thực hiện chiến lược
xuyên quốc gia. Họ đã tận dụng lợi thế quy mô và đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng
cả áp lực giảm chi phí và áp lực thích nghi với địa phương. PepsiCo có một mạng
lưới sản xuất quốc tế với nhiều nhà máy và dây chuyền sản xuất lớn. Nhờ quy mô, họ
có thể sản xuất hàng tỷ sản phẩm, giúp giảm chi phí sản xuất đơn vị. Điều này cho
phép họ cung cấp sản phẩm với giá cạnh tranh trên toàn cầu và chịu áp lực giảm chi
phí.
• Áp lực giảm chi phí cao: PepsiCo đang phải đối mặt với áp lực giảm chi phí cao
đến từ các yếu tố như: sự cạnh tranh đến từ các thương hiệu mới trong nước xuất
hiện nhiều hơn với dây chuyền sản xuất lớn và hiện đại, chi phí nguyên liệu tăng
cao và sự bão hòa của các thị trường chính trên thế giới.
➢ Cạnh tranh khốc liệt:
− Ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống là thị trường cạnh tranh khốc liệt
nhất hiện nay. Ngoài sức ép cạnh tranh của các đối thủ lớn như: Cadbury
Schweppes, Coca-Cola và Kraft foods, PepsiCo còn phải đối mặt với hàng
ngàn đối thủ xuất hiện mới mỗi ngày và khi gia nhập các thị trường nước ngoài
PepsiCo còn phải đối mặt với cạnh tranh nội địa. Các công ty cần phải cạnh
tranh về giá cả và hiệu suất để duy trì và mở rộng thị phần thị trường của họ.
Điều này tạo ra áp lực để giảm chi phí sản xuất.

13
− Bên cạnh đó, đặc trưng của ngành hàng này là tốc độ tiêu hao cao và độ trung
thành thấp. Nếu doanh nghiệp không duy trì được sự hiện diện trong tâm trí
khách hàng thì sẽ rất dễ đánh mất thị phần vào tay các đối thủ cạnh tranh. Do
người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn cho nên nếu như sản phẩm không đạt
chất lượng hay giá cả chênh lệch, họ sẵn sàng lựa chọn sản phẩm khác.
➢ Biến động giá nguyên liệu: Giá nguyên liệu như khoai tây, đường và nước có
thể biến đổi một cách đáng kể cho nên PepsiCo cần phải tối ưu hóa chi phí
nguyên liệu để duy trì lợi ích.
➢ Quy mô lớn: PepsiCo là một tập đoàn đa quốc gia với một lượng sản phẩm lớn
và hoạt động trên toàn cầu. Cho nên PepsiCo phải quản lý một chuỗi cung ứng
phức tạp và toàn cầu để đảm bảo nguyên liệu và sản phẩm di chuyển một cách
hiệu quả qua nhiều quốc gia. Vì vậy, điều này đòi hỏi tối ưu hóa chi phí vận
chuyển, tồn kho và quản lý chuỗi cung ứng.
=> Chính vì thế để có lợi thế cạnh tranh và tối ưu hóa lợi nhuận thì PepsiCo cần phải
giảm chi phí để thực hiện thành công.
• Áp lực thích nghi địa phương cao:
➢ Sự khác biệt về thị hiếu và sở thích khách hàng: Đây là sức ép lớn đòi hỏi sự
địa phương hóa do nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng ở mỗi quốc gia
khác nhau. Vì nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng ở mỗi quốc gia là khác
nhau nên tiêu chí chọn thức ăn, đồ uống theo khẩu vị của họ cũng rất khác
nhau. Đối với các quốc gia Châu Á, người tiêu dùng ưa thích nước ngọt ít
đường và quan tâm đến chỉ số calo hơn so với Châu Âu. Bên cạnh đó, nước
ngọt có hương vị trái cây và nước uống không có ga ở Châu Á thì phổ biến
hơn Châu Âu. Điều này tạo ra áp lực lớn đối với PepsiCo để tùy chỉnh sản
phẩm và chiến lược tiếp cận thị trường để phù hợp với sở thích và thị hiếu địa
phương. Họ phải tạo ra các sản phẩm vị đặc trưng cho từng thị trường để thu
hút khách hàng.
➢ Quy định của chính quyền sở tại
− Mỗi quốc gia có quy định và luật pháp riêng biệt liên quan đến thực phẩm, đồ
uống và quảng cáo. Một số quốc gia có yêu cầu nghiêm ngặt về dinh dưỡng và
an toàn thực phẩm. PepsiCo cần phải thích nghi với các yêu cầu này để tuân

14
thủ và tránh vi phạm luật. Điều này có thể bao gồm việc điều chỉnh thành phần
sản phẩm, nhãn mác và quảng cáo.
− Hiện tại, nhiều chính phủ đã hành động chống lại đồ uống cacbonat và thức
uống năng lượng do nhận thức về các thuộc tính không lành mạnh của chúng.
Ví dụ như ở Canada hạn chế lượng caffeine cho phép trong nước uống năng
lượng, đồ uống nhiều calories nói riêng bị chỉ trích.
➢ Sự khác biệt về cơ sở hạ tầng và tập quán: Sức ép của địa phương hóa còn xuất
phát từ sự khác biệt cơ sở hạ tầng và tập quán truyền thống giữa các nước, do
đó yêu cầu cần phải thay đổi sản phẩm cho thích ứng để đáp ứng yêu cầu này,
doanh nghiệp cần chuyển hoạt động chế tạo và sản xuất tới các chi nhánh tại
nước ngoài. Ở các thị trường khác nhau, sự khác biệt này cũng được biểu hiện
khác nhau. PepsiCo là một tập đoàn thực phẩm, đồ uống của Mỹ, bởi vậy sản
phẩm của Pepsi sẽ được thiết kế theo thói quen, tập quán của người Mỹ. Ở Mỹ,
đa phần dân số ưa thích sử dụng nước uống có gas và đồ ăn nhanh, họ hầu như
sử dụng nước ngọt làm thức uống giải khát và đồ ăn nhanh làm bữa chính.
Trong khi đó ở Châu Á, ví dụ như Việt Nam, tần suất sử dụng thức uống có
gas và đồ ăn nhanh chưa nhiều do tập quán ăn uống của họ thường phải có
cơm và những món ăn đi kèm đầy đủ, họ chỉ chủ yếu sử dụng nước ngọt vào
những dịp lễ đặc biệt. Vì vậy mà các sản phẩm của PepsiCo tiêu thụ ở thị
trường này cần phải chú trọng vào chỉ số nguyên liệu và bảng thành phần.
➢ Sự cạnh tranh địa phương: Tuy ngành thực phẩm và đồ uống là ngành hàng
thiết yếu có mặt trên toàn thế giới nhưng việc bước chân vào một quốc gia
khác vẫn gặp những rào cản nhất định. Bởi, vì là ngành hàng thiết yếu nên số
lượng đối thủ cạnh tranh trong nước và quốc tế là vô cùng lớn cho nên đòi hỏi
PepsiCo phải có sự khác biệt và tạo ra trải nghiệm mới cho khách hàng khi sử
dụng sản phẩm của họ.
=> PepsiCo là một thương hiệu toàn cầu vì vậy thâm nhập vào thị trường quốc tế cần
phải đảm bảo tính địa phương hóa để tồn tại. Việc thích nghi địa phương sẽ quyết
định đến sự thành công hay thất bại của một thương hiệu toàn cầu khi bước chân vào
một thị trường.

15
b. Phân tích chiến lược xuyên quốc gia của PepsiCo
Chiến lược xuyên quốc gia của PepsiCo kết hợp một loạt các yếu tố, từ đa dạng
hóa danh mục sản phẩm, lợi thế kinh tế vùng và quy mô, nghiên cứu và phát triển đa
quốc gia, đến chiến dịch tiếp thị và mạng lưới phân phối toàn cầu. Họ đã thực hiện
chiến lược này bằng cách tận dụng sự hiện diện toàn cầu để cân bằng cả áp lực giảm
chi phí và áp lực thích nghi với địa phương, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng đa
dạng trên thị trường toàn cầu.
• Hoạt động đáp ứng yêu cầu giảm chi phí
➢ Hoạt động R&D và sản xuất:
− Tối ưu hóa quy trình sản xuất: PepsiCo nghiên cứu và phát triển các quy trình
sản xuất tiên tiến để tối ưu hóa hiệu suất sản xuất và giảm chi phí sản xuất.
Điều này có thể bao gồm sử dụng tự động hóa, công nghệ sản xuất mới, và
quy trình tiết kiệm năng lượng.
− Tối ưu hóa nguồn nguyên liệu: PepsiCo nghiên cứu cách tối ưu hóa sử dụng
nguyên liệu để giảm thiểu lãng phí và chi phí. Họ có thể tìm cách tái sử dụng
nguyên liệu, sử dụng nguyên liệu thay thế có giá rẻ hơn hoặc cải thiện quá
trình sản xuất để tận dụng tối đa nguyên liệu.
− Chia sẻ nguồn nguyên liệu địa phương: PepsiCo có thể tận dụng nguồn nguyên
liệu địa phương để giảm chi phí vận chuyển và tối ưu hóa nguồn cung cấp. Họ
có thể sử dụng nguyên liệu được sản xuất tại chỗ từ các quốc gia hoặc khu vực
khác để giảm chi phí vận chuyển.
− Tối ưu hóa chuỗi cung ứng: PepsiCo tối ưu hóa chuỗi cung ứng bằng cách làm
việc với các nhà cung cấp để cải thiện hiệu suất và giảm chi phí. Họ có thể đào
tạo đối tác cung ứng để tối ưu hóa quy trình và giảm lãng phí.
− Tối ưu hóa đóng gói: PepsiCo nghiên cứu cách tối ưu hóa đóng gói sản phẩm
để giảm chi phí vận chuyển và bao bì. Họ có thể dùng bao bì nhẹ hơn và tối
ưu hóa thiết kế đóng gói để tiết kiệm không gian và vận chuyển hiệu quả hơn.
➢ Hoạt động marketing:
− Sử dụng kỹ thuật số: PepsiCo tận dụng các kênh trực tuyến và mạng xã hội để
quảng cáo sản phẩm của họ. Điều này giúp giảm chi phí so với việc sử dụng
quảng cáo truyền thống trên truyền hình hoặc trên báo.

16
− Tích hợp chiến dịch quảng cáo: PepsiCo có thể tích hợp chiến dịch quảng cáo
trên nhiều thị trường để giảm chi phí sản xuất nhiều phiên bản quảng cáo riêng
lẻ. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng cùng một quảng cáo hoặc thông điệp
quảng cáo cho nhiều thị trường.
− Thúc đẩy quảng cáo sáng tạo: PepsiCo có thể thúc đẩy việc tạo ra quảng cáo
sáng tạo với chi phí thấp hơn. Họ có thể làm việc với các đối tác sáng tạo hoặc
người nổi tiếng để tạo ra quảng cáo độc đáo và thú vị với chi phí thấp.
➢ Hoạt động logistic và chuỗi cung ứng:
− Tối ưu hóa quản lý kho hàng: PepsiCo quản lý kho hàng một cách hiệu quả để
giảm chi phí lưu trữ và quản lý tồn kho. Họ theo dõi tồn kho, tối ưu hóa sự
cung cấp và tồn kho dự phòng để giảm thiểu lãng phí.
− Tối ưu hóa quy trình vận chuyển: PepsiCo có thể tối ưu hóa quy trình vận
chuyển để giảm chi phí. Họ sử dụng các hệ thống quản lý chuỗi và công nghệ
thông tin để theo dõi lịch trình vận chuyển, tối ưu hóa địa điểm lấy hàng và
giao hàng, và giảm thiểu chi phí vận chuyển.
• Hoạt động đáp ứng yêu cầu địa phương hóa cao
➢ Hoạt động R&D và sản xuất:
− Tùy chỉnh sản phẩm theo khẩu vị địa phương: PepsiCo điều chỉnh công thức
và thành phần của sản phẩm để phù hợp với sở thích ẩm thực và khẩu vị địa
phương. Ví dụ, họ đã thay đổi hương vị sản phẩm để đáp ứng khẩu vị ít đường
của người Châu Á.
− Phát triển sản phẩm địa phương đặc biệt: PepsiCo thường phát triển sản phẩm
đặc biệt kết hợp với các lễ hội, ngày lễ, hoặc sự kiện địa phương. Ví dụ, họ sản
xuất sản phẩm mới cho Tết Nguyên Đán tại các thị trường châu Á hoặc sản
phẩm có hương vị đặc trưng cho thị trường Trung Đông.
− Sản xuất tại các nhà máy địa phương: PepsiCo đầu tư vào việc xây dựng nhà
máy sản xuất địa phương để giảm chi phí vận chuyển và đáp ứng yêu cầu địa
phương. Sản phẩm được sản xuất tại những cơ sở sản xuất này có thể được
điều chỉnh để phù hợp với sở thích địa phương và chuỗi cung ứng địa phương.
− Nghiên cứu và phát triển sản phẩm địa phương: PepsiCo tiến hành nghiên cứu
và phát triển sản phẩm địa phương để thấm nhu cầu địa phương và tạo ra các

17
sản phẩm đặc biệt cho từng thị trường. Điển hình là việc PepsiCo đã đa dạng
hóa danh mục sản phẩm của họ với các thương hiệu nổi tiếng trong nhiều lĩnh
vực như đồ uống, snack, và thực phẩm. Điều này cho phép họ phân biệt sản
phẩm để đáp ứng nhu cầu của từng thị trường địa phương.
➢ Hoạt động marketing:
− Sử dụng phương tiện truyền thông địa phương: PepsiCo sử dụng phương tiện
truyền thông địa phương, bao gồm truyền hình, radio, và truyền hình mạng xã
hội, để tiếp cận khán giả địa phương.
− Chạy chiến dịch tiếp thị tùy chỉnh: PepsiCo thường tạo ra các chiến dịch tiếp
thị tùy chỉnh dựa trên thông tin từ nghiên cứu thị trường địa phương. Họ có
thể sử dụng dữ liệu về sở thích, thói quen mua sắm, và tiêu dùng để tạo ra
chiến dịch phù hợp.
− Thích nghi với quy định và yêu cầu địa phương: PepsiCo tuân thủ các quy định
địa phương về quảng cáo. Họ đảm bảo rằng quảng cáo phù hợp với tiêu chuẩn
và quy định của từng thị trường.
− Làm nhà tài trợ cho các sự kiện và hoạt động địa phương: PepsiCo thường làm
đối tác hoặc tài trợ cho các sự kiện và hoạt động địa phương như lễ hội, cuộc
thi thể thao, và chương trình từ thiện. Điều này giúp họ tạo mối kết nối với
cộng đồng địa phương và tạo ấn tượng tích cực.
− Chiến dịch quảng cáo địa phương: PepsiCo tạo ra các chiến dịch quảng cáo
địa phương với thông điệp và hình ảnh phù hợp với thị trường cụ thể. Điều này
có thể bao gồm sử dụng ngôn ngữ, biểu tượng, và mô hình địa phương trong
quảng cáo.
➢ Hoạt động logistic và chuỗi cung ứng:
− Tối ưu hóa chuỗi cung ứng địa phương: PepsiCo tối ưu hóa chuỗi cung ứng
địa phương bằng cách làm việc với nhà cung cấp địa phương để đảm bảo nguồn
nguyên liệu và tài nguyên đáp ứng yêu cầu địa phương.
− Quản lý kho hàng địa phương: Họ có thể duyệt quản lý kho hàng địa phương
để đảm bảo sự cung cấp sản phẩm dự phòng và đáp ứng tối ưu với nhu cầu địa
phương.

18
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC
TẾ CỦA PEPSICO
3.1. Chiến lược đa quốc gia
3.1.1. Ưu điểm
• Thích nghi địa phương: Chiến lược đa quốc gia cho phép PepsiCo thích nghi với

yếu tố địa phương như văn hóa, ngôn ngữ và thị trường địa phương. Họ có khả
năng cung cấp sản phẩm và dịch vụ phù hợp với sở thích và nhu cầu cụ thể của
từng thị trường.
• Tạo giá trị địa phương: PepsiCo có khả năng tạo giá trị địa phương bằng cách hỗ
trợ các hoạt động xã hội và bảo vệ môi trường trong từng thị trường. Điều này có
thể giúp họ xây dựng uy tín và lòng tin từ khách hàng và cộng đồng địa phương
• Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường: PepsiCo có thể tiếp cận nhiều thị trường
hơn, từ đó mở rộng cơ hội kinh doanh và tăng trưởng.
• Đa dạng hóa rủi ro: Hoạt động trên nhiều thị trường giúp PepsiCo đa dạng hóa
rủi ro. Nếu một thị trường gặp khó khăn, họ vẫn có thể đạt được doanh số bán
hàng từ các thị trường khác.
• Tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh: Bằng cách sử dụng chiến lược đa quốc gia,
PepsiCo có thể tận dụng lợi ích từ sự chênh lệch giữa các thị trường. Họ có thể
tối ưu hóa hoạt động sản xuất, phân phối và tiếp thị để tạo ra hiệu suất kinh doanh
tốt nhất cho từng khu vực, giúp tối ưu hóa lợi nhuận.
• Phát triển thương hiệu đa dạng: PepsiCo có một danh mục đa dạng của sản phẩm
thực phẩm và đồ uống, cho phép họ tạo ra thương hiệu mạnh trong từng lĩnh vực
và thị trường. Điều này giúp họ tối ưu hóa thế mạnh của mình và đáp ứng đa dạng
nhu cầu của khách hàng.

3.1.2. Nhược điểm


• Tăng chi phí quản lý: Quản lý một tập đoàn đa quốc gia đòi hỏi một cơ cấu tổ

chức phức tạp và đòi hỏi tài nguyên lớn cho quản lý các thị trường và hoạt động
khác nhau. Điều này có thể tạo ra tăng chi phí vận hành và quản lý.
• Rủi ro chính trị và pháp lý: PepsiCo có thể phải đối mặt với các rủi ro về chính
trị và pháp lý, chẳng hạn như chiến tranh, bất ổn chính trị, và các chính sách

19
thương mại bảo hộ. Các biến động chính trị và thay đổi quy định có thể ảnh hưởng
đến hoạt động và lợi nhuận của họ.
• Khó khăn trong việc điều hành và giao tiếp toàn cầu: Quản lý một tập đoàn đa
quốc gia đòi hỏi khả năng điều hành và giao tiếp toàn cầu một cách hiệu quả.
Ngoài ra với quy mô lớn, hình thành nên các công ty con hay liên doanh sẽ khiến
PepsiCo gặp khó khăn trong việc thống nhất hình thức quản lý. Điều này đôi khi
đòi hỏi sự đầu tư lớn vào hệ thống thông tin và truyền thông.
• Khó khăn trong việc thích nghi địa phương: Thích nghi với yếu tố địa phương
như văn hóa, ngôn ngữ, thị trường địa phương đôi khi đòi hỏi nỗ lực lớn và tốn
thời gian. PepsiCo phải đảm bảo rằng họ có thể tương thích với môi trường địa
phương và đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng thị trường.
• Cạnh tranh với thương hiệu địa phương: PepsiCo cần phải cạnh tranh với các
thương hiệu địa phương mạnh trên từng thị trường. Điều này có thể tạo áp lực
cạnh tranh và giảm lợi nhuận của họ.

3.2. Chiến lược xuyên quốc gia


3.2.1. Ưu điểm
• Cơ hội bán được nhiều sản phẩm: Chiến lược xuyên quốc gia không chỉ đảm bảo

mức giá tốt mà còn giúp PepsiCo sử dụng chiến lược đa dạng ngành hàng, với
mỗi loại sản phẩm sẽ có nhiều thương hiệu, ví dụ như với nước uống có gas có
Pepsi, Mirinda, 7UP, Sting. Như vậy, nếu có 5 loại nước uống có gas trên kệ hàng
thì PepsiCo đã có tới 80% cơ hội bán được hàng.
• Tận dụng quy mô toàn cầu: PepsiCo có thể tận dụng quy mô toàn cầu để tối ưu
hóa chi phí sản xuất, quảng cáo và vận chuyển. Họ có thể mua nguyên liệu hàng
hóa một lần cho toàn bộ tập đoàn, giúp giảm chi phí mua sắm và tối ưu hóa quá
trình sản xuất.
• Đa dạng hóa rủi ro: Hoạt động trên nhiều thị trường giúp PepsiCo giảm rủi ro.
Nếu một thị trường gặp khó khăn, họ vẫn có thể đạt được doanh số bán hàng từ
các thị trường khác.
• Thâm nhập thị trường mới: Chiến lược xuyên quốc gia cho phép PepsiCo dễ dàng
thâm nhập các thị trường mới và mở rộng sự hiện diện toàn cầu. Họ có thể tận

20
dụng thương hiệu và kinh nghiệm trong các thị trường hiện tại để tiếp cận thị
trường mới.
• Tận dụng đa dạng hóa sản phẩm: PepsiCo có một danh mục đa dạng của sản
phẩm thực phẩm và đồ uống, cho phép họ tối ưu hóa sản phẩm cho từng thị trường
địa phương. Họ có thể cung cấp sản phẩm phù hợp với sở thích và nhu cầu cụ thể
của mỗi thị trường.
• Hiệu suất tài chính: Tích hợp hoạt động trên nhiều thị trường giúp PepsiCo cải
thiện hiệu suất tài chính toàn cầu và tạo ra giá trị cho cổ đông.
• Xây dựng thương hiệu toàn cầu: PepsiCo có thể xây dựng thương hiệu mạnh trên
toàn thế giới. Thương hiệu mạnh giúp họ thu hút khách hàng và cạnh tranh hiệu
quả trên các thị trường quốc tế.
3.2.2. Nhược điểm
• Rủi ro thị trường địa phương: Mỗi thị trường có các yếu tố đặc thù, quy định và
văn hóa khác nhau. Chẳng hạn như thị trường chính trị bất ổn hoặc thị trường có
sự biến động lớn. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của PepsiCo và
làm tăng rủi ro kinh doanh.
• Khả năng quản lý phức tạp: Hoạt động xuyên quốc gia yêu cầu PepsiCo phải
quản lý một mạng lưới phân phối và sản xuất phức tạp, có thể gây ra thách thức
trong việc duy trì hiệu quả và tối ưu hóa chi phí.
• Khả năng quản lý văn hóa và luật pháp đa dạng: Mỗi quốc gia có văn hóa và luật
pháp riêng biệt, đòi hỏi PepsiCo phải đảm bảo tuân thủ tất cả các quy định và quy
tắc địa phương. Vì vậy, tập đoàn phải có kiến thức sâu rộng về từng thị trường
và có khả năng quản lý đa dạng này.
• Biến động tỷ giá: Biến động tỷ giá có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của PepsiCo
trong các thị trường quốc tế, đặc biệt là khi họ phải đối phó với tỷ giá hối đoái
không ổn định.
• Cạnh tranh cục bộ: Trong mỗi thị trường, PepsiCo phải cạnh tranh với các đối
thủ địa phương và toàn cầu, và có thể đối mặt với áp lực cạnh tranh mạnh mẽ.
• Thay đổi trong thị trường thực phẩm và đồ uống: Thị trường thực phẩm và đồ
uống có thể thay đổi nhanh chóng cho nên PepsiCo cần phải đảm bảo rằng họ có
khả năng thích nghi với xu hướng mới và nhu cầu của khách hàng.

21
• Chi phí vận chuyển và hợp pháp quốc tế: Thủ tục hải quan, chi phí vận chuyển
quốc tế và các vấn đề hợp pháp có thể tạo ra áp lực chi phí đối với PepsiCo.
• Yêu cầu về động cơ nhân viên: Quản lý đội ngũ toàn cầu có thể đòi hỏi PepsiCo
phải tạo ra môi trường làm việc đa dạng và động cơ cho nhân viên từ nhiều quốc
gia và văn hóa khác nhau.
3.3. Bài học rút ra
Có thể nói, các chiến lược kinh doanh quốc tế đã được PepsiCo áp dụng đã mang
lại cho tập đoàn cơ hội phát triển và những bài học đắt giá.
• Các nghiên cứu thị trường phải chú trọng tới văn hóa địa phương và tùy chỉnh
chiến lược sao cho phù hợp với địa phương đó: Bài học quan trọng nhất là sự
quan trọng của việc tùy chỉnh chiến lược kinh doanh dựa trên từng thị trường cụ
thể. Chiến lược đa quốc gia tập trung vào tối ưu hóa và thích nghi địa phương,
trong khi chiến lược xuyên quốc gia tập trung vào sự tối ưu hóa và thống nhất.
• Ngoài ra, việc thích nghi với yếu tố địa phương như văn hóa, ngôn ngữ và thị
trường địa phương là quyết định quan trọng trong kinh doanh quốc tế. Doanh
nghiệp cần phải tôn trọng sự khác biệt và hiểu rằng cách tiếp cận "một kích cỡ
vừa vặn cho tất cả" có thể không hiệu quả.
• Luôn học hỏi để thấu hiểu nhu cầu của người tiêu dùng từ nghiên cứu thị trường
đến việc am hiểu ngôn ngữ và văn hóa địa phương. Điều này giúp đảm bảo sự
đổi mới và sự thích nghi linh hoạt, tạo sự thiện cảm và thành công trên toàn thị
trường. "Học trong trải nghiệm, học qua chứng nghiệm và học từ chiêm nghiệm"
đã trở thành triết lý, mang lại sự tự tin và khả năng thuyết phục khách hàng và
nhà đầu tư, tạo giá trị cốt lõi cho công ty.
• Cống hiến địa phương và bảo vệ môi trường: PepsiCo thực hiện chiến lược kinh
doanh quốc tế bằng cách cống hiến địa phương và bảo vệ môi trường thông qua
việc hỗ trợ xã hội địa phương, giảm tác động môi trường của hoạt động kinh
doanh, khuyến khích cách tiêu dùng bền vững, và xây dựng mối quan hệ tốt với
cộng đồng địa phương. Điều này giúp họ tạo lòng tin và uy tín trong các thị trường
quốc tế và đảm bảo rằng họ thích nghi với yếu tố địa phương trong chiến lược
kinh doanh của họ.

22
• Quản lý rủi ro và cơ hội: PepsiCo cần quản lý rủi ro và tận dụng cơ hội trên các
thị trường đa dạng. Kế hoạch hành động cụ thể bao gồm việc theo dõi các thay
đổi trên thị trường, điều chỉnh chiến lược tiếp thị và sản phẩm, và tối ưu hóa quy
trình để đáp ứng tốt nhất với môi trường kinh doanh cụ thể.
• Xây dựng thương hiệu mạnh và bền vững: Thương hiệu mạnh sẽ giúp doanh
nghiệp tạo lòng tin và tạo ấn tượng với khách hàng. Chính vì vậy, không chỉ đưa
ra những chiến lược sáng suốt mà PepsiCo cần phải xây dựng được một đội ngũ
nhân viên sáng tạo, nhiệt huyết, chuyên nghiệp và tận tình để nắm bắt xu hướng
tiêu dùng và thấu hiểu, chăm sóc khách hàng.

23
KẾT LUẬN
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, ranh giới giữa vùng miền, quốc gia, các thị
trường khác nhau đã trở nên mờ nhạt, điều đó làm cho sản phẩm của doanh nghiệp
đến tay người tiêu dùng nhanh chóng hơn. Đồng nghĩa với điều đó là mức độ cạnh
tranh ngày càng gay gắt và không bó hẹp trong bất cứ thị trường đơn lẻ nào. Để doanh
nghiệp tồn tại, phát triển và thích ứng với thị trường thì cần phải nắm bắt cơ hội và
điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh theo định hướng thị trường, quan trọng hơn
cả là cần có một chiến lược kinh doanh quốc tế thật sáng suốt để phát triển doanh
nghiệp của mình.
Sau khi nghiên cứu về đề tài, chúng em thấy được chiến lược kinh doanh, tổ chức
bộ máy cũng như các yếu tố, cấu trúc chặt chẽ, thấy được sự khó khăn, phức tạp trong
môi trường kinh doanh, những yếu tố thắng bại đã cùng nhau tạo nên thương hiệu
Pepsi như hôm nay. Luôn luôn đổi mới, chuyển mình để thích nghi với thời buổi ngày
nay, nắm bắt tâm lý khách hàng cũng như mức tiêu thụ sản phẩm để đưa ra những kế
hoạch phát triển sản phẩm phù hợp. Bên cạnh đó, còn phải tập trung đến các đối thủ
nặng ký trên thương trường để đưa ra biện pháp cạnh tranh phù hợp. Phải tìm hiểu kỹ
nhu cầu của khách hàng khi muốn tung ra một sản phẩm mới nào đó, tránh trường
hợp chỉ tập trung vào số lượng sản phẩm mà bỏ quên đi sự phù hợp và chất lượng.
Hơn nữa, phải không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm là ưu tiên
hàng đầu, hoàn thiện được những điều đó sẽ giúp cho công ty ngày càng lớn mạnh và
nâng cao vị thế của mình trên thị trường.
Việc nghiên cứu và phân tích đề tài đã mở ra trước mắt nhóm một hiểu biết sâu
hơn về nội dung kiến thức thuộc môn học Kinh doanh quốc tế. Đồng thời, việc tìm
hiểu về một doanh nghiệp thực tế cũng bổ sung cho chúng em kiến thức chuyên môn.
Cuối cùng, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn và một lần nữa gửi lời cảm ơn chân
thành đến TS. Vũ Thị Bích Hải, ThS. Lý Nguyên Ngọc, TS. Vũ Kim Dung - các
giảng viên bộ môn Kinh doanh quốc tế bởi sự hướng dẫn tận tâm, chia sẻ kiến thức
và kinh nghiệm thực tế mà thầy, cô đã truyền đạt trong suốt quá trình học tập. Những
kiến thức này đã trở thành nền tảng hữu ích, đóng góp quan trọng để chúng em hoàn
thành bài tiểu luận này.

24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. 5 strategies to build a purpose-driven career. (2023, October 30). Retrieved
from pepsico.com: https://www.pepsico.com/our-stories/story/5-strategies-to-
build-a-purpose-driven-career/
2. Case Study: PepsiCo’s International Marketing Strategy. (n.d.). Retrieved
from MBA Knowledge Base: https://www.mbaknol.com/management-case-
studies/case-study-pepsis-international-marketing-strategy/
3. Dudovskiy, J. (2016, May 6). PepsiCo Value Chain Analysis. Retrieved from
Business Research Methodology: https://research-methodology.net/pepsico-
value-chain-analysis/
4. Ferguson, E. (2023, June 29). PepsiCo’s Generic Competitive Strategy &
Growth Strategies. Retrieved from Panmore Institute:
https://panmore.com/pepsico-generic-strategy-intensive-growth-strategies
5. Giới thiệu về tập đoàn PepsiCo. (n.d.). Retrieved from pepsico.com:
https://www.pepsico.com/who-we-are/about-pepsico
6. Mô hình VRIO – Xác định điều gì làm cho doanh nghiệp trở nên khác biệt.
(2021, July 22). Retrieved from Andrews University:
https://andrews.edu.vn/mo-hinh-vrio-xac-dinh-dieu-lam-cho-doanh-nghiep-
tro-nen-khac-biet/
7. PepsiCo Announces Strategic End-To-End Transformation: pep+ (PepsiCo
Positive). (2021, September 15). Retrieved from pepsico.com:
https://www.pepsico.com/our-stories/press-release/pepsico-announces-
strategic-end-to-end-transformation-pep-pepsico-positive09152021
8. Pratap, A. (2020, March 7). Pepsi Value Chain Analysis. Retrieved from CH
Blog: https://cheshnotes.com/pepsi-value-chain-analysis/
9. Winning with PepsiCo Positive (pep+). (n.d.). Retrieved from pepsico.com:
https://www.pepsico.com/who-we-are/mission-and-vision

25

You might also like