Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

LỊCH VIỆT NAM

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng từ thời thượng cổ ông cha ta đã biết cách tính
lịch để tính toán mùa vụ trồng trọt nhưng nó đã bị thất truyền. Thông qua việc
nghiên cứu lịch tre của người Mường, chúng tôi phát hiện ra đây chính là dấu tích
cuốn lịch cổ của người Việt xưa kia. Cách tính lịch tre khá thô sơ, chủ yếu dựa vào
quan sát trực tiếp để điều chỉnh ngày tháng trong lịch.
Tự nhiên như: gà gáy, mặt trời mọc, tang tảng sáng… Điều lý thú là ngày
không phải bắt đầu từ nửa đêm, bình minh hay hoàng hôn như các loại lịch khác
trên thế giới mà là thời điểm trước bình minh: gà gáy. Tháng phù hợp với tuần
trăng, nên có tháng đủ 30 ngày và tháng thiếu 29 ngày. Một tháng chia làm ba tuần
gọi là tuần Cây, tuần Lồng và tuần Cối tương ứng với Thượng tuần, Trung tuần và
Hạ tuần trong lịch âm dương phản ánh chu kỳ chợ phiên truyền thống. Mỗi tuần có
10 ngày, nếu tháng thiếu tuần cuối có 9 ngày. Năm thường có 12 tháng, năm nhuận
có thêm một tháng.
Hiện nay, người Mường tính lịch khá đơn giản, họ sử dụng lịch âm dương của
Nhà nước phát hành hàng năm để đối chiếu tìm ra ngày, tháng lịch Mường. Nguyên
tắc đối chiếu là ngày lui, tháng tiến nghĩa là ngày mồng một lịch Mường tương ứng
với ngày mồng hai lịch âm dương, nhưng tháng giêng Mường lại trước lịch âm
dương. Người Mường vùng Hòa Bình lấy đầu năm trùng với tháng mười lịch âm
dương, còn vùng Bất Bạt, Ba Vì lại lấy tháng đầu năm trùng với tháng mười một.
Nếu tháng lịch âm dương thiếu, đủ hay nhuận thì tháng Mường tương ứng cũng
tính đủ, thiếu và nhuận.
Cách tính lịch tre cổ truyền đã bị mai một, nhưng chắc chắn trước khi có lịch
âm dương, người xưa đã có cách tính riêng của mình. Có lẽ họ đã nhìn trăng đầu
tháng để điều chỉnh tháng đủ hay thiếu, điều này đã từng xảy ra trong lịch Ả Rập và
Do Thái cổ đại. Về việc đặt nhuận, có thể đã căn cứ vào chu kỳ Mặt trăng giao hội
với sao Tua . Những năm thường, ngày rằm tháng giêng lịch Mường, (tháng 10 Âm
dương lịch), Trăng chuyển động vào khoảng vị trí sao Tua rua, nhưng năm nào đến
rằm tháng giêng Trăng còn cách xa sao Tua rua thì tháng ấy là nhuận của năm
trước và ngày rằm tháng kế tiếp sau Trăng mới đi vào sao Tua rua.
Thời kỳ Bắc thuộc, lịch âm dương Trung Quốc được du nhập vào nước ta. Sau
khi giành lại độc lập, các triều đại phong kiến Việt Nam đã dùng lịch pháp Trung
Hoa để soạn lịch ban bố cho dân, do đó giữa lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc có
những khác nhau nhất định. Từ quan niệm làm lịch là công việc bí truyền nên sách
về lịch pháp không được phổ biến rộng; mặt khác dưới thời kỳ Minh thuộc (1407-
1427), đế quốc phương Bắc đã tiến hành tàn phá những di sản văn hóa nước ta,
sách vở, bia ký bị tiêu hủy, còn chưa kể khí hậu nóng ẩm dễ làm mục nát tài liệu;
cho nên, các tài liệu về lịch rất ít, gây khó khăn cho việc tìm hiểu lịch sử Việt Nam
thời kỳ phong kiến. Công trình Lịch và lịch Việt Nam của GS. Hoàng Xuân Hãn1
được coi như những nhát cuốc đầu tiên khai phá lĩnh vực này. Ông chỉ ra những
điểm khác nhau giữa lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc và kiến giải về điều đó.
1
Hoàng Xuân Hãn: Lịch và lịch Việt Nam, Tập san Khoa học Xã hội số 9 tháng 2 năm 1982, Paris
Tiếp nối việc nghiên cứu về lịch Việt Nam phải kể đến những công trình của PGS.
Lê Thành Lân2. Năm 1995, ông xuất bản cuốn Lịch hai thế kỷ (1802-2010) và các
lịch vĩnh cửu, công bố kết quả khảo cứu lịch Việt Nam thông qua việc phát hiện ba
tài liệu mới, đó là cuốn: Bách trúng kinh, Lịch đại niên kỷ bách trúng kinh và Khâm
định vạn niên thư. Năm 2000, dựa trên thành tựu ngiên cứu ấy, ông công bố cuốn
Lịch và bảng đối chiếu Âm - Dương lịch 2 thế kỷ 3 thì phần lịch Việt Nam từ 1544
đến nay căn bản đã được giải quyết. Sau đây, tôi xin sơ lịch vài nét về lịch sử lịch
Việt Nam 1000 năm trở lại đây dựa theo các công trình nghiên cứu trên.
Với chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền đã mở ra kỷ nguyên độc
lập, tự chủ của dân tộc ta. Buổi đầu dựng nước, các triều đại Ngô (938-965), Đinh
(968-980), Tiền Lê (980-1009) có lẽ chưa đặt cơ quan làm lịch. Đến triều Lý
(1009-1225) công cuộc xây dựng đất nước được đẩy mạnh trên mọi mặt. Năm
1174, Tống Hiến Tông buộc phải công nhận nước ta là An Nam quốc. Sách Văn
hiến thông khảo, An Nam chí lược có ghi một vài lần Tống ban lịch cho nhà Lý
(năm 1176, năm 1206, năm 1077), nhưng GS. Hoàng Xuân Hãn đã so sánh 11 số
liệu ngày tháng ghi trong lịch sử thì có 5 điểm khác nhau giữa lịch triều Lý và lịch
Tống.
Năm Canh Thân (1080): lịch ta nhuận tháng 8 còn lịch Tống nhuận tháng 9.
Năm Giáp Thìn (1124): lịch ta nhuận tháng 1 còn lịch Tống nhuận tháng 3.
Năm Nhâm Tý ( 1132): lịch ta nhuận tháng 5 còn lịch Tống nhuận tháng 5.
Năm Bính Dần (1146): lịch ta nhuận tháng 6 còn lịch Tống không nhuận.
Năm Canh Ngọ (1210): lịch ta tháng 9 thiếu lịch Tống tháng 9 đủ.
GS. Hoàng Xuân Hãn cho rằng: “trước đó, từ cuối Lý Thánh Tông đã có viên
chức soạn lịch ở triều Lý. Một điều buộc ta phải chú ý là sử Lý không hề có nói
đến viên chuyên môn về Thiên văn hay lịch. Ấy có lẽ chỉ vì bấy giờ chỉ có Lại viên
coi việc ấy mà thôi. Sử có chép việc thi cử các lại viên khóa viết, khóa toán và khóa
hình luật vào tháng 2 năm Đinh Tỵ (1077), chỉ mấy tháng sau khi đánh lui quân
Tống trên sông Như Nguyệt (sông Cầu). Tuyển toán gia cho việc thuế, việc tạo tác
đã đành, mà chắc cũng để tính lịch” 4. Việt sử lược còn cho biết “Năm Đinh Tỵ
(1092)… đặt điện Phụng Thiên, ở trên có lầu Chính Dương làm nơi xem giờ”. phải
chăng, đây chính là cơ quan làm lịch thời Lý. Vậy nguyên nhân dẫn đến sự khác
nhau giữa lịch hai nước là do nhà Lý đã sử dụng lịch pháp Tống để soạn lịch của ta,
sau đó Tống đã nhiều lần thay đổi lịch nhưng Lý vẫn dùng phép cũ.
Nhà Trần (1226-1400) thay thế nhà Lý, việc soạn lịch vẫn được duy trì, nên từ
năm 1226 đến năm 1300 có 4 lần lịch Trần khác lịch Trung Quốc:
Năm Bính Thìn (1256): lịch nước ta nhuận tháng 3 còn lịch Trung Quốc không
nhuận.
Năm Canh Tý (1285): lịch ta tháng 2 đủ, còn lịch Trung Quốc tháng 2 thiếu.
Năm Đinh Hợi (1287): lịch ta tháng 12 đủ, con lịch Trung Quốc tháng 12 thiếu.
Năm Canh Tý (1300): lịch ta nhuận tháng 3, còn lịch Trung Quốc không nhuận.

2
Lê Thành Lân: Lịch hai thế kỷ (1802-2010) và các lịch vĩnh cửu, Nxb. Thuận Hóa, Huế. 1995.
3
Lê Thành Lân: Lịch và bảng đối chiếu âm-dương lịch 2 thế kỷ, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2000.
4
Hoàng Xuân Hãn: Sđd. Tr. 56.
Năm 1281, sau khi thôn tính Trung Nguyên, nhà Nguyên bỏ lịch Đại Minh và
sử dụng lịch Thụ Thời của Quách Thủ Kính. Sau năm 1300, lịch hai nước lại trùng
nhau đến tận cuối đời Minh (1643). Điều này trùng khớp với sự kiện sứ thần Đặng
Nhữ Lâm đi sứ Trung Quốc năm 1301 có “Vẽ trộm bản đồ cung Uyển, mua giấu
địa đồ” và “sách cấm” đem về nước được ghi trong Nguyên sử và Việt điện tiêu án.
Có lẽ trong dịp này, nước ta đã học được phép lịch Thụ Thời. Thời Trần có nhiều
nhà tinh thông lịch pháp mà sử sách còn ghi lại như Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán.
Năm 1339, quan Thái sử cục lịnh nghi hậu lang Đặng Lộ tâu xin đổi tên lịch Thụ
Thời thành lịch Hiệp Kỷ và được vua đồng ý.
Sau khi nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, năm 1401, Hồ Hán Thương đổi tên lịch
Hiệp Kỷ thành lịch Thuận Thiên. Năm 1407, cha con Hồ Quý Ly bị bắt, nước ta bị
nhà Minh đô hộ.
Năm 1428, cuộc khởi nghĩa chống quân Minh thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi hoàng
đế đặt lại niên hiệu Đại Việt. Phép lịch Đại Thống được tiếp tục duy trì nên lịch hai
nước vẫn trùng khớp nhau đến ít nhất năm 1618. Lịch triều hiến chương cho biết
lịch thời kỳ này có tên là Khâm Thụ. Cơ quan soạn lịch đầu đời Lê là Thái sử viện,
đứng đầu là Thái sử lệnh, dưới có Thái sử thừa, Linh đài lang, Thái chúc và
Chưởng lịch. Đến thời Lê-Trịnh, Thái sử viện đổi thành Tư thiên giám có nhiệm vụ
đo đạc, ghi chép vị trí các thiên thể, soạn lịch và báo thời tiết.
Năm 1644, nhà Thanh lật đổ nhà Minh, phép lịch Đại Thống bị thay thế bởi
phép lịch Thời Hiến của giáo sĩ Thang Nhược Vọng. Trong khi ấy, nước ta vẫn sử
dụng phép lịch Đại Thống qua các thời Lê-Trịnh, Tây Sơn và đầu đời Gia Long.
Đến năm 1808, Nguyễn Hữu Thận đi sứ nhà Thanh, ông đã học được phép lịch
Thời Hiến và đem sách Lịch tượng khảo thành về nước. Từ đây lịch hai nước lại
trùng nhau.
GS. Hoàng Xuân Hãn đã phát hiện được cuốn Bách trúng kinh ghi Sóc, nhuận
từ năm Vĩnh Tộ thứ 6 (1624) đến năm Cảnh Thịnh thứ 7 (1799). năm 1944 ông đã
sử dụng lịch pháp Đại Thống để phục tính lịch thời Lê từ năm 1645-1811, rồi so
sánh 3 nguồn số liệu: kết quả phục tính, số liệu ghi trong Bách trúng kinh và số liệu
ngày tháng ghi trong các sách sử thì thấy chúng hầu như trùng khớp nhau, trừ 5
điểm (năm Nhâm Tý - 1792, Giáp Dần - 1794, Ất Mão - 1795, Đinh Tỵ - 1797 và
Canh Thân - 1800). Từ năm 1644 đến 1812, lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc có
46 tháng nhuận khác nhau.
PGS. Lê Thành Lân đã phát hiện được ba cuốn lịch cổ: Bách trúng kinh ghi lịch
nhà Lê-Trịnh từ 1624-1785, Lịch đại niên kỷ bách trúng kinh ghi từ năm 1740 -
1883, trong đó gồm lịch Lê-Trịnh từ 1740-1788, lịch Tây Sơn từ 1789-1801 và
phần lịch nhà Nguyễn 1813-1883. Cuốn Khâm định vạn niên thư ghi từ 1544-1903,
gồm lịch Lê-Trịnh 1544-1630, lịch chúa Nguyễn Đàng Trong 1631-1801 và lịch
nhà Nguyễn từ 1802-1903. Thông qua việc khảo cứu ba cuốn lịch này, ông đã làm
sáng tỏ sự khác nhau giữa lịch Lê-Trịnh Đàng Ngoài (1544-1788) với lịch chúa
Nguyễn Đàng Trong (1631-1801) với lịch Tây Sơn (1789-1801) và sự khác nhau
giữa ba loại lịch này cộng với lịch nhà Nguyễn (1802-1903) với lịch Trung Quốc.
Thời chúa Nguyễn Đàng Trong, lịch có tên là Vạn Toàn. Thời gian đầu đời Gia
Long, lịch Vạn Toàn vẫn được tiếp tục duy trì. Đến năm 1813, nhà Nguyễn áp
dụng phép lịch Thời Hiến và đổi tên lịch thành Hiệp Kỷ. Năm 1820, vua Minh
Mạng sai Khâm Thiên Giám soạn sách Vạn niên thư giống nhà Thanh. Khâm Thiên
Giám là cơ quan soạn lịch thời kỳ này, phụ trách về chuyên môn có Giám Chính và
Giám Phó.
Đầu thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược nước ta, lịch dương Gregorius được
đưa vào sử dụng trong các công sở của chính quyền thực dân song song với lịch
của triều đình Huế ban ra hàng năm. Trên thực tế, tình trạng này chỉ được chấm dứt
sau tháng 8 năm 1945, khi chính quyền Cách mạng đã sử dụng thống nhất lịch
Gregorius trong các văn bản nhà nước. Tuy nhiên, phải đến ngày 8 tháng 8 năm
1967, chính phủ mới có Quyết định số 121-CP quy định múi giờ chính thức của
nước ta là múi giờ 7; khẳng định nước ta dùng công lịch duy nhất là dương lịch
Gregorius; lịch âm dương vẫn được dùng tính ngày tết dân tộc và các ngày kỷ niệm
lịch sử và ngày lễ cổ truyền.

Chu Văn Khánh

You might also like