Long CH

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

UBND HUYỆN BẾN CẦU

TRƯỜNG THCS LONG CHỮ

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2022-2023 (ĐỀ 1)


Môn: NGỮ VĂN LỚP 9
Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề)
……………………………………………………………………
ĐỀ CHÍNH THỨC
( Đề có 01 trang, thí sinh không phải chép đề vào giấy thi)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU


Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(1) “...Không nhất thiết bạn phải tặng người khác những món quà đắt tiền hay
phải bỏ ra quá nhiều thời gian hoặc công sức để đem lại niềm vui cho người khác. Có
rất nhiều cách để khiến cho người khác cảm thấy vui. Một tấm thiệp xinh xắn được
gửi đến một cách bất ngờ cho một người quen của bạn, một bình hoa hái trong vườn
đặt lên bàn ăn của gia đình, hay đơn giản hơn, chỉ cần một nụ cười thân thiện của
bạn với đồng nghiệp vào mỗi sáng đến công sở,... Cũng có thể, những gì bạn làm cho
người khác, tưởng chừng như đơn giản, lại chính là biểu hiện của một ứng xử văn hóa
tốt đẹp, của một tinh thần vì cộng đồng: mang giúp hành lí nặng, nhường ghế trên xe
buýt hay tham gia làm việc tình nguyện tại trại trẻ khuyết tật,...
(2) Chẳng có hành động nào trong số những hành động trên là tầm thường,
nhỏ nhặt! Chính vì chúng quá đỗi bình thường nên chúng ta ít khi chịu để ý đến. Bạn
cứ thử thực hành trong cuộc sống hàng ngày mà xem, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy hiệu
quả tác động của chúng lên cuộc sống của bạn và của người khác kì diệu đến nhường
nào. “Hạnh phúc như là nước hoa, ban không thể vẩy lên người khác mà không làm
vương vài giọt lên chính mình” (Bernard Shaw)”.
(Trích “Hạnh phúc không khó tìm” - M.J.Ryan)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2: Tìm trong đoạn (1) những hành động đơn giản làm nên hạnh phúc.
Cân 3: Xác định và nêu hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu:
“Hạnh phúc như là nước hoa, bạn không thể vẩy lên người khác mà không làm vương
vài giọt lên chính mình”.
PHẦN II. LÀM VĂN
Câu 1: (3 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em trình bày suy nghĩ của mình về ý
nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống.
Câu 2: (4 điểm)
Cảm nhận của em nhân vật Vũ Nương qua tác phẩm “Chuyện người con gái
Nam Xương” của Nguyễn Dữ (Ngữ văn 9 – Tập 1).

------------------------Hết-------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 1
Phần Câu Nội dung Điểm
I Đọc hiểu 3,0
1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 1,0
2 Trong đoạn (1) những hành động đơn giản làm nên hạnh phúc:
- Một tấm thiệp xinh xắn được gửi đến một cách bất ngờ cho một người quen
của bạn, một bình hoa hải trong vườn đặt lên bàn ăn của gia đình, hay đơn 1,0
giản hơn, chỉ cần một nụ cười thân thiện của bạn với đồng nghiệp vào mỗi sáng
đến công sở,...
- Mang giúp hành lí nặng, nhường ghế trên xe buýt hay tham gia làm việc tình
nguyện tại trại trẻ khuyết tật,...
3 - Biện pháp tu từ: so sánh (so sánh hạnh phúc và nước hoa)
- Tác dụng: giúp hình ảnh trở nên sống động, hấp dẫn, gợi hình gợi cảm hơn; 1,0
giúp hình ảnh hạnh phúc vốn mông lung trở nên rõ ràng hơn, nó như một thứ
hương thơm ngọt ngào, dễ dàng lan tỏa, bám lấy tâm hồn mỗi người. Khi bạn
làm cho người khác hạnh phúc thì bạn cũng sẽ nhận được niềm hạnh phúc như
thế.
II. Làm văn 7,0
1 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về 3,0
ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống.

Yêu cầu chung


Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận xã hội. Bài
viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; lập luận thuyết phục, diễn đạt mạch lạc;
không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, đặt câu.
Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bài tỏ quan điểm, suy
nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng, phù hợp chuẩn mực đạo đức và
pháp luận.

Yêu cầu cụ thể


a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 0,25
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề nghị luận,
thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống 0,5
c. Triển khai hợp lí nội dung bài văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết
hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Thí
sinh có thể trình bày theo nhiều các khác nhau. Sau đây là gợi ý:
* Giải thích 0,5
- Sẻ chia: Cùng người khác san sẻ vui buồn, những trạng thái tình cảm, tâm hồn
với nhau; cả sự chia sẻ những khó khăn về vật chất, giúp nhau trong hoạn nạn...
=> Khi ta học được cách sẻ chia tức biết sống vì người khác cũng là lúc mình
nhận được niềm vui; ta cảm thấy cuộc đời này thật tuyệt vời.
* Bàn luận
- Sẻ chia được thể hiện qua các mối quan hệ: 1,0
+ Giữa con người với con người
+ Giữa các thành viên trong gia đình với nhau
+ Giữa học đường, tập thể, xã hội, toàn cầu…
- Biểu hiện của đồng cảm và chia sẻ:
+ Về vật chất: chúng ta có thể quyên góp, ủng hộ bằng nhiều cách để giúp đỡ
những người gặp hoạn nạn, khó khăn.
+ Về tinh thần: chúng ta biết lắng nghe, mở lòng để thấu hiểu họ, thể hiện tình
cảm, sự thấu hiếu đối với những người gặp khó khăn
+ Về công sức: có thể góp sức xây dựng nên nơi cư trú hay xây dựng trường
học cho những nơi khó khăn,…
- Ý nghĩa của sẻ chia trong cuộc sống
+ Đối với người nhận: những người gặp khó khăn sẽ rất vui, họ cảm thấy được
an ủi, được quan tâm và chia sẻ
+ Đối với người ủng hộ: những người ủng hộ sẽ được an lòng, cảm thấy nhẹ
nhàng, thanh thản và sống tốt hơn.
+ Mang lại lợi ích cho cả hai bên, giúp cho tinh thần của học trở nên thư thái và
được yêu thương hơn.
- Phê phán căn bệnh vô cảm, lối sống ích kỉ, sống thiếu trách nhiệm với đồng
loại, với cộng đồng ở một số người.
* Bài học:
- Nhận thức: sẻ chia giúp con người thêm sức mạnh để vượt qua những thử
thách, những nghịch cảnh của cuộc đời. Đó cũng là một trong những phẩm chất 0,25
"người", kết tinh giá trị nhân văn cao quý ở con người.
- Hành động: Phải học cách sẻ chia với sự thương hại, ban ơn... Ai cũng có thể
sẻ chia với những người quanh mình với điều kiện và khả năng có thể của mình.

d. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận 0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa 0,25
tiếng Việt.
2 a. Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương qua tác phẩm “Chuyện người con 4,0
gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ (Ngữ văn 9 – Tập 1).
Yêu cầu chung
Thí sinh biết vận dụng kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận văn học;
bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; thể hiện năng lực cảm thụ tốt, lập luận
thuyết phục, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, đặt câu.

Yêu cầu cụ thể


a. Đảm bảo cấu trúc của một bài nghị luận văn học: Trình bày đầy đủ 3 phần
của bài văn nghị luận. Phần mở bài phải biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn dề 0.25
nghị luận; phần thân bài được tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ
với nhau để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận; phần kết bài khái quát được vấn đề và
liên hệ.
b.Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương qua tác 0.5
phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp, sắp xếp các
luận điểm theo một trình tự hợp lí, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
Có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khái quát về nhân vật: 0,25
- Giới thiệu tác phẩm, tác giả
- Giới thiệu nhân vật: Vũ Nương là nhân vật chính trong truyện; là người phụ nữ
bình dân có đầy đủ vẻ đẹp về phẩm chất nhưng nhưng chịu đau khổ.
* Nội dung 1,5
Vũ Nương là người phụ nữ truyền thống Việt Nam với những phẩm chất
tốt đẹp:
+ Nàng xinh đẹp, dịu dàng, đức hạnh "Tính tình … đẹp", được nhiều người yêu
mến.
+ Khi lấy chồng: Nàng luôn giữ gìn hạnh phúc gia đình, giữ trọn đạo làm vợ
"giữ gìn khuôn phép … thất hòa".
- Khi chồng đi lính:
+ Trước khi chồng đi: Rót chén rượu đầy, dặn dò chống bằng lời lẽ ân cần, dịu
dàng "Chàng đi chuyến này …đủ rồi".
+ Trong lúc chồng đi lính: Nàng lo toan mọi việc, chăm sóc mẹ già, nuôi con
thơ. Mẹ chồng ốm thì hết lòng chăm sóc "hết sức thuốc … khuyên lơn". Mẹ
chồng mất "nàng hết lời … cha mẹ đẻ mình".
=> Nàng hết sức chu đáo, hiếu thuận, thủy chung. Mẹ chồng nàng cũng phải
công nhận điều đó "Sau này, trời xét … phụ mẹ".
+ Nàng còn là người phụ nữ hết mực thương con: Lo sợ con thiếu tình yêu
thương của cha, nàng đã dùng bóng của mình trên vách và bảo với con rằng "đó
là cha Đản".
- Đến khi bị chồng ngờ vực sự thủy chung:
+ Nàng vẫn hết sức biện bạch bằng những lời nói nhẹ nhàng "Thiếp vốn con kẻ
khó … nghi oan cho thiếp".
+ Đến lúc không thể giãi bày được nữa, nàng quyết liệt chọn cái chết để chứng
minh lòng trong sạch của mình.
- Nàng là một người phụ nữ giàu lòng vị tha: Khi nàng được minh oan trở về,
nàng không oán trách chồng mà con nói lời cảm tạ "Đa tạ … được nữa".
=>Vũ Nương là người phụ nữ điển hình của xã hội xưa, hết lòng vì chồng con,
thủy chung, hiếu thảo.
Cuộc sống của nàng chịu nhiều bất hạnh, đau khổ, không có được hạnh
phúc:
- Không được quyền lựa chọn tình yêu, hôn nhân:
+ Nàng xinh đẹp, nết na "tư dung tốt đẹp" nhưng lại lấy một kẻ "tuy con … vô
học", lại "quen thói đa nghi … quá sức".
=> Sự bất công của xã hội với người phụ nữ. Họ phải chịu lễ giáo "cha mẹ đặt
đâu con ngồi đó", không có tiếng nói, không có quyền lựa chọn người bạn đời
cho mình => Chính vì vậy đã gây nên tất cả nỗi bất hạnh sau này của nàng.
+ Chồng đa nghi, coi thường vợ, không tin tưởng vợ mình:
• Trương Sinh trở về, nghe lời con trẻ mà nghi ngờ vợ => không đối chất cùng
vợ mà chỉ một mực nghi oan
• Nàng giải thích đều gạt đi + hàng xóm bênh vực cũng không tin "lấy chuyện
…đuổi đi"
=>Vũ Nương phải chịu oan khuất, là một người phụ nữ bất hạnh vô cùng
=>Nàng quyết lấy cái chết để tỏ bày "Kẻ bạc …Ngu mĩ".
- Không được hưởng hạnh phúc trọn vẹn vì chiến tranh:
+ Vũ Nương phải chịu cảnh xa chồng khi "triều đình … giặc Xiêm" khi vừa mới
cưới "chẳng được bao lâu".
=> Phận nữ nhi phải chịu cảnh chia lìa với nỗi đau xa cách, chưa được hưởng
chút hạnh phúc gia đình (Liên hệ Chinh phụ ngâm).
=> Vũ Nương là người phụ nữ phải chịu nhiều bất hạnh, oan ức, không được
hưởng cuộc sống hạnh phúc như mong muốn. Tố cáo xã hội phong kiến với
những lề thói ép buộc người phụ nữ và những cuộc chiến tranh phi nghĩa khiến
vợ chồng lìa xa, hạnh phúc gia đình tan vỡ. 0,5
* Nghệ thuật 0,5
- Nhận xét về nghệ thuật: khai thác vốn văn học dân gian, sáng tạo về nhân vật...
- Liên hệ: hình ảnh người phụ nữ trong xã hội hiện nay
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt sáng tạo ( viết câu, sử dụng từ ngữ, liên hệ mở 0,25
rộng,..) văn viết giàu cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ tác phẩm văn học…
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tác chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25

UBND HUYỆN BẾN CẦU


TRƯỜNG THCS LONG CHỮ
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2022-2023 (ĐỀ 2)
Môn: NGỮ VĂN LỚP 9
Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề)
……………………………………………………………………
ĐỀ CHÍNH THỨC
( Đề có 02 trang, thí sinh không phải chép đề vào giấy thi)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)


Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ mùa sau vì cả hai đều là những
hạt lúa tốt, đều to, khỏe và chắc mẩy.
Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ
thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan
trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lí
tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa
thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ đem gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi
được bắt đầu một cuộc đời mới.
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được
nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì. Nó chết dần chết mòn.
Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó mọc lên cây lúa vàng
óng trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới.
(“Câu chuyện về hạt lúa”- Hạt giống tâm hồn, NXB Giáo Dục, 2004)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Chỉ ra phép tu từ và cho biết tác dụng của chúng trong những câu văn sau:
“Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ đem gieo xuống đất. Nó thật
sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới”?
Câu 3. Nếu được lựa chọn, em đồng tình với cách sống của hạt lúa thứ nhất hay cách
sống của hạt lúa thứ hai? Vì sao?
II. PHẦN LÀM VĂN: (6 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Em hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ
của em về đức tính giản dị.
Câu 2: (4 điểm)
Cảm nhận về vẻ đẹp của đoàn thuyền đánh cá qua khổ thơ đầu và khổ thơ cuối
trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa.


Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
...
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”

(Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.139,140)

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 2

Phần Câu Nội dung Điểm


I Đọc hiểu 3,0
1 Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 1,0
2 Phép tu từ ẩn dụ: “Hạt lúa thứ hai”: Con người sống trên đời.
“Đất”: Cách sống không ngại khó khăn, muốn được cống
hiến
Phép tu từ nhân hóa: Nhân hóa hạt lúa có những suy nghĩ, tình cảm giống như 1,0
con người
 Tác dụng của biện pháp ẩn dụ và nhân hóa: Tạo sự thú vị cho câu chuyện, từ
hình ảnh hạt lúa thể hiện cách sống muốn được cống hiến của con người
3 *Thí sinh có thể đồng ý với suy nghĩ, cách sống của hạt lúa thứ nhất, hoặc đồng
ý với cách sống của hạt lúa thứ hai, hay có thể đưa ra một ý kiến khác, miễn
sao có lý lẽ hợp lí, thuyết phục người đọc vẫn đạt tối đa điểm số. 1,0
- Đồng ý với cách sống của hạt lúa thứ nhất vì: Vì trong cuộc sống, con người
phải sống cho bản thân mình trước, người xưa từng nói: “Người không vì mình,
trời tru đất diệt”, thì quan niệm muốn cho mình được sung sướng (giữ lại chất
dinh dưỡng), an toàn (tìm nơi trú ngụ) thì không có gì là sai trái cả
- Đồng ý với cách sống của hạt lúa thứ hai vì: Nếu con người sống trong một vỏ
bọc, không có sự va chạm, chưa trải qua những khó khăn, thử thách thì cuộc
sống rất vô vị, nhàm chám. Phải có sự từng trải dấn thân (nát tan trong đất), thì
con người mới trưởng thành, mạnh mẽ và học được nhiều bài học kinh nghiệm,
từ đó mới có thể đóng góp cho cuộc sống.
- Ý kiến khác: Vừa đồng ý với quan niệm sống của hạt lúa thứ hai và cả cách
nghĩ của hạt lúa thứ nhất: Con người cần phải học hỏi kinh nghiệm sống bằng
việc dấn thân vào những khó khăn, thử thách nhưng cũng phải đảm bảo an toàn
cho bản thân mình trước.
II. Làm văn 7,0
1 Em hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng một trang giấy thi) trình bày suy 3,0
nghĩ của em về đức tính giản dị.

Yêu cầu chung


Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận xã hội. Bài
viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; lập luận thuyết phục, diễn đạt mạch lạc;
không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, đặt câu.
Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bài tỏ quan điểm, suy
nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng, phù hợp chuẩn mực đạo đức và
pháp luận.

Yêu cầu cụ thể


a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 0,25
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề nghị luận,
thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: đức tính giản dị 0,5
c. Triển khai hợp lí nội dung bài văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết
hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Thí
sinh có thể trình bày theo nhiều các khác nhau. Sau đây là gợi ý:
* Giải thích 0,5
- Giản dị là có lối sống phù hợp với hoàn cảnh với cuộc sống của mỗi chúng
ta. Ở đó mọi người không sống xa hoa, lãng phí, ăn chơi sa đọa. Đặc biệt lối
sống này dễ hòa nhập với con người do cùng hoàn cảnh và cuộc sống.
- Lối sống giản dị là lối sống đẹp không khoa trương, không diện nhưng dễ
thu hút lòng người
* Bàn luận:
- Biểu hiện của đức tính giản dị: 1,0
Trong cuộc sống
- Ăn uống bình thường, không xa xỉ
- Ăn mặc giản dị, đường hoàng
- Có lối sống giản dị
- Đối xử tốt với mọi người xung quanh
Trong lối sống
- Hòa nhã với mọi người
- Đối xử tốt với mọi người
- Yêu thương và giúp đỡ người khác
Ví dụ về tấm gương đức tính giản dị: Bác Hồ có lối sống giản dị, từ ăn uống
đến cách ăn mặc,….
- Vai trò, ý nghĩa của đức tính giản dị:
Lối sống giản dị là một trong những phẩm chất đáng quý của con người nó
giúp cho chúng ta tạo được những giá trị mới, được sự đánh giá cao của người
khác, khẳng định được bản thân về vẻ đẹp tâm hồn.
- Phê phán hiện nay có 1 số bộ phận, ăn mặc phản cảm không đúng lứa tuổi,
địa điểm: ví dụ: chùa chiền thì ăn mặc hở hang thiếu tế nhị, học sinh thì không
mặc trang phục của học sinh mà những bộ váy áo sành điệu…
* Bài học nhận thức 0,25
Chúng ta cần có nhận thức đúng và chính xác về lối sống giản dị nó tạo nên
phong cách ở mỗi người. Vậy nên cần phải tạo được cho bản thân lối sống
giản dị để cuộc sống hòa hợp và tốt đẹp hơn.

d. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận 0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa 0,25
tiếng Việt.
2 Cảm nhận về vẻ đẹp của đoàn thuyền đánh cá qua khổ thơ đầu và khổ thơ 4,0
cuối trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
b.
Yêu cầu chung
Thí sinh biết vận dụng kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận văn học;
bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; thể hiện năng lực cảm thụ tốt, lập luận
thuyết phục, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, đặt câu.

Yêu cầu cụ thể


a. Đảm bảo cấu trúc của một bài nghị luận văn học: Trình bày đầy đủ 3 phần
của bài văn nghị luận. Phần mở bài phải biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn dề 0.25
nghị luận; phần thân bài được tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ
với nhau để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận; phần kết bài khái quát dược vấn đề và
liên hệ.
b.Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của đoàn thuyền đánh cá qua khổ 0.5
thơ đầu và khổ thơ cuối trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp, sắp xếp các
luận điểm theo một trình tự hợp lí, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
Có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích 0,25

* Nội dung 1,5


1 Cảnh ra khơi và tâm trạng náo nức của con người.
a. Cảnh hoàng hôn trên biển.
– Cảnh mặt trời lặn được miêu tả thật độc đáo và ấn tượng:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
– Nghệ thuật so sánh nhân hóa cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ,
hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lử khổng lồ đang từ từ lặn xuống. Trong
hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là
tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cửa. Chi tiết Mặt trời xuống biển có
thể gây ra sự thắc mắc của người đọc vì bài thơ tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ở
vùng biển miền Bắc, mà ở bờ biển nước ta, trừ vùng Tây Nam thường chỉ thấy
cảnh mặt trời mọc trên biển chứ không thể thấy cảnh mặt trời lặn xuống biển.
Thực ra hình ảnh mặt trời xuống biển là được nhìn từ trên con thuyền đang ra
biển hoặc từ một hòn đảo vào lúc hoàng hôn, nhìn về phía tây, qua một khoảng
biển thì vẫn có thể thấy như là mặt trời xuống biển. Với sự quan sát tinh tế nhà
thơ đã miêu tả rất thực chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm.
b. Khi thiên nhiên bước vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu
làm việc
“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm với gió khơi”
– Đoàn thuyền chứ không phải chỉ con thuyền ra khơi đã tạo ra sự tấp nập trên
biển. Chữ “lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động của người dân chài đã đi vào
ổn định, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi của đất trời và sự làm việc
của con người.
– Tác giả đã tạo ra một hình ảnh khỏe, lạ mà thật từ sự gắn kết 3 sự vật và hiện
tượng: Câu hát, cánh buồm và gió khơi. Người đánh cá căng buồm và cất câu
hát lên nhà thơ có cảm giác như chính câu hát đó đã làm căng cánh buồm. Câu
hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn của người lao động trở thành sức mạnh
cùng với gió biển làm căng cánh buồm để con thuyền lướt sóng ra khơi.
– Nghệ thuật ẩn dụ trong hình ảnh thơ lãng mạn này đã góp phần thể hiện một
hiện thực: Đó là niềm vui phơi phới, tinh thần lạc quan của người dân chài. Họ
ra khơi trong tâm trạng đầy hứng khởi vì học tìm thấy niềm vui trong lao động,
yêu biển và say mê với công việc chinh phục biển khơi làm giàu cho Tổ quốc.

2. Khổ thơ cuối: Cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình minh lên.
a. Cảnh đoàn thuyền trở về
- Câu đầu tác giả lặp lại ở khổ thơ 1: “Câu hát căng buồm với gió khơi”
+ Có từ “với” là khác, có lẽ tác giả tránh sự lặp lại ở câu thơ trước => làm
cho khổ thơ cuối giống như điệp khúc của một bài hát, tạo cảm giác tuần hoàn
về thời gian, về công việc lao động; nhấn mạnh khí thế tâm trạng của những
người dân. Đoàn thuyền ra đi hào hứng sôi nổi, nay trở về cũng với tinh thần ấy
rất khẩn trương. Câu hát đưa thuyền đi nay câu hát lại đưa thuyền về.
- Bằng biện pháp khoa trương và hình ảnh nhân hóc Đoàn thuyền chạy đua
cùng mặt trời: cho thấy con người và vũ trụ chạy đua trong cuốc vận hành vô
tận, con người đã mang tầm vóc lớn lao của thiên nhiên vũ trụ trong cuộc chạy
đua này và con người đã chiến thắng.Có thể nói Huy Cận đã lấy tình yêu của
mình đối với cuộc sống mới của nhân dân khám phá ra vẻ đẹp hùng vĩ. Thay
vào không gian vũ trụ buồn hiu hắt của thơ ông trước cách mạng tháng Tám.
b. Bình minh trên biển
– Mở đầu bài thơ là cảnh hoàng hôn, kết thúc bài thơ là cảnh bình minh”
Mặt trời đội biển nhô màu mới”. Ánh mặt trời sáng rực, từ từ nhô lên ở phía
chân trời xa cảm giác như mặt trời đội biển. Câu thơ với ẩn dụ táo bạo cho thấy
sự tuần hoàn của thời gian, của vũ trụ.
- Hình ảnh “mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi” gợi nhiều liên tưởng như
những mặt trời nhỏ bé đang tỏa rạng niềm vui trước thành quả lao động mà con
người đã giành được sau một đêm lao động trên biển. => đó là cảnh tượng đẹp
huy hoàng giữa bầu tròi và mặt biển, giữa thiên nhiên và thành quả lao động.
Cả hai khổ đều thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên biển và con người ở cả hai thời
điểm: hoàng hôn và bình minh. Thiên nhiên luôn tươi sáng, kì vĩ, tráng lệ. Con
người luôn căng tràn sức sống và niềm say mê lao động.
Cảm hứng bao trùm lên hai khổ là cảm hứng vũ trụ. 0,5
Nghệ thuật:
Bút pháp thơ khoáng đạt, âm hưởng thơ vừa khoẻ khoắn, sỏi nổi lại vừa phơi
phới bay bổng; lời thơ dõng dạc, điệu thơ như khúc hát say mê, hào hứng, cách
gieo vần có nhiều biến hoá linh hoạt, vấn trắc xen lẫn vần bằng; hình ảnh thơ
giàu vẻ đẹp lãng mạn; nhiều biện pháp tu từ đặc sắc (so sánh, nhân hoá); kết cấu
đầu cuối tương ứng (lặp lại hình ảnh" mặt trời/ gió khơi/ câu hát"). 0,5
* Liên hệ:
Thí sinh tự chọn một tác phẩm khác cũng viết về sự gắn bó của con người và
biển quê hương để liên hệ với hai khổ thơ trên. Ví dụ: "Quê hương"của Tế
Hanh.
Có thể liên hệ với thực tế đời sống để thấy được người dân Việt Nam luôn có
những hành động thiết thực, cụ thể thể hiện tình yêu, sự gắn bó với biển: chống
ô nhiễm biển, bảo vệ cảnh quan biển, sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật
hướng về biển...
=> Khẳng định biển quê hương luôn ở trong trái tim của con người Việt Nam.

d. Sáng tạo: Cách diễn đạt sáng tạo ( viết câu, sử dụng từ ngữ, liên hệ mở 0,25
rộng,..) văn viết giàu cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ tác phẩm văn học…
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tác chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25

You might also like