Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Hóa Phân Tích – 2022 - 2023

Bài 23: Cho từ từ đến hết 0,020 mol Na2SO4 vào 100,0 mL dung dịch gồm AgNO3 0,20 M và Sr(NO3)2 0,10 M,
thu được dung dịch hỗn hợp B.
a) Kết tủa nào xuất hiện trước?
b) Xác định nồng độ ion Ag+ và Sr2+ trong dung dịch B.
Cho biết: pKS(Ag2SO4) = 4,82; pKS(SrSO4) = 6,48; pKa(HSO4−) = 1,99; *b(AgOH) = 10−11,7; *b(SrOH+) =10−13,18.

Bài 24: Người ta trộn 10,0 mL dung dịch Mg(NO3)2 4.10–2 M với 10,0 mL dung dịch NH3 8.10–2 M, thu
được dung dịch A.
a) Chứng minh rằng có kết tủa tạo thành trong dung dịch A.
b) Tính pH của dung dịch A.
c) Cho từ từ NH4Cl dạng muối rắn vào dung dịch A đến khi dung dịch trở nên trong suốt thì hết m (gam).
Tính giá trị nhỏ nhất của m. Coi thể tích dung dịch không đổi sau khi cho thêm NH4Cl.
Cho biết: M(NH4Cl) = 53,5 gam.mol–1; pKa(NH4+) = 9,24; *b = 10–12,8; pKS(Mg(OH)2) = 10,9.

Bài 25: Men răng có thành phần chủ yếu là hydroxyapatit Ca10(PO4)6(OH)2 (M = 1004 gam.mol–1). Men
răng được duy trì bởi trạng thái hoà tan – lắng đọng của Ca10(PO4)6(OH)2 vì trong nước bọt có chứa canxi
và photphat. Tuy nhiên, độ tan của hydroxyapatit ảnh hưởng rất nhiều bởi sự thay đổi độ axit của dung dịch
mà nó tiếp xúc: Khi tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có tính axit có thể gây ra hiện tượng mòn men răng.
Thông thường, nước bọt chứa khoảng 1,0 mM ion canxi và 3,0 mM photphot (ở các dạng của
photphat) và pH của nước bọt khoảng 7,0, được quyết định bởi các dạng tồn của photphat.
a) Xác định nồng độ của các dạng tồn tại chính của photphat trong nước bọt.
b) Xác định tích số tan Ksp của Ca10(PO4)6(OH)2.
c) Cocacola cũng là một đồ uống ưa thích của trẻ con, để tạo vị chua cho cocacola, người ta thường thêm
axit photphoric. Hàm lượng axit photphoric có trong nước cocacola là 160 mg P (tính theo hàm lượng
photpho)/1 lít.
i) Hãy tính pH của cocacola, coi như độ chua của cocacola chỉ gây ra bởi axit photphoric.
ii) Cậu bé trên ngậm 30,0 mL cocacola và 10,0 mL nước bọt có sẵn trong miệng (ở trạng thái bình
thường). Hãy cho biết trong trường hợp này, men răng có bị tan ra hay không? Giải thích.
Cho biết: H3PO4 có: pKa1 = 2,15; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32; H = 1; C = 12; O = 16; P = 31; Ca = 40.
Ca2+ + H2O Û CaOH+ + H+ *b = 10–12,60.

Bài 26: Chì chromate được sử dụng rộng rãi trong phẩm màu mặc dù việc sử dụng này được giảm bớt trong
vài thập kỉ trở lại đây. Cả hai thành phần của hợp chất này đều gây hại đến sức khỏe con người. Chromate
được quan tâm đến vì nó dễ dàng đi theo nước ngầm. Do vậy, nước ngầm lấy từ các giếng gần khu vực có
crom cần được phơi trước khi uống. Độ tan của chì cromat không chỉ phụ thuộc pH mà còn phụ thuộc vào
các cấu tử có mặt trong dung dịch.
a) Để xác định tích số tan của PbCrO4, người ta tiến hành hoà tan PbCrO4 trong dung dịch axit axetic 1,0 M,
bằng phương pháp phân tích khác, người ta đo được độ tan của PbCrO4 trong trường hợp này là S = 2,9×10−5
M. Hãy tính tích số tan Ksp của PbCrO4.
b) Giả sử rằng PbCrO4 trong đất tan và đạt trạng thái cân bằng vào trong nước ngầm có pH = 6,00. Hãy tính
các nồng độ cân bằng của các cấu tử: Pb2+; CrO42–; HCrO4− và Cr2O72–.
c) Một nhà nghiên cứu độc học muốn biết rằng tổng nồng độ crom hòa tan (CrT) trong dạ dày người là bao
nhiêu, để ở trạng thái cân bằng thì nồng độ HCrO4– bằng nồng độ Cr2O72–. Giả sử rằng dịch dạ dày là một
dung dịch có pH = 3,0, tính toán tổng nồng độ crom hòa tan (CrT).
Cho biết: pKa(CH3COOH) = 4,76; pKa(HCrO4−) = 6,50; b1(Pb(CH3COO)+) = 102,68; b2(Pb(CH3COO)2) =
104,08; *b(PbOH+) = 10−7,80; Cr2O72− + H2O 2CrO42− + 2H+ K = 10−14,64

1
Hóa Phân Tích – 2022 - 2023

Bài 27: CO2 trong không khí cân bằng với nước tự nhiên làm tăng khả năng tan của CaCO3 trong nước. Cân
bằng bằng này làm tăng độ tan của CaCO3 như sau:
CaCO3(r) + CO2(dd) + H2O ⇌ Ca2+ + 2HCO3− K
a) Tính hằng số cân bằng của phương trình trên.
b) Tính nồng độ của ion Ca2+ (mg/L) trong nước tự nhiên bão hoà CaCO3 mà nước đó có cân bằng với CO2
trong khí quyển. Biết rằng áp suất riêng phần của CO2 trong khí quyển là 3,78.10−4 atm.
c) Trong một hồ ngầm dưới mặt đất, nước hồ bão bào CaCO3 và có một hàm lượng CO2 cao. Nồng độ ion
Ca2+ trong hồ này được tìm thấy là khoảng 100 mg/L. Giả sử hồ và không khí bên trên hồ là một hệ kín
(không trao đổi với không khí bên ngoài). Hãy tính áp suất riêng phần của CO2 trong không khí bên trên mặt
hồ cân bằng với nồng độ CO2 trong nước.
Cho biết: pKa1(H2CO3) = 6,35; pKa2(H2CO3) = 10,33; pKS(CaCO3) = 8,35; *b(CaOH+) = 10−12,60.
CO2(kk) ⇌ CO2(dd) KH = 3,44.10−2 M atm−1
Bài 28: Trong nước thải của các nhà máy hoá chất, nhà máy mạ điện, .... thường chứa hàm lượng lớn crom
bao gồm cả Cr(III) và Cr(VI). Do độc tính của Cr(VI) cao hơn so với Cr(III) nên hàm lượng tối đa cho phép
trong nước sông, nước hồ,... của Cr(VI) là 0,10 mg Cr/L và của Cr(III) là 0,50 mg Cr/L. Do vậy, trước khi thải
ra môi trường, ta cần xử lí nước để làm giảm lượng Crom. Nguyên tắc như sau: Đầu tiên khử Cr(VI) về Cr(III)
bằng chất khử thích hợp, sau đó loại bỏ Cr(III) ra khỏi nước dưới dạng kết tủa Cr(OH)3.
Phân tích hàm lượng crom trong mẫu nước thải X của một nhà máy mạ điện, kết quả thu được như
sau: Hàm lượng Cr(VI) là 83,2 mg Cr.L–1; hàm lượng Cr(III) là 62,4 mg Cr/L, pH của nước thải là 2,0 (do ô
nhiễm axit mạnh). Để xử lý crôm trong nước thải trước khi xả vào môi trường, tiến hành qui trình như sau.
Thêm H2SO4 đặc (nồng độ 98%, khối lượng riêng D = 1,84 g.mL–1) vào để điều chỉnh pH về đến 1,0. Sau đó
cho lượng vừa đủ muối FeSO4 khan vào để khử Cr(VI) về Cr(III). Cuối cùng điều chỉnh pH bằng vôi sống
(CaO) để kết tủa Cr(III) ra khỏi nước dưới dạng kết tủa Cr(OH)3.
Các yêu cầu sau đây được thực hiện cho việc xử lý 1,0 lít nước thải X. Giả sử các thành phần khác trong
nước thải không ảnh hưởng tới kết quả xử lý.
a) Tính thể tích dung dịch H2SO4 đặc cần dùng để điều chỉnh pH của nước thải X.
b) Tính khối lượng FeSO4 khan cần dùng để phản ứng vừa đủ với lượng Cr(VI) trong nước thải X.
c) Trước khi thải ra môi trường, sử dụng CaO để chỉnh pH tăng lên nhằm kết tủa Cr(III) dưới dạng kết tủa
Cr(OH)3 và tách ra khỏi nước.
i) Tính giá trị pH nhỏ nhất cần phải điều chỉnh đến để kết tủa được Cr(III) dưới dạng Cr(OH)3 đảm bảo
hàm lượng cho phép của Cr(III) trong nước bề mặt (0,5 mg Cr/L).
ii) Để điều chỉnh về đến pH trong ý i) nói trên thì cần dùng vừa đủ m gam CaO. Tính giá trị của m. Coi
như vôi sống chỉ chứa CaO.
Cho biết: Cr3+ + H2O ⇌ CrOH2+ + H+ *
β1= 10−3,8
− −
Cr(OH)3↓ + OH ⇌ Cr(OH)4 K=1
3+
Fe + H2O ⇌ 2+
FeOH + H +
*b2 = 10−2,17;

pKa(HSO4 ) = 1,99; pKS (Cr(OH)3) = 29,8; pKS (Fe(OH)3) = 37,0.
O = 16; S = 32; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56.
Bài 29: a) Trộn 10,0 mL dung dịch K2Cr2O7 0,80 M với 10,0 mL dung dịch A gồm BaCl2 0,08 M và SrCl2
0,08 M thu được hỗn hợp B.
i) Hãy cho biết có kết tủa xuất hiện trong dung dịch B hay không? Nếu có, cho biết thành phần kết tủa.
ii) Tính khoảng pH cần thiết lập để có thể tách hoàn toàn ion Ba2+ ra khỏi ion Sr2+ bằng K2Cr2O7 khi
trộn 10,0 mL dung dịch K2Cr2O7 0,80 M với 10,0 mL dung dịch A (coi Ba2+ được tách hoàn toàn khi nồng
độ còn lại của Ba2+ trong dung dịch nhỏ hơn hoặc bằng 1,0.10−6 M).
iii) Dùng CH3COONa điều chỉnh pH; hãy tính nồng độ của CH3COOH cần thiết lập trong dung dịch
hỗn hợp để có thể tách được Ba2+ ra khỏi hỗn hợp. Coi thể tích dung dịch không thay đổi khi điều chỉnh pH.
b) Trong một thí nghiệm khác, để tách riêng được ion Ba2+ ra khỏi dung dịch hỗn hợp X gồm Ba2+ 0,10 M
và Sr2+ 0,10 M. Đầu tiên, thêm 10,0 mL dung dịch đệm axetat có pH = 4,0 vào 10,0 mL dung dịch X, sau đó
thêm từ từ dung dịch K2Cr2O7 1,00 M vào dung dịch hỗn hợp. Coi pH của dung dịch vẫn được duy trì ở 4,0.
i) Có thể tách riêng được Ba2+ ra khỏi dung dịch X bằng thí nghiệm này hay không? Giải thích.
ii) Nếu tách được, hãy tính thể tích dung dịch K2Cr2O7 1,00 M nhỏ nhất cần dùng để có thể tách
được ion Ba2+ ra khỏi 10,0 mL dung dịch X.
Cho biết: pKS(BaCrO4)= 9,93; pKS(SrCrO4) = 4,65; pKa(HCrO4–)= 6,50; pKa(CH3COOH) = 4,76.
Cr2O72– + H2O ⇌ 2CrO42– + 2H+ Ka = 10−14,64.
2
Hóa Phân Tích – 2022 - 2023

Bài 30: Trong dung dịch chứa ion Zn2+ và ion C2O42– có thể có các cân bằng sau:
Zn2+ + C2O42– ⇌ ZnC2O4* b1 = 104,85
Zn2+ + 2C2O42– ⇌ Zn(C2O4)22– b2 = 107,55
Zn2+ + C2O42– ⇌ ZnC2O4(r) K S –1 = 107,56
Trong đó ZnC2O4* là dạng phức tan trong nước còn ZnC2O4(r) là kết tủa.
a) Tính độ tan của ZnC2O4 trong dung dịch có pH giữ cố định ở 2,0.
b) Tính pH của dung dịch nước để độ tan của ZnC2O4 trong dung dịch đó là 0,01 M.
c) Bằng tính toán hãy cho biết có thể kết tủa được hoàn toàn ion Zn2+ từ dung dịch Zn2+ 0,10 M bằng dung dịch
C2O42– hay không? Nếu được, cho biết nồng độ C2O42– cần sử dụng. Biết rằng một ion được coi như tách hoàn
toàn ra khỏi dung dịch nếu tổng nồng độ các dạng tồn tại của của ion đó trong dung dịch £ 10–6 M.
Cho biết: H2C2O4 có pKa1 = 1,25; pKa2 = 4,27.

Bài 31: (Đề thi HSGQG – 2022): Trong phân tích định tính, để nhận biết sự có mặt của ion Fe3+ và ion
Mg2+ trong dung dịch, ion Fe3+ thường được tách riêng dưới dạng Fe(OH)3 kết tủa bằng cách điều chỉnh pH
của dung dịch, ion Mg2+ còn lại trong dung dịch.
Trong dung dịch Y gồm Fe(NO3)3 0,100 M; Mg(NO3)2 0,150 M và HNO3 0,0100 M.
a) Tính khoảng pH cần điều chỉnh để tách riêng ion Fe3+ ra khỏi dung dịch dưới dạng kết tủa Fe(OH)3 từ
dung dịch Y. Giả sử việc điều chỉnh pH không làm thay đổi thể tích dung dịch Y. Biết rằng một ion được
coi là kết tủa và tách riêng ra khỏi dung dịch nếu tổng nồng độ các dạng tồn tại của ion đó trong dung dịch
£ 10−6 M, còn ion khác chưa kết tủa.
b) Cho từ từ từng giọt NH3 2,00 M vào 1,00 mL dung dịch Y để tách riêng ion Fe3+. Tính số giọt dung dịch
NH3 tối thiểu và tối đa có thể dùng để tách riêng được ion Fe3+ ra khỏi dung dịch Y. Coi thể tích các giọt là
bằng nhau và bằng 0,03 mL.
Cho biết : Ở 298 K : NH4+ có pKa = 9,24; Mg(OH)2 có pKS = 10,90; Fe(OH)3 có pKS = 37,00; *b(MgOH+)
= 10−12,80; *b(FeOH2+) = 10−2,17; pKw = 14,00. Các thí nghiệm đều được thực hiện ở 298 K.

Bài 32: Dung dịch A gồm Al2(SO4)3 0,010 M và MgSO4 0,040 M.


a) Tính pH của dung dịch A.
b) Để tách riêng 2 cation kim loại ra khỏi nhau, ta có thể điều chỉnh pH của dung dịch để một chất kết tủa
dạng hydroxit còn chất còn lại chưa kết tủa.
i) Hãy cho biết giá trị pH1 của dung dịch A để bắt đầu xuất hiện kết tủa Al(OH)3 và giá trị pH2 của dung
dịch để bắt đầu xuất hiện kết tủa Mg(OH)2.
ii) Hai cation Al3+ và Mg2+ được coi là tách hoàn toàn khỏi nhau nếu cation thứ nhất kết tủa hoàn toàn
thì cation thứ 2 chưa bị kết tủa. Biết rằng một ion được coi là tách hoàn toàn ra khỏi dung dịch khi tổng nồng
độ các dạng còn lại của ion đó trong dung dịch là 10–6 M. Có thể điều chỉnh pH của dung dịch tăng dần lên
để tách riêng được 2 ion Al3+ và Mg2+ ra khỏi nhau được hay không?
iii) Nếu thêm từ từ dung dịch NH3 0,10 M vào 10,0 mL dung dịch A đến giá trị pH mà Al3+ kết tủa hoàn
toàn (nồng độ còn lại trong dung dịch là 10–6 M) thì cần dùng hết V (mL). Tính giá trị của V.
Cho biết: pKa(NH4+) = 9,24; pKa(HSO4−) = 1,99; pKs(Al(OH)3) = 32,4; pKs(Mg(OH)2) = 9,2; *b(AlOH2+) = 10−4,3;
*b(MgOH+) = 10−12,8.

Bài 33: Trộn 5,00 mL dung dịch gồm NH3 0,192 M và NH4Cl 0,120 M với 5,00 mL dung dịch Na3PO4 0,040
M được dung dịch A.
a) Tính pH của dung dịch A.
b) Thêm vào dung dịch A 10,00 mL dung dịch MgCl2 0,024 M, thu được dung dịch B. Bằng tính toán cụ
thể, hãy cho biết có kết tủa tách ra hay không? Nếu có, xác định thành phần kết tủa Mg(OH)2 và MgNH4PO4
tách ra từ dung dịch B hay không?
Cho biết: pKa(NH4+) = 9,24; H3PO4 có pKa1 = 2,15; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32; pKs(Mg(OH)2) = 10,9;
pKs(MgNH4PO4) = 12,60.
3
Hóa Phân Tích – 2022 - 2023

Bài 34: Một trong những thuốc thử đặc trưng để tìm ion Pb2+ (trong dung dịch) là Na2CrO4. Cho biết, kết
tủa PbCrO4 màu vàng, tan được trong dung dịch NaOH dư; trong khi đó, kết tủa PbS màu đen, không tan
được trong dung dịch NaOH.
Thêm từ từ 0,05 mol Pb(NO3)2 vào 1,0 L dung dịch X gồm 0,02 mol Na2S và 0,03 mol Na2CrO4,
thu được hỗn hợp Y gồm phần kết tủa và phần dung dịch (coi thể tích không thay đổi khi thêm Pb(NO3)2
vào dung dịch X).
a) Tính pH của dung dịch X.
b) Tính nồng độ cân bằng của ion [Pb2+] trong phần dung dịch của Y.
c) Trình bày sơ đồ pin được ghép bởi điện cực chì (Pb) nhúng trong hỗn hợp Y và điện cực hiđro tiêu chuẩn.
Cho biết: pKs(PbS) = 26,6; pKs(PbCrO4) = 13,70; pKs(Pb(OH)2) = 14,90; Eo(Pb2+/Pb) = -0,126 (V);
pKa(HCrO4-)= 6,50; H2S có: pKa1 = 7,02; pKa2 = 12,9;
2CrO42–+ 2H+ ⇌ Cr2O72– + H2O K = 1014,64.
*
Pb2+ + H2O ⇌ PbOH+ + H+ lg β1 = lg * β = −7,80
Pb(OH)+
* *
Pb2+ + 2H2O ⇌ Pb(OH)2(dd) + 2H+ lg β 2 = lg βPb(OH) = −17,20
2
2+ − + * *
Pb + 3H2O ⇌ Pb(OH)3 + 3H lg β3 = lg β = −28,00
Pb(OH)3-

Bài 35: Cho dung dịch A gồm FeCl3 0,0100 M; MgCl2 0,0100 M; NH4Cl 0,500 M và HCl 0,0200 M.
a) Tính pH của dung dịch A.
b) Tính nồng độ C của NH3 cần có mặt trong dung dịch A để bắt đầu xuất hiện kết tủa Fe(OH)3. Coi thể tích
dung dịch A không đổi khi cho thêm NH3.
c) Thêm từ từ dung dịch NH3 đặc tới khi C = 0,500 M (nồng độ đầu, chưa kể đến các tương tác hoá học),
thu được dung dịch B. Coi thể tích dung dịch A không đổi khi cho thêm NH3.
i) Có kết tủa xuất hiện trong dung dịch B hay không? Nếu có, cho biết thành phần kết tủa.
ii) Tính nồng độ cân bằng của các ion trong dung dịch B. Từ đó hãy cho biết Fe3+ có được tách hoàn
toàn ra khỏi dung dịch không? Biết rằng ion Fe3+ được gọi là kết tủa hoàn toàn và tách ra khỏi dung dịch
nếu tổng nồng độ các dạng tồn tại của nó trong dung dịch £ 10−6 M.
Cho biết: pKa(NH4+) = 9,24; pKS(Fe(OH)3) = 37,0; pKS(Mg(OH)2) = 9,20; H3PO4 có: pKa1 = 2,15; pKa2 =
7,21; pKa3 = 12,32; *b(FeOH2+) = 10−2,17; *b(MgOH+) = 10−12,80.

Bài 36: ĐỀ THI HSG QG NĂM 2019


Phèn chua (K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O; M = 948 g.mol–1) là chất thường được sử dụng để làm trong
nước sinh hoạt nhờ quá trình tạo kết tủa bông keo Al(OH)3 kéo theo các chất rắn lơ lửng trong nước.
a) Tính pH của dung dịch phèn chua bão hoà ở 25oC, biết rằng độ tan của phèn chua ở nhiệt độ này là 59,0
g.L–1.
b) Để làm trong nước sinh hoạt có pH = x, một lượng y gam phèn chua được hoà tan vào 1,0 m3 nước để tạo
kết tủa bông keo và tổng nồng độ các dạng tồn tại của nhôm còn lại trong dung dịch sau khi tạo kết tủa là
10–6 M (coi như Al3+ tạo kết tủa hoàn toàn). Giả thiết không có quá trình nào khác.
(i) Thiết lập biểu thức tính y theo x. Áp dụng để tính số gam phèn chua cần cho vào một bể chứa 3,0 m3
nước sinh hoạt có pH ban đầu là 6,5.
(ii) Cho rằng, để làm trong nước sinh hoạt một cách hiệu quả thì lượng Al(OH)3 kết tủa bông keo tối
thiểu phải là 15,6 mg.m–3 nước. Xác định pH tối thiểu của nước sinh hoạt để có thể sử dụng phèn chua được
hiệu quả.
Cho biết: *b(AlOH2+) = 10–4,30; pKa(HSO4–) = 2,00; pKS(Al(OH)3) = 32,40.

You might also like