Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

BÀI 6

GIAO THỨC QUẢN LÝ, GIÁM SÁT MẠNG SNMP


1. Mục đích thực tập
a) Tìm hiểu về giao thức SNMP
b) Triển khai giao thức SNMP trên hệ thống mạng sử dụng Packet Tracer
2. Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm: Sử dụng phần mềm Packet Tracer
 Router, Switch của Cisco
 Máy tính PC
 Cáp kết nối các PC, Router và Switch
3. Nội dung thực tập
3.1. Tìm hiểu lý thuyết
 Tìm hiểu về giao thức định tuyến RIP, OSPF…
 Tìm hiểu kiến thức cơ bản về giao thức SNMP, cách cấu hình trên các thiết bị
của Cisco.
3.2. Thực nghiệm
Thiết lập topo mạng như hình sau:

Hình 1: Topo mạng cấu hình SNMP


Hoàn thành các nhiệm vụ dưới đây:
1. Cho phép SNMP trên cả R1 và R2:
ro community = public
rw community = private
2. Sử dụng MIB browser (SMNP v3) trên PC để xem hostname của R1 và R2
3. Xem các interfaces trên R1 sử dụng MIB browser trên PC
4. Xem các kiểu interface trên R1 bằng MIB Browser
5. Xem bảng định tuyến của R1 bằng MIB Browser
6. Xem vùng OSPF của R1 bằng MIB Browser
7. Xem router-id của R1 bằng MIB Browser
8. Xem các hàng xóm OSPF của R1 bằng MIB Browser
9. Thay đổi tên của R1 thành "Router1" sử dụng MIB browser trên PC
Bước 1: Kích vào R1 chọn CLI để vào giao diện cấu hình cho router như hình sau:

Hình 2: Cấu hình SNMP và pass trên R1


Bước 2: Kích vào R2 chọn CLI để vào giao diện cấu hình cho router như hình sau:

Hình 3: Cấu hình SNMP và pass trên R2


Bước 3: Đánh lệnh show run trên mỗi router để kiểm tra xem các lệnh cấu hình vừa xong
đã có hay chưa, sử dụng phím space để cuộn hiển thị thêm thông tin

Hình 4: Xem lại thông tin cấu hình SNMP và pass trên R1
Bước 4: Trên R1 gõ sh ip int brief để xem thông tin về địa chỉ IP, trạng thái của các
interface.

Hình 5: Xem thông tin về các interface trên R1


Bước 5: Kích vào PC chọn Desktop và MIB Browser, gõ thông tin địa chỉ IP và
community pass của R1 (public và private) như sau:

Hình 6: Thiết lập thông số để truy cập quản lý R1


Bước 6: Vào cây SNMP MIBs chọn thông tin như hình và kích vào sysname, trong thanh
Operations chọn Get và Go để xem thông tin về tên của R1 và R2 (thay bằng địa chỉ
10.1.1.2).
Hình 7: Thông tin sysname trên R1 và R2
Bước 7: Tiếp tục vào Interfaces, ifTable, ifEntry để xem các thông tin về các interface
của R1 và R2, mỗi lần thay đổi chọn Get, Go để hiện ra thông tin mới:

Hình 8: Thông tin các interface trên R1 và R2


Hãy cho biết:
- Name và OID của Router là gì?
- ifDescr mô tả các thông tin gì, kiểm nghiệm lại trong giao diện dòng lệnh của các
router bằng lệnh sh ip int brief
- Trong phần ifType mô tả các thông tin gì, hãy cho biết loại cáp và loại interface
mà các router đang sử dụng là gì?
- Trong phần ifMtu hãy cho biết giá trị của chúng bằng bao nhiêu, giá trị này có ý
nghĩa gì?
- Trong phần ifSpeed hãy cho biết tốc độ truyền dẫn của các interface là bao nhiêu,
từ đó có thể suy ra loại giao diện truyền dẫn của router là gì?
- Trong phần ifPhysAddress hãy cho biết địa chỉ MAC của các interface là bao
nhiêu, cấu trúc địa chỉ MAC có gì khác so với địa chỉ IP?
- Trong phần ifAdmin Status hãy cho biết trạng thái của các interface, kiểm tra lại
bằng lệnh sh ip int brief trong giao diện dòng lệnh của các router xem có khớp
thông tin không? Hãy thử chuyển trạng thái của interface GigabitEthernet0/0 trên
R1 bằng lệnh shutdown, sau đó cho biết có còn nhận được thông tin về MIB bằng
cách nhấn vào Get, Go nữa không, giải thích tại sao?

Hình 9: Chuyển GigabitEthernet0/0 trên R1 sang trạng thái down


- Chuyển lại trạng thái của interface GigabitEthernet0/0 thành up với lệnh no
shutdown, sau đó kiểm tra lại xem có nhận được các thông tin về MIB hay không?

Hình 9: Chuyển GigabitEthernet0/0 trên R2 sang trạng thái up


Bước 8: Tiếp tục vào ipRouteTable, ipRouteEntry để xem các thông tin về bảng định
tuyến của R1 và R2 trong các phần ipRouteDest, ipRouteNextHop, ipRouteMask…, mỗi
lần thay đổi chọn Get, Go để hiện ra thông tin mới, giải thích về các thông tin nhận được.
Sử dụng lệnh sh ip route trên mỗi router để so sánh các thông tin thu được.

Hình 9: Kiểm tra thông tin bảng định tuyến trên R1


Bước 9: Tiếp tục vào ospf để xem các thông tin về giao thức định tuyến OSPF được sử
dụng trên mỗi router, mỗi lần thay đổi chọn Get, Go để hiện ra thông tin mới, giải thích
về các thông tin nhận được. Sử dụng các lệnh sh ip ospf; sh ip ospf database; sh ip ospf
neighbor để kiểm tra đối sánh các thông tin trên router và thông tin thu được từ MIB.

Hình 10: Kiểm tra thông tin giao thức định tuyến OSPF trên R1
Bước 10: Thay đổi tên của R1 và R2, trong phần system, sysname, Operations chọn set
và điền vào các tham số như hình rồi chọn Go, sau đó kiểm tra trên cửa sổ dòng lệnh xem
thông tin có khớp không? Thực hiện tương tự với R2 (thay đổi địa chỉ IP thành 10.1.1.2)
Hình 11: Đổi tên R1 thành Thuchanh1
Bước 11: Thực hiện trao đổi và phân tích gói tin bằng cách chọn Simulation, sau đó chọn
sysName, kích Get, Go sẽ xuất hiện biểu tượng gói tin giống hình chiếc phong bì trên PC

Hình 12: Mô phỏng gói tin gửi từ PC


Kích vào biểu tượng gói tin (chiếc phong bì) sẽ thu được thông tin như hình, kích chọn OSI
Model và Outbound PDU Details để xem các thông tin về Layer, các trường thông tin trong
các Layer tương ứng.

Hình 13: Thông tin các lớp trong mô hình OSI


Hình 14: Các trường thông tin trong gói tin các lớp tương ứng
Trong cửa sổ Event List kích vào nút Play/Capture/Forward để xem gói tin được gửi đi,
chạy từ PC qua Switch đến router. Khi gói tin đến R1 lại kích vào biểu tượng gói tin
(chiếc phong bì) để xem các thông tin về địa chỉ nguồn, địa chỉ đích, cổng nguồn, cổng
đích…

Hình 15: Thông tin về địa chỉ nguồn, đích của các gói tin
4. Câu hỏi
- Anh (chị) hãy trình bày các ứng dụng của giao thức SNMP
- Anh (chị ) hãy cho biết có thể giám sát được các thông số nào đối với hệ thống mạng
khi sử dụng SNMP.
5. Nội dung báo cáo thực tập
5.1. Lý thuyết
- Trình bày kiến thức cơ bản về SNMP, ý nghĩa và ứng dụng của việc triển khai SNMP
trên thực tế.
5.2. Các nội dung thực tập đã được tiến hành, các kết quả thí nghiệm.
5.3. Nhận xét đánh giá kết quả thực tập

You might also like