Giang

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

- Những bạn nào đúng cả 4 câu

- Như vậy qua TC các em đã nắm được trang phục của người dân Tây
Nguyên. Bạn nào có thể mô tả lại trang phục của đồng bào Tây Nguyên GV
đưa tranh (cả nam, nữ). 1 HS đứng dưới mô tả lại (giống SGK)
- Cô thấy các em đã sưu tầm được rất nhiều loại trang phục của đồng bào
Tây Nguyên. Bây giờ chúng mình hãy góp lại thành một bộ sưu tập nhé. Mời
các bạn lên dán các trang phục lên bảng (GV chuẩn bị một tờ giấy A0 to, học
sinh từng nhóm lên dán ảnh trang phục), (tự dán keo ở dưới lên chỉ việc dán
vào). Chỉ vào các tranh ảnh HS vừa dán và nêu: Các em ạ, mỗi dân tộc ở
Tây Nguyên đều có những bộ trang phục truyền thống của riêng mình và đã góp
phần tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo. Văn hóa trang phục Tây Nguyên là một
trong những di sản văn hóa đặc sắc của Việt Nam.
Đến với Tây Nguyên là đến với vùng đất của các lễ hội độc đáo.
Vậy nhóm em đã tìm hiểu được những lễ hội gì hãy chia sẻ cho cả lớp
cùng xem.
Nhóm 1: (Đưa các tranh ảnh lễ hội đã dán lên tờ giấy gắn lên bảng
lớp).
- Ở Tây Nguyên có rất nhiều lễ hội như lễ hội đua voi, lễ hội đâm trâu, lễ
hội cúng lúa mới.
? Bạn biết gì về các lễ hội này không ?
- Tớ biết về lễ hội đua voi ở Tây Nguyên: Lễ hội đua voi được tổ chức 2
năm 1 lần vào tháng 3 âm lịch, tại buôn Đôn (Đắk Lắk ). Trên một bãi đất rộng
các chú voi từ các buôn được tập hợp về đây để thi đấu. Các chú voi thường thi
chạy, thi bơi sông. Mỗi chú voi được điều khiển bởi hai người quản tượng khéo
léo. Chú voi nào về đích sẽ được thưởng nhiều đồ ăn ngon.
Nhóm 2:
Nhóm tớ đã tìm được rất nhiều tranh ảnh về lễ hội Tây Nguyên như: Lễ
hội cồng chiêng, Lễ hội tạ ơn cha mẹ, Lễ hội cà phê, Lễ cúng bến nước.
H nói về lễ tạ ơn cha mẹ (như SGK ).
Cô thấy các nhóm đã sưu tầm và tìm hiểu rất nhiều về các lễ hội ở Tây
Nguyên. Có nhóm còn sưu tầm và gửi cho cô các video để chia sẻ với các bạn
như nhóm của bạn A. Bây giờ cô mời cả lớp xem nhóm bạn đã chia sẻ về lễ hội
gì nhé.
(xem lễ hội đua voi ).
- Ngoài ra ở Tây Nguyên còn có một lễ hội nổi tiếng được UNESCO công
nhận là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại các em biết đó là lễ hội gì không ?
(cồng chiêng ).
Đưa tranh lễ hội cồng chiêng
- Lễ hội này các em sẽ được tìm hiểu chi tiết trong bài học sau.
- Bài học hôm nay các em đã được biết về một số nét văn hóa của đồng
bào Tây Nguyên. Bạn nào hãy mô tả lại một số nét chính về văn hóa của đồng
bào Tây Nguyên.
Đưa tranh: Nhà ở, nhà cộng đồng

Nhà sàn Nhà R

Trang phục

Nam, nữ

Lễ hội

Đua voi Cồng chiêng Tạ ơn cha mẹ

HS nói ở Tây Nguyên người dân thường ở nhà sàn và họ có những ngôi
nhà R độc đáo
- Trang phục của họ may đơn giản, nam đóng khố, nữ quấn váy
- Họ có nhiều lễ hội nổi tiếng như lễ hội cồng chiêng, đua voi, tạ ơn cha
mẹ.
Vậy thì những nền văn hóa này có gì khác với dân tộc em. Bạn nào hãy
làm phóng viên để phỏng vấn các bạn về nội dung này.
PV: Bạn thấy nhà ở vùng Tây Nguyên có gì khác với dân tộc mình (người
Tây Nguyên ở nhà sàn, còn dân tộc mình thì ở nhà xây. ).
- Bạn thấy công dụng nhà R ở Tây Nguyên có điểm gì giống với nơi bạn
ở.
(Tớ thấy nhà R ở Tây Nguyên có vai trò giống với Đình làng, với nhà văn
hóa nơi tớ ở, nó đều là nơi sinh hoạt chung của mọi người ).
- Bạn thấy trang phục của đồng bào Tây Nguyên như thế nào, có gì khác
với trang phục của dân tộc mình ?.
(Tây Nguyên họ thường đóng khố, mặc váy, còn trang phục của dân tộc
mình thì rất hiện đại).
Cảm ơn!
Các em thấy mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa riêng, dân tộc Tây
Nguyên có những nét văn hóa độc đáo góp phần tạo nên một bức tranh phong
phú về 54 dân tộc trên đất nước Việt Nam. Chúng ta cần bảo tồn và phát triển
nền văn hóa đặc sắc đó.

You might also like