Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 27

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG


KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG - TRUYỀN THÔNG

HỌC PHẦN:

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA AI TỚI ÂM NHẠC VÀ HỘI HOẠ Ở
VIỆT NAM

GVHD: ThS. Võ Thị Hằng Nga


Nhóm thực hiện
1. Lê Tường Nghi (nhóm trưởng)
2. Huỳnh Lê Hưởng
3. Vũ Hiếu
4. Huỳnh Tuấn Quang
5. Hà Quốc Chương
6. Trầm Trung Kiên
7. Phan Thị Yến Oanh
TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11/2023
2

Mục Lục

1) Tổng quan đề tài nghiên cứu ..........................................................................................3


1.1 Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 3
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................4
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát ......................................................................... 4
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ............................................................................... 5
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 5
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 6
2) Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan ................................................................. 6
2.1 Khái niệm ................................................................................................................... 6
2.2 Các nghiên cứu trong và ngoài nước ...................................................................... 9
3) Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 12
3.1 Xác định biến ........................................................................................................... 12
3.2 Phương pháp chọn mẫu ..........................................................................................12
3.2.1 Mẫu .................................................................................................................... 12
3.2.2 Công cụ chọn mẫu: ...........................................................................................12
3.2.3 Phương pháp chọn mẫu ...................................................................................13
3.3 Cách thức thu thập dữ liệu .................................................................................... 13
3.4 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 13
3.4.1 Nghiên cứu định tính ........................................................................................13
4) Cấu trúc nghiên cứu dự kiến ........................................................................................14
5) Xử lý dữ liệu ...................................................................................................................15
6) Bảng tiến độ thực hiện nghiên cứu ..............................................................................16
7) Phụ lục ........................................................................................................................... 20
Thang đo .........................................................................................................................20
Thang đo định danh (nominal scale) .......................................................................20
Thang đo định lượng .................................................................................................20
Thang đo likert .......................................................................................................... 20
Phiếu khảo sát: Tác Động của AI trong Âm Nhạc và Hội Họa ở Việt Nam ........... 20
8) Tài liệu tham khảo .........................................................................................................25
3

1) Tổng quan đề tài nghiên cứu

1.1 Lý do chọn đề tài


Hiện nay trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) đã không quá xa lạ với cuộc sống
của chúng ta, AI không còn là một phát minh mà chúng ta nghĩ rằng nó đến từ tương lai.
Bởi vì, nó đã xuất hiện và gắn liền với cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Công nghệ
này đang tạo ra một cuộc cách mạng và được dự đoán sẽ có tác động lớn đến rất nhiều
ngành nghề, lĩnh vực. Theo Amanda Russo (2020). Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF),
Recession and Automation Changes Our Future of Work, But There are Jobs Coming uớc
tính đến năm 2025, AI sẽ khiến 85 triệu người mất việc làm và tạo ra 97 triệu việc làm
mới. Đặc biệt, lĩnh vực âm nhạc và hội họa sẽ bị tác động nhiều nhất do sự phát triển của
các công cụ AI vì:
4

Trong lĩnh vực âm nhạc, trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại không chỉ khả năng tạo ra
những bản nhạc mới mẻ mà còn có thể hợp tác trực tiếp với nghệ sĩ. Công nghệ AI đã
tiến xa hơn việc chỉ tạo ra những dòng nhạc tự động mà đã phát triển thành việc tạo ra
những bản nhạc hoàn chỉnh, mang đậm phong cách và cảm xúc riêng. Nhờ vào khả năng
phân tích âm thanh và hiểu được các yếu tố âm nhạc, AI có thể tạo ra những tổ hợp âm,
giai điệu và lời bài hát độc đáo khiến cho khán giả trở nên thích thú và bất ngờ.

Ngoài việc tạo ra âm nhạc, công nghệ AI cũng có thể được áp dụng trong lĩnh vực
hội họa để sáng tạo tranh và tác phẩm hội họa độc đáo. AI có khả năng học và nhận biết
các phong cách hội họa khác nhau, từ các trường phái cổ điển cho đến các xu hướng hiện
đại. Với sự kết hợp giữa khả năng tính toán và sáng tạo của con người, AI có thể tạo ra
những tác phẩm nghệ thuật độc đáo và đa dạng, mang đến cho người xem những trải
nghiệm thú vị và mới lạ.
Sự tiến hóa nhanh chóng này của AI đã tác động đến sự nghiệp, công việc, sự sáng tạo,
quyền sở hữu trí tuệ - chất xám của các nghệ sĩ trên toàn thế giới bao gồm Việt Nam. Vì
thế, nhóm đã chọn và nghiên cứu để phân tích: “Tác động của AI trong âm nhạc và hội
họa ở Việt Nam “.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mac tiêu nghiên cứu của chúng tôi sẽ tập trung vào việc phân tích tác động của AI
trong lĩnh vực Âm nhạc và Hội họa ở Việt Nam
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Mac tiêu nghiên cứu tổng quát của đề cương "Phân tích tác động của AI trong lĩnh
vực Âm Nhạc và Hội Họa ở Việt Nam" sẽ phân tích, chứng minh cách mà trí tuệ nhân tạo
ảnh hưởng đến công việc của những nghệ sĩ đang hoạt động trong 2 lĩnh vực: Âm nhạc
và Hội họa tại Việt Nam.
5

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể


Từ mục tiêu nghiên cứu tổng quát, đề cương sẽ cung cấp dữ liệu để nhóm đưa ra
biện pháp, định hướng, phương thức để đối phó với những tác động của AI cũng như tận
dụng nó, ví dụ như:
- Xác định cách mà AI đã và đang tác động đến quá trình sáng tạo âm nhạc và hội họa
ở Việt Nam. Nghiên cứu sẽ phân tích các dự án, sáng tác và công cụ sử dụng AI trong
lĩnh vực âm nhạc và hội họa, từ đó đưa ra nhận định về tác động của AI đối với quá trình
sáng tạo và những thay đổi trong phong cách và phương pháp làm việc của các nghệ sĩ.
- Hiểu rõ những thách thức và cơ hội mà AI mang lại cho những người đang hoạt động
trong 2 lĩnh vực này tại Việt Nam.
- Đề xuất các chiến lược và biện pháp thích ứng để nghệ sĩ và cộng đồng nghệ thuật tận
dụng lợi ích và bảo vệ chất xám của họ từ sự phát triển của AI.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu


Nhóm chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để:

- Lợi ích và tác hại của AI? Vì sao AI sẽ có tác động trực tiếp đến âm nhạc và hội họa ở Việt
Nam?
- Trong bối cảnh các công cụ AI ngày càng phát triển, làm cách nào để những người đang
hoạt động trong âm nhạc và hội họa bảo vệ được quyền lợi của mình nghề nghiệp, về sở hữu
trí tuệ?
- Làm cách nào để tận dụng các công cụ AI để bổ trợ cho việc sáng tạo trong âm nhạc, hội
họa nhưng không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ?
6

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Dựa vào mục tiêu nghiên cứu, nhóm đã xác định đối tượng nghiên cứu của dự án
này sẽ bao gồm nghệ sĩ đang hoạt độnng trong lĩnh vực âm nhạc và hội họa tại Việt Nam.
Nhóm sẽ tiến hành cuộc khảo sát, phỏng vấn và theo dõi các diễn đàn nghệ thuật trực
tuyến để tìm hiểu những thay đổi trong vai trò và thực tiễn sáng tạo của nghệ sĩ, cũng như
nhận diện cơ hội mới mà AI mang lại trong lĩnh vực nghệ thuật. Cuộc khảo sát này sẽ tập
trung vào việc thu thập ý kiến và trải nghiệm từ các nghệ sĩ, nhằm hiểu rõ những thách
thức và cơ hội mà AI mang lại cho họ.
Phạm vi nghiên cứu: 50 nhạc sĩ, ca sĩ, họa sĩ Việt Nam.
Thời gian thực hiện nghiên cứu: 01/01/2024 - 09/09/2024.

2) Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan

2.1 Khái niệm


Trí tuệ nhân tạo (AI)
Ngô Hữu Phúc, trong sách Giáo trình Nhập môn trí tuệ nhân tạo: Học viện kỹ thuật
quân sự (chương 1, trang 9-17) Trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực nghiên cứu của khoa học
máy tính và khoa học tính toán nói chung. Mac đích của trí tuệ nhân tạo là xây dựng các
thực thể thông minh có những khả năng sau:

- Hành động như con người


- Suy nghĩ như con người
- Suy nghĩ có lý trí
- Hành động có lý trí

Có 2 trường phái về AI:

- Strong AI: Có thể tạo ra thiết bị có trí thông minh và các chương trình máy tính
thông minh hơn con người.
- Weak AI: Các chương trình máy tính có khả năng mô phỏng hành vi của con người.
7

Và theo tài liệu tham khảo trong giáo trình, một số định nghĩa liên quan về Trí
tuệ nhân tạo như sau:
- Trí tuệ nhân tạo giúp tạo ra máy tính có khả năng suy nghĩ...máy tính có trí tuệ theo
đầy đủ nghĩa của từ này (Haugeland, 1985).
- Trí tuệ nhân tạo là khoa học nghiên cứu xem làm thế nào để máy tính có thể thực
hiện được những công việc mà hiện con người con làm tốt hơn máy tính (Rich and
Knight, 1991).
- Trí tuệ nhân tạo là khoa học nghiên cứu về các hoạt động trí não thông qua các mô
hình tính toán (Chaniak và McDemott, 1985).
- Nghiên cứu các mô hình tính toán để máy tính có thể nhận thức, lập luận, và hành
động (Winston, 1992).
- Trí tuệ nhân tạo nghiên cứu các hành vi thông minh mô phỏng trong các vật thể nhân
tạo (Nilsson, 1998).

Hội hoạ
Theo Hà Thị Minh Chính (2019), Mỹ Thuật học chương 2, trang 16 “Hội hoạ” là
loại hình nghệ thuật tạo hình, dựa vào nội dung, đề tài, tác phẩm thể hiện mà phân chia
thành những thể loại nhỏ hơn.
Bức tranh vẽ về con người và bộc lộ cá tính, tính cách, đặc điểm riêng về ngoại hình,
nội tâm được gọi là tranh chân dung.
Tác phẩm vẽ về con người nhưng những con người chung trong các sinh hoạt, hoạt
động, công việc lại được gọi là tranh sinh hoạt.
Ngoài ra, người ta còn dựa vào đặc điểm, tính chất, hình thức thể loại hay khuôn khổ của
bức tranh mà Hội hoạ có thể phân chia thành các thể loại: Hội hoạ giá vẽ và tranh tường
(bích hoạ).
Ngoài hai cách phân chia trên, còn cách phân chia thể loại dựa vào đặc điểm địa lý
của từng quốc gia, từng khu vực (phương Đông, phương Tây).
8

Âm nhạc
Trong giáo trình “Âm nhạc cơ bản” (Phạm Thị Thu Hà, 2009 Âm nhạc được định
nghĩa như sau: “Âm nhạc là nghệ thuật lấy âm thanh làm phương tiện biểu hiện, khắc họa
cuộc sống và thể hiện tư tưởng tình cảm con người. Âm nhạc có tính trừu tượng nó không
thể hiện đầy đủ các chi tiết thực chỉ mô tả chung nhưng tạo cho ta cảm giác, hứng thú
mạnh mẽ và sự liên tưởng phong phú. Tính trừu tượng của âm nhạc gắn với trí tưởng
tượng của con người. Âm nhạc là tiếng nói tình cảm sâu sắc, nó đi thẳng trực tiếp vào trái
tim con người và không thể diễn tả bằng lời. Nghệ thuật âm nhạc có khả năng lớn tác
động đến nền giáo dục tình cảm. Thể hiện được những tư tưởng tiến bộ của thời đại. Nó
góp phần tích cực thúc đẩy xã hội phát triển.”
Quyền sở hữu trí tuệ
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009, 2019), quyền sở hữu
trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và
quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây
trồng. Cụ thể:

- Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng
tạo ra hoặc sở hữu.

- Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền
của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình
phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

- Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế,
kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên
thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu
và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
9

- Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống
cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng
quyền sở hữu.

2.2 Các nghiên cứu trong và ngoài nước


Trong nước
Trong bài báo Phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) tại Việt Nam: Thực trạng, kinh nghiệm
quốc tế và xu hướng phát triển (Phạm Thị Thu Hà, 2019).
Bài báo trên đang nghiên cứu về vấn đề phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) tại Việt Nam.
Bài báo bắt đầu bằng việc giới thiệu AI là một trong những công nghệ đột phá nhất của
thế kỷ 21, có tiềm năng tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tiếp
theo, bài báo đi sâu phân tích thực trạng phát triển AI tại Việt Nam, trong đó nhấn
mạnh những thành tựu đạt được cũng như những thách thức cần giải quyết. Cuối cùng,
bài báo đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy phát triển AI tại Việt Nam một cách bền
vững và hiệu quả. Cụ thể, bài báo đã nghiên cứu về các vấn đề sau:
- Thực trạng phát triển AI tại Việt Nam
- Những thách thức đối với phát triển AI tại Việt Nam
- Giải pháp thúc đẩy phát triển AI tại Việt Nam
Về thực trạng phát triển AI tại Việt Nam, bài báo đã chỉ ra rằng AI đang được chú
trọng phát triển tại Việt Nam, với nhiều ứng dụng tiềm năng trong các lĩnh vực như y
tế, giáo dục, nông nghiệp, giao thông, thương mại điện tử,... Tuy nhiên, bên cạnh
những thành tựu đạt được, AI tại Việt Nam vẫn còn đối mặt với một số thách thức như:
Nguồn nhân lực AI còn thiếu và yếu về chất lượng, cơ sở hạ tầng dữ liệu còn hạn chế,
chính sách hỗ trợ phát triển AI còn chưa đầy đủ. Cuối cùng, trong bài báo có đưa ra
giải pháp thúc đẩy phát triển AI tại Việt Nam một cách bền vững và hiệu quả, bài báo
đã đề xuất một số giải pháp như:
- Xây dựng cộng đồng AI mạnh mẽ
- Hình thành hệ sinh thái AI hoàn chỉnh
10

- Đầu tư nghiên cứu phát triển AI


- Thúc đẩy ứng dụng AI trong thực tiễn
Những giải pháp này được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam phát triển AI trở thành một
trong những công nghệ mũi nhọn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước.

Nguyễn Ngọc Hồng Dương (2022), Bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm
của trí tuệ nhân tạo, Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và
ứng dụng công nghệ, Khoa Pháp luật thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội
(https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/bao-ve-quyen-tac-gia-doi-voi-tac-pham-cua-tri-
tue-nhan-tao-89469.htm). Nghiên cứu đã nêu ra những khả năng sáng tạo của AI. Nghiên
cứu cho rằng AI có khả năng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật chất lượng cao,
tương đương với tác phẩm do con người tạo ra. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành của nhiều
quốc gia, trong đó có Việt Nam, chưa công nhận AI là tác giả của tác phẩm do nó tạo ra.
Điều này gây khó khăn cho việc bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tạo ra và sử dụng tác
phẩm được tạo ra bởi AI.

Bài báo đã đề xuất một số giải pháp để giải quyết vấn đề này bao gồm:

- Có thể cân nhắc việc công nhận AI là tác giả đối với tác phẩm do AI tạo ra.

- Nếu không công nhận AI là tác giả thì có thể quy định rằng chủ sở hữu quyền tác giả đối
với tác phẩm được tạo ra bởi AI là người tạo ra AI, nhà đầu tư và lập trình viên.

- Cần quy định rõ các điều kiện bảo hộ, phạm vi bảo hộ và trách nhiệm pháp lý đối với tác
phẩm được tạo ra bởi AI.

Việc nghiên cứu về khía cạnh quyền tác giả của AI là một vấn đề quan trọng trong bối
cảnh AI đang phát triển mạnh mẽ. Quá trình xây dựng khung pháp luật phù hợp để bảo vệ
11

quyền tác giả đối với tác phẩm được tạo ra bởi AI sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của AI
và bảo vệ quyền lợi của các chủ thể liên quan.

Ngoài nước

WIPO (2019), Các vấn đề chính phát sinh từ AI và phản hồi chính sách, Xu hướng
công nghệ: Trí tuệ nhân tạo (trang 120). Bài báo đã cung cấp cái nhìn tổng quan về
những thách thức mà AI mang đến cho xã hội và cách thức các quốc gia giải quyết những
thách thức đó. Bài báo là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách
và các tổ chức, cá nhân quan tâm đến AI. Bài báo đã chỉ ra 5 thách thức chính mà AI
mang đến bao gồm:

- Tác động đến vấn đề việc làm: AI có thể thay thế con người trong một số công
việc, dẫn đến tình trạng thất nghiệp, bất bình đẳng trong xã hội và cạnh tranh với các
quốc gia cung cấp lao động giá rẻ.

- Đe dọa an ninh: AI được sử dụng cho mục đích quân sự hoặc thực hiện tấn công
mạng, gây ra những mối đe dọa an ninh mới.

- Vấn đề bảo mật dữ liệu: AI có khả năng xử lý một lượng lớn dữ liệu, do đó cần
có các biện pháp bảo mật dữ liệu để tránh bị lợi dụng.

- Tương lai của siêu trí tuệ: AI sẽ phát triển thành siêu trí tuệ, vượt qua trí tuệ của
con người, dẫn đến những tác động chưa thể lường trước.

Ramon Lopez de Mantaras và Josep Lluis Arcos (2002), AI và Âm nhạc – Từ sáng


tác đến biểu diễn cảm xúc, AI Magazine (Phần 23). Nghiên cứu này giúp chúng ta biết về
ba loại hệ thống âm nhạc máy tính chính dựa trên kỹ thuật của trí tuệ nhân tạo: hệ thống
sáng tác, hệ thống tự do sáng tạo và hệ thống biểu diễn. Nghiên cứu cũng bàn về hệ thống
12

biểu diễn âm nhạc SaxEx, dựa trên chương trình này, máy tính có khả năng tạo ra các
bài biểu diễn độc tấu nhạc jazz chất lượng cao dựa trên dữ liệu của các nghệ sĩ đã biểu
diễn trước đó. Trong nghiên cứu cũng chỉ ra nhược điểm của hệ thống này về khả năng
truyền cảm từ những tác phẩm tạo nên từ chương trình máy tính nhưng những kĩ thuật đó
có thể sẽ có khả năng thay thế công việc của con người trong tương lai.

Những nghiên cứu, báo cáo trên đã có đề cập về những vấn đề mà AI đã đem đến,
kể cả tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề AI
sẽ tác động đến âm nhạc và hội họa tại Việt Nam. Vì thế, đó là động lực cũng như cơ sở
để nhóm quyết tâm xây dựng đề cương nghiên cứu này, góp ích một phần nhỏ chất xám
của mình cho xã hội nói chung và nền âm nhạc, hội họa tại Việt Nam nói riêng.

3) Phương pháp nghiên cứu

3.1 Xác định biến


Biến độc lập: Tác động của AI
Biến phụ thuộc: Ngành âm nhạc và hội họa ở Việt Nam

3.2 Phương pháp chọn mẫu


3.2.1 Mẫu
Mẫu của nghiên cứu sẽ là 50 nghệ sĩ ngẫu nhiên ở Việt Nam. Số lượng 50 nghệ sĩ có
thể đảm bảo một mẫu phản ánh đa dạng trong ngành nghệ thuật âm nhạc và hội họa ở
Việt Nam.
Số lượng này đủ lớn để cung cấp thông tin đầy đủ và đa chiều mà không làm cho
quá trình phân tích trở nên quá phức tạp, kết quả có thể đáp ứng các yêu cầu thống kê cơ
bản và cung cấp những hiểu biết đáng chú ý về sự tác động của AI.
3.2.2 Công cụ chọn mẫu:
Khảo sát bằng bảng khảo sát. Công cụ này sẽ giúp nhóm thu thập dữ liệu một cách
nhanh và tiết kiệm chi phí nhất có thể.
13

3.2.3 Phương pháp chọn mẫu


Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản để đảm bảo mỗi nghệ sĩ ở cả hai lĩnh
vực hội hoạ và âm nhạc đều có xác suất được chọn là như nhau.

3.3 Cách thức thu thập dữ liệu

Dữ liệu sơ cấp: Lấy từ bảng khảo sát vì nhóm sẽ tổng hợp dữ liệu từ 50 nghệ sĩ ở cả
hai lĩnh vực âm nhạc và hội hoạ nên việc lấy thông tin từ bảng khảo sát sẽ giúp tiết kiệm
thời gian cho đôi bên và sẽ giúp nghệ sĩ thoải mái hơn khi trả lời các câu hỏi.

Dữ liệu thứ cấp: Nguồn dữ liệu sẽ được thu thập qua các kết quả, nhận định, kết luận
từ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về tác động của AI trong 2 lĩnh vực âm
nhạc và hội họa như : Dentons (2020); Nước Úc tiếp cận tới Trí tuệ nhân tạo – Bài học từ
WIPO về sở hữu trí tuệ, Shuruq Aref Alshammari. (2021); Bảo vệ bản quyền đối với tác
phẩm do AI tạo ra theo Luật của Liên minh Châu Âu, C Roads (1980) - Computer Music
Journal - Tập 4 - Số 2 - Trí tuệ nhân tạo và Âm nhạc – Phần 1 – Trang 13 - 25, Zylinska -
Joanna – 2020 - Nghệ thuật và AI.
3.4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ được thực hiện thông qua nghiên cứu định tính.
3.4.1 Nghiên cứu định tính
Phương pháp này sẽ giúp nhóm hoàn thành đề cương dựa trên cơ sở lý thuyết,
nghiên cứu, báo cáo có liên quan.
Dựa theo những cơ sở lý thuyết của các nghiên cứu này, nhóm sẽ có được kiến thức
cơ bản về AI, cách mà AI sẽ tác động đến nghệ thuật và nhóm sẽ có khả năng phân tích
được những yếu tố mà AI sẽ làm ảnh hưởng đến các nghệ sĩ. Từ đó, xây dựng bảng câu
hỏi phỏng vấn sao cho phù hợp nhất với các nghệ sĩ sao cho kể cả khi họ không có kiến
thức về AI thì bảng khảo sát cũng sẽ giúp họ hình dung được AI là gì và nó sẽ có ảnh
hưởng tích cực và tiêu cực như thế nào đến họ.
14

4) Cấu trúc nghiên cứu dự kiến

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Ý nghĩa của đề tài
Phương pháp nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan về AI
1.1 Các khái niệm liên quan
1.2 Các nghiên cứu trong và ngoài nước
Chương 2: Phân tích, dự đoán tác động của AI đến âm nhạc và hội họa ở Việt Nam ở
hiện tại, tương lai
2.1 Phân tích tác động của AI ở hiện tại
2.2 Phân tích tác động của AI trong tương lai
2.3 Đánh giá thuận lợi và khó khăn mà AI đem lại
Chương 3: Bối cảnh và kết quả nghiên cứu về tác về tác động của AI đến lĩnh vực âm
nhạc và hội họa ở Việt Nam
3.1 Hoàn cảnh của nền Âm nhạc và Hội họa trên thế giới
3.2 Bối cảnh của nền Âm nhạc và Hội họa tại Việt Nam
3.3 Kết quả nghiên về tác về tác động của AI đến lĩnh vực âm nhạc và hội họa ở Việt
Nam
Chương 4: Đề xuất giải pháp
4.1 Giải pháp thích ứng
4.2 Giải pháp đối phó
4.3 Giải pháp phát triển
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
15

5) Xử lý dữ liệu

Các dữ liệu được thu thập sẽ được xử lý thông qua phần mềm Excel, các bước thực
hiện bao gồm:
Bước 1. Kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu
Bước 2. Xử lý dữ liệu: Loại bỏ dữ liệu trùng lặp
Bước 3. Trực quan hóa dữ liệu
-Sử dụng biểu đồ và đồ thị để thể hiện dữ liệu
-Thực hiện thống kê mô tả
Bước 4. Phân tích dữ liệu
-Phân tích dữ liệu dựa trên nguồn dữ liệu mà nhóm đã thu thập được và dựa trên cơ
sở lý thuyết mà nhóm đã đưa ra. Ví dụ như: Nhóm sẽ dựa trên lý thuyết và đưa ra
câu hỏi: AI sẽ thay thế được các nghệ sĩ trong tương lai. Sau đó, dùng câu hỏi này
để khảo sát các nghệ sĩ, cảm nhận của họ về vấn đề này.
-Kiểm định giả thuyết
Sau khi đã có dữ liệu, nhóm sẽ tiến hành kiểm tra lại dữ liệu thu thập được có
đúng với giả thuyết mà nhóm đưa ra hay không. Từ đó kết luận được giả thuyết, đánh
giá dữ liệu.
Giả thuyết mà nhóm đưa ra :
AI có thực sự ảnh hưởng lớn đến quá trình sáng tạo trong Âm nhạc và Hội họa
không ?
Bước 5. Đánh giá dữ liệu
-Đối chiếu dữ liệu với các thông tin tham chiếu
-Tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn
-Bảo mật dữ liệu
Bước 6. Trình bày kết quả
-Tổng hợp kết quả
-Diễn giải kết quả
16

6) Bảng tiến độ thực hiện nghiên cứu

-Bảng tiến độ thực hiện:

Công
STT Nội dung thực hiện Thời gian Chi phí
việc

Xác định vấn đề, mục tiêu, câu hỏi và


Xây giả thuyết nghiên cứu. Tổng quan tài
dựng đề liệu và cơ sở lý thuyết về AI, nghệ
Tháng 01 - VND
1 cương thuật âm nhạc và hội hoạ tại Việt
02/2024 1,000,000.00
nghiên Nam. Lựa chọn phương pháp nghiên
cứu cứu, phương pháp chọn mẫu, phương
pháp thu thập và phân tích dữ liệu.
17

Thiết kế công cụ thu thập dữ liệu


(bảng câu hỏi, phỏng vấn, quan sát,
thí nghiệm). Tiến hành thu thập dữ
Thu thập Tháng 03 - VND
2 liệu từ các nguồn khác nhau (sách,
dữ liệu 04/2024 25,000,000.00
báo, tạp chí, internet). Kiểm tra tính
hợp lệ, độ tin cậy và độ thích hợp của
dữ liệu.
18

Sử dụng các phần mềm, công cụ và


kỹ thuật thích hợp để phân tích dữ
liệu (thống kê mô tả, thống kê suy
diễn, phân tích hồi quy, phân tích
Phân tích Tháng 05 - VND
3 nhân tố, phân tích nội dung, phân tích
dữ liệu 06/2024 2,000,000.00
định lượng). Kiểm tra các giả định và
các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả
phân tích. Trình bày kết quả phân tích
dưới dạng bảng, biểu đồ, hình ảnh.
19

Đánh giá kết quả phân tích dữ liệu


theo các mục tiêu giả thuyết nghiên
cứu. So sánh và đối chiếu kết quả
Bàn luận nghiên cứu với các nghiên cứu trước
Tháng 07 - VND
4 và kết đó và cơ sở lý thuyết. Rút ra những
08/2024 1,000,000.00
luận kết luận chính và những hàm ý cho
thực tiễn và lý thuyết. Đề xuất những
kiến nghị và hướng nghiên cứu tiếp
theo.

Kiểm tra lại nội dung, hình thức và


Hoàn ngôn ngữ của luận văn. Tham khảo ý
VND
5 thiện đề kiến của người hướng dẫn và các Tháng 09/2024
1,000,000.00
báo cáo chuyên gia. Sửa đổi và bổ sung theo
những góp ý, in và nộp luận văn.
20

7) Phụ lục

Thang đo
Thang đo định danh (nominal scale)
Thang này sẽ giúp nhóm đo lường dữ liệu, phân loại, thống kê về: giới tính, lĩnh vực
hoạt động.
Thang đo định lượng
Thang đo giúp thông kê các thông tin như: số năm hoạt động, số lượng công cụ trí
tuệ nhân tạo đã từng sử dụng.
Thang đo likert
Dùng thang này để đo mức độ cảm nhận của các nghệ sĩ về tác động của AI: Đồng ý
– Rất đồng ý – Không đồng ý – Rất không đồng ý.

Phiếu khảo sát: Tác Động của AI trong Âm Nhạc và Hội Họa ở Việt Nam

Mở đầu

Xin chào Anh/Chị, chúng em là sinh viên của Trường Đại học Văn Lang đang thực
nghiên cứu khoa học về đề tài “Tác Động của AI trong Âm Nhạc và Hội Họa ở Việt
Nam”. Phần khảo sát của chúng em gồm các câu hỏi về sự tác động và ảnh hưởng của AI
lên các công việc nghệ thuật như Âm nhạc và Hội họa. Ý kiến của Anh/Chị là rất quan
trọng để chúng em có thể hoàn thành nghiên cứu của mình và đóng góp cho cộng đồng
nghiên cứu. Câu trả lời của Anh/Chị sẽ được bảo mật và chỉ được sử dụng cho mục đích
nghiên cứu.

Xin cảm ơn Anh/Chị rất nhiều!

Thông tin chung

Anh/Chị bao nhiêu tuổi:

o Dưới 30
21

o Trên 30

Anh/Chị là nghệ sĩ thuộc lĩnh vực nào?


o Âm Nhạc
o Hội Họa

Anh/Chị đã có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này bao lâu?
o Dưới 5 năm
o Từ 5-10 năm
o Trên 10 năm

Phần khảo sát:


I) Thông tin cơ bản về AI
1. Anh/Chị có biết thông tin về trí tuệ nhân tạo không?
o Hoàn toàn không biết
o Có biết thông tin
o Tìm hiểu rất kỹ
2. Anh/Chị đã từng sử dụng AI để hỗ trợ trong công việc của Anh/Chị không? Nếu có,
Anh/Chị sử dụng AI như thế nào?
o Tôi thường sử dụng AI để tạo ra các ý tưởng mới hoặc cải thiện các ý tưởng hiện có.
o Tôi sử dụng AI để trợ giúp một phần.
o Tôi sử dụng AI để trợ giúp toàn bộ công việc của tôi.
o Tôi không/chưa sử dụng AI trong công việc của mình.

3. Trí tuệ nhân tạo là một chương trình máy tính có khả năng hoạt động giống như
con người, kể cả khả năng tạo ra âm nhạc và tranh vẽ. Anh/Chị có thích thú với
thông tin này không?
o Không
o Thích
o Rất thích
22

II) Sự ảnh hưởng của AI trong Âm Nhạc và Hội Họa

4. Để tạo ra một bài hát mới hoặc một bức tranh vẽ mới, AI chỉ cần tốn vài giây để có
thể tạo ra sản phẩm. Anh/Chị cảm thấy như thế nào về việc này?

Câu trả lời:…………………………………………………………………………………..

5. Theo anh chị trong tương lai, các nghệ sĩ có cần phải trang bị kiến thức chuyên
ngành để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật nữa không?

o Có

o Không

6. Để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật ưng ý từ các công cụ AI, đòi hỏi người sử dụng
phải có kiến thức về nghệ thuật và cả kiến thức về cách điều khiển AI. Anh/Chị nghĩ
điều này sẽ mang lại tác hại hay lợi ích gì?

Câu trả lời: ………………………………………………………………………………….

7. Sự phát triển mạnh mẽ của AI đã giúp công cụ này có khả năng tạo ra các tác
phẩm nghệ thuật cực kì chất lượng. Anh/Chị có nghĩ rằng AI có thể thay thế vai trò
của nghệ sĩ âm nhạc và hội họa trong tương lai không? Tại sao?

o Có
o Không
23

o Lí do khác: …………………………………………………………………………………

8. Anh/Chị nghĩ AI có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến công việc của Anh/Chị?
o AI có ảnh hưởng tích cực vì nó giúp tôi mở rộng khả năng sáng tạo và nâng cao chất
lượng sản phẩm của tôi.
o AI có ảnh hưởng tiêu cực vì nó làm mất đi sự độc đáo và tính sáng tạo của tôi.
o AI không có ảnh hưởng gì đáng kể vì nó chỉ là một công cụ hỗ trợ và không thay thế
được vai trò của nghệ sĩ.

9. Khả năng tạo ra âm nhạc nhanh chóng, đưa ra nhiều ý tưởng nghệ thuật. Anh/Chị
nghĩ các nghệ sĩ ở Việt Nam có nên tận dụng AI để phát triển và đưa vào các công
việccủa mình không?

o Không. Vì sử dụng AI sẽ bị lạm dụng và phụ thuộc vào nó.


o Có. Vì giúp các nghệ sĩ có thêm nhiều ý tưởng sáng tạo cũng như tiết kiệm thời gian đưa
ra ý tưởng.

10. Những tác phầm nghệ thuật do AI tạo ra đang mắc phải một làn sóng phản đối vì
những tác phẩm này được tổng hợp từ những tác phẩm đã có sẵn. Anh/Chị nghĩ
việc này có đáng bị phản đối không?

o Có, vì trong nghệ thuật việc ăn cắp ý tưởng là không thể chấp nhận được.
o Không, vì nghệ thuật là không giới hạn, các tác phẩm có thể dựa trên nhau để hoàn thiện
hơn.

11. Hiện tại, Việt Nam chưa có văn bản pháp lý hay quy định pháp luật nào đề cập đến
việc bảo vệ các tác phẩm bị xâm hại bởi AI. Anh chị có cảm thấy lo lắng về điều này
không?

o Cảm thấy lo lắng, vì điều này có thể dẫn đến tình trạng các tác phẩm nghệ thuật bị sao
chép, sử dụng trái phép bởi AI mà không bị xử lý, ảnh hưởng đến quyền lợi của các nghệ
sĩ, khiến họ khó có thể bảo vệ bản quyền của mình.
24

o Cảm thấy không lo lắng, vì tin tưởng rằng các nghệ sĩ có thể tự bảo vệ bản quyền của
mình bằng các biện pháp như đăng ký bản quyền, sử dụng công nghệ chống sao chép và
các cơ quan chức năng sẽ sớm có những quy định pháp luật để bảo vệ bản quyền của các
tác phẩm nghệ thuật.

12. Theo Anh/Chị cần phải có những biện pháp nào để bảo vệ bản quyền của các tác
phẩm nghệ thuật cho các nghệ sĩ?

o Cần có các quy định pháp luật cụ thể để bảo vệ bản quyền của các tác phẩm nghệ thuật,
bao gồm cả các tác phẩm bị xâm hại bởi AI.
o Cần có các cơ quan chức năng chuyên trách để thực thi các quy định pháp luật về bảo vệ
bản quyền.
o Cần nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc bảo vệ bản quyền.
o Cần có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội và các nghệ sĩ để
thực hiện các biện pháp bảo vệ bản quyền.

III) Lời cảm ơn


Câu trả lời của Anh/Chị đã được ghi nhận và sẽ giúp ích cho nghiên cứu.
Cảm ơn Anh/Chị đã bỏ thời gian quý báu của mình để giúp chúng em hoàn thành khảo
sát. Chúng em xin phép được gửi Anh/Chị một phần quà nhỏ (trị giá 500.000đ) vì đã
tham gia hỗ trợ nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn.
25

8) Tài liệu tham khảo

Ngô Hữu Phúc. Giáo trình Nhập môn trí tuệ nhân tạo: Học viện kỹ thuật quân sự
(chương 1, trang 9-17)

Hà Thị Minh Chính (2019), Mỹ Thuật học chương 2, trang 16

Phạm Thị Thu Hà, Âm nhạc cơ bản (trang 5), trường đại học Quy Nhơn

Phạm Thị Thu Hà (2019) Phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) tại Việt Nam: Thực trạng, kinh
nghiệm quốc tế và xu hướng phát triển, Cổng thông tin điện tử Học viện Cảnh sát nhân
dân (http://hvcsnd.edu.vn/nghien-cuu-trao-doi/dai-hoc-40/phat-trien-tri-tue-nhan-tao-ai-
tai-viet-nam-thuc-trang-kinh-nghiem-quoc-te-va-xu-huong-phat-trien-5675)

Nguyễn Ngọc Hồng Dương (2022), Bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của trí
tuệ nhân tạo, Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng
công nghệ, Khoa Pháp luật thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội
(https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/bao-ve-quyen-tac-gia-doi-voi-tac-pham-cua-tri-tue-
nhan-tao-89469.htm)

WIPO (2019), Key issues arising from AI and policy responses, WIPO Technology
Trends 2019: Artificial Intelligence (pp 120).

Ramon Lopez de Mantaras and Josep Lluis Arcos (2002), AI and MusicFrom
Composition to Expressive Performance, AI Magazine Volume 23 Number 3.
26

Amanda Russo ( 10 Oct 2020), Recession and Automation Changes Our Future of
Work, But There are Jobs Coming, World Economic Forum
(https://www.weforum.org/press/2020/10/recession-and-automation-changes-our-future-
of-work-but-there-are-jobs-coming-report-says-52c5162fce/
https://www.theguardian.com/music/2023/apr/19/ai-human-music-pop-drake-kanye-
west-the-weeknd)

Dentons (2020); Nước Úc tiếp cận tới Trí tuệ nhân tạo – Bài học từ WIPO về sở hữu trí
tuệ,
Shuruq Aref Alshammari. (2021) Bảo vệ bản quyền đối với tác phẩm do AI tạo ra theo
Luật của Liên minh Châu Âu
C Roads (1980) - Computer Music Journal -Tập 4- Số 2- Trí tuệ nhân tạo và Âm nhạc –
Phần 1 – Trang 13-25
Zylinska-Joanna – 2020- Nghệ thuật và AI
https://www.jdsupra.com/legalnews/australia-s-approach-to-artificial-44698
https://www.eimj.org/uplode/images/photo/The_Copyright_Protection_of%C2%A0AI_Cr
eated_works_by_the_European_Union_Copyright_Legislation..pdf

C. Roads (Vol. 4, No. 2 (Summer, 1980), pp. 13-25 (13 pages)), Artificial Intelligence and
Music Part 1
https://www.jstor.org/stable/3680079

Simon Holland (2000) Artificial Intelligence in Music Education

https://www.taylorfrancis.com/chapters/edit/10.4324/9780203059746-13/artificial-
intelligence-music-education-simon-holland
27

You might also like