Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

HỘI TOÁN HỌC VIỆT NAM KỲ THI OLYMPIC TOÁN SINH VIÊN, HỌC SINH NĂM 2023

CHỦ ĐỀ: ĐẠI SỐ


Ngày 19/3/2023
Thời gian làm bài: 180 phút

Bảng PT

Chú ý: Thí sinh được sử dụng kết quả của các câu trước trong lời giải của câu sau. Nếu một câu được
giải mà không dựa vào kết quả của các câu trước thì có thể dùng để giải các câu trước.

A. Các kết quả cơ bản về đa thức bất khả quy

Ký hiệu Z[x] và Q[x] lần lượt là tập hợp các đa thức hệ số nguyên và hệ số hữu tỷ. Một đa thức bậc
≥ 1 trong Z[x] (tương ứng, Q[x]) được gọi là bất khả quy trong Z[z] (tương ứng, Q[x]) nếu nó
không thể viết được thành tích hai đa thức trong Z[x] (tương ứng, Q[x]), mỗi đa thức có bậc ≥ 1.

Bài PT.1. (2 đ.) Chứng minh rằng đa thức

P (x) = (x − 1)(x − 2)(x − 3) − 1

bất khả quy trong Z[x].

Bài PT.2. (4 đ.) a) Cho số nguyên tố p và hai đa thức hệ số nguyên

P (x) = an xn + · · · + a1 x + a0 ; Q(x) = bm xm + · · · + b1 x + b0 .

Biết rằng tích P (x)Q(x) là một đa thức có tất cả các hệ số chia hết cho p. Chứng minh rằng một
trong hai đa thức P (x), Q(x) có tất cả các hệ số chia hết cho p.

b) Một đa thức hệ số nguyên có bậc lớn hơn 0 được gọi là đa thức nguyên bản nếu ước chung
lớn nhất của các hệ số của đa thức đó bằng 1 (nói cách khác, các hệ số của nó là một họ các số
nguyên nguyên tố cùng nhau). Chứng minh rằng tích của hai đa thức nguyên bản là một đa thức
nguyên bản.

Bài PT.3. (2 đ.) Cho đa thức hệ số nguyên có bậc n > 0:

P (x) = an xn + · · · + a1 x + a0 .

Giả sử tồn tại số nguyên tố p thỏa mãn các điều kiện sau:

i) p | ai với mọi 0 ≤ i < n,


ii) p - an ,

iii) p2 - a0 .

Chứng minh rằng P (x) bất khả quy trong Z[x].


Bài PT.4. (3 đ.) Chứng minh rằng một đa thức hệ số nguyên bất khả quy trong Z[x] khi và chỉ
khi nó bất khả quy trong Q[x].
Bài PT.5. (3 đ.) Cho đa thức
P (x) = xn + an−1 xn−1 + · · · + a1 x + a0 ∈ Z[x]
với bậc n ≥ 2 và a0 6= 0. Chứng minh rằng nếu |an−1 | > 1 + |an−2 | + · · · + |a1 | + |a0 | thì
P (x) bất khả quy trong Z[x].

B. Ứng dụng của đa thức bất khả quy


Bài PT.6. (4 đ.) Chứng minh các đa thức sau bất khả quy trong Q[x]:
xp xp−1 x2
a) + + ··· + + x + 1, với p là một số nguyên tố.
p! (p − 1)! 2!
n
b) x2 + 1, với n là số nguyên dương.
Bài PT.7. (3 đ.) Cho đa thức hệ số nguyên
P (x) = xn + an−1 xn−1 + · · · + a1 x + a0 , n≥1
thỏa mãn các điều kiện sau:

i) |a0 | không là số chính phương,

ii) P (x) là bất khả quy trong Q[x].

Chứng minh rằng P (x2 ) bất khả quy trong Q[x].


Bài PT.8. (3 đ.) Chứng minh rằng, với mọi số nguyên dương n ≥ 2, đa thức
(x2 − 1)2 (x2 − 2)2 · · · (x2 − 2023)2 + 1
bất khả quy trong Q[x].
Bài PT.9. (2 đ.) Chứng minh rằng đa thức
2023
(x(x + 1))2 +1
bất khả quy trong Q[x].
Bài PT.10. (4 đ.) Chứng minh rằng đa thức
2023
(x(x + 1)(x + 2)(x + 3))2 +1
bất khả quy trong Q[x].

Hết

Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

You might also like