(Bản Docs) TÌM HIỂU LUẬT BÁO CHÍ ÚC

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: Pháp luật Đạo đức và vấn đề Bản quyền Truyền thông

ĐỀ BÀI: Tìm hiểu luật báo chí nước Úc

Tên nhóm : Nhóm 1

Lớp học phần : PLĐĐ & VĐBQTT. 2

Khoa : Truyền thông và Văn hóa Đối


ngoại khóa 49

Giảng viên : Lê Vũ Điệp & Phạm Quang Vinh


MỤC LỤC

1. Sự ra đời của Luật Báo chí Úc........................................................................2


2. Nội dung Luật Báo chí Úc...............................................................................3
a. Đạo luật Dịch vụ Phát thanh Truyền hình 1992 (The Broadcasting Services
Act 1992).......................................................................................................... 3
b. Luật báo in Australia.................................................................................... 4
c. Bộ luật Thương lượng Bắt buộc về Nền tảng Kỹ thuật số và Truyền thông
Tin tức 2021......................................................................................................4
d. Luật Báo chí - Quyền tự do ngôn luận và báo chí tại Úc............................. 5
e. Luật Báo chí một số Bang lớn...................................................................... 6
3. Đánh giá............................................................................................................6
a. Ưu điểm........................................................................................................ 6
b. Hạn chế.........................................................................................................7
4. Tài liệu tham khảo...........................................................................................8

1
1. Sự ra đời của Luật Báo chí Úc

Luật Báo chí nước Úc có mối liên hệ mật thiết với lịch sử hình thành và
phát triển của báo chí ở Úc. Những người châu Âu đầu tiên đến Úc vào thế kỷ
XVII và XVIII đã mang theo những tờ báo in từ quê hương của họ. Những tờ
báo đầu tiên ở Úc được xuất bản vào cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, chủ
yếu do các nhà thực dân Anh sáng lập. Những tờ báo này phản ánh quan điểm
và lợi ích của các tầng lớp thống trị, cũng như là công cụ để lan truyền văn hóa
và giáo dục cho người dân. Trong thời kỳ khai phá và khai thác thuộc địa, báo
chí ở Úc phải tuân theo sự kiểm soát và giám sát của chính quyền Anh. Nhiều
nhà báo đã bị xử phạt hoặc kiện tụng vì vi phạm luật lèse-majesté (xúc phạm
vua) hoặc luật phỉ báng (sỉ nhục danh dự).

Từ giữa thế kỷ XIX, báo chí ở Úc đã có những tiến bộ về mặt kỹ thuật,


nội dung và phong cách. Những tờ báo mới ra đời đã phản ánh sự đa dạng của
xã hội Úc, là diễn đàn để tranh luận các vấn đề xã hội, chính trị và văn hóa, đồng
thời tham gia vào các cuộc đấu tranh cho quyền dân chủ, tự trị và liên bang của .
Trong thế kỷ XX, báo chí ở Úc đã phát triển thành một ngành công nghiệp lớn
mạnh, có ảnh hưởng lớn đến dư luận và chính sách công. Những tờ báo này
cũng đã góp phần vào việc xây dựng nhận thức quốc gia và tinh thần đoàn kết
của người Úc trong hai cuộc chiến tranh thế giới. Tuy nhiên, báo chí ở Úc cũng
phải đối mặt với những thách thức và khó khăn về mặt kinh tế, chính trị và xã
hội. Những vấn đề như sự độc quyền, kiểm duyệt, đạo đức, chất lượng và đa
dạng của báo chí đã được đặt ra và tranh cãi nhiều lần.

Để giải quyết những vấn đề này, chính phủ Úc đã ban hành Luật Báo chí
nước Úc vào năm 1988, dựa trên các nguyên tắc của Hiến pháp Úc, Công ước
Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, và các luật pháp khác liên quan. Tuy
nhiên, hiện nay luật báo chí của Úc năm 1988 không còn. Thay vào đó, Úc đã áp
dụng Luật Truyền thông Liên bang 1992 (Broadcasting Services Act 1992) để
quản lý các hoạt động truyền thông trên toàn quốc. Đạo luật Truyền thông Liên
2
bang 1992 đã thay thế Luật báo chí 1988 và đã trải qua nhiều sửa đổi và bổ sung
từ đó. Đạo luật Truyền thông Liên bang 1992 áp dụng cho cả các hoạt động
truyền hình, phát thanh và truyền thông trên Internet.

Tóm lại, Luật Báo chí nước Úc là kết quả của một quá trình lịch sử dài và
phức tạp của báo chí ở Úc. Luật Báo chí nước Úc không chỉ phản ánh sự thay
đổi của xã hội, mà còn góp phần vào việc hình thành và duy trì một nền báo chí
tự do, độc lập và trách nhiệm ở đất nước này.

2. Nội dung Luật Báo chí Úc

Luật báo chí Úc không phải là một bộ luật duy nhất mà là một tập hợp các quy
định và nguyên tắc liên quan đến tự do báo chí & truyền thông. Các quy định
này thường được quản lý bởi các bang và lãnh thổ trong khung pháp lý của Úc.

Dưới đây là một số luật báo chí nổi bật của Úc

a. Đạo luật Dịch vụ Phát thanh Truyền hình 1992 (The Broadcasting
Services Act 1992)

Đạo luật Dịch vụ Phát thanh Truyền hình 1992 là Đạo luật của Quốc hội Úc,
Nhằm quản lý các hoạt động truyền thông liên bang trên toàn quốc. Bao gồm
các vấn đề rộng rãi liên quan đến quy định nội dung và quyền sở hữu phương
tiện truyền thông ở Úc.
Nội dung cụ thể:
- Đạo luật này nhằm mục đích điều chỉnh tính khả dụng và nội dung của các
dịch vụ phát thanh truyền hình của Úc bao gồm
● Các nền tảng truyền hình
● Đài phát thanh và trực tuyến
- Quảng bá nhiều nội dung giải trí, giáo dục và thông tin đa dạng.
- Cung cấp cho thị trường Australia các dịch vụ phát thanh truyền hình với quy
định gia tăng để duy trì nội dung mang tính cạnh tranh và đáp ứng.
- Ngăn chặn các vật liệu có hại tiếp xúc với trẻ em.

3
- Cung cấp phương tiện để người tiêu dùng khiếu nại về nội dung internet.

b. Luật báo in Australia

- Tất cả các báo in của Australia đều do tư nhân sở hữu.


- Thị trường báo in của Australia RẤT TẬP TRUNG (Phần lớn do hai tập đoàn
tư nhân sở hữu, đó là Rupert Murdoch và John Fairfax). Ở Australia, có khoảng
20 tờ báo lớn ra hàng ngày với hàng trăm báo và tạp chí định kỳ.
- Mặc dù báo in của Australia không bị giới hạn bởi luật sở hữu, có nghĩa là một
tập đoàn báo chí có thể có nhiều tờ báo hoặc tạp chí cũng được, nhưng chính
phủ Australia đã áp dụng luật sở hữu chéo. Luật này quy định các ông chủ báo
chí in không được sở hữu các phương tiện phát thanh - truyền hình, và ngược lại
các ông chủ phát thanh - truyền hình không được sở hữu báo in.
- Bên cạnh đó, báo in cùng các phương tiện truyền thông khác cũng bị giới hạn
bởi các quy định liên quan đến nghề nghiệp báo chí như làm phương hại đến
thanh danh của các cá nhân khác mà không có bằng chứng, hoặc vi phạm việc
công bố thông tin gây ảnh hưởng trong khi tòa án đang xét xử. Có một tổ chức
được gọi là Hội đồng báo chí, do các tờ báo của Australia lập ra là đại diện cho
họ và cũng là nơi nhận các lời kêu ca phàn nàn của dân chúng đối với báo viết
(ngoài việc người dân có thể gửi trực tiếp đến cơ quan báo chí).

c. Bộ luật Thương lượng Bắt buộc về Nền tảng Kỹ thuật số và Truyền


thông Tin tức 2021

Bộ luật "Thương lượng giữa nền tảng kỹ thuật số và truyền thông tin tức" được
chính phủ Australia chính thức thông qua vào tháng 3/2021.
Nội dung cụ thể:
- Quy định các công ty công nghệ toàn cầu phải trả phí cho việc sử dụng nội
dung tin tức của các hãng truyền thông Australia.
- Đảm bảo các hãng truyền thông được trả thù lao công bằng cho nội dung mà
họ tạo ra, giúp duy trì hoạt động báo chí vì lợi ích công chúng ở Australia.

4
- Tất nhiên, nếu các hãng truyền thông muốn được trả tiền cho nội dung xuất
hiện trên công cụ tìm kiếm hoặc mạng xã hội cần thực hiện đăng ký và phải đáp
ứng một số điều kiện, bao gồm phải có doanh thu ít nhất 150.000 AUD (120.000
USD)/năm.
Case study: Australia gây tiếng vang - công bố bộ luật bắt buộc Google và
Facebook phải thỏa thuận với nhà xuất bản để có thể trả tiền khi chia sẻ tin tức.
Phản ứng của Facebook & Google: Ban đầu, cả Facebook và Google đều phản
đối bằng cách:
● Facebook chặn quyền truy cập vào nội dung tin tức ở Úc để trả đũa
dự luật được đề xuất.
● Google đe dọa sẽ rút chức năng tìm kiếm khỏi Úc.
⇒ Tuy nhiên, sau cùng, họ đã đạt được một số thỏa thuận thương mại nổi bật
với các nhà xuất bản Australia. Vì vậy, hai bên đã rút lại những hành động trả
đũa.

d. Luật Báo chí - Quyền tự do ngôn luận và báo chí tại Úc

Nội dung: Quyền tự do ngôn luận mở rộng đến bất kỳ phương tiện nào, bao
gồm truyền thông bằng văn bản và bằng miệng, truyền thông, phản đối công
khai, phát thanh, tác phẩm nghệ thuật và quảng cáo thương mại. Quyền không
phải là tuyệt đối. Nó mang theo những trách nhiệm đặc biệt, và có thể bị hạn chế
trên một số cơ sở. Quyền tự do ngôn luận và tự do ngôn luận được quy định tại
các điều 19 và 20 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị
(ICCPR).
Ví dụ: các hạn chế có thể liên quan đến việc lọc quyền truy cập vào một số
trang web nhất định, thúc giục bạo lực hoặc phân loại tài liệu nghệ thuật.
Giới hạn: Theo điều 19(3), quyền tự do ngôn luận có thể bị hạn chế theo quy
định của pháp luật và khi cần thiết để bảo vệ quyền hoặc danh tiếng của người
khác, an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức công cộng. Các
giới hạn phải được quy định bởi pháp luật cần thiết để đạt được mục đích mong
muốn và tương xứng với nhu cầu mà giới hạn được xác định.

5
e. Luật Báo chí một số Bang lớn
Bang New South Wales (NSW)
NSW có Luật Báo chí 1995 (The Media Act 1995) quy định về phát sóng, quảng
cáo và quản lý phương tiện truyền thông trong bang. Các vấn đề liên quan đến tự
do báo chí và bảo vệ danh tiếng thường được quy định tại cấp liên bang, nhưng
cơ quan quản lý bang (ví dụ: NSW Department of Justice) có thể có vai trò trong
việc thực hiện các quy định này tại cấp bang.

Bang Victoria
Victoria cũng có quy định về truyền thông và báo chí tại cấp bang, nhưng nhiều
vấn đề liên quan đến tự do báo chí và truyền thông được quy định tại cấp liên
bang thông qua Luật Bảo vệ Danh Tiếng và Quyền Riêng Tư 2004 (The
Defamation Act 2005) và Luật An Ninh Quốc Gia 2007 (The National Security
Information (Criminal and Civil Proceedings) Act 2004).

Bang Queensland
Queensland cũng có Luật Báo chí riêng (The Media Act 1991) và các quy định
về truyền thông. Tuy nhiên, nhiều vấn đề quan trọng như tự do báo chí và quyền
riêng tư thường được điều chỉnh bởi Luật Bảo vệ Danh Tiếng và Quyền Riêng
Tư 2005 (The Defamation Act 2005).

3. Đánh giá

a. Ưu điểm

Có hệ thống tự quản lý và xử lý riêng cho ngành báo chí: Khác với Việt
Nam chỉ có một cơ quan duy nhất xử lý các vi phạm về pháp luật báo chí nói
riêng và các luật khác nói chung là “tòa án” thì tại Úc có một hệ thống tự quản
lý và xử lý các vi phạm riêng cho ngành báo chí là Tòa án Quyền Báo chí Úc
(Press Council) và Ủy ban Phương tiện Truyền thông Úc (ACMA) có vai trò
trong xử lý khiếu nại và thúc đẩy đạo đức báo chí.

6
Tự do báo chí và tự do ngôn luận: Luật Báo chí Việt Nam thường có mục
tiêu đảm bảo "sự an ninh quốc gia" và "trật tự xã hội," và có thể có một số hạn
chế đối với tự do báo chí và tự do ngôn luận. Luật Báo chí của Úc thường bảo vệ
quyền tự do biểu đạt và quyền tự do thông tin, đặc biệt là quyền tự do báo chí và
quyền tiếp cận thông tin của công chúng. Các nhà báo và phương tiện truyền
thông có thể thực hiện công việc của họ mà không sợ bị hạn chế bởi chính phủ
hoặc tổ chức quyền lực.
Mức độ minh bạch và trách nhiệm: Luật Báo chí của Úc thường đòi hỏi
các phương tiện truyền thông phải tuân thủ các nguyên tắc minh bạch và trách
nhiệm đối với thông tin họ công bố. Các nhà báo và phương tiện truyền thông ở
Úc thường phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức và chuẩn mực cao trong công
việc thu thập và công bố tin tức. Điều này giúp đảm bảo rằng thông tin được
công bố là chính xác và đáng tin cậy.
Khả năng phản biện và thách thức chính quyền: Phương tiện truyền thông
và nhà báo ở Úc thường có quyền và khả năng phản biện và thách thức quyết
định của chính quyền và tổ chức quyền lực khác một cách công khai. Điều này
đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tính dân chủ và giám sát quyền lực.
Quy định về nội dung phương tiện truyền thông: Úc thường có quy định
chặt chẽ về nội dung phương tiện truyền thông, đặc biệt là trong các lĩnh vực
nhạy cảm như trẻ em, quảng cáo, và nội dung có thể gây hại.

b. Hạn chế

Thiếu tính rõ ràng và sự nhất quán trong khâu quản lý: Khác với luật báo
chí Việt Nam năm 2016, luật báo chí Úc không phải là một bộ luật duy nhất mà
chỉ là tập hợp các quy định, nguyên tắc liên quan tới tự do báo chí và truyền
thông. Bên cạnh đó, mỗi bang và vùng lãnh thổ trong khung pháp lý của nước
Úc sẽ có những cách quản lý riêng về quy định & nguyên tắc liên quan tới tự do
báo chí & truyền thông. Điều này có thể dẫn đến sự mơ hồ và thiếu nhất quán
trong cách thức hoạt động của các tổ chức truyền thông. Từ đó, kéo theo những
hậu quả về đưa tin sai sự thật, gây nên những phản ứng tiêu cực từ phái công

7
chúng. Trong khi đó, khoản 1, điều 7, Luật Báo chí năm 2016, có quy định về cơ
quan quản lý nhà nước về báo chí như sau: “Chính phủ thống nhất quản lý nhà
nước về báo chí.” Khoản 2, điều 7 cũng có quy định: “Bộ Thông tin và Truyền
thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về báo
chí.”
Hạn chế về quyền của nhà báo: Tính tới thời điểm hiện tại, nước Úc vẫn
chưa ban hành một điều luật cụ thể nào liên quan tới nhà báo, đặc biệt là với
quyền tiếp cận thông tin và bảo vệ nguồn tin của người làm báo. Tại Việt Nam,
luật báo chí năm 2016 có một mục riêng đối với nhà báo. Căn cứ theo mục 4,
luật báo chí Việt Nam có những quy định rất rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của
người làm báo, về đối tượng được xem xét cấp thẻ nhà báo, về điều kiện, tiêu
chuẩn để được xét cấp thẻ nhà báo, bên cạnh đó là những chính sách về việc cấp,
đổi và thu hồi thẻ nhà báo. Ngoài ra, căn cứ theo khoản 4, điều 38, mục 2, cơ
quan báo chí và nhà báo có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ người cung cấp
thông tin, trừ trường hợp có yêu cầu bằng văn bản của Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên cần
thiết cho việc Điều tra, truy tố, xét xử tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt
nghiêm trọng.

4. Tài liệu tham khảo

(1) Broadcasting services act 1992 (1992) Broadcasting Services Act 1992.
Available at: https://www.legislation.gov.au/Details/C2004A04401
(Accessed: 04 October 2023).
(2) Australian Competition and Consumer Commission (2021) News media
bargaining.Availableat:https://www.accc.gov.au/by-industry/digital-platfo
rms-and-services/news-media-bargaining-code/news-media-bargaining-co
de (Accessed: 04 October 2023).

8
(3) Law School - University of Queensland. Available at:
https://law.uq.edu.au/research/press-freedom (Accessed: 04 October
2023).
(4) Baotuoitre (2021) Thượng viện úc Thông Qua Luật Bắt Facebook, Google
trả tiền báo chí, TUOI TRE ONLINE. Available at:
https://tuoitre.vn/thuong-vien-uc-thong-qua-luat-bat-facebook-google-tra-
tien-bao-chi-20210224183422936.htm?fbclid=IwAR0fLkBkwdKRDhZM
VAD7cfEjDsQhtL7E_uIOoRz6LZtL6ceZRnv2Y0NO040 (Accessed: 04
October 2023).

You might also like