Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Bài tập 1:

Theo số liệu chụp ảnh thời gian làm việc cho biết các loại hao phí thời của ca
làm việc như sau: CK = 20 phút/ca; PV= 35 phút/ca; NC = 25 phút/ca; LP = 50
phút/ca. Thời gian ca làm việc 8 giờ/ca; tháng làm việc 22 ngày. Yêu cầu:
a) Phân tích hiệu quả sử dụng thời gian làm việc theo số liệu chụp ảnh trên?
b) Xác định khả năng tăng NSLĐ tối đa do áp dụng biện pháp hoàn thiện tổ
chức lao động đã khắc phục được 80% lãng phí thời gian trên?
c) Xác định khả năng tăng NSLĐ tối đa do áp dụng biện pháp hoàn thiện tổ
chức lao động đã khắc phục được 100% lãng phí thời gian trên?
Giải
a) Theo số liệu chụp ảnh thời gian làm việc, ta có:
TĐM: CK = 20 phút/ca PV = 35 phút/ca NC = 25 phút/ca
TN = Tca – (CK + PV + NC) – LP = 8x60 – (20+35+25) – 50 = 350 phút/ca
TKĐM: LP = 50 phút/ca
+ Hệ số sử dụng thời gian có ích: Kci ≈ 0.8958
Hệ số sử dụng thời gian có ích cần đạt mức 1.
+ Hệ số thời gian tác nghiệp: KTN ≈ 0.7291
Hệ số thời gian tác nghiệp cần đạt mức 0.8.
+ Hệ số thời gian lãng phí : KLP ≈ 0.1042
Hệ số thời gian lãng phí cần tiến đến 0.
=> Từ 3 số liệu trên ta có thể thấy hiệu quả sử dụng thời gian chưa cao do các
nguyên nhân:
- Các thời gian: CK, PV, NC mặc dù là thời gian có ích nhưng chúng không tạo
ra sản phẩm và trong trường hợp này chúng chiếm 16.67% tổng thời gian của
ca–một tỷ trọng khá cao
=> NSLĐ không cao.
- Hệ số thời gian tác nghiệp bằng 0.7292, cần cải thiện hơn nữa để tiến tới mốc
0.8.
- Hệ số thời gian lãng phí (KLP) còn cao và bằng 0,1042, cần cải thiện để tiến
về 0.
Vậy doanh nghiệp cần có những biện pháp để cải thiện, khắc phục thời gian bị
lãng phí và sử dụng thời gian làm việc một cách hiệu quả nhằm tăng năng suất
lao động, tránh lãng phí thời gian

b) Ta có:
Tỷ lệ phần trăm lãng phí thời gian khắc phục được là:
x = 80% x 0.1042 = 0.08336= 8.336%
Khả năng tăng NSLĐ tối đa do áp dụng biện pháp hoàn thiện tổ chức lao động
đã khắc phục được 80% lãng phí thời gian:
y = ( 100 x 8.336% ) : ( 100 - 8.336%) ≈ 9.094%

c) Nếu doanh nghiệp đã áp dụng biện pháp hoàn thiện tổ chức lao động đã khắc
phục được 100% lãng phí thời gian
=> Tỷ lệ khắc phục thời gian là x = 100% x 0.1042 = 10.42%
=> Khả năng tăng năng suất lao động là: y ≈ 11.632%

Bài tập 2
Theo số liệu khảo sát thời gian làm việc cho biết các loại hao phí thời gian
làm việc của ca làm việc như sau: CK= 25 phút/ca, PV=30 phút/ca, NC= 20
phút/ca, LP= 45 phút/ca. Theo số liệu bấm giờ cho biết TNsp= 5 phút sản phẩm.
Theo tài liệu tiêu chuẩn cho biết: TN = 410 phút/ca, CK = 20 phút/ca, PV= 25
phút/ca, NC= 25phút/ca.
Theo quy định ca làm việc 8 giờ/ca; tháng làm việc 22 ngày/tháng. Yêu cầu:
a) Lập bảng cân đối hao phí thời gian làm việc?
b) Phân tích hiệu quả thời gian làm việc theo số liệu chụp ảnh thời gian trên?
c) Xác định khả năng tăng NSLĐ tối đa do áp dụng các biện pháp hoàn thiện
TCLĐ đã khắc phục được 75% lãng phí thời gian trên?
d) Tính mức sản lượng/ca theo số liệu khảo sát thời gian trên?
e) Tính mức sản lượng mới trong ca khi khắc phục được 75% lãng phí thời gian
trên?
Giải
a) Từ số liệu khảo sát thời gian làm việc, ta có :
TN = Tca - (CK + PV + NC) - LP= 8x60 - ( 25+30+20) - 45 =360 phút
Bảng cân đối hao phí thời gian làm việc

Thời gian hao phí theo Thời gian hao phí thực
tài liệu tiêu chuẩn tế
Ký hiệu Lượng thời
Lượng % so với Lượng % so với
gian tăng (+)
thời gian thời gian thời gian thời gian
quan sát quan sát giảm (-)
CK 20 4,16% 25 5,21% -5

TN 410 85,42% 360 75% +50

PV 25 5,21% 30 6,25% -5

NC 25 5,21% 20 4,17% +5

LP 0 0 45 9.37% -45

480 100% 480 100%

b) Theo số liệu chụp ảnh thời gian, ta có:


- Tổng thời gian làm việc trong 1 ca làm việc: TN = 410 phút/ca
- Thời gian làm việc thực tế trong 1 ca làm việc (không tính hao phí): TNth =
TN - (CK + PV + NC) = 410 - (25 + 30 + 20) = 335 phút/ca
- Thời gian sản phẩm thực tế trong 1 ca làm việc: TNsp = 5 phút
Hiệu quả thời gian làm việc được tính bằng công thức:
Hiệu quả thời gian làm việc = (Thời gian sản phẩm thực tế / Thời gian làm việc
thực tế) * 100%
= (TNsp / TNth) * 100%
= (5 / 335) * 100%
≈ 1.49%
Vậy hiệu quả thời gian làm việc theo số liệu chụp ảnh thời gian là khoảng
1.49%.

c) Khả năng tăng NSLĐ tối đa do áp dụng các biện pháp hoàn thiện TCLĐ khắc
phục 75% lãng phí thời gian với x = 9.37%:
100 * 3𝑥/4
y= 100 − 3𝑥/4
≈ 7. 567 (%)
Vậy khắc phục 75% lãng phí thì NSLĐ tăng tối đa 7.567%
d) Từ số liệu khảo sát thời gian làm việc, ta có: TN= 360 phút
Theo số liệu bấm giờ cho biết TNsp= 5 phút/sản phẩm
Vậy số sản phẩm sản xuất được trong 1 ca là: MSL= 72 (sản phẩm/ca)

e) Nếu khắc phục được 75% lãng phí thời gian thì NSLĐ tăng tối đa khoảng
7,567%
=> Mức sản lượng mới trong ca khi khắc phục được 75% lãng phí thời gian:
MSL mới= 72 x 107.567% ≈ 77 (sản phẩm/ca)

* Tên thành viên:


Hoàng Minh Ngọc
Hoàng Minh Ngọc
Tạ Minh Ngọc
Trần Minh Ngọc
Nguyễn Bảo Ngọc
Bùi Thị Minh Phương
Phạm Anh Phương
Đặng Minh Phương
Vũ Trần Thu Quyên

You might also like