Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Câu 1: quan hệ lao động là gì?

Trình bày tóm tắt những nhân tố ảnh hưởng


đến quan hệ lao động?
- QHLĐ là quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên trong quá trình lao động
được hình thành thông qua thương lượng, thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện,
bình đẳng, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau. Bởi vậy, bất cứ ở đâu và khi nào xuất
hiện QHLĐ thì ở đó và khi đó hiển nhiên xuất hiện chủ thể của mối quan hệ lao
động đó.
- Nhân tố ảnh hưởng đến QHLĐ
Môi trường KT – XH
 Môi trường kinh tế luôn tác động mạnh đến quan hệ lao động. Khi nền
kinh tế suy thoái, bản thân doanh nghiệp sẽ có thể luôn gặp phải những vấn
đề như chi phí đầu vào tăng, hàng hóa tiêu thụ chậm… Từ đó có thể dẫn
đến việc đóng cửa, phá sản của doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc người
lao động có nguy cơ mất việc làm, đờisống thêm khó khăn và có xu hướng
đòi hỏi lợi ích đề bù đắp sự khó khăn khi lạm phát tăng, lương giảm….
 Biến động dân số và nguồn nhân lực là một nhân tố tác động mạnh đến thị
trường lao động. Sự cân bằng trên thị trường lao động giữa nhu cầu về
nguồn nhân lực của các doanh nghiệp và khả năng cung cấp về nguồn nhân
lực cho thị trường, ảnh hưởng đến “quyền lực” của hai chủ thể trong quan
hệ lao động.
 Môi trường xã hội của một quốc gia, địa phương, tổ chức, gia đình, tác
động đến chuẩn mực về hành vi của cá nhân, nhóm, tổ chức. Những vấn đề
này luôn ảnh hưởng đến cách thức quản lý con người, hành vi của người
lao động khi xảy ra mâu thuẫn lợi ích, cũng như quan hệ lao động giữa các
bên có liên quan
Môi trường pháp luật
 Pháp luật lao động là cơ sở trung tâm vận hành, triển khai quyền lợi và nghĩa
vụ của người lao động, cũng như có tác động điều chỉnh quan hệ lao động.
Với những quy định của pháp luật lao động, nhà nước luôn cố gắng mang lại
sự cân bằng trong quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động,
hóa giải mâu thuẫn.
 Pháp luật lao động có ba chức năng chính là: điều chỉnh, hỗ trợ và hạn chế
(Nguyễn Tiệp, 2008). Chức năng điều chỉnh được thực hiện thông qua việc
đưa ra các quy định về phạm vi và điều kiện lao động để bổ sung vào thỏa
thuận mà các bên đã xây dựng. Chức năng hỗ trợ được tiến hành thông qua
việc ký kết thỏa ước, triển khai và tuân thủ thỏa ước bằng các quy định liên
quan. Và cuối cùng chức năng hạn chế là việc quy định các hoạt động được
phép thực hiện, các hoạt động bị cấm trong quá trình xảy ra tranh chấp để
bảo vệ các bên dưới sự xâm hại của bên kia.
 Tại những quốc gia có hệ thống pháp luật lao động chặt chẽ, các quy định là
hợp lý, thì mức độ lành mạnh và bền vững của quan hệ lao động thường ở
cấp độ cao hơn. Và ngược lại khi hệ thống lao động không chặt chẽ sẽ có xu
hướng dẫn đến tình trạng lách luật của cả hai chủ thể, dẫn đến quyền lợi của
bên kia bị xâm hại. Khi quy định không hợp lý sẽ có xu hướng vi phạm pháp
luật lao động của cả hai bên như đình công bất hợp pháp của người lao động
hoặc trả lương thực tế thấp hơn tiền lương tối thiểu, từ đó ảnh hưởng đến
quan hệ lao độn

Nhân tố cấp ngành


 Thực tế là gần như ở các quốc gia, luôn có ngành xảy ra tranh chấp lao động
và đình công nhiều hơn các ngành khác. Những vấn đề đó thường đến từ đặc
điểm củangành ảnh hưởng đến quan hệ lao động. Có nhiều yếu tố của ngành
có thể ảnh hưởng.Ví dụ như các đặc điểm: sản xuất, nguồn nhân lực, môi
trường và điều kiện lao động,đặc điểm công nghệ, mức độ phức tạp của các
nghề trong ngành…
 Những ngành hoạt động mang tính thời vụ cũng có xu hướng dẫn đến
tranhchấp lao động nhiều hơn, do việc làm – thu nhập không ổn định, trợ
cấp chờ việc…Ngành có điều kiện lao động nặng nhọc, vất cả cũng dễ phát
sinh tranh chấp lao động hơn
Nhân tố tổ chức
 Các nhân tố của tổ chức bào gồm: trình độ công nghệ, năng lực quản lý
củangười sử dụng lao động, năng lực và vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở,
văn hóa tổchức, chính sách quản trị nguồn nhân lực…
 Chính sách quản trị nguồn nhân lực liên quan nhiều đến việc tạo động lực,
khuyến khích cho người lao động và nó chính là động lực thúc đẩy quan hệ
lao độnglành mạnh
 Văn hóa doanh nghiệp tích cực thường tạo ra một bầu không khí làm việc
khádễ chịu, có khả năng hạn chế xung đột hoặc xử lý xung đột một cách
hiệu quả giữacác cá nhân, nhóm và tổ chức. Từ đó, hình thành nên một mối
quan hệ chặt chẽ giữa văn hóa doanh nghiệp và quan hệ lao động.Năng lực
và vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở mà chính xác là những ngườiđại diện,
luôn ảnh hưởng mạnh đến cơ hội thực sự tham gia vào thương lượng ký kết
thỏa ước lao động tập thể, tiền lương, chế độ phúc lợi…

You might also like