Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

I.

Câu hỏi tự luận: (mỗi câu viết khoảng 500 đến 600 từ)
Câu 1 (3 điểm): Trong các nội dung (3 Nghị quyết và 1 Kết luận) đã được nguyên
cứu, học tập của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII,
bạn tâm đắc nhất nội dung nào, vì sao?
Trong các nội dung (3 Nghị quyết và 1 Kết luận) đã được nguyên cứu, học
tập của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, em tâm
đắc nhất là hai điểm mới trong các nhóm nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết 27-
NQ/TW về xây dựng nhà nước pháp quyền.
Đầu tiên là Đổi mới cơ chế bầu cử để lựa chọn được những người đại diện cho
Nhân dân. Trung ương đã nhấn mạnh yêu cầu về tăng cường tổng kết thực tiễn,
nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện hệ thống lý luận về Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, tạo sự thống
nhất nhận thức về 8 đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là
nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống chính trị. Thể chế hoá đầy đủ và thực hiện đúng
đắn, hiệu quả cơ chế Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực
tiếp, dân chủ đại diện, nhất là dân chủ ở cơ sở. Đổi mới cơ chế bầu cử để lựa chọn
được những người đại diện cho Nhân dân; nghiên cứu việc bỏ phiếu bầu cử của
công dân Việt Nam đang ở nước ngoài, làm rõ những trường hợp không được bầu
cử. Cụ thể hoá và xây dựng cơ chế để các chủ thể thực hiện đầy đủ quyền và trách
nhiệm về Hiến pháp. Bên cạnh đó cũng tiếp tục thể chế hoá, cụ thể hoá kịp thời,
đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng và quy định của Hiến pháp về quyền con
người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Thứ hai là Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, đẩy mạnh phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực. Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu
lực, hiệu quả tập trung quản lý phát triển, bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp
luật, nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự tham gia của người dân.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức. Tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, hành chính
điện tử và chuyển đổi số. Tiếp tục sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp
xã, nghiên cứu thí điểm sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Xây dựng cơ chế, thể
chế, chính sách đặc thù thúc đẩy phát triển vùng, liên kết vùng đáp ứng yêu cầu
phát triển KTXH… Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, khoa học, hợp lý, đi đôi với
nâng cao trách nhiệm, gắn với bảo đảm nguồn lực, năng lực thực hiện, pháp luật
cho các địa phương và các bộ, tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm sự quản lý
thống nhất của Chính phủ, phát huy vao trò chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm
của từng địa phương và các bộ. Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước,
đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tiếp tục cụ thể hoá phương thức
lãnh đạo của Đảng, tăng cường kiểm tra, giám sát việc cụ thể hoá, thể chế hoá và
tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, khắc phục triệt để tình trạng
thực hiện không đầy đủ, không nghiêm, không hiệu quả.
Câu 2 (3 điểm): Qua việc học tập Chuyên đề năm 2023, về “Tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường; giáo
dục sinh viên rèn luyện bản lĩnh chính trị, kiên định lý tưởng cách mạng, ý thức
trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội”, là tân sinh viên Luật bạn cần
phải có phương hướng hành động gì để phấn đấu làm hiệu quả theo tư tưởng của
Bác?
Qua việc học tập Chuyên đề năm 2023, về “Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường; giáo dục sinh viên rèn
luyện bản lĩnh chính trị, kiên định lý tưởng cách mạng, ý thức trách nhiệm đối với
bản thân, gia đình và xã hội”, là tân sinh viên Luật bạn cần phải có phương hướng
hành động để phấn đấu làm hiệu quả theo tư tưởng của Bác:
Thực hiện đúng lời dạy: "Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư " vì đây là chuẩn
mực đạo đức truyền thống trong quan hệ "đối với mình", được Chủ tịch Hồ Chí
Minh kế thừa, vận dụng và phát triển phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp cách
mạng, trở thành chuẩn mực cơ bản của đạo đức cách mạng. Tích cực lao động, học
tập, công tác với tinh thần lao động sáng tạo, có năng suất, chất lượng, hiệu quả
cao. Thực hiện chí công, vô tư: Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực
dụng bảo vệ người tốt; chân thành, khiêm tốn; không chạy theo chủ nghĩa thành
tích, không bao che, giấu giếm khuyết điểm...
Phải biết yêu thương giúp đỡ mọi người, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cá nhân,
luôn coi trọng việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè để giúp nhau cùng
tiến bộ. Bởi Bác đã từng khẳng định rằng: "Tuổi trẻ phải có đức và có tài. Có tài
mà không có đức thì giống như người anh rất giỏi về kinh tế, tài chính nhưng lại đi
xuống dưới, chẳng những không làm được việc gì có lợi cho xã hội mà còn bất lợi
cho xã hội. Nếu có đức mà không có tài, như phật thì chẳng hại gì, nhưng cũng
chẳng có ích gì cho nhân loại". Do vậy, việc tu dưỡng, rèn luyện tư tưởng đạo đức
đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi sinh viên hiện nay, bởi đức và tài đều
phải song hành với nhau thì mới thành một con người toàn diện, giúp ích cho bản
thân và đất nước.
Luôn có ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua thử thách, nguy
hiểm để đạt được những mục đích sống cao đẹp, hoàn thành thử thách mới, chiến
thắng chính mình và trước những thử thách trong cuộc sống. Người viết: "có đạo
đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè,
lùi bước... khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững tinh thần gian khổ,
chất phát, khiêm tốn, "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ". Bên cạnh đó, em cũng tự
rèn luyệ cho mình một tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, nỗ lực
hết sức mình để hoàn thành nhiệm vụ và không được né tránh, không ngừng học
tập rèn luyện. Và không được sợ khổ, sợ khó, cần phải khiêm tốn, dũng cảm, thật
thà,. “Chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc. Chống thói xem khinh lao
động, nhất là lao động chân tay. Chống lười biếng, xa xỉ. Chống cách sinh hoạt ủy
mị. Chống kiêu ngạo, giả dối, khoe khoang”.

II. Câu hỏi về quy chế, quy định trong công tác đào tạo và công tác sinh viên
(4 điểm)
Anh (Chị) hãy trả lời ngắn gọn, cụ thể những quy định sau:
1. Những trường hợp nào sinh viên phải đăng ký học lại? Những trường hợp nào
sinh viên được đăng ký học cải thiện điểm?
- Sinh viên có học phần bắt buộc và tự chọn bị điểm F phải đăng kí học lại
học phần đó theo qui định.
- Sinh viên đã có điểm học phần được xếp loại đạt được đăng kí học lại để cải
thiện điểm. Điểm chính thức của học phần là điểm cao nhất trong các lần
sinh viên đăng kí học và kiểm tra, thi.

2. Những trường hợp nào sinh viên bị Nhà trường ra quyết định cảnh báo buộc thôi
học? Trường hợp nào thì sinh viên bị buộc thôi học?
- Cảnh báo buộc thôi học: Tổng số tín chỉ không đạt trong học kì vượt quá 50%
khối lượng tín chỉ đã đăng kí trong học kì, hoặc tổng số tín chỉ nợ đọng từ đầu
khóa học vượt quá 24 tín chỉ; Điểm trung bình học kì đạt dưới 0,8 đối với học kì
đầu của khóa học, dưới 1,0 đối với các học kì tiếp theo; Điểm trung bình tích lũy
dưới 1,2 ( năm I ), dưới 1,4 ( năm II ), dưới 1,6 ( năm III ), dưới 1,5 ( các năm
tiếp theo )
- Buộc thôi học: Có số lần cảnh báo học tập vượt quá 2 lần cảnh báo liên tiếp, có
thời gian học tập vượt quá giới hạn theo qui định, sinh viên vi phạm pháp luật bị
xử phạt tù giam.
3. Hệ thống tổ chức, quản lý công tác sinh viên?
Gồm: Hiệu trưởng, Phòng Công tác sinh viên, các Phòng, Trung tâm phụ trách
công tác sinh viên, Khoa, Cố vấn học tập và lớp sinh viên.

4. Các danh hiệu thi đua, khen thưởng định kỳ toàn diện đối với cá nhân, tập thể
lớp sinh viên?
Đối với cá nhân: Khá, Giỏi, Xuất sắc
Đối với tập thể lớp sinh viên: Lớp sinh viên Tiên tiến và Lớp sinh viên Xuất sắc
5. Nêu tóm tắt các hành vi sinh viên không được làm theo quy chế Công tác sinh
viên.
Không xúc phạm nhân phẩm, danh dự, uy tín, xâm phạm thân thể bất kì ai; không
gian lận trong học tập, kiểm tra; không hút thuốc, rượu bia… trong trường học;
không đua xe trái phép; không đánh bạc dưới mọi hình thức; không sử dụng buôn
bán chất cấm, không đăng tải, bình luận,.. hình ảnh có nội dung đồi trụy, dung tục;
không tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật

6. Kết quả đánh giá điểm rèn luyện được sử dụng để làm gì?
Được sử dụng trong việc xét duyệt học bổng, xét khen thưởng – kỉ luật, xét thôi
học, ngừng học, xét lưu trú kí túc xá, xét giải quyết việc làm thêm, xét miễn giảm
chi phí, dịch vụ và sinh hoạt trong kí túc xá và các ưu tiên khác

7. Tham gia bảo hiểm là nhiệm vụ của sinh viên. Nếu sinh viên không tham gia
bảo hiểm y tế sẽ bị xử lý như thế nào?
Lần 1: nhắc nhở bằng văn bản, trừ điểm rèn luyện
Lần 2: khiển trách
Lần 3:cảnh cáo

8. Những nội dung cơ bản mà Cố vấn học tập hỗ trợ sinh viên trong quá trình học
tập tại trường
Hướng dẫn và giúp đỡ sinh viên giải quyết những khó khăn vướng mắc trong học
tập; hướng dẫn cho sinh viên đăng kí môn học cho từng học phần; tổ chức thảo
luận, triển khai các qui định, qui chế về học chế tín chỉ, các qui định của Nhà
trường liên quan đến quyền và nghĩa vụ của sinh viên,…

You might also like