BẢI TẬP KTVM CHƯƠNG 3+4

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

BÀI TẬP KINH TẾ VĨ MÔ: CHƯƠNG 3 + 4


CHƯƠNG 3
• YÊU CẦU:
- Khái niệm và đo lường thất nghiệp.
- Phân biệt thất nghiệp tự nhiên, thất nghiệp chu kỳ.
- Phân biệt thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp theo lý thuyết cổ
điển.
• CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG/SAI: (1 ĐIỂM)
1. Thất nghiệp tạm thời là thuộc thất nghiệp tự nhiên.
 ĐÚNG. Vì thất nghiệp tự nhiên bao gồm thất nghiệp theo cơ cấu, thất nghiệp theo lý thuyết
cổ điển và thất nghiệp tạm thời
2. Thất nghiệp tạm thời không thể loại bỏ hoàn toàn.
 ĐÚNG. Vì đây là một loại thất nghiệp tự nhiên mà nó luôn luôn tồn tại trong nền kinh tế, do
đó không thể loại bỏ hoàn toàn
3. Bảo hiểm thất nghiệp hoàn toàn không tác động tới thất nghiệp tạm thời
 SAI. Vì bảo hiểm thất nghiệp gây sức ép đối với người lao động trong quá trình tìm kiếm việc
làm mới (bảo hiểm thất nghiệp phải thấp hơn mức lương mới tạo động lực tìm kiếm việc làm)
4. Một số công nhân từ bỏ công việc hiện tại và không đi tìm việc nữa được tính vào thất
nghiệp tạm thời.
 SAI. Vì người công nhân không có nhu cầu tìm kiếm việc làm nên không nằm trong lực lượng
lao động, không được tính vào thất nghiệp tạm thời
5. Bảo hiểm thất nghiệp sẽ làm tăng thất nghiệp tạm thời.
 ĐÚNG. Vì bảo hiểm thất nghiệp gây sức ép đối với người lao động trong quá trình tìm kiếm
việc làm mới
6. Một số người bị mất việc do nền kinh tế bước vào suy thoái được xếp vào thất nghiệp
cơ cấu.
 SAI. Vì đây là thất nghiệp theo chu kỳ
7. Tiền lương tối thiểu tăng dẫn đến thất nghiệp tự nhiên tăng.
 ĐÚNG. Vì tiền lương tối thiểu tăng dẫn đến thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển tăng, làm thất
nghiệp tự nhiên tăng
8. Một người vợ quyết định ở nhà để chăm sóc gia đình, theo các nhà thống kê lao động
thì cô ta sẽ được xếp vào nhóm thất nghiệp.
 SAI. Vì người phụ nữ này không mong muốn tìm kiếm việc làm, do vậy không xếp vào lực
lượng lao động tìm kiếm việc làm, do đó không thất nghiệp
9. Thất nghiệp cơ cấu là do người công nhân phải có thời gian cần thiết để tìm được việc
làm thích hợp với sở thích và kỹ năng của họ.
 SAI. Vì đây là thất nghiệp tạm thời
10.Thất nghiệp là hiện tượng tồn tại những người lao động không có việc làm.
 SAI. Vì thất nghiệp là những người có khả năng lao động, từ 15 tuổi trở lên có mong muốn,
nhu cầu tìm kiếm việc làm
11.Thất nghiệp tự nhiên sẽ biến mất trong dài hạn.
 SAI. Vì thất nghiệp tự nhiên luôn luôn tồn tại và sẽ không biến mất trong dài hạn
12.Khi nền kinh tế suy thoái sẽ gây ra thất nghiệp tự nhiên.
 SAI. Vì khi nền KT suy thoái sẽ gây ra thất nghiệp chu kỳ.
13.Công nhân ngành cơ khí bị sa thải do ngành này bị thu hẹp lại được gọi là thất
nghiệp tạm thời.
 SAI. Vì Công nhân ngành cơ khí bị sa thải do ngành này bị thu hẹp lại được gọi là thất
nghiệp theo cơ cấu.
14.Thất nghiệp cơ cấu thuộc thất nghiệp tự nhiên
 ĐÚNG. Vì thất nghiệp tự nhiên bao gồm thất nghiệp theo cơ cấu, thất nghiệp theo lý thuyết
cổ điển và thất nghiệp tạm thời
15.Tại mức lương cân bằng của thị trường lao động thì nền kinh tế vẫn có thất nghiệp

 bỏ tại thiếu dữ liệu tùm lum


• CÂU HỎI LÝ THUYẾT: (2 ĐIỂM)

Câu 1: Một công nhân ngành thép bị mất việc do ngành thép đang bị thu hẹp vì đối mặt với sự
cạnh tranh từ nước ngoài. Thất nghiệp này được coi là thất nghiệp tạm thời không? Anh (Chị)
hãy giải thích. Trong trường hợp người công nhân này quyết định thôi việc và tìm kiếm công
việc mới vì điều kiện lao động trong ngành thép quá nặng nhọc và nguy hiểm thì thất nghiệp
xảy ra trong trường hợp này là thất nghiệp gì? Tại sao?

- Thất nghiệp này KHÔNG được coi là thất nghiệp tạm thời. Vì việc ngành thép đang bị
thu hẹp do sự cạnh tranh của nước ngoài làm 1 số công nhân bị mất việc là thất nghiệp
theo cơ cấu.

- Trong trường hợp người công nhân này quyết định thôi việc và tìm kiếm công việc mới
vì điều kiện lao động trong ngành thép quá nặng nhọc và nguy hiểm thì thất nghiệp xảy
ra trong trường hợp này là thất nghiệp tạm thời(xảy ra khi người ta nghỉ việc tạm thời
và tìm kiếm công việc mới)

Câu 2: Hãy phân tích ngắn gọn tác động của luật tiền lương tối thiểu đến thị trường lao động
qua mô hình cung – cầu lao động (phân tích trường hợp mức lương tối thiểu cao hơn so với
mức lương cân bằng). <thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển>
Ban đầu: thị trường cân bằng tại E với E(L0,W0): có
- Mức tiền lương cân bằng W0
- Số lượng lao động sử dụng là L0
Sau đó: CP quy định luật tiền lương tối thiểu, đó là mức lương tối thiểu mà 1 DN phải trả cho
NLĐ
 Mức lương tối thiểu W1 cao hơn mức lương cân bằng trên TTLĐ ➜ số lượng cầu về LĐ
giảm xuống từ L0 ➜ LD và số lượng cung LĐ tăng lên từ L0 ➜ Ls
Thị trường dư thừa 1 lượng là: ΔL = LS – L0➜ Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển

CHƯƠNG 4
• YÊU CẦU:
- Khái niệm và đo lường tiền.
- Khái niệm tiền cơ sở (B) và cung tiền (MS).
- Quá trình tạo tiền của các NHTM.
- Mô hình cung tiền.
- Các nhân tố quyết định số nhân tiền và cung tiền.
- Các công cụ NHTW có thể sử dụng để điều tiết MS.

• CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG/SAI: (1 ĐIỂM)


1. Ngân hàng trung ương có thể kiểm soát mạnh nhất đối với cung tiền.

Việc ngân hàng trung ương mua trái phiếu chính phủ sẽ làm cho lượng dự trữ của các
2.
NHTM giảm.

3. Chức năng của NHTW là giữ tiền cho các NHTM.

4. Động cơ chủ yếu mà mọi người giữ tiền là để giao dịch.

5. Hoạt động thị trường mở là sự thay đổi lãi suất chiết khấu của ngân hàng trung ương
với các khoản cho vay đối với các ngân hàng.

6.Hoạt động mua bán trái phiếu chính phủ của NHTW với công chúng có thể làm thay
đổi cung tiền của nền kinh tế.

7. Số nhân tiền tệ chỉ liên quan đến hoạt động của các ngân hàng thương mại.

8. NHTW có thể buộc các NHTM phải tăng tỷ lệ dự trữ tiền mặt bằng cách tăng lãi suất
chiết khấu đến một mức nào đó.

9.Ngân hàng Trung ương có thể làm cho các ngân hàng thương mại tự nguyện giữ thêm
dự trữ tiền mặt bằng cách quy định lãi suất chiết khấu cao đến mức nhất định.

10. Tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn thuộc tiền giao dịch M1.

11. Sự cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc do ngân hàng trung ương quy định sẽ không tác
động tới mức cung tiền của nền kinh tế.

12. Hoạt động thị trường mở liên quan đến ngân hàng trung ương mua và bán trái phiếu
công ty.

13. Ngân hàng trung ương là cơ quan vừa điều hành thị trường tiền tệ vừa kinh doanh
tiền tệ.

• CÂU HỎI LÝ THUYẾT: (2 ĐIỂM)

Câu 1: Thông qua “Nghiệp vụ thị trường mở”, NHTW đã tác động đến cung tiền của nền kinh
tế như thế nào? Nghiệp vụ này có ảnh hưởng đến “số nhân tiền” không? Vì sao?

Câu 2: Thông qua việc “Qui định tỉ lệ dự trữ bắt buộc”, NHTW đã tác động đến cung tiền của
nền kinh tế như thế nào? Quy định này có ảnh hưởng đến “tiền tệ cơ sở” không? Vì sao?

Câu hỏi bài tập (3 điểm)


Câu 1: Giả sử tổng dự trữ của các ngân hàng thương mại bằng 300 tỷ đồng, tỉ lệ dự trữ bắt
buộc là 5% và không có dự trữ dôi ra, tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng là 20%.
a. Tính số nhân tiền và cung ứng tiền tệ.
b. Nếu tỉ lệ dự trữ dôi ra bằng 5% hãy tính mức dự trữ và cung ứng tiền tệ?

Câu 2: Giả sử bảng tổng kết tài sản của ngân hàng thương mại A nhận được một khoản tiền
gửi 2,5 tỷ USD. Ngân hàng quyết định dự trữ 150 triệu USD, phần còn lại tiến hành cho vay.
1. Nếu ngân hàng trung ương quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 5%, thì dự trữ dôi ra
của NHTM A là bao nhiêu?
2. Giả sử tất cả các ngân hàng khác có dự trữ đúng bằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và ngân
hàng A cũng dự trữ đúng với quy định của NHTW thì cung tiền có thể tăng bao nhiêu? (Nếu
không có rò rỉ tiền mặt).
3. Giả sử tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi là 0,2 và tỷ lệ dự trữ thực tế bằng tỷ lệ dự trữ bắt
buộc. Nếu NHTW muốn giảm cung tiền 4,8 tỷ USD thông qua nghiệp vụ thị trường mở thì
phải mua hay bán trái phiếu Chính phủ với giá trị là bao nhiêu?

Câu 3: Dưới đây là số liệu giả định về bảng cân đối của hệ thống ngân hàng thương mại (Đơn
vị: Tỷ đồng).
Tài sản có Tài sản nợ
Dự trữ: 1.000 Tiền gửi: 6.000
Trái phiếu: 5.000
Tổng: 6.000
Giả sử tỉ lệ tiền mặt so với tiền gửi của công chúng là 4. Hãy tính các chỉ tiêu sau:
1. Số nhân tiền
2. Cơ sở tiền, cung ứng tiền tệ
3. Sau đó, giả sử NHTW mua trái phiếu của hệ thống ngân hàng thương mại với giá trị
5.000 tỷ đồng và hệ thống ngân hàng thương mại cho vay được toàn bộ dự trữ dôi ra. Hãy
tính:
3.1. Cơ sở tiền
3.2. Cung ứng tiền tệ

Câu 4: Giả sử tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn là 10% các ngân hàng không
có dự trữ dôi ra và tiền mặt không rò rỉ ngoài hệ thống ngân hàng.
a. Ngân hàng trung ương bán cho các ngân hàng thương mại 1 tỷ đồng trái phiếu chính phủ,
hãy tính sự thay đổi tiền cơ sở và cung ứng tiền tệ của nền kinh tế.
b. Giả sử ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống còn 5%, nhưng các ngân
hàng lại quyết định giữ thêm 5% tổng tiền gửi dưới dạng dự trữ dôi ra. Tại sao ngân hàng lại
làm như vậy? Điều này có ảnh hưởng như thế nào đến số nhân tiền tệ và cung ứng tiền tệ của
nền kinh tế?
c. Giả sử ngân hàng thương mại quyết định dự trữ bằng với tỷ lệ dự trữ bắt buộc số nhân
tiền thay đổi như thế nào?

Câu 5: Dưới đây là số liệu giả định về bảng cân đối của hệ thống ngân hàng thương mại (Đơn
vị: Tỷ đồng).
Tài sản có Tài sản nợ
Dự trữ: 500 Tiền gửi: 3.000
Trái phiếu: 2.500
Tổng: 3.000
Giả sử tỉ lệ tiền mặt so với tiền gửi của công chúng là 4. Hãy tính các chỉ tiêu sau:
1. Số nhân tiền
2. Cơ sở tiền, cung ứng tiền tệ
3. Sau đó, giả sử NHTW mua trái phiếu của hệ thống ngân hàng thương mại với giá trị
2.500 tỷ đồng và hệ thống ngân hàng thương mại cho vay được toàn bộ dự trữ dôi ra. Hãy
tính:
3.1. Cơ sở tiền
3.2. Cung ứng tiền tệ
Câu 6: Trong một nền kinh tế có các hàm số sau:

- C = 400 + 0,75Yd

- I = 700 + 0,15Y – 250/3.i

- G = 800

- T = 200 + 0,2 Y

- Yp = 5700

- DM = 700 – 100i

- H = 100

- c = 20%

- rr = 5%

- re= 5%

a. Tìm hàm cung tiền và xác định lãi suất cân bằng?

b. Xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế?

c. Để sản lượng thực tế bằng với mức sản lượng tiềm năng, giả sử NHTW cần phải thực hiện
một chính sách tiền tệ thì NHTW cần thực hiện chính sách tiền tệ như thế nào? Cho biết
lượng cung tiền mà ngân hàng cần thay đổi là bao nhiêu?
d. Tính lãi suất cân bằng mới.

Câu 7: Nền kinh tế của một quốc gia có các hàm số sau :

 C = 50 + 0,8Yd I = 680 – 80r

 G = 450 T = 0,2Y

 X = 100 M = 100 + 0,04Y

 DM = 700 – 100r SM = 350

(Đơn vị của r là %, các đại lượng khác là tỷ USD)

a. Xác định lãi suất và sản lượng cân bằng trong nền kinh tế.

b. Biết Un = 5%, Yp = 2400. Tính tỷ lệ thất nghiệp thực tế theo định luật Okun.

c. Để sản lượng thực tế bằng với mức sản lượng tiềm năng, ngân hàng trung ương cần
tăng hay giảm một lượng cung tiền trong lưu thông là bao nhiêu ?

You might also like