Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

1.3.

Hệ tiêu chí đánh giá công nghiệp hóa, hiện đại hóa
1.3.1. Tiêu chí phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế
Để đánh giá được trình độ phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia, chúng ta cần phải
thực hiện phân tích thông qua các tiêu chí kinh tế sau:
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người: là một trong những chỉ
tiêu thống kê kinh tế tổng hợp quan trọng phản ảnh kết quả sản xuất (số lượng hàng hóa
và dịch vụ được tạo ra) tính bình quân theo đầu người trong một năm. Chỉ tiêu còn được
dùng để đánh giá sự phát triển kinh tế và thẻ hiện mức sống trung bình của công dân mỗi
quốc gia. Công thức tính:
Tổng GDP trong năm(VND)
T ổng GDP bình quân đầu người(VND /người)=
Dân số trung bình trong cùng năm

- Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo: là tỷ lệ phần trăm (%) của giá trị tăng thêm
được tạo ra của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo so với tổng sản phẩm trong nước
trong một thời kỳ nhất định. Tỷ trọng này là một tiêu chí vô cùng quan trọng để đánh giá
nước công nghiệp. Công thức tính:
V A cbct
I c bct= ×1 00
G DP
Trong đó:
o Icbct: Tỷ trọng ngành chế biến, chế tạo trong GDP
o VAcbct: Gía trị tăng thêm ngành chế biến, chế tạo
o GDP: Tổng GDP toàn bộ nền kinh tế

- Tỷ trọng nông nghiệp: là tỷ lệ phần trăm (%) của ngành nông nghiệp trong cơ cấu
kinh tế của một quốc gia. Nó thường được tính bằng cách chia giá trị sản xuất nông
nghiệp cho tổng giá trị sản xuất trong nền kinh tế.

- Tỷ lệ đô thị hóa: là tỷ lệ phần trăm giữa dân số thực tế thường trú ở các đơn vị
hành chính được công nhận loại đô thị so với tổng dân số. Công thức tính:
Pn
T ( % )= ×100
Ptb
Trong đó:
o T: Tỷ lệ đô thị hóa
o Pn: Dân số thực tế thường trú ở các đơn vị hành chính được công nhận loại đô thị
o Ptb: Dân số trung bình trong thời kì nghiên cứu
- Sản lượng điện bình quân đầu người: là lượng điện tiêu thụ trung bình mà mỗi
người dân trong một quốc gia sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Công thức
tính:
Tổng sản lượng điện
S ản lượng điệnbình quân= (kWh)
Tổng dân số

- Năng suất lao động: phản ánh hiệu suất làm việc của lao động, thường đo bằng
tổng sản phẩm trong nước tính bình quân một lao động trong thời kỳ tham chiếu. Công
thức tính:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP )
N ăng suất lao động=
Tổng số ngườilàm việc bình quân

- Cơ sở hạ tầng kinh tế: Cơ sở hạ tầng kinh tế là tất cả mọi thứ các hoạt động tạo ra
của cải, vật chất như sản xuất, vận chuyển hàng hóa trong đó bao gồm: nhà máy, đường
xá, cầu cống, hay tàu thuyền, các công trình thủy điện.

1.3.2. Tiêu chí phát triển xã hội


- Chỉ số phát triển con người (HDI): là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển
của con người trên các phương diện: sức khỏe; tri thức và thu nhập. HDI nhận giá trị
trong khoảng từ 0 đến 1 (0 ≤ HDI ≤ 1). HDI càng gần 1 có nghĩa là trình độ phát triển con
người càng cao, trái lại càng gần 0 nghĩa là trình độ phát triển con người càng thấp. Bảng
xếp hạng phát triển con người của các quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc các vùng, miền, địa
phương, bộ phận dân cư trên địa bàn của một quốc gia, vùng lãnh thổ được phân thành 4
nhóm sau:
o Nhóm 1: Đạt mức rất cao với HDI ≥ 0,800;
o Nhóm 2: Đạt mức cao với 0,700 ≤ HDI < 0,800;
o Nhóm 3: Đạt mức trung bình với 0,550 ≤ HDI < 0,700;
o Nhóm 4: Đạt mức thấp với HDI < 0,550.
Chỉ số phát triển con người được tính theo công thức:
1
HDI =(I sứckhỏe × I giáodục × I thu nhập )3
Trong đó:
o Isức khỏe: Chỉ số sức khỏe, tính theo tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh;
o Igiáo dục: Chỉ số giáo dục, được tính bằng cách bình quân nhân giản đơn chỉ số năm
đi học bình quân và chỉ số năm đi học kỳ vọng;
o Ithu nhập : Chỉ số tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người tính theo sức mua
tương đương (PPP – USD).
Các chỉ số thành phần trên được tính theo công thức chung như sau:
Giá trị thực−Giá trị tối thiểu
Giá trị chỉ số =
Giá trị tối đa−Giá trị tối thiểu
Riêng Ithu nhập được tính theo công thức:
ln ( giá trị thực ) −ln ⁡( giá trị tối thiểu)
I thunhập =
ln ( giá trị tối đa )−ln ⁡(giá trị tối thiểu)

- Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh: là chỉ tiêu thống kê chủ yếu của Bảng sống, biểu thị
triển vọng một người mới sinh có thể sống được bao nhiêu năm nếu như mô hình chết
hiện tại được tiếp tục duy trì. Công thức tính:
T0
e 0=
I0
Trong đó:
o e0 : Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh;
o T0 : Tổng số năm của những người mới sinh trong Bảng sống sẽ tiếp tục sống
được;
o l0 : Số người sống đến độ tuổi 0 của Bảng sống (tập hợp sinh ra sống ban đầu
được
quan sát).
Chỉ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (hệ số GINI): là chênh lệch thu nhập
và tài sản giữa các cá nhân, nhóm trong xã hội hay giữa các quốc gia. Hệ số GINI có giá
trị chính xác nhất khi được tính dựa trên số liệu thu nhập bình quân của từng người dân.
Tuy nhiên, căn cứ vào tính sẵn có và sự thuận tiện trong tính toán cũng có thể tính Hệ số
GINI dựa trên số liệu thu nhập bình quân đầu người theo nhóm dân cư. Giá trị của Hệ số
GINI tính theo nhóm dân cư thấp hơn giá trị của Hệ số GINI tính theo từng người dân. Số
nhóm dân cư càng lớn thì tính chính xác của Hệ số GINI càng cao.
Chỉ tiêu phản ánh tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của các tầng lớp
dân cư, giúp cho các nhà hoạch định chính sách đưa ra các chính sách phù hợp nhằm thu
hẹp sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội.
Công thức tính:
n
G=1−∑ (F i−F i−1¿ )(Y i+Y i−1 )¿
i=1

Trong đó:
o Fi: Phần trăm cộng dồn dân số đến người thứ i
o Yi : Phần trăm cộng dồn chi tiêu đến người thứ i

- Số bác sĩ trên 1 vạn dân:


Số bác sĩ tạithời điểm báo cáo
S ố bác sĩ bình quân trên1 vạn dân= ×10.000
Dân số cùng thời điểm
Bác sỹ ở đây là bác sĩ công tác trong lĩnh vực y tế gồm bác sĩ, thạc sỹ, tiến sỹ, giáo
sư, phó giáo sư có trình độ chuyên môn về y học và có bằng bác sỹ trở lên hiện đang công
tác trong lĩnh vực y tế.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo: lực lượng lao động qua đã đào tạo gồm:
+ Lao động đã qua đào tạo có bằng/chứng chỉ: Là người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm
hoặc thất nghiệp, đã từng theo học và tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên môn kỹ
thuật thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đồng thời được cấp một trong các loại bằng hoặc
chứng chỉ sau: Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, tiến sĩ khoa học.
+ Người chưa theo học một chương trình đào tạo chuyên môn kỹ thuật nào nhưng do tự
học, do được truyền nghề hoặc vừa làm vừa học nên họ đã có được kỹ năng, tay nghề,
tương đương với bậc 1 của công nhân kỹ thuật có bằng/chứng chỉ cùng nghề và thực tế đã
từng làm công việc này với thời gian từ 3 năm trở lên. Nhóm này thường được gọi là công
nhân kỹ thuật không bằng/chứng chỉ.
Công thức tính:
Số lao động đã qua đào tạo
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ( % )= ×100
Lực lượng lao động

1.3.3. Tiêu chí phát triển khoa học công nghệ:


- Chỉ số Đổi mới Sáng tạo Toàn cầu (Global Innovation Index - viết tắt GII) là chỉ số
đánh giá năng lực và kết quả đổi mới của các nền kinh tế thế giới do Tổ chức Sở hữu Trí
tuệ Thế giới (World Intellectual Property Organization - WIPO), Đại học Cornell (Hoa
Kỳ) và Viện INSEAD hợp tác thực hiện hàng năm. Chỉ số này được đánh giá từ 84 tiêu
chí trong các lĩnh vực: Thể chế của nền kinh tế, nguồn nhân lực và năng lực nghiên cứu,
kết cấu hạ tầng, sự tinh tế của thị trường và doanh nghiệp, sản phẩm tri thức và công
nghệ, sản phẩm sáng tạo. GII là một chỉ số quan trọng được sử dụng như một công cụ
tham chiếu trong việc hoạch định và xây dựng các chính sách kinh tế, khoa học công nghệ
và đổi mới sáng tạo. Đây cũng là một tiêu chuẩn được Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên
Hợp Quốc (ECOSOC) công nhận vào năm 2019, nhằm đo lường ĐMST liên quan đến các
mục tiêu phát triển bền vững.
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật là hệ thống các công trình, thiết bị
và cơ sở vật chất phục vụ cho việc sản xuất, kinh doanh và phát triển của một khu vực
hoặc đất nước. Các yếu tố cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm hệ thống đường giao thông, cấp
nước, điện, viễn thông, hệ thống xử lý nước thải, cơ sở y tế, giáo dục, công nghiệp và các
công trình công cộng khác.
- Quy mô nhà khoa học: có thể được đo lường bằng nhiều cách, bao gồm số lượng
nhà khoa học, số lượng các tổ chức nghiên cứu khoa học, số lượng bài báo khoa học được
công bố, và sự ảnh hưởng của các nghiên cứu đó đến cộng đồng khoa học.
1.3.4. Tiêu chí phản ánh về vấn đề chất lượng môi trường:
- Tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch: là một chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ tiếp
cận nguồn nước sạch của cộng đồng. Việc đảm bảo nguồn nước sạch cho mọi người là
mục tiêu quan trọng của phát triển bền vững. Công thức tính:
Dân số sử dụng nước sạch
Tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch ( % )= × 100
Tổng dân số
- Tỷ lệ che phủ rừng: là tỷ lệ phần trăm diện tích rừng hiện có so với diện tích đất tự
nhiên của cả nước, một vùng lãnh thổ hay một địa phương tại một thời điểm nhất định.
Công thức tính:
Diệntích rừng hiện có
Tỷ lệ che phủ rừng ( % )= ×100
Tổng diệntích đất tự nhiên
- Tỷ lệ giảm phát thải khí nhà kính: là tỷ lệ mà lượng khí nhà kính (như CO2,
methane, nitrous oxide) được giảm bớt so với mức ban đầu. Đây là một chỉ số quan trọng
trong nỗ lực kiểm soát biến đổi khí hậu và giảm tác động tiêu cực đến môi trường.

1.4. Khung phân tích:


KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu đề tài: “ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0”, nhóm rút ra
được kết luận như sau:
- Nhóm đã phân tích được các khái niệm và đặc điểm của cách mạng công nghiệp
4.0 và công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, đánh giá thực trạng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở Việt Nam thông qua các tiêu chí và thành tựu, hạn chế, nguyên nhân
- Thông qua việc đánh giá thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
cùng với việc tìm hiểu quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước, nhóm đã đề xuất
một số giải pháp để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO


https://www.gso.gov.vn/du-lieu-dac-ta/2019/12/htcttk-cap-tinh-ty-le-dan-so-duoc-su-
dung-nguon-nuoc-hop-ve-sinh/
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-dac-ta/2019/12/htcttkqg-chi-so-phat-trien-con-nguoi-hdi/
https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/co-so-ha-tang-la-gi-883-95697-article.html
https://cucthongke.hagiang.gov.vn/tin-tuc-chi-tiet?newsId=558
https://gso.gov.vn/du-lieu-dac-ta/2019/12/htcttkqg-nang-suat-lao-dong-xa-hoi/
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-dac-ta/2023/09/htcttkqg-ty-le-do-thi-hoa/
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-dac-ta/2019/12/htcttkqg-ty-trong-cong-nghiep-che-bien-
trong-tong-san-pham-trong-nuoc/
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-dac-ta/2019/12/htcttkqg-tong-san-pham-trong-nuoc-binh-
quan-dau-nguoi-tinh-bang-dong-viet-nam-vnd-do-la-my-usd/
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-dac-ta/2019/12/htcttk-cap-tinh-tuoi-tho-trung-binh-tinh-
tu-luc-sinh/
http://portal.thongke.gov.vn/KhodulieuMS/Khainiem.aspx?Mct=9003&NameBar=SI
%C3%8AU%20D%E1%BB%AE%20LI%E1%BB%86U%20%3E%3E%20Kh%C3%A1i
%20ni%E1%BB%87m,%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20ngh%C4%A9a,%20PP%20t
%C3%ADnh
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-dac-ta/2019/12/htcttkqg-so-bac-sy-so-giuong-benh-tren-
muoi-nghin-dan/
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-dac-ta/2019/12/htcttkqg-ty-le-lao-dong-da-qua-dao-tao/
https://thongke.cesti.gov.vn/an-pham-thong-ke/thong-tin-chuyen-de-khoa-hoc-cong-nghe-
va-doi-moi-sang-tao/1048-viet-nam-va-chi-so-doi-moi-sang-tao-toan-cau

You might also like