2. Dấu hiệu xác định doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 1

109

số tài sản còn lại của con nợ theo tỷ lệ (trừ những chủ nợ dã được đảm bảo đặc
biệt cho khoản nợ của mình như có tài sản cầm cố, thế chấp).
- Pháp luật Phá sản bảo vệ lợi ích của con nợ, đem lại cho các con nợ
đang trong tình trạng phá sản một cơ hội phục hồi hoặc rút khỏi thị trường một
cách có trật tự.
Pháp luật tạo điều kiện để cho con nợ khắc phục khó khăn để khôi phục
sản xuất kinh doanh; chỉ khi nào không thể thanh toán các khoản nợ đến hạn cho
chủ nợ thì mới được tuyên bố phá sản theo quy định. Ngoài ra, sau một thời
gian, con nợ có thể tiếp tục kinh doanh theo quy định.
- Pháp luật Phá sản bảo vệ lợi ích người lao động.
Khi doanh nghiệp bị phá sản thì những người lao động trong doanh
nghiệp sẽ phải chịu hậu quả trực tiếp, mất việc làm, nguồn thu nhập chính đáng
để bảo đảm đời sống. Sự bảo vệ của pháp luật phá sản đối với người lao động là
việc cho phép người lao động được quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố phá
sản doanh nghiệp hoặc phản đối yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp; quyền
được tham gia quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản....
- Pháp luật phá sản góp phần tổ chức và cơ cấu lại nền kinh tế quốc dân.
Nhìn chung, phá sản thường kéo theo những hậu quả về kinh tế xã hội
nhất định nhưng không hoàn toàn là hiện tượng tiêu cực. Phá sản cũng là một
giải pháp hữu hiệu trong việc cơ cấu lại nền kinh tế, loại bỏ các doanh nghiệp
kinh doanh kém hiệu quả, góp phần duy trì doanh nghiệp kinh doanh có hiệu
quả hơn. Vì vậy, pháp luật phá sản là công cụ có tính răn đe buộc các chủ doanh
nghiệp phải cẩn trọng trong quá trình hoạt động, xóa bỏ doanh nghiệp làm ăn
thua lỗ, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các nhà đầu tư.
- Pháp luật Phá sản góp phần bảo đảm trật tự, kỷ cương trong xã hội.
Khi doanh nghiệp bị phá sản, các chủ nợ đều muốn thu hồi hết khoản nợ.
Như vậy, nếu thiếu quy định của pháp luật phá sản để phân chia tài sản thu hồi
nợ thì việc thu hồi nợ của các chủ nợ có thể ảnh hưởng đến trật tự xã hội. Bằng
việc giải quyết công bằng, khách quan, minh bạch về lợi ích giữa các chủ nợ và
con nợ và các chủ nợ với nhau, pháp luật về phá sản đã góp phần giải quyết mâu
thuẫn, hạn chế các phát sinh giữa các đối tượng này, nhờ đó bảo đảm được trật
tự kỷ cương của các xã hội.
2. Dấu hiệu xác định doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá
sản
2.1. Dấu hiệu
Để có căn cứ cho việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, Luật Phá sản
của các quốc gia phải xác định thế nào là tình trạng phá sản. Để làm rõ khái
niệm này, Luật Phá sản năm 2014 đã giải thích từ ngữ về “Doanh nghiệp, hợp
tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện
nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh

You might also like