Van Nguyen

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

PHIẾU GIỚI THIỆU VỀ MỘT

TÁC PHẨM VĂN HỌC HOẶC TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT


Tên tác phẩm văn học/ nghệ thuật: Cải ơi!
- Truyện ngắn “Cải ơi!” còn có tên là “Ơi Cải về đâu”, nằm trong tập truyện ngắn “Cánh
đồng bất tận” sáng tác năm 2005.
- Bố cục: 4 phần
+ Phần 1: Con Cải bỏ đi và ông Năm ra đi tìm Cải.
+ Phần 2: Hành trình đi tìm Cải của ông Năm.
+ Phần 3: Nỗi trăn trở của ông Năm đi tìm Cải.
+ Phần 4: Câu chuyện của ông Năm.
Thể loại: Truyện ngắn
Tên tác giả: Nguyễn Ngọc Tư

- Sinh năm 1976, quê ở Cà Mau.


- Thường viết truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn.
- Là nhà văn nữ tiêu biểu của văn học đương đại.
- Một số tác phẩm nổi tiếng: “Cánh đồng bất tận”, “Gáy người thì lạnh”
1. Lí do chọn giới thiệu tác phẩm văn học/ nghệ thuật:
- Truyện có nội dung ý nghĩa, cảm động, ngôn từ giản đơn, gần gũi nhưng đã gieo lại
trong lòng tôi một nỗi niềm nuối tiếc, chơi vơi, xúc động và đồng cảm sâu sắc. Truyện
thực sự đã chạm vào tâm hồn của tôi, khiến tôi nhớ về người cha của mình, nhớ về tình
cảm gia đình trân quý.
2. Nội dung giới thiệu tác phẩm văn học/ nghệ thuật:
– Giới thiệu tóm tắt về nội dung và nghệ thuật:
a) Tóm tắt nội dung:
Tác phẩm kể về cuộc hành trình tìm con ròng rã của ông Năm Nhỏ. Cải – đứa con
riêng của vợ với người chồng cũ, bỏ nhà ra đi vì làm mất cặp trâu, sợ bị đòn. Từ ngày ấy,
cuộc sống của ông Năm gặp vô vàn bất hạnh. Ông hứng chịu sự dòm ngó và khinh miệt từ
làng xóm cùng sự lạnh lùng, hắt hủi từ người vợ. Ông quyết định rời quê hương, ra đi tìm
con. Theo chân chuyến hành trình khắc khoải của người cha ấy, ta còn bắt gặp những con
người có thân phận lưu lạc khác như Thàn, Diễm Thương.
b) Nghệ thuật:
+ Cách kể chuyện hỗn loạn, không theo một trình tự: mở đầu tác phẩm, tác giả nói
về hiện tại nơi ông Năm Nhỏ sống cùng đoàn ca múa nhạc; sau đó là kể về hoàn cảnh của
ông Năm Nhỏ - cái đã xảy ra trong quá khứ rồi sau đó lại quay về hiện tại. Không theo
một quy luật thông thường, diễn biến của truyện khi ở hiện tại, khi ở quá khứ
=> Làm nổi bật lên nỗi mong mỏi, đau đáu của một người cha già yêu con hết lòng,
hết dạ với khao khát cháy bỏng có thể tìm được đứa con gái yêu quý của mình.
+ Các sự kiện trong câu chuyện thì diễn ra một cách hợp lý, tinh tế: truyện kể về
hành trình đi tìm đứa con gái Cải của ông Năm Nhỏ khi nó đi biệt từ năm mười ba tuổi.
Ông Năm Nhỏ bị nghi ngờ vì không phải ba ruột mà đối xử tệ với nó rồi ông quyết định
bỏ đi tìm nó. Và hành trình tìm Cải 12 năm bắt đầu… Với cách tổ chức kể chuyện phá vỡ
trật tự của câu chuyện như vậy đã tạo nên một nét độc đáo trong nghệ thuật kể chuyện của
tác phẩm.
+ Trong tác phẩm, tác giả chủ yếu trần thuật theo điểm nhìn từ bên trong, tức là
đứng trên lập trường của từng nhân vật để đối thoại hay giải quyết tình huống. Ví dụ khi
Diễm Thương giả làm cái Cải, ông Năm Nhỏ nghe vậy vừa bất ngờ, ngơ ngác rồi rưng
rưng thể hiện rõ qua những câu hỏi tu từ “Thiệt con là Cải hả?”, “môi run lập bập hỏi Cải
phải hôn con”... Kết hợp với lời kể của tác giả là lời của chính nhân vật, dường như tác
giả đã hoà mình vào cảm xúc, cung bậc của nhân vật để thốt ra những câu hỏi nhói lòng,
những câu từ mang ý nghĩ tượng trưng cao để làm nổi bật niềm vui sướng, mừng hụt của
người cha già đang mong mỏi tìm thấy con gái suốt 12 năm. => Khắc họa sâu sắc số phận
cô đơn, nhỏ bé, đáng thương của những con người phải lưu lạc.
– Giới thiệu về chủ đề, thông điệp của tác phẩm:
+ Chủ đề: Tác phẩm chủ yếu nói về lòng yêu thương của người cha, tình phụ tử thiêng
liêng.
+ Thông điệp:
 Hãy yêu thương và trân trọng ba mẹ của mình nhiều hơn. Vì ba mẹ luôn là
người hi sinh, yêu thương chúng ta vô điều kiện.
 Hãy bao dung và giúp đỡ mọi người xung quanh nếu có thể.
3. Trình bày một số ý kiến nhận xét, đánh giá/ điều thích hoặc không thích về tác phẩm/
tình cảm, cảm xúc khi đọc/ xem/ nghe tác phẩm:
- “Cải ơi!” là truyện ngắn đặc sắc về tình cảm gia đình không dành riêng cho bất kỳ lứa
tuổi nào, bởi thế mà tác phẩm nhận được sự đồng cảm sâu sắc từ những người có chung
một tình cảnh, của những người con xa sứ nhớ về gia đình, nhớ về người cha thân thương
của mình. Gấp lại câu chuyện, đọng lại trong tôi không chỉ có nỗi buồn, sự tiếc nuối mà
còn có cả những kỉ niệm ngọt ngào về những lần được người thân trong gia đình chăm
sóc, quan tâm.
- Bằng những câu từ đầy sáng tạo, ý nghĩa sâu sắc, bằng giọng văn hài hước để che đậy đi
cái thực tại đau thương, bằng các biện pháp nghệ thuật độc đáo, tất cả đã tạo nên một áng
văn bất hủ, cho ta thấy được tài năng của Nguyễn Ngọc Tư, một tài năng sáng giá trong
khai thác tâm lí nhân vật. Một câu chuyện về cuộc sống, con người Nam Bộ với một kết
thúc buồn hẳn đã quá quen thuộc với những độc giả yêu mến truyện ngắn của Nguyễn
Ngọc Tư, nhưng nỗi buồn của “Ơi cải về đâu!” đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng khắc
khoải và đau đáu nhất.
- Tôi nghĩ mọi người nên đọc thử câu truyện này để có những cảm nhận sâu sắc hơn, có
những bài học của riêng mình.

You might also like