Thiết Kế Môn Học

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 64

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA VẬN TẢI - KINH TẾ


----------o0o----------

THIẾT KẾ MÔN HỌC


TỔ CHỨC QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP KINH DOANH
VẬN TẢI – DU LỊCH
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NĂM 2023
CHO DOANH NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Trần Văn Giang


Sinh viên thực hiện: Trần Huệ Anh
Mã sinh viên: 203132660
Lớp: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 2

Hà Nội, 2023
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................................3
DANH MỤC HÌNH VẼ.....................................................................................................4
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................5
PHẦN I. SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP..........................................6
1.1. Nghiên cứu cơ sở thành lập doanh nghiệp...................................................................6
1.1.1. Căn cứ pháp lý....................................................................................................6
1.1.2. Căn cứ vào nghiên cứu phân tích thị trường....................................................15
1.1.3. Giới thiệu về tuyến điểm du lịch......................................................................17
1.1.4. Sự cần thiết thành lâp doanh nghiệp................................................................25
1.2. Xây dựng sản phẩm du lịch của doanh nghiệp..........................................................26
PHẦN II. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH CHO DOANH
NGHIỆP............................................................................................................................28
I. Tổ chức quản trị nhiệm vụ sản xuất kinh doanh...........................................................28
1.1. Mục đích, ý nghĩa và nội dung quản trị sản xuất................................................28
1.2. Xác định nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp................................28
II. Quản trị nhân lực trong doanh nghiệp..........................................................................30
2.1. Mục đích, ý nghĩa và nội dung của công tác quản trị nhân lực.................................30
2.1.1 Mục đích............................................................................................................30
2.1.2 Ý nghĩa của quản trị nhân lực...........................................................................30
2.1.3 Nội dung của quản trị nhân lực.........................................................................30
2.2 Tổ chức quản trị lao động trong doanh nghiệp...........................................................31
2.2.1 Xác định nhu cầu lao động................................................................................31
2.2.2 Tổ chức lao động trong doanh nghiệp...............................................................33
III. Tổ chức quản trị vốn sản xuất kinh doanh..................................................................40
3.1 Nhu cầu về vốn kinh doanh........................................................................................40
3.2 Nhu cầu về vốn...........................................................................................................40
3.2.1 Nhu cầu về vốn cơ sở vật chất kỹ thuật.............................................................40
IV. Tổ chức quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm...........................................42
4.1 Mục đích, ý nghĩa và nội dung của quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.42
4.2. Xác định chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm......................................................43
V. Tổ chức quản trị marketing..........................................................................................51
5.1 Mục đích, ý nghĩa của quản trị marketing du lịch................................................51
5.2. Quản trị marketing của công ty...........................................................................52
VI. Tổ chức quản trị tài chính trong doanh nghiệp...........................................................56
6.1 Doanh thu....................................................................................................................56
6.2. Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp.............................................57
6.2.1. Lợi nhuận.........................................................................................................57
6.2.2. Phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp..........................................................58
KẾT LUẬN.......................................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................61
Tập gấp cho chương trình du lịch:....................................................................................62
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Tổng nhu cầu lượt khách...................................................................19


Bảng 1.2. Cơ cấu đoàn khách trong tổng nhu cầu............................................19
Bảng 1.3. Một số khách sạn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa................................25
Bảng 1.4. Một số nhà hàng tại Thanh Hóa........................................................26
Bảng 1.5. Một số cơ sở vui chơi giải trí tại Thanh Hóa....................................26
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp..............................................35
Bảng 2.2: Quỹ tiền lương sản phẩm của hướng dẫn viên/năm.........................38
Bảng 2.3: Quỹ tiền lương sản phẩm của hướng dẫn viên/năm.........................39
Bảng 2.4: Tổng quỹ tiền lương của hướng dẫn viên/năm.................................39
Bảng 2.5: Tổng tiền phụ cấp cho nhân viên marketing.....................................39
Bảng 2.6: Tổng quỹ tiền lương cho nhân viên marketing.................................40
Bảng 2.7: Quỹ tiền lương sản phẩm của điều hành/năm..................................40
Bảng 2.8: Quỹ tiền lương sản phẩm của điều hành/năm..................................40
Bảng 2.9: Tổng quỹ tiền lương của điều hành/năm..........................................41
Bảng 2.10: Hệ số lương và phụ cấp của lao động gián tiếp/năm.....................41
Bảng 2.11: Tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp trong 1 năm......................42
Bảng 3.1: Vốn thiết bị cho văn phòng...............................................................43
Bảng 3.2: Các vốn khác của doanh nghiệp.......................................................44
Bảng 4.1: Bảng giá thuê xe ô tô........................................................................47
Bảng 4.2: Chi phí lưu trú...................................................................................47
Bảng 4.3: Chi phí ăn uống.................................................................................47
Bảng 4.4: Chi phí hướng dẫn viên.....................................................................48
Bảng 4.5: Các khoản mục chi phí tính..............................................................48
Bảng 4.6: Giá thành chưa có thuế của chương trình du lịch............................51
Bảng 4.7: Giá bán chưa có thuế của chương trình du lịch (đã được làm tròn để
phù hợp với chính sách giá)..............................................................................52
Bảng 4.8: Bảng tổng hợp giá bán cho khách....................................................53
Bảng 6.1: Doanh thu, chi phí trước thuế của chương trình du lịch..................59
Bảng 6.2: Bảng kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp......................60
Bảng 6.3: Bảng tổng hợp phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp....................61

4
DANH MỤC HÌNH VẼ

Sơ đồ 2.1: Nội dung của quản trị nhân lực trong doanh nghiệp du lịch..........................32
Hình 4.1: Quy trình hạch toán cho chi phí và giá thành sản phẩm..................................46

5
LỜI MỞ ĐẦU
Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là quan điểm
chỉ đạo của Chính Phủ tại quyết định số 147/QĐ – TTg về việc chiến lược phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2030. Cho thấy ngành du lịch nước ta đang có
tiềm năng rất lớn, rất được Chính phủ quan tâm, mở ra cơ hội rất lớn đối với
các doanh nghiệp và đặc biệt là các bạn sinh viên hiện nay.
Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch phong phú được thiên nhiên ưu ái
ban tặng. Vì thế sự phát triển của du lịch ở Việt Nam trong vài năm tới chắc
chắn sẽ bùng nổ. Dựa trên sự phân tích nhu cầu du lịch của du khách tăng đáng
kể qua các năm và nhận thấy sự thấy sự cần thiết phải thành lập công ty để đáp
ứng nhu cầu thị trường, em quyết định tổ chức thành lập công ty kinh doanh
vận tải hành khách và lữ hành “Công ty CP AT Travel”. Hi vọng với sự tính
toán số liệu cụ thể về chi phí các khoản mục và doanh thu, công ty dựa vào đó
đi vào hoạt động và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Trong thời gian tìm hiểu, cùng với sự giúp đỡ của Thầy em đã hoàn
thành bài “Thiết kế môn học Tổ chức quản lý doanh nghiệp kinh doanh vận tải
– du lịch”
nhằm xây dựng nhận thức về công tác tổ chức quản lý doanh nghiệp vận tải và
du lịch.
Nội dung bài thiết kế bao gồm 2 phần:
Phần I: Xác định quy mô của doanh nghiệp.
Phần II: Xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2024 cho doanh nghiệp.

6
PHẦN I. SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

1.1. Nghiên cứu cơ sở thành lập doanh nghiệp


1.1.1. Căn cứ pháp lý
 Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam
*Quan điểm phát triển
1. Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực
thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình
thành cơ cấu kinh tế hiện đại.
2. Phát triển du lịch bền vững và bao trùm, trên nền tảng tăng trưởng xanh, tối
đa hóa sự đóng góp của du lịch cho các mục tiêu phát triển bền vững của Liên
Hợp Quốc; quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi
trường và đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm
quốc phòng, an ninh.
3. Chú trọng phát triển du lịch văn hóa, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát
huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc.
4. Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả; đẩy mạnh
ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và chú trọng
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
5. Phát triển đồng thời du lịch quốc tế và du lịch nội địa; đẩy mạnh xuất khẩu
tại chỗ thông qua du lịch; tăng cường liên kết nhằm phát huy lợi thế tài nguyên
tự nhiên và văn hóa; phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, mở rộng thị trường
và nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam.
*Mục tiêu chiến lược
1. Đến năm 2025
Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, phấn đấu thuộc nhóm ba quốc gia
dẫn đầu về phát triển du lịch trong khu vực Đông Nam Á và 50 quốc gia có
năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, trong đó tất cả 14 tiêu chí năng
lực cạnh tranh du lịch đều tăng, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững.
- Tổng thu từ khách du lịch: Đạt 1.700 - 1.800 nghìn tỷ đồng (tương
đương 77-80 tỷ USD), tăng trưởng bình quân 13 - 14%/năm; đóng góp trực tiếp
vào GDP đạt 12-14%.

7
- Tạo ra khoảng 5,5-6 triệu việc làm, trong đó có khoảng 2 triệu việc làm
trực tiếp, tăng trưởng bình quân 12-14%/năm.
- Về khách du lịch: Phấn đấu đón được ít nhất 35 triệu lượt khách quốc
tế và 120 triệu lượt khách nội địa, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân về
khách quốc tế từ 12-14%/năm và khách nội địa từ 6-7%/năm.
2. Đến năm 2030
Du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững. Việt
Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực
cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, đáp ứng đầy đủ yêu cầu và mục tiêu phát
triển bền vững.
- Tổng thu từ khách du lịch: Đạt 3.100-3.200 nghìn tỷ đồng (tương
đương 130-135 tỷ USD), tăng trưởng bình quân 11-12%/năm; đóng góp trực
tiếp vào GDP đạt 15-17%.
- Tạo ra khoảng 8,5 triệu việc làm, trong đó có khoảng 3 triệu việc làm
trực tiếp, tăng trưởng bình quân 8-9%/năm.
- Về khách du lịch: Phấn đấu đón được ít nhất 50 triệu lượt khách quốc
tế và 160 triệu lượt khách nội địa; duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân về
khách quốc tế từ 8-10%/năm và khách nội địa từ 5-6%/năm.
 Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Hạ Long và Thanh Hóa
*Quan điểm phát triển Hạ Long:
- Phát triển kinh tế, xã hội của Hạ Long phải phù hợp với chiến lược
phát triển quốc gia; Quy hoạch phát triển ngành lĩnh vực cả nước; Quy hoạch
vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ; Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng; thống
nhất với các quy hoạch ngành, lĩnh vực cấp tỉnh.
- Phát triển kinh tế, xã hội bền vững phù hợp với các mục tiêu của chiến
lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế từ “nâu”
sang “xanh”, giảm dần sự phụ thuộc vào khai thác than, ưu tiên phát triển khu
vực dịch vụ chất lượng cao và các ngành công nghiệp công nghệ cao, hiện đại,
tiên tiến. Lấy phát triển du lịch và dịch vụ làm trọng tâm, gắn với việc phát huy
giá trị của Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, xây dựng phát
triển ngành công nghiệp dịch vụ, công nghiệp giải trí, công nghiệp văn hóa dựa
trên nền tảng công nghiệp sáng tạo tạo ra sự đột phá, khác biệt và giá trị gia
tăng cao.
- Phát triển kinh tế, xã hội dựa trên cơ sở phát huy các nguồn lực hiện có
và triển khai thực hiện các dự án mang tính đột phá có sự hỗ trợ từ bên ngoài;
tận dụng tối đa các lợi thế so sánh của địa phương gắn với bảo tồn, phát huy giá
trị di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long; Quan tâm khai thác 3 trụ cột là:
8
Con người - Tài nguyên thiên nhiên - Văn hóa làm lợi thế so sánh đảm bảo các
ngành, sản phẩm dịch vụ, du lịch của Hạ Long nhanh chóng tham gia vào chuỗi
giá trị toàn cầu, trở thành thương hiệu mạnh trong nước và quốc tế.
- Phát triển kinh tế phải đi đối với việc đảm bảo an sinh xã hội, thu hẹp
khoảng cách giàu nghèo, nâng cao mức sống của người dân, đảm bảo phát triển
xã hội công bằng giữa các tầng lớp nhân dân, giữa khu vực sản xuất nông lâm
ngư nghiệp và thành thị.
- Chủ động hội nhập và hợp tác với các địa phương trong và ngoài Tỉnh,
tận dụng các điều kiện thuận lợi và giải quyết các tác động tiêu cực đối với nền
kinh tế của địa phương. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xã hội với
đảm bảo vững chắc quốc phòng an ninh, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã
hội.
*Quan điểm phát triển Thanh Hóa:
- Phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của địa phương; trên cơ sở đó sử
dụng có hiệu quả mọi nguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tốc
độ tăng trưởng kinh tế, thu hẹp khoảng cách với các tỉnh trong vùng và cả
nước. Từ đó xây dựng Thanh Hoá sớm trở thành một trong những trung tâm
giao lưu kinh tế giữa Bắc Bộ với Bắc Trung Bộ và là một trong những trung
tâm kinh tế, văn hóa - xã hội mạnh của cả nước.
- Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế với cơ cấu hợp lý; xây dựng
nền kinh tế có sức cạnh tranh cao, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên
nhiên; phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ và du lịch chất lượng cao;
phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá an toàn và bền vững.
- Tập trung các nguồn lực đầu tư để xây dựng các khu kinh tế động lực
và nhóm sản phẩm chủ lực; ưu tiên đầu tư phát triển nhanh Khu Kinh tế Nghi
Sơn, tạo bước đột phá về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Từng bước điều chỉnh tạo sự phát triển hài hoà, hợp lý giữa các vùng
trong Tỉnh; phát triển mạnh kinh tế biển và vùng ven biển; tranh thủ tối đa sự
hỗ trợ của Nhà nước và các thành phần kinh tế vào đầu tư phát triển vùng trung
du miền núi phía Tây để sớm thoát khỏi tình trạng kém phát triển.
- Kết hợp phát triển kinh tế với từng bước thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội. Đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa nhất là các lĩnh vực
giáo dục, đào tạo, y tế, môi trường...; bảo đảm nguồn nhân lực chất lượng cao
đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh; chú trọng công tác xoá đói giảm nghèo,
chăm sóc sức khỏe nhân dân, ổn định xã hội, tăng cường mối đoàn kết giữa các
dân tộc trong Tỉnh.
a. Chiến lược phát triển du lịch của Thanh Hóa
* Quan điểm phát triển:
- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh với tỷ
trọng của du lịch ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực phát triển kinh
tế - xã hội, phấn đấu để Thanh Hóa sớm trở thành trọng điểm phát triển du lịch
của cả nước.
- Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm,
trọng điểm; chú trọng đa dạng hóa sản phẩm du lịch và phát triển các sản phẩm

9
du lịch có tiềm năng, lợi thế, nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư khai thác du lịch
và khẳng định thương hiệu, năng lực cạnh tranh.
- Tập trung khai thác hiệu quả thị trường nội địa; phát triển thị trường du
lịch quốc tế với mục đích thương mại - công vụ gắn với Khu Kinh tế Nghi Sơn.
- Phát triển du lịch bền vững, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh,
quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.
- Phát triển du lịch hài hòa, hợp lý giữa các khu vực của tỉnh. Đặc biệt
chú trọng đầu tư phát triển, khai thác các giá trị văn hóa dân tộc khu vực miền
núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa, góp phần xóa đói giảm nghèo và giảm dần
khoảng cách giữa khu vực miền núi và đồng bằng.
- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước
đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của các yếu tố tự
nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng của từng khu vực trong cả tỉnh.
- Tăng cường liên kết nội tỉnh cũng như giữa Thanh Hóa với các tỉnh,
thành phố khác trong đầu tư khai thác, phát triển du lịch.
- Phát triển du lịch thích ứng với biến đổi khí hậu và mực nước biển
dâng.
* Mục tiêu tổng quát:
Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn phù hợp với quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm,
trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng, hiệu quả,
khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh, phù hợp mục tiêu chuyển đổi
mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, sang phát triển hài hòa giữa chiều rộng và
chiều sâu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, với trọng điểm là
Đô thị du lịch Sầm Sơn và Điểm du lịch quốc gia Thành Nhà Hồ.
Phấn đấu đến năm 2030, Thanh Hóa trở thành một trong các trung tâm
phát triển du lịch của khu vực Bắc Trung bộ và cả nước, du lịch trở trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất - kỹ
thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng,
có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
*Mục tiêu cụ thể:
- Tính chất hoạt động du lịch của tỉnh: Du lịch nghỉ dưỡng biển, vui chơi
giải trí; tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái điển hình, đa dạng sinh học;
tham quan, nghiên cứu các giá trị văn hóa Việt Nam; du lịch hành hương lễ hội.
- Khả năng đón khách du lịch: Năm 2025 thu hút 350 nghìn lượt khách
quốc tế (tốc độ tăng trung bình 10,0%/năm), phục vụ 12,5 triệu lượt khách nội
địa (tốc độ tăng trung bình 7,5%/năm); Năm 2030 thu hút 500 nghìn lượt khách
quốc tế (tốc độ tăng trung bình 7,4%/năm) và 16,0 triệu lượt khách nội địa (tốc
độ tăng trung bình 5,1%/năm).
- Về tổng thu khách du lịch: Năm 2025 đạt 31.800 tỷ đồng (tốc độ tăng
trung bình 15,7%/năm); Phấn đấu năm 2030 đạt 64.600 tỷ đồng (tốc độ tăng
trung bình 15,0%/năm).
- Về giá trị GDP du lịch: Năm 2025, GDP du lịch đạt 30.120 tỷ đồng;
Năm 2030, GDP du lịch đạt 57.000 tỷ đồng.
10
- Tăng cường năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch để đáp ứng
nhu cầu phát triển. Số lượng cơ sở lưu trú cần có: Năm 2025 có tổng số 37.200
phòng (765 cơ sở lưu trú du lịch); Năm 2030 sẽ có khoảng 40.000 phòng (820
765 cơ sở lưu trú du lịch)
- Về lao động ngành: Năm 2025 cần 55.800 lao động; Năm 2030 cần
60.300 lao động.
- Tổ chức không gian du lịch tỉnh: Quy hoạch phát triển du lịch theo
lãnh thổ ở Thanh Hoá gồm các điểm du lịch, khu du lịch, đô thị du lịch và
tuyến du lịch như sau:
+ Tổ chức điểm du lịch:
- Bãi biển Sầm Sơn
- Vườn quốc gia Bến En
- Khu di tích Lam Kinh
- Đền Bà Triệu
- Thành Nhà Hồ (Tây Đô)
- Hàm Rồng.
b. Hệ thống Luật, Nghị định, Thông tư quy định trong lĩnh vực du lịch
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan
 Đăng ký thành lập doanh nghiệp
- Luật Du lịch Việt Nam (2017)
+ Điều 30. Phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành
1. Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phục vụ khách du lịch nội địa.
2. Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế
đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
3. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được kinh doanh
dịch vụ lữ hành quốc tế và dịch vụ lữ hành nội địa, trừ trường hợp quy
định tại khoản 4 Điều này.
4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ
lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường
hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên có quy định khác.
+ Điều 31. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành
1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh
nghiệp;
b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng
c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp
trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên

11
chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội
địa.
2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh
nghiệp;
b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;
c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng
trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên
chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc
tế.
3. Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1
Điều này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; đáp
ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều này được cấp
Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
Phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy
phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được thực hiện theo quy định
của pháp luật về phí và lệ phí.
4. Chính phủ quy định chi tiết về việc ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ
hành quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này.
5. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về người
phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành; nội dung đào tạo, bồi dưỡng, tổ
chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa và nghiệp vụ
điều hành du lịch quốc tế.
- Luật Doanh Nghiệp 2021
- Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
- Nghị định 168/2017/NĐ-CP.
- Nghị định 47/2021/NĐ-CP.
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp.
- Quy định về thành lập doanh nghiệp:
+ Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.
+ Đăng ký khai thuế với cơ quan.
+ Đăng ký và nộp thuế môn bài.
+ Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế GTGT.

12
+ Chuẩn bị các điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có
điều kiện.
 Thành lập Công ty Cổ phần
- Hồ sơ thành lập công ty Cổ phần:
+ CMND/CCCD (sao y công chứng không quá 03 tháng) của tất cả các
cổ đông góp vốn thành lập công ty.
+ Giấy đề nghị thành lập công ty Cổ phần.
+ Điều lệ công ty Cổ phần.
+ Danh sách cổ đông góp vốn.
- Các bước thành lập công ty Cổ phần:
+ Bước 1: Chuẩn bị thông tin, giấy tờ thành lập công ty Cổ phần.
+ Bước 2: Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ thành lập công ty Cổ phần.
+ Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập công ty đến cơ quan đăng ký kinh doanh
trực thuộc tỉnh/thành phố sở tại.
+ Bước 4: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
+ Bước 5: Thực hiện thủ tục khắc dấu trong doanh nghiệp và thông báo
mẫu dấu lên cổng thông tin đăng ký quốc gia.
+ Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng và thông báo số tài khoản ngân hàng
cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
+ Bước 7: Đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và ngân hàng xác
nhận đã đăng ký nộp thuế điện tử.
+ Bước 8: Đóng thuế môn bài qua mạng bằng cách sử dụng chữ ký số
điện tử để nộp thuế môn bài cho doanh nghiệp.
+ Bước 9: Đến cơ quan thuế sở tại tiến hành kê khai thuế ban đầu, nộp
hồ sơ khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ đặt in hóa đơn.
+ Bước 10: Thực hiện việc báo cáo thuế và làm sổ sách hàng tháng, quý,
năm.
 Thành lập doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
- Luật Du lịch 2017: “Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán
và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho
khách du lịch”.
- Thông tư 33/2018/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản
lý phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, giấy
phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa,…

13
+ Điều 4. Mức thu phí, lệ phí
Mức thu phí, lệ phí được quy định như sau:
1. Phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế,
Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa:
a) Cấp mới: 3.000.000 đồng/giấy phép
b) Cấp đổi: 2.000.000 đồng/giấy phép;
c) Cấp lại: 1.500.000 đồng/giấy phép.
2. Phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch (bao gồm: cấp mới,
cấp đổi, cấp lại):
a) Đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và nội địa: 650.000
đồng/thẻ;
b) Đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm: 200.000 đồng/thẻ.
3. Lệ phí cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam
của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài:
a) Cấp mới: 3.000.000 đồng/Giấy phép.
b) Cấp lại, Điều chỉnh, gia hạn: 1.500.000 đồng/Giấy phép
- Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết về một số điều của Luật
Du lịch.
+ Điều 14. Mức ký quỹ và phương thức ký quỹ
1. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 (một
trăm triệu) đồng.
2. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:
a) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam: 250.000.000 (hai trăm năm mươi triệu) đồng;
b) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài:
500.000.000 (năm trăm triệu) đồng
c) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu)
đồng.
3. Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng
thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài
thành lập và hoạt động tại Việt Nam và được hưởng lãi suất theo thỏa
thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy

14
định của pháp luật. Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.
- Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL quy định chi tiết một số điều của Luật
Du lịch.
+ Điều 3. Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành
1. Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành là người giữ một trong
các chức danh sau: chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành
viên; chủ tịch công ty; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám
đốc hoặc phó giám đốc; trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành.
2. Chuyên ngành về lữ hành quy định tại điểm c Khoản 1 và điểm c
Khoản 2 Điều 31 Luật Du lịch bao gồm một trong các chuyên ngành
sau:
a) Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
b) Quản trị lữ hành;
c) Điều hành tour du lịch;
d) Marketing du lịch;
đ) Du lịch;
e) Du lịch lữ hành;
g) Quản lý và kinh doanh du lịch.
3. Văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo
quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội.
- Điều 31 Luật Du lịch 2017 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ
hành
+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa:
 Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về
doanh nghiệp.
 Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng.
 Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung
cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp
trở lên chuyên nghành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành
du lịch nội địa.
+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:

15
 Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về
doanh nghiệp.
 Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân.
 Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung
cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung
cấp trở lên chuyên nghành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều
hành du lịch quốc tế.
- Quy trình thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành:
+ Đăng ký thành kập doanh nghiệp.
+ Ký quỹ tại ngân hàng thương mại.
+ Xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
+ Các thủ tục sau khi thành lập.
1.1.2. Căn cứ vào nghiên cứu phân tích thị trường
a. Phân tích đánh giá nhu cầu của khách du lịch
Hiện nay, nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao do nền kinh
tế ngày càng phát triển, khoa học công nghệ ngày càng hiện đại và tình hình
chính trị an ninh của nước ta luôn ổn định. Bên cạnh đó, Việt Nam là một đất
nước đa dân tộc, đa văn hóa, mỗi vùng miền đều có những nét đặc sắc thu hút
riêng. Từ đó, nảy sinh nhu cầu đi du lịch nhiều hơn và mức chi trả cho những
lần đi du lịch ngày một cao hơn.
+ Thu nhập của người dân tăng tạo điều kiện nâng cao nhu cầu đi du
lịch.
+ Thời gian đi du lịch ngày càng rút ngắn. Nếu như trước đây mỗi
chuyến đi thường kéo dài từ 7-14 ngày thì hiện nay mỗi chuyến đi thường dưới
7 ngày vì họ vừa có thể tiết kiệm được tiền và thời gian để đi tới những điểm
du lịch khác nhằm trải nghiệm được nhiều hơn.
+ Khách du lịch có xu hướng lựa chọn những điểm đến có khả năng đáp
ứng cả nhu cầu nghỉ dưỡng, thư giãn kết hợp vui chơi giải trí, mua sắm,…
So với các quốc gia khác, người Việt có hành trình du lịch ngắn nhất
trên thế giới với 74% chuyến đi kéo dài chỉ trong 4 đêm hoặc ít hơn. Trong đó
với các nước ở Châu Á - Thái Bình Dương lại có khoảng thời gian trung bình
là 7 đêm, gần gấp đôi đối với khách Việt Nam. Ngoài ra, các điểm đến được
người Việt lựa chọn có thời gian di chuyển trung bình 4-5 giờ.
Một trong những lý do khiến thời gian du lịch ngắn là họ thường đi du
lịch vào cuối tuần hoặc các dịp nghỉ lễ mà các dịp này tại Việt Nam lại rất ngắn
nên ảnh hưởng tới việc lựa chọn độ dài hành trình của du khách.
b. Phân tích đánh giá đối thủ cạnh tranh trong vùng hoạt động của doanh
nghiệp
Tại Hà Nội có khoảng 200 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và gần 500
doanh nghiệp lữ hành nội địa, có khoảng 50 doanh nghiệp và hộ cá thể kinh
doanh vận chuyển khách du lịch.
16
Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường đang tạo ra áp lực rất lớn đối với
doanh nghiệp. Có thể kể đến hàng loạt các công ty du lịch như: Vietravel,
Hanoitourist, Hanoi tourism, Hòa Bình tourism, Hanoi Red Tours,
Saigontourist… Các công ty này đều đã có vị thế trên thị trường khai thác
nguồn khách du lịch Inbound và nội địa. Hầu hết, trong số các công ty nói trên
đều có hệ thống các chương trình du lịch, các nhà cung cấp dịch vụ cũng như
đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và sáng tạo.
Các đối thủ cạnh tranh với Công ty có rất nhiều điểm mạnh như:
+ Là những công ty lớn, có thương hiệu, có kinh nghiệm và có tiềm lực
tài chính lớn.
+ Đa dạng về sản phẩm, các tour du lịch.
+ Chất lượng của sản phẩm tương đối tốt.
+ Có các đội ngũ nhân viên trẻ, năng động nhiệt tình đồng thời ở một số
công ty còn có các đội ngũ hướng dẫn viên riêng của công ty điều này làm cho
sự chủ động trong việc thực hiện chương trình của các công ty là rất lớn.

Một số doanh nghiệp lớn ở Hà Nội:


+ Công ty lữ hành Hanoitourist: Công ty lữ hành Hanoitourist chuyên
kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa, đại lý vé máy bay, vận chuyển du lịch,
… Hanoitourist cung cấp các tour chọn gói cho các tập thể, cá nhân, bao gồm
cả tour công tác, dịch vụ MICE,… cung cấp cho khách hàng những dịch tốt
nhất với giá cả cạnh tranh nhất. Với đội ngũ nhân viên có năng lực và thông
thạo nhiều thứ tiếng như: Anh, Pháp, Trung, Nga,…và với thái độ nhiệt tình
chu đáo thì họ có thể giúp khách có những thông tin cần thiết.
+ Công ty du lịch Vietravel: Viettravel chuyên cung cấp dịch vụ lữ hành
trong và ngoài nước. Viettravel thu hút khách hàng bởi giá cả hợp lý, chất
lượng dịch vụ tương đối tốt, đảm bảo lợi ích tối đa, hạn chế tối thiểu rủi ro và
bất lợi cho du khách. Viettravel luôn không ngừng lớn mạnh và khẳng định vị
trí của một nhà tổ chức du lịch chuyên nghiệp. Vietravel có đội ngũ nhân viên
làm việc nhiệt tình, phục vụ tận tâm và đặc biệt đảm bảo chữ Tín đối với khách
hàng.
c. Xác định tổng nhu cầu và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp
Sau khi phân tích nhu cầu du lịch, doanh nghiệp quyết định hướng đến
khách hàng của doanh nghiệp là đối tượng gia đình có con trẻ và làm việc khối
văn phòng. Họ có khoảng thời gian nghỉ thường xuyên vào cuối tuần và kéo dài
2 ngày. Đây là đối tượng có thu nhập ổn định và mức sống ở tầm khá nên họ có
nhu cầu đi du lịch. Dự trên mức độ ảnh hưởng của các đối thủ cạnh tranh,
doanh nghiệp nhận thấy khả năng cung ứng của doanh nghiệp như sau: Tổng
nhu cầu của khách đi du lịch là 56.000 lượt khách/năm và khả năng đáp ứng
của doanh nghiệp là 40% tổng nhu cầu trên thị trường.
Kết quả phân tích tổng nhu cầu lượng khách du lịch tuyến Hạ Long –
Thanh Hoá – Hạ Long trong năm 2021 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1.1. Tổng nhu cầu lượt khách

17
Tuyến Cự ly Nhu cầu Tỷ lệ Hệ số biến Hệ số Khả năng
(km) (lượt/năm) đáp ứng động theo biến động đáp ứng
(%) tháng trong nhu cầu của
năm theo ngày doanh
trong nghiệp
tháng
Hạ Long - 260 56.000 50% 1,45 1.35 22.400
Thanh
Hóa - Hạ
Long

- Xác định cơ cấu đoàn khách trong tổng số nhu cầu


Bảng 1.2. Cơ cấu đoàn khách trong tổng nhu cầu
Nhu Tỷ Khả Đoàn 10 khách Đoàn 20 khách Đoàn 30 khách
cầu lệ năng đáp
(Lượt đáp ứng của Tỷ Lượt Số Tỷ Lượt Số Tỷ Lượt Số
khách ứng doanh lệ khách đoàn lệ khách đoàn lệ khách đoàn
/năm) (%) nghiệp (%) / khách/ (%) / khách (%) / khách
năm năm năm /năm năm /năm
(Lượt
khách/năm
)

56.00 50 28.000 5% 1.400 140 10 2.800 140 85 23.80 793


0 % % % 0

1.1.3. Giới thiệu về tuyến điểm du lịch


a. Điều kiện kinh tế - xã hội, giao thông vận tải tỉnh Thanh Hoá
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
Năm 2022, trong bối cảnh vừa tập trung phòng, chống dịch COVID-19,
vừa tập trung phát triển kinh tế - xã hội nhưng với tinh thần đoàn kết, quyết tâm
cao, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố đã dự báo đúng tình hình, chủ động
thực hiện linh hoạt, đồng bộ, sáng tạo các nhiệm vụ, giải pháp và đã đạt được
những kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Với những thành tích
nổi bật: 33/39 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch. Theo số
liệu tính toán và công bố của Tổng cục Thống kê, năm 2022, tốc độ tăng giá trị
sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ước đạt 18,4%, vượt 3,1% kế hoạch,
trong đó: công nghiệp - xây dựng tăng 16,2%; thương mại - dịch vụ tăng 24%;
nông nghiệp tăng 4,9%.
- Giao thông vận tải:
Hệ thống giao thông tỉnh Thanh Hoá bao gồm: giao thông đường bộ,
đường thuỷ nội địa, giao thông đường biển, giao thông đường sắt và các cảng
hàng không.
+ Đường bộ:
Thanh Hoá có các tuyến quốc lộ, các tuyến đường tỉnh, đường huyện,
đường xã có tổng chiều dài lên đến gần 2.624,4km.
18
- Bến xe khách: toàn tỉnh có 20 bến xe trong đó 12 bến xe liên tỉnh hỗn
hợp.
- Tuyến vận tải khách: toàn tỉnh có 125 tuyến vận tải khách cố định liên
tỉnh và liên tỉnh liền kề; 18 tuyến vận tải khách nội tỉnh và 11 tuyến xe buýt.
+ Đường thủy:
Giao thông đường thủy tại Thanh Hoá phát triển tương đối mạnh mẽ với
hệ thống khu bến cảng lớn (Cảng Nghi Sơn, Cảng Lễ Môn,…) phục vụ nhu cầu
về hàng hoá. Dự kiến sắp tới sẽ có bến cảng thuỷ đón khách tại FLC Sầm Sơn.
Quy hoạch bến cảng Hàm Rồng là khu vực đón khách lớn và có quy mô trên
địa bàn Tỉnh.
+ Đường hàng không:
Sân bay Thọ Xuân, tên cũ là sân bay Sao Vàng, là một sân bay hỗn hợp
quân sự - dân dụng ở thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, 45
km về phía tây thành phố Thanh Hóa. Đây là sân bay quân sự cấp I, căn cứ của
Trung đoàn tiêm kích - Bom 923 (Đoàn Yên Thế). Ban đầu có một đường băng
dài 3200 mét. Theo đề án được tỉnh Thanh Hóa lập ra, Cảng hàng không Thọ
Xuân sẽ được quy hoạch để phục vụ hàng không dân dụng kết hợp. Quy hoạch
Cảng hàng không Thọ Xuân là cảng hàng không Quốc Tế và là cảng hàng
không dự bị cho cảng hàng không Nội Bài. Đề án đã được các bên liên quan
phê duyệt và cấp quyết định đầu tư.
Thanh Hoá đã ưu tiên hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng giao thông để phát
triển kinh tế - xã hội nói chung, du lịch nói riêng. Đến nay, một số công trình
hạ tầng về giao thông và du lịch đã phát huy hiệu quả và tác động trực tiếp đến
hoạt động du lịch. Trong đó phải kể đến các công trình giao thông trọng điểm
được đưa vào quy hoạch, khai thác như: Đường ven biển nối Thành phố Sầm
Sơn và Khu kinh tế Nghi Sơn, công trình bến thuỷ nội địa FLC Sầm Sơn, Đại
lộ Nam Sông Mã,… Đây là các công trình trọng điểm có tác động, sức ảnh
hưởng rất lớn đến du lịch Thanh Hoá, góp phần đưa du lịch Thanh Hoá cất
cánh.
b. Tài nguyên du lịch
 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên của thành phố Thanh Hóa phong phú và đa
dạng. Sự đan xen giữa các loại địa hình (sông, núi, biển), giữa các bãi biển với
núi Trường Lệ và cảnh quan sông nước, cùng với các hồ, đầm ở Quảng Cư và
những rặng thông, phi lao dọc ven biển... là điều kiện rất thuận lợi để Sầm Sơn
phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn.
*Bãi biển Sầm Sơn:
Thiên nhiên đã ban tặng cho Sầm Sơn bờ biển dài khoảng 9km, từ cửa
Hới (sông Mã) đến Vụng Tiên (Vụng Ngọc) với các bãi biển đẹp như bãi biển
nội thị (A, B, C, D), bãi biển Quảng Cư, bãi Nix, bãi Lãn, bãi Vụng Tiên. Hầu
hết các bãi biển có độ nghiêng đều từ Tây sang Đông. Các bãi biển có đặc điểm
chung là rộng, bằng phẳng, độ dốc thoải, bãi cát trắng mịn, không có đá ngầm
và nhiều khoáng chất khác có tác dụng chữa bệnh... rất phù hợp cho tắm biển
và các hoạt động vui chơi giải trí biển. Biển Sầm Sơn ấn tượng với sóng lớn,
từng lớp sóng bạc đầu bọt tung trắng xóa, tạo cảm giác mạnh với du khách. Với
19
khí hậu nhiệt đới gió mùa nên biển Sầm Sơn vào mùa đông ấm, mùa hè mát
dịu. Với quyết định mới sáp nhập thêm 6 xã trên bờ biển phía Nam núi Trường
Lệ vào địa giới hành chính của thành phố, đường bờ biển Sầm Sơn được kéo
dài hơn gấp đôi trước đây, tạo thêm điều kiện và cơ hội hình thành các sản
phẩm du lịch biển mới. Tại khu vực chân núi phía Nam dãy Trường Lệ (nơi
Bác Hồ về nghỉ dưỡng năm 1960), bắt đầu từ chân núi đến lạch sông Đơ, bãi
biển tạo thành hình vòng cung rất đẹp, sóng lặng và êm. Nơi đây có thể tổ chức
các môn thể thao trên biển rất phù hợp.
*Dãy núi Trường Lệ:
Nằm sát bờ biển, phía nam thành phố Sầm Sơn, Trường Lệ là dãy núi đá
granit trong quá trình phong hoá, nhiều nơi còn xuất hiện đá gốc, đặc biệt là
phần nhô ra biển, tạo nên những vách đá cheo leo, ngoạn mục. Trường Lệ gồm
16 ngọn núi (cao nhất là 84,7m) được che phủ bởi hơn 201,2 ha rừng trồng.
Trường Lệ có vẻ đẹp hoàn toàn tự nhiên của núi, của biển mà không phải nơi
nào có được. Mỗi hòn núi gắn với một huyền thoại và hình dáng bên ngoài tự
gợi mở cho trí tưởng tượng của người du ngoạn những hình ảnh khác nhau. Núi
có các vách đá dốc đứng về phía biển đã tạo nên sự hùng vĩ, thích hợp cho loại
hình du lịch leo núi, du lịch mạo hiểm. Mặt khác, ở đây có những bãi cỏ rộng,
những sườn thoải và các đồi được cấu tạo từ đá granit cổ sinh hay đá biến chất
dạng bát úp (điển hình là khối hoa cương Độc Cước) phù hợp cho du lịch cắm
trại và các hoạt động vui chơi giải trí khác. Sự tương phản giữa cái tĩnh lặng
của núi rừng trên dãy Trường Lệ với tiếng sóng vỗ suốt ngày đêm của bãi biển
dưới chân núi tạo nên điểm nhấn thú vị cho mỗi du khách khi đến với Sầm
Sơn.
* Hòn Trống Mái:
Hòn Trống Mái là tên gọi của hai hòn đá nổi chênh vênh trên đỉnh dãy
núi Trường Lệ tựa hình dáng một đôi chim đá khổng lồ đang chụm đầu,
nghiêng mỏ, tiếng sóng biển, thông reo tạo nên những âm thanh cho du khách
cảm giác đó là tiếng thủ thỉ trò chuyện tâm tình của cặp chim Trống Mái. Điều
kỳ diệu là cái thế chênh vênh ấy lại vững bền bất chấp dòng chảy của thời gian.
Huyền thoại Hòn Trống Mái - đôi chim đá chứa đựng ý nghĩa nhân sinh to lớn
phản ánh ước mơ ngàn đời của người dân nơi đây về cuộc sống yên bình, ấm
no, hạnh phúc. Từ ngàn xưa, hòn Trống Mái vẫn mãi là bức tranh trữ tình thấm
đẫm chất nhân văn, là nguồn cảm hứng bất tận cho nhà văn, nhà thơ. Ngày nay
không biết đã có bao nhiêu đôi bạn trẻ đã tìm đến đây để lưu giữ lại những hình
ảnh đẹp nhất, hạnh phúc nhất của đời mình.
*Sông Mã, sông Đơ:
Cảnh quan tự nhiên dọc hai bờ sông Mã, sông Đơ là điều kiện thuận lợi
để Sầm Sơn phát triển các tuyến du lịch sinh thái trên sông, biển. Xuất phát từ
Cửa Hới ở phía Bắc, du khách có thể đi thuyền đến Hòn Mê và xa hơn về phía
Nam, hoặc ngược dòng sông Mã đi thăm các di tích Hàm Rồng, Lam Sơn, di
tích triều vua Lê và các di tích, danh thắng khác trong tỉnh. Đặc biệt sông Đơ
chảy dọc thành phố (từ Sông Mã ở phía Bắc đến cống Trường Lệ ở phía Nam)
có cảnh quan tự nhiên khá hấp dẫn với các đầm sen ở phía Nam đền An Dương
Vương là nguồn tài nguyên du lịch tiềm năng của Sầm Sơn để phát triển du lịch
20
sinh thái. Sự đan xen giữa các loại địa hình (sông, núi, biển), giữa các bãi biển
với núi Trường Lệ và cảnh quan sông nước, cùng với các hồ, đầm ở Quảng Cư
và những rặng thông, phi lao dọc ven biển tạo nên sự phóng phú và đa dạng
của tài nguyên du lịch, là điều kiện rất thuận lợi để Sầm Sơn phát triển nhiều
loại hình du lịch hấp dẫn.
*Vườn Quốc gia Bến En:
Vườn quốc gia Bến En thành lập vào năm 1992 với diện tích khoảng
15.000ha, trong đó chủ yếu là rừng nguyên sinh với hệ sinh thái động thực vật vô
cùng đa dạng, phong phú. Nơi đây còn được bao quanh bởi những con sông, nổi
bật là sông Mực rộng hơn 4.000ha, bốn mùa mặt hồ luôn tĩnh lặng, xanh biếc, tạo
nên một khung cảnh sơn thủy hữu tình, khiến bạn có cảm giác như lạc vào chốn
thần tiên.
 Tài nguyên du lịch nhân văn
*Khu di tích Lam Kinh:
Lam Kinh vốn là đất Lam Sơn, quê hương của anh hùng Lê Lợi (1385-
1433), là nơi nghĩa quân Lam Sơn dựng cờ khởi nghĩa chống giặc Minh (1418-
1428). Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (Lê Thái Tổ), lập nên vương triều
Hậu Lê, đóng đô ở Thăng Long (Đông Kinh), mở ra thời kỳ phát triển mới cho
quốc gia Đại Việt. Năm 1430, Lê Thái Tổ đổi tên vùng đất Lam Sơn thành Lam
Kinh (Tây Kinh). Kể từ đó, các kiến trúc điện, miếu... cũng bắt đầu được xây dựng
tại đây, gắn với hai chức năng chính: Điểm nghỉ chân của các vua Lê khi về cúng
bái tổ tiên, đồng thời, cũng là nơi ở của quan lại và quân lính thường trực trông coi
Lam Kinh; Khu tập trung lăng mộ của tổ tiên, các vị vua, hoàng thái hậu nhà Lê và
một số quan lại trong hoàng tộc.
*Thành Nhà Hồ:
Nhắc đến vùng đất Thanh Hóa, người ta nhớ ngay đến cái nôi của những vị
anh hùng dân tộc, những câu chuyện lịch sử hùng tráng với những chiến tích vẻ
vang. Trước biến cố thăng trầm của lịch sử, trải qua nhiều cuộc chiến tranh, đến
ngày nay nhiều di tích vẫn còn sừng sững với thời gian. Nổi bật trong số đó là
thành nhà Hồ với những nét đẹp cổ kính, rêu phong, là chứng tích cho một giai
đoạn lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam. Thành nhà Hồ được xây dựng chỉ
trong vòng 3 tháng, sau đó được tiếp tục hoàn thiện cho đến năm 1402.
* Đền Độc Cước:
Nằm trên hòn Cổ Giải thuộc Núi Trường Lệ, Phường Trường Sơn. Thờ
vị Thần Một Chân (Độc Cước) đã có công tự xẻ đôi thân mình, dẹp loài Thuỷ
Quái, bảo vệ cuộc sống bình yên cho Dân chài Sầm Sơn, được nhân dân phụng
thờ 4 mùa cúng tế. Di tích đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng năm
1962.
*Đền Cô Tiên:
Nằm trên một vị thế khá đẹp, thoáng đãng phía Nam núi Trường Lệ.
Truyền thuyết xưa kể rằng: Ngôi đền này thờ một người con gái làm nghề
thuốc cứu nhân độ thế. Cô gái vì không vâng lời cha lấy một kẻ nhà giàu nên bị
cha đuổi đi. Sau đó cô đem lòng yêu và lấy anh chàng nghèo khó mà tốt bụng
tên là Côi. Cuộc sống đang êm ả thì Nàng bị bệnh hủi, rồi một cụ già xuất hiện
đã chạy chữa bằng thuốc lá nam và nước suối lấy từ Vụng Tiên. Cô gái khỏi

21
bệnh, bà cụ ra đi để lại cho vợ chồng họ một tay nải để che mưa và một giỏ
mây để đựng thuốc lá cứu người. Một lần, hai vợ chồng đi chữa bệnh về khuya
gặp trời mưa to, nhớ lời Bà cụ dặn lấy tay nải ra che mưa, rồi thiếp đi lúc nào
không biết. Sáng dậy, hai vợ chồng thấy mình đang ngồi trong một ngôi nhà 3
gian khang trang, sạch sẽ. Từ đó họ ở lại ngôi nhà, hái lá nam chữa bệnh cho
mọi người trong vùng. Một buổi sáng đẹp trời cả hai vợ chồng ăn mặc rất đẹp,
dắt tay nhau đi lên đỉnh núi rồi không thấy trở về. Từ đó ngôi nhà được trở
thành đền Cô Tiên được dân làng khói hương quét dọn. Ngôi đền vinh dự được
Bác Hồ về thăm và nghỉ chân năm 1960. Sau nhiều lần sửa chữa nhỏ, cuối năm
2010, UBND Thị xã Sầm Sơn đã quyết định đầu tư trùng tu, tôn tạo và đã
nhiều lần trùng tu, sửa chữa. Đền Cô Tiên là Di tích được Bộ Văn hóa - Thông
tin xếp hạng năm 1962.
*Đền Tô Hiến Thành:
Nằm khiêm tốn ở sườn núi phía Đông Bắc dãy Trường Lệ thuộc Phường
Trường Sơn thờ Thái uý Tô Hiến Thành, một vị tướng giỏi, một ông quan
thanh liêm, cương trực thời Lý. Di tích đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp
hạng năm 1962.
*Đền Hoàng Minh Tự (hay còn gọi là Đền Đệ Tam):
Đền Hoàng Minh Tự thuộc Khu phố Sơn Thuỷ - Phường Trường Sơn.
Là Di tích nằm trong tổng thể khu Di tích hết sức có giá trị về mặt lịch sử của
Phường Trường Sơn nói riêng và của Thị xã Sầm Sơn nói chung. Nhân dân
trong làng vẫn thường gọi là Đền Hạ (theo vị trí địa lý Đền Độc Cước là Đền
Thượng, Đền Tô Hiến Thành là Đền Trung). Ngôi đền thờ vị Nhân Thần
Hoàng Minh Tự - Đỗ quan Hoàng Giáp. Là biểu tượng cho sự học hành đỗ đạt.
Đền được Sở Văn hóa - Thông tin Thanh Hoá công nhận là Di Tích lịch sử văn
hoá năm 2005.
* Chùa Khải Minh:
Là ngôi chùa cổ được khôi phục lại (1994) có quy mô lớn nhất trong hệ
thống thờ Phật ở Sầm Sơn, chùa có hàng chục pho tượng cổ đẹp, khánh đá to
đẹp và chuông đồng có cữ “Đông Khê áp chung”. Chùa Khải Minh nay thuộc
Khu phố Bình Sơn Phường Bắc Sơn. Được Sở Văn hóa - Thông tin Thanh Hoá
công nhận là Di tích Lịch sử Văn hoá năm 1994.
* Chùa Làng Lương Trung (hay còn gọi là Thanh Am Tự):
Nằm ở khu phố Long sơn thuộc Phường Bắc Sơn. Đây cũng là một ngôi
chùa được khôi phục lại qua thời gian bị phá dỡ. Là nơi sinh hoạt văn hoá tâm
linh của nhân dân trong vùng. Có 2 hệ thống tín ngưỡng chính là thờ Thần
(Thần Hoàng Làng) và thờ Phật. Di tích đã được Sở Văn hóa - Thông tin Thanh
Hoá Công nhận là Di tích Lịch sử Văn hoá năm 1999.
*Đền Đề Lĩnh (thuộc địa bàn Phường Trung Sơn):
Đây là ngôi đền thờ Thần Hoàng làng Lương Trung: Đường Công
Quang Lộc, là Tứ trụ triều đình thời vua Lê Tương Dực (1510-1515) có công
khai dân, lập ấp nên Làng Lương Trung trong lịch sử. Được nhân dân tôn thờ
cúng tế và suy tôn là ông tổ của Lò võ vật Lương Trung. Vào dịp ngày giỗ
Thần 16 tháng giêng nơi đây diễn ra lễ hội truyền thống với các hoạt động văn

22
hoá mang tính giáo dục cho nhiều thế hệ. Di tích được Sở Văn hóa - Thông tin
Thanh hoá cấp bằng công nhận năm 1995.
*Đền thờ Bà Triều:
Thuộc Làng Triều Dương cũ, nay là khu phố Xuân Phú và Vĩnh Thành,
Phường Trung Sơn. Đây là ngôi đền thờ vọng Bà Triều - Tổ sư nghề dệt săm
súc, là một loại phương tiện đánh bắt tôm, moi, hải sản của nhân dân Sầm Sơn.
Hàng năm diễn ra Lễ hội truyền thống vào ngày 10 tháng 2 âm lịch. Di tích
được Sở Văn hoá - Thông tin Thanh Hoá công nhận là Di tích danh thắng cấp
Tỉnh năm 1995.
*Đền Cá Lập:
Thuộc Phường Quảng Tiến, thờ Tướng quân Trần Đức có nhiều công
trạng trong công cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm thời Trần. Được vua ban chức
sắc Quan Chánh lãnh binh; Trà lệnh hầu. Được các triều đại Phong kiến Việt
Nam truy phong là Tây Phương Đại Tướng Quân. Được nhân dân trong vùng
phong Thần Hoàng Làng Chấp. Đây là Di tích được Bộ Văn hoá xếp hạng
Quốc gia năm 1999. Đến nayĐền mới được trùng tu, tôn tạo khá quy mô.
*Đền làng Lộc Trung (thuộc Phường Quảng Tiến):
Đây cũng là ngôi đền được khôi phục lại cách đây trên vài chục năm,
sau những phế tích còn lại những năm xưa. Thờ Tướng quân Nguyễn Sỹ Dũng
lập nhiều công trạng trong cuộc kháng chiến giữ nước thời Vua Quang Trung -
Nguyễn Huệ. Lễ hội hàng năm cũng vào ngày mồng 5 tết âm lịch, nhân dân
trong vùng tổ chức để tỏ lòng ngưỡng mộ, nhớ ơn Ngài và giáo dục truyền
thống cho các thế hệ mai sau. Ngôi đền đã được Sở Vănhoá - Thông tin công
nhận là Di tích lịch sử Văn hoá năm 1993.
*Đền Làng Hới:
Ngôi đền nằm cạnh Cảng Hới, Phường Quảng Tiến. Là nơi sinh hoạt
văn hoá tâm linh vùng biển Sầm Sơn nói chung và của nhân dân Làng Hới nói
riêng. Hàng năm nơi đây diễn ra Lễ hội bơi chãi truyền thống để tranh tài các
tay đua thuyền trên sông biển. Đây cũng là nơi hội tụ của chủ tàu thuyền đánh
bắt hải sản đến thắp hương, cầu cúng trước và sau khi ra khơi, vào lộng. Di tích
được Sở Văn hoá - Thông tin xếp hạng năm 1993.
*Lễ hội Bánh Chưng Bánh Dày:
Thường niên, vào ngày 12 tháng 5 âm lịch, nhân dân của 4 làng thuộc xã
Lương Niệm xưa tổ chức rước kiệu hội đồng, Thần linh tập trung tại sân Đền
Độc Cước, tế lễ và thi làm Bánh Chưng - Bánh Dày. Đây là Lễ hội cầu mưa
(cầu vũ), cầu cho biển lặng gió êm, cầu cho thôn xóm được mùa, cho làng xóm
bình yên, nhân dân vào lộng ra khơi đánh bắt được nhiều tôm cá. Nhiều năm
qua, Lễ hội bánh Chưng - Bánh Dày đã trở thành nội dung không thể thiếu và
sôi động nhất trong Lễ hội Văn hoá Du lịch Sầm Sơn hàng năm, thu húthàng
ngàn du khách từ bốn phương về chiêm ngưỡng và tham gia Lễ hội.
*Lễ hội cầu ngư (Lễ hội đua thuyền - Bơi chải):
Đây là Lễ hội Văn hoá thể thao truyền thống của dân vùng biển Sầm
Sơn, được tổ chức vào ngày Rằm tháng 5 âm lịch. Trước đây thường có 4 làng
trong xã Lương Niệm tham gia. Lễ hội thường được tổ chức ở cửa Hới, nơi
dòng Sông Mã từ ngọn nguồn non cao đổ về gặp biển. Chủ yếu để trai tráng
23
các khu phố thuộc Phường Quảng Tiến đua tài bằng những chiếc thuyền rồng
lớn hơn xưa, số tay bơi mỗi thuyền cũng nhiều hơn (từ 23 đến 25 người). Từ
năm 2008, Lễ hội Cầu Ngư Quảng Tiến đã được Chủ Tịch UBND Thị xã Sầm
Sơn Quyết định nâng cấp thành Lễ hội Cầu Ngư toàn Thị xã. Bên cạnh đó, Sầm
Sơn còn có các làng nghề truyền thống như dệt săm xúc (Triều Dương), làng
nghề làm mắm (làng Hới). Cùng với tinh thần mến khách và lòng nhiệt thành
của con người Sầm Sơn cũng là nền tảng vững chắc cho ngành du lịch phát
triển.
Tóm lại, với những tiềm năng và lợi thế về tài nguyên du lịch như trên,
du lịch Sầm Sơn hoàn toàn có thể phát triển mạnh, trở thành điểm đến hấp dẫn
và lý thú cho nhiều du khách.
c.Cơ sở vật chất phục vụ du lịch
Trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, Thanh Hoá đã thu hút được
một loạt dự án từ các nhà đầu tư chiến lược có thương hiệu, như: Vingroup, Sun
Group, FLC, Flamingo... Việc tích cực đầu tư các sản phẩm du lịch từ các doanh
nghiệp này đã làm thay đổi diện mạo và làm mới bức tranh về du lịch Thanh Hoá.
 Cơ sở lưu trú
Hệ thống khách sạn, tàu du lịch cũng không ngừng được đầu tư, nâng cao
chất lượng phục vụ khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, đem lại sự hài lòng cho du
khách. Thời gian qua, Thanh Hoá đã thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực đầu tư vào
hệ thống khách sạn 4-5 sao mang thương hiệu quốc tế, như: Vinpearl, Central,
Mường Thanh, FLC...
Theo số liệu thống kê, đến nay Thanh Hoá đã có 1.000 cơ sở lưu trú với
15.000 buồng. Trong đó, có 150 khách sạn và căn hộ cao cấp được xếp hạng từ 1
đến 5 sao, còn lại là các cơ sở lưu trú chưa được xếp hạng.

Bảng 1.3. Một số khách sạn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
STT Tên cơ sở Địa chỉ
Hạng 5 sao: 4 cơ sở
1 Khách sạn nghỉ dưỡng 27 Trần Phú, Phường Lam Sơn, Thành phố Thanh
Vinpearl Thanh Hoá Hoá
2 Khách sạn FLC Luxury Hotel Đường Thanh Niên, Phường Quảng Cư, Thành
& Resort Sầm Sơn phố Sầm Sơn, Thanh Hoá

3 Khách sạn FLC Grand Hồ Xuân Hương, Quảng Cư, Thành phố Thanh
Hoá

4 Khách sạn Central Lô 1, Đại lộ Nguyễn Hoàng, Thành phố Thanh


Hoá
Hạng 4 sao: 4 cơ sở
1 Khách sạn Mường Thanh Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Thành phố
Thanh Hoá
2 Khách sạn Dragon Sea Hồ Xuân Hương, Thành phố Sầm
Sơn
24
3 Vạn Chài Resort Hồ Xuân Hương, Quảng Cư, Thành
phố Sầm Sơn
4 Enbino Pu Luong Resort Huyện Bá Thước, Tỉnh Thanh Hoá
Hạng 3 sao: 25 cơ sở
1 Khách sạn Sao Mai Đường Quảng Trường, Phường Đông
Hương, Thành phốThanh Hoá
2 Khách sạn Đại Việt Đường Quảng Trường, Phường Đông
Hương, Thành phố Thanh Hoá
3 Khách sạn Central Phú Hưng Đường Bình Minh, Phường Đông Thọ,
Thành phốThanh Hoá
4 Khách sạn Phượng Hoàng Quốc lộ 1A, Thành phố Thanh Hoá
5 Khách sạn Palm Garden Đường Trần Phú, Phường Ba đình, Thành phố
Thanh Hoá
6 Khách sạn Queen Đường Lý Thường Kiệt, Phường Ngọc
Trạo, Thành phố Thanh Hoá
Nguồn: Website Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Thanh Hoá
 Hệ thống nhà hàng
Thanh Hoá thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước. Do đó,
ngoài nâng cao, đáp ứng nhu cầu lưu trú, vui chơi giải trí thì hệ thống nhà hàng tại
Thanh Hoá cũng rất được chú trọng.
Bảng 1.4. Một số nhà hàng tại Thanh Hóa
STT Nhà hàng Địa chỉ
1 Nhà hàng Chinh Thuỷ 33 Đường Hồ Xuân Hương, Sầm Sơn
2 Nhà hàng Diệp Anh Khu Vạn Chài, Hồ Xuân Hương, Sầm Sơn
3 Nhà hàng Vũ Bảo Nga Liên, Nga Sơn, Thanh Hoá
4 Nhà hàng Phù Đổng 1 Nguyễn Chí Thanh, Đông Thọ
5 Nhà hàng Vuvuzela 32B Cao Thắng, Thanh Hoá
6 Nhà hàng Sato BBQ 140 Lê Quý Đôn, Thanh Hoá
7 Nhà hàng Home Collection 26 Tôn Thất Tùng, Thanh Hoá
8 Nhà hàng Hải Sản Phố 1 Phạm Bành, Thanh Hoá
Nguồn: Website TripAdvisor
Ngoài ra, tại Thanh Hoá còn rất nhiều nhà hàng chất lượng khác với đa
dạng thực đơn và phong cách phụ vụ. Đến Thanh Hoá, du khách hoàn toàn có thể
thưởng thức nhiều nét ẩm thực đặc sắc.
 Cơ sở vui chơi giải trí
Thanh Hoá đã đưa một số công trình, cơ sở vật chất du lịch, dịch vụ quan
trọng vào hoạt động, như: trung tâm thương mại Big C, Vincom Thanh Hoá, khu
vui chơi giải trí FLC..., thu hút nhiều du khách đến tham quan.

Bảng 1.5. Một số cơ sở vui chơi giải trí tại Thanh Hóa
STT Tên Địa chỉ Địa điểm nổi bật
1 Nhà hát Lam Quảng trường Lam Sơn, Quần thể khu vui chơi giải
Sơn Thành phố Thanh Hoá trí, văn hoá nghệ thuật
2 Sân Golf FLC Quần thể khu du lịch Được mệnh danh là một
FLC, Thành phố Sầm Sơn trong những sân golf đẹp
25
nhất Việt Nam
3 Chèo thuyền Như Xuân, Tỉnh Thanh Được thả mình vào hoà
công viên Bến Hoá cùng với thiên nhiên trong
En không khí trong lành

4 Chợ Điện Biên Đường Trần Phú, Thành Hoạt động mua sắm và
phố tham
Thanh Hoá quan rất sầm uất

5 Quảng trường Hồ Xuân Hương, Thành Được thoả mãn trong thiên
biển Sầm Sơn phố nhiên biển trong quảng
Thanh Hoá trường rộng lớn

6 Công viên Hội Đại lộ Lê Lợi, Thành phố Mô phỏng theo phố cổ Hội
An Thanh Hoá An và phố cổ Hà Nội

7 Vincom Plaza Đường Nguyễn Trãi, Trung tâm thương mại lớn
Thành phố Thanh Hoá với hàng hóa và mức giá đa
dạng, kết hợp nhiều dịch vụ
giải trí
8 Khu vui chơi Quảng trường Lam Sơn, Nổi bật với vô vàn trò chơi
giải trí Kids Thành phố Thanh Hoá trong nhà tuyết, trò chơi thú
world vị

Nguồn: Website Sở Du lịch Thanh Hoá


Thanh Hoá đã nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, tập trung phát triển các
sản phẩm du lịch chất lượng cao, tăng thêm sự hấp dẫn cho các điểm đến du lịch
tại địa phương, như: Khu quần thể nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn bao gồm:
Sân golf, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, trung tâm tổ chức hội nghị...; Quảng trường
biển Sun Granboulevard với nhiều hạng mục, sản phẩm du lịch mới...
Nhận xét: Tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất phục vụ du lịch tại Thanh
Hoá là điều kiện hết sức thuận lợi giúp cho việc phát triển du lịch ở thành phố này
cũng như ở trên tuyến Hạ Long – Thanh Hoá.

1.1.4. Sự cần thiết thành lâp doanh nghiệp


Kinh tế càng phát triển, đời sống càng cao. Con người càng tăng nhu cầu
đi lại, di chuyển với khoảng cách, thời gian khác nhau, thường gắn với các mục
đích khác như: học tập, công tác, buôn bán và đặc biệt là đi du lịch. Du lịch
được coi là nền kinh tế mũi nhọn của nước ta. Với nhu cầu ngày cao của khách
du lịch mà mức độ cung ứng dịch vụ từ các công ty hiện hành là chưa đủ.
Do đó, cần thành lập doanh nghiệp vận tải khách du lịch để đáp ứng
ngày cảng cao nhu cầu, mong muốn của quý khách.
Thông tin doanh nghiệp:
- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần AT travel
- Trụ sở chính: Số 100 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.
26
- Điện thoại: 0962877926
- Fax: (0225) 2462846
- Email: ATTRAVEL@gmail.com
- Website: http://www.attravel.vn
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần
- Ngành nghề kinh doanh: Vận tải khách du lịch và kinh doanh lữ hành
nội địa
- Vốn đầu tư: 20 tỷ đồng.

1.2. Xây dựng sản phẩm du lịch của doanh nghiệp


a. Phương án tổ chức tour du lịch
- Lựa chọn nhà hàng:
+ Nhà hàng Tuấn Năm tại đường Trần Nhân Tông, phường Quảng Cư,
Thành phố Sầm Sơn. Nhà hàng có 5 tầng mang phong cách hiện đại, sang trọng
và thoải mái. Tổng diện tích của nhà hàng lên tới 2.000m2. Từ tầng 1 – tầng 4
là hệ thống phòng ăn lạnh có thể phục vụ tới 700 khách ăn cùng lúc rất thích
hợp cho các đoàn đông người.
- Lựa chọn cơ sở lưu trú:
+ Khách sạn FLC Luxury: với 3 hạng phòng khác nhau, tương ứng với 3
mức giá tour cao, trung bình, thấp.
+ Địa chỉ: tại đường Hồ Xuân Hương, phường Cư, Thành phố Sầm Sơn.
- Lựa chọn điểm du lịch:
+ Biển Sầm Sơn
+ Đền Độc Cước
+ Hòn Trống Mái
- Lựa chọn phương tiện di chuyển: Lựa chọn CÔNG TY CPTM
& DU LỊCH VIỆT THANH - VietThanh Travel
+ Xe 16 chỗ: Ford Transit
+ Xe 24 chỗ: Nisan Coater
+ Xe 35 chỗ: Thaco Kinglong
b. Chương trình du lịch: Hạ Long - Thanh Hoá - Hạ Long (2 ngày 1 đêm)
Bãi biển Sầm Sơn là một trong những niềm tự hào của ngành du lịch
Thanh Hóa nói riêng và ngành Du lịch Việt Nam nói chung. Với bãi biển dài
hơn 6km, sóng biển lớn vừa phải, nơi đây được coi là một trong địa điểm lý
tưởng để du khách tại miền Bắc trốn nóng mỗi khi hè về. Từ Hạ Long đến Sầm
Sơn có nhiều cung đường để lựa chọn. Trong bài thiết kế môn học này, em lựa
chọn tuyến đường: Hạ Long - Hà Nội - Ninh Bình - Thanh Hoá, cụ thể như sau:
Trung tâm Thành phố Hạ Long - Cao tốc Nội Bài - Hạ Long - Cao tốc Pháp
Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình - Thanh Hoá.
c. Lịch trình tour
CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
HẠ LONG – SẦM SƠN – HẠ LONG (2 ngày 1 đêm)
NGÀY 01: HẠ LONG - SẦM SƠN (ăn trưa, tối)
6h00 Xe và hướng dẫn viên đón quý khách tại điểm hẹn. Bắt đầu chuyến hành trình

27
đến Sầm Sơn.
Trên đường đi, Quý khách được dừng nghỉ 20 phút tại Trạm dừng nghỉ trên
cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, tự do ăn sáng. Trạm dừng nghỉ trên cao tốc với
đầy đủ các dịch vụ tiện nghi.
12h00 Đến Sầm Sơn, Quý khách xuống xe và nhận phòng tại Khách Sạn FLC
Luxury tại đường Hồ Xuân Hương, phường Cư, Thành phố Sầm Sơn. Đây là
khách sạn 5 sao tốt nhất tại Sầm Sơn, với 100% phòng view mặt biển và đầy
đủ các tiện ích đi kèm trong quần thể khách sạn.
12h30 Quý khách thưởng thức bữa trưa tại nhà hàng của khách sạn, với nhiều món ăn
hải sản đặc sắc. Sau đó nghỉ ngơi tại khách sạn.
15h00 Đoàn tham gia chương trình Teambuilding trên bãi biển nhằm mục đích
tăng tính đoàn kết giữa các thành viên trong công ty với nhiều trò chơi hấp dẫn
xuyên suốt chương trình được setup bởi đội ngũ nhân viên tổ chức tour chuyên
nghiệp, cùng với những hướng dẫn viên nhiều kinh nghiệm trong tổ chức hoạt
động Team Building. Các trò chơi sẽ dựa trên hoàn cảnh thực tế để tổ chưc
cho phù hợp, nhưng sẽ vẫn sẽ đảm bảo diễn ra vui nhộn, hấp dẫn và có các
phần thưởng dành cho người chiến thắng.
Sau đó tự do vui chơi tắm biển.
19h00 Quý khách sẽ tham gia chương trình Gala Dinner với các tiết mục văn nghệ,
tham gia các trò chơi vui nhộn và thưởng thức đặc sản vùng miền.
 Tổ chức sinh nhật cho các thành viên có sinh nhật trong tháng.
 Gameshow vui nhộn
Kết thúc chương trình, quý khách tự do tham quan, khám phá bãi biển Sầm
Sơn về đêm.
NGÀY 2: THANH HÓA - HẠ LONG (ăn sáng, trưa)
7h00 Quý khách thưởng thức bữa sáng buffet tại khách sạn.
Quý khách có thể dậy sớm hít thở không khí trong lành, ngắm bình minh trên
biển, chụp những bức ảnh ý nghĩa khi ngắm nhìn mặt trời mọc trên làn nước
dịu êm, thư giãn và cảm nhận âm thanh của tiếng sóng biển, tiếng hò kéo lưới
của bà con ngư dân. Hoặc quý khách có thể tự tay mình tham gia cùng bà con
ngư dân kéo những mẻ lưới đầu tiên trong ngày làm việc, tự do mua sắm hải
sản bên những con thuyền vừa trở về bên bãi biển.
8h30 Quý khách làm thủ tục checkout, trả phòng khách sạn.
9h00 Quý khách đi tham quan đền Độc Cước nằm trên Hòn Cổ Giải thuộc phía bắc
dãy núi Trường Lệ Sầm Sơn, là ngôi đền nổi tiếng linh thiêng ở đây.
10h00 Quý khách trở về xe và tiếp tục đi thăm Hòn Trống Mái. Hòn Trống Mái nằm
trên núi Trường Lệ thuộc địa phận thị xã Sầm Sơn. Hòn Trống Mái chính là sự
xếp đặt từ ba khối đá thiên nhiên đã có từ bao đời nay. Một hòn có đầu nhọn
nằm chồng lên trên trông giống hình dáng con gà trống; hòn đối diện nhỏ hơn,
có dáng tựa con gà mái. Các khối đá có hình dáng đẹp thơ mộng được gắn với
truyền thuyết về một mối tình chung thủy, đã cùng nhau chết trong một trân
đại hồng thuỷ
11h30 Xe đón quý khách đến ăn trưa tại Nhà hàng Tuấn Năm tại đường Trần Nhân
Tông, phường Quảng Cư, Thành phố Sầm Sơn. Nhà hàng chuyên phục vụ đồ
28
ăn biển với các món từ lẩu, nướng, rán, hấp, salad. Các món ăn ngon, chất
lượng, tươi, đậm đà. Nhà hàng được coi là nhà hàng số 1 tại Sầm Sơn.
13h00 Xe đưa quý khách trở về Hạ Long. Trên đường đi quý khách dừng nghỉ tại
Nhà hàng nem Cây Đa tại Thành phố Thanh Hoá. Tại đây, quý khách có thể
nghỉ ngơi và mua quà nem chua là đặc sản của Thanh Hoá về cho người thân.
18h30 Xe về đến Hạ Long. Kết thúc chương trình du lịch Hạ Long - Sầm Sơn - Hạ
Long 2 ngày 1 đêm. Chào tạm biệt và hẹn gặp lại quý khách!

PHẦN II. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH CHO
DOANH NGHIỆP
I. Tổ chức quản trị nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
1.1. Mục đích, ý nghĩa và nội dung quản trị sản xuất
a. Mục đích
Công tác tổ chức quản trị doanh nghiệp bao gồm nhiều nội dung. Tuy
vậy, về lý thuyết có thể nhóm thành 5 lĩnh vực:
- Tổ chức quản lý nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức quản lý vốn sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức quản lý lao động trong sản xuất kinh doanh.
- Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh.
- Quản lý kết quả và hiệu quả kinh doanh.
Trong 5 lĩnh vực của công tác tổ chức quản trị doanh nghiệp thì nhiệm
vụ sản xuất kinh doanh được xem như cơ sở để xác định các nhu cầu và điều
kiện cần thiết cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chính vì vậy việc xác định nhiệm vụ sản xuất kinh doanh có ý nghĩa quyết định
đối với các lĩnh vực quản trị khác. Mục đích chung của sản xuất kinh doanh
được cụ thể hóa bằng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh được xác định cho từng thời kỳ tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của mỗi doanh nghiệp cũng như khả năng về nguồn lực và môi
trường kinh doanh.
b. Ý nghĩa
Tổ chức quản trị nhiệm vụ sản xuất kinh doanh vận tải là cơ sở để xác
định các nhu cầu và các điều kiện cần thiết cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Việc xác định nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định đối với
các lĩnh vực quản lý khác.
c. Nội dung của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
- Theo nội dung, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kinh
doanh du lịch bao gồm:
+ Nhiệm vụ sản xuất chính: sản xuất và kinh doanh sản phẩm du lịch.
+ Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hỗ trợ: đây là các hoạt động sản xuất
kinh doanh có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh chính về mặt kinh
tế và công nghệ nhằm đảm bảo hoàn chỉnh và nâng cao chất lượng cũng như
hiệu quả kinh doanh sản phẩm, dịch vụ chính của doanh nghiệp. Với doanh
nghiệp kinh doanh du lịch thì nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hỗ trợ là tổ chức
29
các nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động như: đại lý lữ hành, dịch vụ bảo
dưỡng sửa chữa xe…
+ Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh phụ: hoạt động này diễn ra nhằm mục
đích tận dụng khả năng về cơ sở vật chất và nguồn lực dư thừa trong những
thời điểm xác định. Mục tiêu chính của hoạt động này là tạo việc làm và thu
nhập cho lượng lao động dôi dư.
1.2. Xác định nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Đối với phần tổ chức quản trị nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cần tính
toán các chỉ tiêu khai thác kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ vận chuyển khách du
lịch và thực hiện các chương trình du lịch của doanh nghiệp.
- Thời gian Tour du lịch.
- Tính lượng khách đáp ứng nhu cầu.
- Tính bình quân cho 1 tuyến.
1.2.1. Xác định nhu cầu du lịch theo từng tháng
- Nhu cầu du lịch mùa cao điểm:
Nhu cầu khách du lịch được xác định trong năm bao gồm các tháng cao
điểm và các tháng thấp điểm. Thông thường nhu cầu của khách du lịch mùa cao
điểm thường vào các tháng (6,7,8) và mùa thấp điểm gồm 9 tháng còn lại. Như
vậy nhu cầu du lịch trong tháng cao điểm xác định như sau:
+ Nhu cầu du lịch trong mùa cao điểm:
∑Q
Qcao điểm/tháng = ×kbđ1/tháng
12
Trong đó:
Qcao điểm/tháng : Tổng nhu cầu du lịch trong tháng cao điểm.
∑Q : Tổng nhu cầu du lịch theo đoàn khách mà doanh
nghiệp đáp ứng trong 1 năm.
kbđ1/tháng : Hệ số biến động nhu cầu du lịch theo tháng trong năm.
+ Ta có:
∑Q 28.000
Qcao điểm/tháng = ×kbđ1/tháng = ×1,45 = 3.383
12 12
- Nhu cầu du lịch lớn nhất trong ngày doanh nghiệp cần đáp ứng:
Q cao điểm/tℎáng
Qmaxngày = ×kbđ2/ngày
Dl
Trong đó:
Qmaxngày : Nhu cầu khách du lịch của ngày cao điểm.
kbđ2/ngày : Hệ số biến động nhu cầu du lịch theo ngày cao điểm so
với ngày thường.
Dl : Thời gian bình quân trong 1 tháng.
+ Ta có:

30
Q cao điểm/tℎáng 3.383
Qmaxngày = ×kbđ2/ngày = ×1,35 = 153 (lượt khách)
Dl 30

- Tổng lượt khách du lịch tháng cao điểm:


Qcao điểm/tháng x 3 = 3.383 x 3 = 10.149 (lượt khách)
- Tổng lượt khách du lịch các tháng còn lại = 28.000 - 10.149 = 17.851
(lượt khách)
- Tổng số ngày - khách trong tháng:
+ Tháng cao điểm = 10.149 * 2 = 20.298 (ngày)
+ Tháng còn lại = 17.851 * 2 = 35.702 (ngày)
- Tổng số ngày - khách trong năm = 20.298 + 35.702 = 56.000 (ngày)
II. Quản trị nhân lực trong doanh nghiệp
2.1. Mục đích, ý nghĩa và nội dung của công tác quản trị nhân lực
2.1.1 Mục đích
Khái niệm: “Quản trị nhân lực là hệ thống các triết lý, các chính sách
và các hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo và duy trì con người trong một
tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn người lao động.”
Đối với các doanh nghiệp du lịch, công tác quản trị nhân lực đều có hai
mục tiêu cơ bản sau:
- Sử dụng có hiệu quả nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và nâng
cao tính hiệu quả của tổ chức.
- Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người lao động, tạo điều kiện cho
họ phát huy tối đa các năng lực cá nhân, được kích thích, động viên nhiều nhất
tại nơi làm việc và trung thành, tận tâm với doanh nghiệp.
2.1.2 Ý nghĩa của quản trị nhân lực
Quản trị nhân lực là một trong những chức năng cơ bản của hoạt động
quản trị, giải quyết tất cả những vấn đề có liên quan đến con người gắn với
công việc của họ trong bất cứ một tổ chức nào. Không một hoạt động nào của
tổ chức mang lại hiệu quả nếu thiếu "Quản trị nhân lực". Quản trị nhân lực là
nguyên nhân của thành công hay thất bại trong các hoạt động sản xuất kinh
doanh. Có thể khẳng định quản trị nhân lực là bộ phận cấu thành của quản trị,
là bộ phận không thể thiếu của quản trị sản xuất kinh doanh.

31
2.1.3 Nội dung của quản trị nhân lực
Nội dung công tác quản trị nhân lực trong doanh nghiệp du lịch là một
vấn đề khá phong phú và có thể được khát quát theo sơ đồ sau:

Hoạch định nhu cầu nhân lực

Phân tích công việc

Tuyển chọn nhân lực

Bố trí, sắp xếp lao động

Đào tạo phát triển nhân lực

Đánh giá thực thiện công việc

Tạo động lực cho người lao


đông

Sơ đồ 2.1: Nội dung của quản trị nhân lực trong doanh nghiệp du lịch
2.2 Tổ chức quản trị lao động trong doanh nghiệp
2.2.1 Xác định nhu cầu lao động
Xác định nhu cầu lao động là xác định số lượng lao động từng loại cần
thiết để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong từng thời kì và tương
ứng với nó là một cơ cấu lao động hợp lý theo trình độ và theo nghề nghiệp.
Hiện nay có 5 phương pháp thông dụng được áp dụng để tính nhu cầu
lao động
trong doanh nghiệp bao gồm:
+ Phương pháp định biên
+ Tính toán theo quỹ thời gian lao động từng loại
+ Theo định mức lao động tổng hợp
+ Theo năng suất lao động

32
+ Phương pháp cân đối khả năng về nguồn chi trả lương
Công ty áp dụng phương pháp tính toán theo quỹ thời gian lao động
từng loại để xác định nhu cầu lao động trực tiếp và lao động gián tiếp trong
doanh nghiệp.
 Phân theo nghề nghiệp:
- Nhân viên điều hành
- Hướng dẫn viên
- Nhân viên marketing
- Lao động quản lý
- Lao động khác
 Xác định nhu cầu Hướng dẫn viên:
Đối với lao động Hướng dẫn viên, thời gian lao động không cố định,
cường độ lao động căng thẳng, thường tổ chức theo chương trình du lịch.
Phương pháp xác định nhu cầu lao động thường xác định theo số tour, thời gian
1 tour.
Số hướng dẫn viên trong doanh nghiệp được xác định như sau:
NHDV = NHDV/tour x Ztour ngày ×Ttour + Ndự trữ
- Đoàn 10 khách:
Ztour ngày = 140/360 = 0.4
=> Nhdv = 1*0.4*2+1 = 2
- Đoàn 20 khách:
Ztour ngày = 140/360 = 0.4
=> Nhdv = 1*0.4*2+1 = 2
- Đoàn 30 khách:
Ztour ngày = 793/360 = 2.2
=> Nhdv = 1*2.2*2+2 = 6
=> Số HDV cần của doanh nghiệp là: 2+2+6 = 10 (hướng dẫn viên)
 Nhân viên điều hành
33
Công ty phân chia điều hành theo tour nội địa, Inbound và Outbound.
=> Công ty cần 3 nhân viên điều hành.
 Nhân viên marketing: Công ty chia làm 2 phân đoạn thị trường để nghiên
cứu là trong nước và quốc tế.
=> Công ty cần 2 nhân viên marketing.
 Lao động gián tiếp: Được tính toán theo số lao động trực tiếp và theo nhu
cầu quản lý các phòng ban của doanh nghiệp.
+ Nhu cầu lao động gián tiếp được xác định theo phòng ban làm việc: 3
người.
+ Bảo vệ: 2 người, chia làm 2 ca mỗi ca 1 người.
+ Lao công, tạp vụ: 1 người.
=> Tổng số lao động trong doanh nghiệp là: 10 + 3 + 2 + 3 + 2 + 1 = 21
người.
2.2.2 Tổ chức lao động trong doanh nghiệp
 Xác định cơ cấu lao động theo trình độ đối với từng loại lao động trong
doanh nghiệp theo yêu cầu và tính chất công việc.
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp
Số
STT Loại lao động Trình độ
lượng

Lao động trực tiếp

Cao đẳng, đại học,


1 Hướng dẫn viên có thẻ hướng dẫn 10
viên
2 Nhân viên marketing Đại học 2
Đại học, có chứng
3 Nhân viên điều hành 3
chỉ điều hành tour

Lao động quản lý

3 Ban giám đốc Giám đốc Thạc sĩ du lịch 1

34
Phó giám đốc Thạc sĩ du lịch 1
4 Phòng tài chính kế toán Kế toán viên Đại học 1
Lao động khác
6 Bảo vệ THPT 2
Lao công THPT 1
Tổng 21
 Tổ chức lao động trong doanh nghiệp
 Lao động trực tiếp
- Hướng dẫn viên: Tổ chức lao động chương trình du lịch theo tuyến
điểm.
Thời gian làm việc: Theo chương trình du lịch.
- Nhân viên điều hành: Tổ chức lao động theo phạm vi: Nội địa,
Inbound và Outbound.
- Nhân viên marketing: Theo thị trường khách (Căn cứ vào việc phân
đoạn thị trường và thị trường mục tiêu của doanh nghiệp).
- Lao động quản lý: tổ chức theo phòng ban chức năng.
 Lao động gián tiếp và lao động khác
- Lao động quản lý: tổ chức theo phòng ban chức năng. Trình độ đại
học, cao đẳng.
- Lao động khác: Bảo vệ, nhân viên lao công, tạp vụ: tốt nghiệp THPT.
c. Quản trị công tác tiền lương
 Nội dung công tác quản trị tiền lương:
- Nghiên cứu vận dụng chế độ tiền lương của nhà nước và thực tiễn sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xây dựng phương án trả lương và các biện pháp khuyến khích khác
cho từng loại lao động trong doanh nghiệp.
- Lập kế hoạch về nhu cầu, nguồn và sử dụng quỹ tiền lương.

35
- Tổ chức trả lương và phân tích đánh giá việc thực hiện kế hoạch tiền
lương.
 Hình thức trả lương:
Căn cứ vào đặc điểm lao động, công tác quản lý của công ty, đề xuất
hình thức trả lương cho người lao động. Có thể:
- Đối với hướng dẫn viên: Trả lương khoán theo tour.
- Đối với lao động điều hành: Trả lương theo thời gian + Tiền lương
theo doanh thu.
- Đối với nhân viên Marketing: Trả lương theo thời gian + Tiền lương
theo doanh thu.
- Đối với lao động quản lý: Trả lương theo thời gian có thưởng.
 Xác định quỹ tiền lương:
Căn cứ vào hình thức trả lương, số lượng lao động của từng loại ta đi
tính toán quỹ tiền lương từng loại và Tổng quỹ tiền lương của toàn doanh
nghiệp.
Tính toán trực tiếp:
Theo phương pháp này quỹ tiền lương được xác định như sau:
∑QTL = ∑QTLHDV + ∑QTĐH + ∑QTM+ ∑QTLQL + ∑QTLk
Trong đó:
+ ∑QTL: Tổng nhu cầu quỹ tiền lương của doanh nghiệp
+ ∑QTLHDV, ∑QTĐH, ∑QTM, ∑QTLQL, ∑QTLK: Lần lượt là tổng quỹ tiền
lương của hướng dẫn viên, nhân viên điều hành, nhân viên marketing, lao động
quản lý và lao động khác.
Từ ngày 01/01/2023, mức lương tối thiểu vùng tiếp tục thực hiện theo
Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu đối với người lao
động làm việc theo hợp đồng lao động. Mức lương tối thiểu phải trả cho lao
động là: 4.160.000 (VNĐ). Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, quy định mức
tiền lương cơ sở là 1.800.000 VND/tháng.

36
Theo Bảng 3 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên
chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ban hành kèm theo nghị định
204/2004/NĐ-CP), hướng dẫn viên có trình độ đại học có hệ số lương là 2,34.
 Xác định quỹ tiền lương cho hướng dẫn viên:
Quỹ tiền lương 1 năm của hướng dẫn viên:
∑TLHDV= TLthời gian + TLsản phẩm + Phụ cấp
TLthời gian = Ki * TLminDN
Trong đó:
TLthời gian: Tiền lương của hướng dẫn viên theo thời gian
Lấy TLminDN = 2.000.000 VNĐ
Ki: Hệ số lương theo cấp bậc
KPC: Hệ số phụ cấp lương
Ta có:
Ki = 2,34
KPC = 0,7
Lấy TLminDN = 2.000.000 VNĐ
Bảng 2.2: Quỹ tiền lương sản phẩm của hướng dẫn viên/năm
NHDV Hệ số TLminDN Số TLthời gian Hệ Phụ cấp
tiền tháng/năm số
lương phụ
cấp
112.320.000 78.624.000
10 2 2,34 2.000.000 12 0,7
khách
112.320.000 78.624.000
20 2 2,34 2.000.000 12 0,7
khách
336.960.000 235.872.000
30 6 2,34 2.000.000 12 0,7
khách

Tổng 561.600.000 393.120.000

Bảng 2.3: Quỹ tiền lương sản phẩm của hướng dẫn viên/năm

37
Số ngày Số tour TLngày TLsản phẩm
10 khách 2 140 700.000 196.000.000

20 khách 2 140 700.000 196.000.000

30 khách 2 793 700.000 1.110.200.000

Tổng 1.502.200.000

Bảng 2.4: Tổng quỹ tiền lương của hướng dẫn viên/năm
TLthời gian TLsản phẩm Phụ cấp ∑TLHDV
10 khách 112.320.000 196.000.000 78.624.000 386.944.000

20 khách 112.320.000 196.000.000 78.624.000 386.944.000

30 khách 336.960.000 1.110.200.000 235.872.000 1.683.032.000

Tổng 561.600.000 1.502.200.000 393.120.000 2.456.920.000

Vậy Tổng quỹ tiền lương cho HDV là: 2.456.920.000 (VNĐ)
 Xác định quỹ tiền lương cho nhân viên marketing:
∑QTLĐH = TLthời gian + TLsản phẩm + Phụ cấp
Ta có:
Ki = 2,34
KPC = 0,7
Lấy TLmin DN = 2.000.000 VNĐ
Bảng 2.5: Tổng tiền phụ cấp cho nhân viên marketing
NMar Hệ số TLmin DN Số TLthời gian Hệ số Phụ cấp
lương tháng/năm phụ
cấp
2 2,34 2.000.000 12 112.320.00 0,7 78.624.000
0
TLsản phẩm = Lượt khách/ năm * 10.000 = 28.000 * 10.000 = 280.000.000
(VNĐ)
Bảng 2.6: Tổng quỹ tiền lương cho nhân viên marketing
Nmar TLthời gian TLsản phẩm Phụ cấp ∑TLMarketing
38
2 112.320.000 280.000.000 78.624.000 470.940.000

 Xác định quỹ tiền lương cho nhân viên điều hành:
∑QTLĐH = TLthời gian + TLsản phẩm + Phụ cấp
Ta có:
Ki = 2,34
KPC = 0,7
Lấy TLmin DN = 2.000.000 VNĐ
Bảng 2.7: Quỹ tiền lương sản phẩm của điều hành/năm
Đoàn NĐH Hệ số TLmin DN Số TLthời gian Hệ Phụ cấp
khách lương tháng/năm số
phụ
cấp
10 1 2,34 2.000.000 12 56.160.000 0,7 39.312.000
khách
20 1 2,34 2.000.000 12 56.160.000 0,7 39.312.000
khách
30 1 2,34 2.000.000 12 56.160.000 0,7 39.312.000
khách
Bảng 2.8: Quỹ tiền lương sản phẩm của điều hành/năm
Đoàn khách Số Tour Tiền lương/Tour TLsản phẩm

10 khách 140 100.000 14.000.000

20 khách 140 150.000 21.000.000

30 khách 793 200.000 158.600.000

Bảng 2.9: Tổng quỹ tiền lương của điều hành/năm


Đoàn khách TLthời gian TLsản phẩm Phụ cấp ∑TLĐH
10 khách 56.160.000 14.000.000 39.312.000 109.472.000

20 khách 56.160.000 21.000.000 39.312.000 116.472.000

30 khách 56.160.000 158.600.000 39.312.000 254.072.000


39
Tổng 480.016.000

Vậy Tổng quỹ tiền lương cho nhân viên điều hành là: 480.016.000 (VNĐ)
 Tổng tiền lương lao động trực tiếp của doanh nghiệp trong năm là:
∑QTLTLTT/năm = ∑QTLHDV + ∑QTĐH + ∑QTM
= 2.456.920.000 + 480.016.000 + 470.940.000 = 3,407,876,000 (VNĐ)
 Xác định QTL cho lao động gián tiếp và lao động khác:
Tiền lương của 1 lao động trong tháng:
QTLGT 1 tháng = KTL * TLmin * (1 + KPC)
Trong đó:
+ KTL: hệ số tiền lương của lao động gián tiếp
+ KPC: hệ số phụ cấp
+ Lấy TLcơ bảnDN = 2.000.000 (VNĐ)
Bảng 2.10: Hệ số lương và phụ cấp của lao động gián tiếp/năm
ST Chức Số Hệ Số TLcơ bản TL thời gian Hệ QTLGTnăm
T danh lượn số tháng số (VNĐ)
g lươn / năm ph
g cơ ụ
bản cấp
1 Giám 1 5.48 12 2.000.00 131.520.00 0.8 105.216.00
0 0
đốc 0
2 Phó 1 4.25 12 2.000.00 102.000.00 0.8 81.600.000
0
Giám 0
đốc
4 Nhân 4 2.34 12 2.000.00 224.640.00 0.8 179.712.00
0 0
viên 0
các
Phòn
g ban
khác

40
Tổng 366.528.00
0
Tổng tiền lương của lao động gián tiếp của doanh nghiệp trong năm
là:
QLTLĐGTnăm = 366.528.000 (VNĐ)
 Tổng quỹ tiền lương của toàn doanh nghiệp trong 1 năm là:
Bảng 2.11: Tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp trong 1 năm
STT Chỉ tiêu Quỹ tiền lương 1 năm (VNĐ)
1 QTL Hướng dẫn viên 2.456.920.000

2 QTL nhân viên marketing 470.940.000


3 QTL nhân viên điều hành 480.016.000
4 QTL lao động gián tiếp và lao động 366.528.000
khác
Tổng 3.407.876.000

Vậy Tổng quỹ lương của toàn doanh nghiệp 1 năm là: 3.407.876.000 VNĐ

III. Tổ chức quản trị vốn sản xuất kinh doanh


3.1 Nhu cầu về vốn kinh doanh
Vốn là toàn bộ các yếu tố kinh tế được bố trí để sản xuất hàng hóa và
dịch vụ. Nó bao gồm các tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Vốn của doanh
nghiệp là bộ phận giá trị được đầu tư để SXKD của doanh nghiệp đó.
Vốn của doanh nghiệp là bộ phận giá trị được đầu tư để sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp đó, tức là bộ phận giá trị được tạo ra từ giai đoạn trước
và bây giờ đầu tư trở lại.
3.2 Nhu cầu về vốn
3.2.1 Nhu cầu về vốn cơ sở vật chất kỹ thuật
a. Nhu cầu về vốn văn phòng
Doanh nghiệp sẽ đi thuê văn phòng với diện tích là 80m2 (2 tầng). Giá
thuê văn phòng: 170.000.000/80m2/năm.
41
b. Nhu cầu vốn thiết bị văn phòng

Bảng 3.1: Vốn thiết bị cho văn phòng


STT Tên thiết bị Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Máy tính 20 8.000.000 160.000.000

2 Máy photocopy 1 12.000.000 12.000.000

3 Bộ bàn làm việc 20 5.000.000 100.000.000


4 Điện thoại cố định 21 750.000 15.750.000
5 Tủ tài liệu 7 2.000.000 14.000.000
Bộ bàn họp, tiếp 1 1.000.000 10.000.000
6
khách
7 Máy in 1 3.000.000 3.000.000
8 Máy fax 1 7.000.000 7.000.000
Tổng 321.750.000
Vốn thiết bị cho văn phòng:
VTBVP = 321.750.000 (VNĐ)
c. Vốn khác
Bảng 3.2: Các vốn khác của doanh nghiệp
STT Vốn Thành tiền
1 Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du 500.000.000
lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước
ngoài
2 Lệ phí đăng ký doanh nghiệp (bao gồm: cấp mới, cấp 50.000
lại, thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi
nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của
doanh nghiệp)
Tổng 500.050.000

42
Vậy tổng các loại vốn khác của doanh nghiệp là 500.050.000 (VNĐ)
=> Tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp là:
∑VCĐ = ∑VTBVP +∑Vthuê đất + ∑Vkhác
Bảng 2.17: Tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp
STT Tiêu chí Thành tiền
1 Vốn thuê văn phòng 170.000.000
2 Vốn đầu tư trang thiết bị 321.750.000
3 Vốn khác 500.050.000
Tổng 982.800.000

Vậy Tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp là 982.800.000 (VNĐ)


* Nhu cầu vốn lưu động: Nhu cầu về vốn lưu động được xác định dựa trên vốn
tiền lương dự trữ:
+ VLĐ = 100% của VTL = 3.407.876.000 (VNĐ)
→ Kết luận: Nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là:
VĐT = VCĐ + VLĐ = 982.800.000 + 3.407.876.000 = 4.390.676.000
(VNĐ)
IV. Tổ chức quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
4.1 Mục đích, ý nghĩa và nội dung của quản trị chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm
4.1.1 Mục đích
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, mục tiêu phấn đấu đều là tối đa
hoá lợi nhuận trên cơ sở hợp lý hoá sử dụng nguồn lực và luôn tối thiểu hoá chi
phí. Mặt khác đối với các doanh nghiệp sản xuất mang tính chất phục vụ, chẳng
hạn mục tiêu là hiệu quả xã hội hoặc hiệu quả môi trường thì tối thiểu hoá chi
phí là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động.
4.1.2 Ý nghĩa
Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong
công tác tổ chức quản lý doanh nghiệp.

43
Đảm bảo một chế độ chi tiêu hợp lý, tiết kiệm trong việc sử dụng các
nguồn lực, tránh lãng phí nhằm tối thiểu hoá chi phí, không ngừng nâng cao
chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh là mục tiêu quả quản lý chi phí sản xuất kinh doanh.
4.1.3 Nội dung của quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong bất kỳ
doanh nghiệp nào cũng bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Xây dựng các định mức tiêu hao nguồn lực cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp
- Tham gia vào việc lựa chọn các quyết định về phương án sản xuất để
tối thiểu hóa chi phí.
- Dự toán chi phí sản xuất.
- Xác định giá thành toàn bộ và giá thành đơn vị sản phẩm vận tải.
- Xây dựng và áp dụng các biện pháp tiết kiệm chi phí nhằm hạ giá
thành sản phẩm vận tải.
- Quản lý việc thực hiện các định mức chỉ tiêu.
- Hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
- Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp
trong kỳ kế hoạch.
4.2. Xác định chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Để hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm người ta có thể sử
dụng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên dù hạch toán theo phương pháp
nào cũng đều tuân thủ các bước như quy trình sau:

44
Hình 4.1: Quy trình hạch toán cho chi phí và giá thành sản phẩm
Chi phí có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau, bởi vậy hạch
toán giá thành cũng có thể theo nhiều phương pháp khác nhau:
 Phương pháp hạch toán giá thành theo định phí và biến phí.
 Hạch toán giá thành theo chi phí trực tiếp và gián tiếp.
 Hạch toán giá thành theo yếu tố chi phí.
 Hạch toán giá thành theo các khoản mục.
Thường áp dụng phương pháp hạch toán giá thành theo các khoản mục.
4.2.1 Xác định chi phí cho chương trình du lịch
Có nhiều phương pháp khác nhau để hạch toán chi phí, thông thường,
chi phí chương trình du lịch được hạch toán theo khoản mục chi phí.
Theo phương pháp này, chi phí cho một chương trình du lịch bao gồm:
a. Chi phí vận chuyển khách du lịch
Bảng 4.1: Bảng giá thuê xe ô tô
Đoàn khách Loại xe Số lượng Đơn giá Thành tiền
45
Đoàn 10 khách Xe 16 chỗ 1 8.500.000 8.500.000
Đoàn 20 khách Xe 24 chỗ 1 9.500.000 9.500.000
Đoàn 30 khách Xe 35 chỗ 1 11.000.000 11.000.000
b. Chi phí lưu trú
CLT = n * (G1đêm/2)
Trong đó: + n : số đêm lưu trú
+ G1đêm : giá 1 đêm
Bảng 4.2: Chi phí lưu trú
Gía trong Gía cuối
Loại
Khách sạn tuần/1 tuần/1 Số đêm CLT
phòng
đêm đêm
Studio
Khách sạn 1.850.000 2.350.000 1 900.000
Suite
FLC Sầm
Garden
Sơn 2.150.000 2.650.000 1 1.100.000
Suite
Vip 3.150.000 3.650.000 1 1.600.000

c. Chi phí ăn uống


Bảng 4.3: Chi phí ăn uống
Mức giá cao Mức giá trung bình Mức giá thấp

Bữa Bữa phụ Bữa Bữa phụ Bữa Bữa phụ


chính chính chính

Số bữa 3 1 3 1 3 1

Giá/bữa/khách 250.000 90.000 200.000 70.000 150.000 50.000

Tổng chi phí 750.000 90.000 600.000 70.000 450.000 50.000

Tổng ăn uống 840.000 670.000 500.000

46
d. Chi phí hướng dẫn viên
CHDV = Công tác phí * Ttour

Trong đó:
+ Ttour: là thời gian 1 tour. (Ttour = 2 ngày)
Bảng 4.4: Chi phí hướng dẫn viên
Đoàn 10 khách Đoàn 20 khách Đoàn 30 khách
Thời gian tour 2 2 2
Công tác phí 700.000 700.000 700.000
CHDV 1.400.000 1.400.000 1.400.000
e. Chi phí bảo hiểm
- Bảo hiểm 1 khách du lịch trong cả chương trình:
Áp dụng mức bảo hiểm cho khách trong 1 ngày là: 3.000VNĐ/khách/ngày.
Chi phí bảo hiểm 1 khách/tour là:
BH = 3.000 * 2 = 6.000 VNĐ/khách
Các chi phí trên đều chưa có thuế VAT
Bảng 4.5: Các khoản mục chi phí tính
Chương trình Hạ Long – Sầm Sơn – Hạ Long (2 ngày 1 đêm)
 Mức giá cao

Đoàn 10 khách Đoàn 20 khách Đoàn 30 khách


Nội dung
STT
chi phí

A (FC) B (VC) A (FC) B (VC) A (FC) B (VC)

Chi phí
1 vận 8.500.000 9.000.000 11.000.000
chuyển

Chi phí
2 1.600.000 1.600.000 1.600.000
lưu trú

Chi phí ăn
3 840.000 840.000 840.000
uống
47
Chi phí
4 hướng dẫn 1.400.000 1.400.000 1.400.000
viên

Chi phí
5 6.000 6.000 6.000
bảo hiểm

Tổng chi
6 9.900.000 2.446.000 10.400.000 2.446.000 12.400.000 2.446.000
phí

 Mức giá trung bình

Đoàn 10 khách Đoàn 20 khách Đoàn 30 khách


Nội dung
STT
chi phí

A (FC) B (VC) A (FC) B (VC) A (FC) B (VC)

Chi phí vận


1 8.500.000 9.000.000 11.000.000
chuyển

Chi phí lưu


2 1.100.000 1.100.000 1.100.000
trú

Chi phí ăn
3 670.000 670.000 670.000
uống

Chi phí
4 hướng dẫn 1.400.000 1.400.000 1.400.000
viên

Chi phí bảo


5 6.000 6.000 6.000
hiểm

6 Tổng chi phí 9.900.000 1.776.000 10.400.000 1.776.000 12.400.000 1.776.000

 Mức giá thấp

Đoàn 10 khách Đoàn 20 khách Đoàn 30 khách


Nội dung
STT
chi phí

A (FC) B (VC) A (FC) B (VC) A (FC) B (VC)

48
Chi phí vận
1 8.500.000 9.000.000 11.000.000
chuyển

Chi phí lưu


2 900.000 900.000 900.000
trú

Chi phí ăn
3 500.000 500.000 500.000
uống

Chi phí
4 hướng dẫn 1.400.000 1.400.000 1.400.000
viên

Chi phí bảo


5 6.000 6.000 6.000
hiểm

6 Tổng chi phí 9.900.000 1.406.000 10.400.000 1.406.000 12.400.000 1.406.000

4.2.3 Xác định giá thành, giá bán cho chương trình du lịch:
a. Giá thành cho chương trình
Giá thành cho một khách: Z = VC + FC/N
Tổng chi phí cho cả đoàn khách:
ZCĐ = VC * N + FC hoặc ZCĐ = Z * N
Trong đó: Z : giá thành cho một khách.
ZCĐ: Tổng chi phí cho cả đoàn.
N : Số thành viên trong đoàn.
FC : Tổng chi phí cố định tính cho cả đoàn khách.
VC : Tổng chi phí biến đổi tính cho một khách.
Bảng 4.6: Giá thành chưa có thuế của chương trình du lịch
 Mức giá cao
Đoàn khách
Chỉ tiêu
10 khách 20 khách 30 khách
Z (VNĐ) 3.436.000 2.966.000 2.860.000
ZCĐ
34.360.000 59.520.000 85.780.000
(VNĐ)
49
 Mức giá trung bình
Đoàn khách
Chỉ tiêu
10 khách 20 khách 30 khách
Z (VNĐ) 2.766.000 2.296.000 2.199.000
ZCĐ
27.660.000 45.920.000 65.970.000
(VNĐ)
 Mức giá thấp
Đoàn khách
Chỉ tiêu
10 khách 20 khách 30 khách
Z (VNĐ) 2.396.000 1.926.000 1.820.000
ZCĐ
23.960.000 38.520.000 54.600.000
(VNĐ)
b. Giá bán cho chương trình du lịch
Căn cứ vào những yếu tố trên, ta có thể xác định giá bán của một
chương trình theo công thức tổng quát sau đây:
G = Z + Cb + Ck + P + T
Trong đó: G: giá bán tính cho 1 khách
Z: giá thành tính cho 1 khách
Cb: Chi phí bán bao gồm hoa hồng cho đại lý, chi phí
khuếch trương
Ck: Các chi phí khác: chi phí quản lý, chi phí thiết kế
chương trình, chi phí khấu hao, dự phòng, marketing, thuê văn phòng
T: Các khoản thuế
Vì các khoản cấu thành giá bán có hệ số của chúng không thống nhất
theo giá thành hoặc giá bán, trong đó các khoản tính theo giá thành có các
khoản tính theo giá bán nên công thức tính giá bán tour trong trường hợp này
là:

50
n
G = Z*( 1+ ∑ α i )
i=1

n
1 − ∑ βi
i=1

Trong đó: αi: hệ số của khoản mục i tính theo giá thành
Βi: hệ số của khoản mục i tính theo giá bán
Trong trường hợp này, có thuế là tính theo giá bán còn các khoản mục
khác tính theo giá thành.
* Lấy hệ số lợi nhuận = 10%, chi phí bán = 5%, chi phí khác = 5% và thuế VAT =
10%, ta có: ∑α = 0.2 và ∑ β = 0.1
Bảng 4.7: Giá bán chưa có thuế của chương trình du lịch (đã được làm tròn để
phù hợp với chính sách giá)
 Mức giá cao
Đoàn khách
Chỉ tiêu
10 khách 20 khách 30 khách
G (VNĐ) 4.599.000 3.999.000 3.850.000
GCĐ
45.990.000 79.980.000 115.500.000
(VNĐ)
 Mức giá trung bình
Đoàn khách
Chỉ tiêu
10 khách 20 khách 30 khách
G (VNĐ) 3.699.000 3.080.000 2.950.000
GCĐ
36.990.000 61.600.000 88.500.000
(VNĐ)
 Mức giá thấp
Đoàn khách
Chỉ tiêu
10 khách 20 khách 30 khách
G (VNĐ) 3.199.000 2.568.000 2.499.000

51
GCĐ (VNĐ) 31.990.000 51.360.000 74.970.000

Bảng 4.8: Bảng tổng hợp giá bán cho khách


Chỉ Đoàn khách
tiêu
Mức giá cao Mức giá trung bình Mức giá thấp

Đoàn 10 20 30 10 20 30 10 20 khách 30 khách


khách khách khách khách khách khách khách khách

G 4.599. 3.999. 3.850. 3.699. 3.080. 2.950. 3.199.


2.568.000 2.499.000
(VNĐ) 000 000 000 000 000 000 000

GCĐ 45.990 79.980 115.50 36.990 61.600 88.500 31.990 51.360.00 74.970.00
(VNĐ) .000 .000 0.000 .000 .000 .000 .000 0 0

V. Tổ chức quản trị marketing


5.1 Mục đích, ý nghĩa của quản trị marketing du lịch
5.1.1 Mục đích
Làm hài lòng khách hàng, xây dựng lòng trung thành của khách hàng,
thắng lợi trong cạnh tranh và lợi nhuận trong dài hạn, hướng tới sự phát triển
bền vững của nơi đến du lịch - Marketing có vai trò liên kết giữa mong muốn
của người tiêu dùng trên thị trường mục tiêu với các nguồn lực bên trong doanh
nghiệp. Để thể hiện vai trò này marketing có bốn chức năng cơ bản:
 Làm cho sản phẩm luôn thích ứng với thị trường
 Định giá bán và điều chỉnh các mức giá bán cho phù hợp với quan
hệ cung cầu và từng giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm
 Đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng
 Truyền tin về sản phẩm, thu hút và quyến rũ người tiêu dùng về
phía sản phẩm của doanh nghiệp, của nơi đến du lịch.
5.1.2 Ý nghĩa
 Nâng cao hình ảnh thương hiệu
Hình ảnh thương hiệu là yếu tố quan trọng trong việc thu hút khách hàng
và tăng cường doanh số cho các doanh nghiệp du lịch.
Marketing du lịch giúp các doanh nghiệp xây dựng và quản lý hình ảnh
thương hiệu của mình thông qua các chiến lược quảng bá, tiếp cận khách hàng
52
và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng. Điều này giúp các doanh nghiệp du
lịch tạo dựng niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu của mình.
 Tăng doanh thu, lợi nhuận
Marketing du lịch giúp tăng doanh thu và lợi nhuận của các doanh
nghiệp du lịch bằng cách giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới, thu hút khách
hàng mới và giữ chân khách hàng trung thành.
Các hoạt động của marketing du lịch bao gồm như: việc tạo ra các gói
tour du lịch hấp dẫn, ưu đãi giá cả và các chương trình khuyến mãi đặc biệt để
tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận của doanh nghiệp du lịch.
 Tạo sự khác biệt và cạnh tranh
Ngành du lịch là một ngành đầy cạnh tranh. Các doanh nghiệp du lịch
phải nỗ lực để tạo ra sản phẩm và dịch vụ du lịch độc đáo, hấp dẫn nhằm thu
hút khách hàng.
Marketing du lịch giúp các doanh nghiệp xác định đối tượng khách
hàng, nghiên cứu nhu cầu của khách hàng và thiết kế các sản phẩm và dịch vụ
du lịch phù hợp với từng nhóm khách hàng. Điều này giúp các doanh nghiệp du
lịch tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh và thu hút được nhiều khách
hàng tiềm năng.
5.2. Quản trị marketing của công ty
5.2.1 Phương pháp nghiên cứu thị trường

Áp dụng nghiên cứu dữ liệu sơ cấp sau đó kết hợp nghiên cứu dữ liệu
thứ cấp để phân tích thông tin.
- Nghiên cứu dữ liệu sơ cấp: sử dụng phương pháp phỏng vấn
+ Việc phỏng vấn thực hiện bằng cách đặt câu hỏi trực tiếp, qua điện
thoại hoặc bảng hỏi. Sử dụng câu hỏi đóng hoặc mở. Những thông tin cần thu
thập bao gồm: thông tin về tình hình sử dụng sản phẩm của khách hàng, kỳ
vọng của họ với sản phẩm, sự đánh giá của họ về những thuộc tính của sản
phẩm và dịch vụ đi kèm,…
+ Sau khi thu thập dữ liệu từ các nguồn đi phỏng vấn sẽ tiến hành
chuyển đổi dữ liệu có được thành những thông tin hay chuyển những thông tin
mới có được từ sự phân tích thành thông tin phù hợp với cuộc nghiên cứu. Kết

53
quả của quá trình này là cơ sở để rút ra được những kết luận về thị trường
đang nghiên cứu cũng như hướng tới thị trường mục tiêu.
- Nghiên cứu dữ liệu thứ cấp:
+ Tiến hành thu thập các thông tin thông qua các nguồn dữ liệu, tiến
hành sưu tập những thông tin mong muốn. Những thông tin thu thập được đều
phải sắp xếp một cách khoa học, có tính hệ thống. Sau đó, trên cơ sở thông tin
tìm kiếm được sẽ đánh giá và lọc lấy những thông tin để hướng tới thị trường
mục tiêu.
Sau khi thu thập và đánh giá thông tin thu thập được sẽ so sánh thông
tin thu thập được từ cả hai nguồn. Xác định những lỗ hổng thông tin và điều
kiện cụ thể của thị trường mục tiêu. Qua đó doanh nghiệp có thông tin bao
quát nhất về các thị trường và xây dựng chiến lược tiếp thị cụ thể cho thị
trường mục tiêu.
5.2.2 Thị trường mục tiêu của công ty
 Phân đoạn thị trường
- Tiêu thức thu nhập
- Tiêu thức địa lý
- Tiêu thức tâm lý học
 Thị trường mục tiêu
- Các đoạn thị trường cần xem xét:
Thu nhập cao, Thu nhập cao, Thu nhập cao, Thu nhập cao,
khách quốc tế, khách Việt Nam, khách quốc tế, khách Việt Nam,
người năng động người năng động người cầu toàn người cầu toàn
Thu nhập trung Thu nhập trung Thu nhập trung Thu nhập trung
bình, khách quốc bình, khách Việt bình, khách quốc bình, khách Việt
tế, người năng Nam, người năng tế, người cầu toàn Nam, người cầu
động động toàn
Thu nhập thấp, Thu nhập thấp, Thu nhập thấp, Thu nhập thấp,
khách quốc tế, khách Việt Nam, khách quốc tế, khách Việt Nam,
người năng động người năng động người cầu toàn người cầu toàn

- Đánh giá các đoạn thị trường theo các tiêu chí:
54
+ Tiêu chuẩn 1: Quy mô và mức độ tăng trưởng của thị trường
+ Tiêu chuẩn 2: Mức độ hấp dẫn về cơ cấu thị trường
+ Tiêu chuẩn 3: Các mục tiêu và khả năng của công ty.
- Thị trường mục tiêu:
+ Khách du lịch nội địa, nhóm khách đông như nhóm bạn, công ty.
+ Người năng động có đam mê du lịch, nghỉ dưỡng.
+ Có mức thu nhập trung bình - cao.
- Hành vi du lịch của khách:
+ Chia theo khu vực địa lý.
+ Chia theo số khách.
5.2.3 Chính sách marketing hỗn hợp (7P)
 Product (sản phẩm):
Các loại sản phẩm lữ hành chính của công ty:
- Tour nghỉ dưỡng
- Tour tham quan
 Price (giá cả):
- Chiến lược giá phân cấp cho chủng loại sản phẩm: có 3 mức giá: cao,
trung bình, thấp. Những mức giá giao động từ 2.499.000 đồng đến 4.599.000
đồng/1 người/1tour.
- Áp dụng giảm giá cho các đại lý hoa hồng, các đối tượng khách quay
trở lại với công ty: Giảm 10%/khách.
- Giảm giá đối với đoàn khách đông người:
+ Đoàn 20 người: giảm 3%/khách.
+ Đoàn 30 người: giảm 5%/khách.
 Place (địa điểm):
Sử dụng 2 kênh phân phối chính:
+ Trực tiếp: Giữa công ty – khách hàng

55
+ Gián tiếp: Thông qua các đại lý trung gian, công ty du lịch có ký hợp
đồng trong nước cũng như nước ngoài.
 Promotion (quảng cáo):
- Quảng cáo bằng in ấn thông qua các ấn phẩm với thông tin về giá tour, thời
gian, phương tiện di chuyển, các sách hướng dẫn du lịch, giải quyết các tình
huống khách hay gặp phải như say tàu xe, mất hành lý, những điều nên cần
tránh khi đi du lịch.
- Cung cấp tờ rơi, brochure tại các nơi cung ứng dịch vụ ăn uống, lưu trú, giải
trí của khách du lịch trên địa bàn địa phương.
- Thường xuyên tiếp xúc với các giới truyền thông giúp cho khách hàng biết
đến công ty nhiều hơn.
- Triển khai các xúc tiến hỗn hợp internet & marketing điện tử thông qua:
+ Quảng cáo bằng trình chiếu trên internet
+ Marketing thông qua công cụ tìm kiếm
+ Mareketing trên mạng xã hội: facebook, instagram, tiktok của công ty
+ Marketing qua thư điện tử
+ Marketing thông qua giới thiệu
 People (con người):
- Công ty chú trọng đầu tư tuyển chọn đào tạo nhân viên
- Đội ngũ hướng dẫn viên có kỹ năng và trình độ ngoại ngữ cao.
 Process (quy trình):
- Quy trình thiết kế tour:
+ Khảo sát tour đưa ra lộ trình, khả năng thực thi
+ Hoạch định sản phẩm về tên sản phẩm, thời gian, lộ trình, điểm dừng
chân, giá cả.
- Quy trình bán sản phẩm:
+ Tiếp cận khách hàng
+ Giới thiệu sản phẩm dịch vụ

56
+ Chấp nhận thanh toán (ngoài ra có các chính sách hoàn/huỷ trong
trường hợp khách đã thanh toán nhưng không thể tham gia tour)
+ Tư vấn, hỗ trợ
- Quy trình phối hợp giữa các bộ phận:
Sự phối hợp chặt chẽ và quan trọng nhất trong quy trình cung ứng dịch
vụ giữa bộ phận kinh doanh và điều hành. Bên cạnh đó đội ngũ kế toán theo
dõi nắm tình hình thanh toán của khách cũng như chi phí đầu vào của các tour
nhằm đảm bảo doanh thu và chi phí. Nhằm có những kiến nghị góp ý kịp thời
mang lại hiệu quả kinh doanh.
 Physical evidence (điều kiện vật chất):
- Đầu tư đầy đủ các trang thiết bị hỗ trợ cho các tour quay phim, chụp
hình cũng như cho các sản phẩm lữ hành mới nhằm đạt được chất lượng dịch
vụ tốt nhất
- Đặt tờ rơi, brochure tại các đơn vị đại lý du lịch, cũng như các nhà
hàng, cà phê, khách sạn trên địa bàn Hà Nội, Thanh Hóa.
5.2.4. Ngân sách triển khai hoạt động marketing
Ngân sách cho hoạt động đầu tư cơ sở vật chất, cũng như hoạt động
marketing cần phải duy trì ổn định. Tổng ngân sách khả dụng cho hoạt động
marketing và đầu tư cơ sở vật chất trung bình là 10% doanh thu của năm trước
cho việc thiết lập kênh phân phối, củng cố chất lượng sản phẩm.
Vậy chi phí marketing = Doanh thu * 10% = 264.423.600.000 * 10%
= 26.442.360.000
VI. Tổ chức quản trị tài chính trong doanh nghiệp
6.1 Doanh thu
Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Căn cứ vào chi phí cho 1 khách, đoàn khách, giá bán cho 1 khách, đoàn
khách. Ta xác định được doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch như
sau:
Xác định doanh thu:
57
Doanh thu (chưa bao gồm thuế) của doanh nghiệp là:
Dttrước thuế = Nkhách i * Gtrước thuế
Với: Nkhách i là lượng khách mà doanh nghiệp sẽ phục vụ tương ứng với
tỷ lệ % khách tương ứng.
Xác định chi phí của chương trình du lịch:
∑C = Nkhách i * Z
Tổng chi phí = Chi phí mức + tổng vốn + tổng lương + chi phí marketing

6.2. Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp
Bảng 6.1: Doanh thu, chi phí trước thuế của chương trình du lịch
Chỉ Hạ Long - Sầm Sơn - Hạ Long
tiêu Mức giá cao Mức giá trung bình Mức giá thấp

Đoàn Đoàn Đoàn Đoàn Đoàn Đoàn Đoàn Đoàn Đoàn 30


10 20 30 10 20 30 10 20 khách
khách khách khách khách khách khách khách khách
Nkhách 1.400 2.800 23.800 1.400 2.800 23.800 1.400 2.800 23.800
G
4.599.0 3.999. 3.850.0 3.699. 3.080.0 2.950. 3.199.0 2.568.
2.499.000
00 000 00 000 00 000 00 000
Z
3.436.0 2.966. 2.860.0 2.766. 2.296.0 2.199. 2.396.0 1.926.
1.820.000
00 000 00 000 00 000 00 000
Dt 11.197 91.630. 5.178. 70.210 7.190.
6.438.6 8.624.0 4.478.6 59.476.20
.200.0 000.00 600.00 .000.0 400.00
00.000 00.000 00.000 0.000
00 0 0 00 0
DT
109.265.800.000 84.012.600.000 71.145.200.000
mức
CP
81.183.200.000 62.637.400.000 52.063.200.000
mức
Tổng
264.423.600.000
DT
Tổng
230.079.712.000
CP

6.2.1. Lợi nhuận


- Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là
chỉ tiêu mà hầu hết các nhà sản xuất kinh doanh đều mong đợi và nó phản ánh
hiệu quả của quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu từ quá trình sản xuất
kinh doanh với toàn bộ chi phí bỏ ra để thu được kết quả sản xuất kinh doanh
đó.
- Xác định lợi nhuận:
Ta có:
L = Dt - ∑C
Trong đó: L: lợi nhuận của doanh nghiệp
Dt: là tổng doanh thu của doanh nghiệp
∑C: tổng chi phí
58
- Sau khi kết thúc quá trình sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải
nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho Nhà nước. Vì vậy lợi nhuận của doanh
nghiệp được chia làm 2 loại: lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế.
- Lợi nhuận trước thuế: Ltt= Dt -∑C
- Lợi nhuận sau thuế: Lst= Ltt - Cthuế TNDN
Với: Cthuế TNDN: thuế thu nhập doanh nghiệp
Cthuế TNDN= 20% * Ltt
Ta có bảng xác định lợi nhuận của doanh nghiệp như sau:

Bảng 6.2: Bảng kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
STT Chỉ tiêu Ký hiệu Thành tiền
1 DT trước thuế Dt 264.423.600.000
2 Chi phí C 230.079.712.000
3 Lợi nhuận trước thuế Ltt 34.343.888.000
4 Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế TNDN 6.868.777.600
st
5 Doanh thu sau thuế Dt 257.554.822.400
6 Lợi nhuận sau thuế Lst 27.475.110.400
6.2.2. Phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp
Trên cơ sở lợi nhuận thu được, doanh nghiệp sẽ tiến hành phân phối lợi
nhuận. Yêu cầu của phân phối lợi nhuận là: giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi
ích giữa Nhà nước với doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với từng người lao
động trong doanh nghiệp. Việc phân phối lợi nhuận thường được tiến hành theo
theo trình tự sau:
- Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho Nhà nước.
- Bù đắp các chi phí chưa được tính vào giá thành trong thời kỳ.
- Phân chia lãi cho các bên tham gia liên doanh, cho các cổ đông có cổ
phần trong doanh nghiệp.
- Bù đắp thiếu hụt vốn nhằm bảo toàn vốn kinh doanh.
- Trích lập các quỹ của doanh nghiệp như: quỹ dự phòng tài chính; quỹ
phát triển sản xuất kinh doanh; quỹ khen thưởng; quỹ phúc lợi.
* Quỹ phát triển sản xuất kinh doanh: Tỷ lệ phân phối lợi nhuận: 70%
được sử dụng với mục đích:
- Đầu tư mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh.
- Đổi mới, thay thế, hoàn chỉnh thiết bị máy móc, dây chuyền công
nghệ; đổi mới trang thiết bị, điều kiện làm việc.
- Bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp.
- Đầu tư nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ, chuyên môn nghề
nghiệp cho cán bộ, công nhân viên.
* Quỹ dự phòng tài chính: Tỷ lệ phân phối lợi nhuận: 10% Dùng để bù
đắp các khoản chênh lệch từ những tổn thất thiệt hại về tài sản do thiên tai, địch
họa, hỏa hoạn và những rủi ro trong kinh doanh không tính vào giá thành và
đền bù của cơ quan bảo hiểm.

59
* Quỹ phúc lợi: Tỷ lệ phân phối lợi nhuận: 10% Chi cho những hoạt
động phúc lợi của doanh nghiệp (đầu tư, xây dựng, sửa chữa công trình phúc
lợi của doanh nghiệp, chi cho các hoạt động văn hóa thể thao, đóng góp quỹ
phúc lợi xã hội, …).
* Quỹ khen thưởng: Thưởng thường xuyên, thường kỳ, đột xuất cho các
cá nhân, tập thể trong doanh nghiệp. Tỷ lệ phân phối lợi nhuận: 5%
* Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm: Tỷ lệ phân phối lợi nhuận: 5%
Dùng để trợ cấp cho người lao động có thời gian làm việc tại doanh
nghiệp từ một năm trở lên mất việc làm do nguyên nhân khách quan (lao động
dôi ra do thay đổi công nghệ, do liên doanh…) và đào tạo lại chuyên môn kỹ
thuật do thay đổi công nghệ.
Từ việc phân phối lợi nhuận trên, ta có:
Bảng 6.3: Bảng tổng hợp phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp
Các loại quỹ Tỷ lệ phân phối lợi nhuận Thành tiền
%
Quỹ phát triển sản xuất 70 19.232.577.280
Quỹ dự phòng tài chính 10 2.747.511.040
Quỹ khen thưởng và 15
4.121.266.560
phúc lợi
Quỹ dự phòng trợ cấp 5
1.373.755.520
thất nghiệp
Tổng 100 27.475.110.400

KẾT LUẬN

60
Mỗi doanh nghiệp đều có điểm yếu và điểm mạnh riêng của mình. Xây
dựng các chiến lược phát triển khác nhau, có hình thức quản trị và các phương
án sản xuất kinh doanh riêng để làm nên thương hiệu cho công ty mình và mục
tiêu đặc biệt là phải mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp vì vậy các
doanh nghiệp cần phải căn cứ vào mục tiêu, khả năng của mình để đưa ra các
phương án tổ chức quản trị doanh nghiệp sao cho hiệu quả cao và phù hợp với
khách hàng nhất.
Thông qua thiết kế môn học này, em có thể cảm nhận được những khó
khăn mà các doanh nghiệp thường gặp phải trong quá trình xây dựng hay đi
vào hoạt động. Và hơn thế nữa, thiết kế môn học giúp em hiếu được sâu hơn về
kiến thức học trên lớp để áp dụng vào thực tế trong việc xây dựng và quản lý
cho một doanh nghiệp vận tải – du lịch.
Mặc dù đã tham khảo ý kiến của thầy cô trong bộ môn, bạn bè và đặc
biệt là được sự hướng dẫn của giảng viên ThS. Trần Văn Giang, song bài viết
của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý của
thầy cô để bài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO


61
[1] Th.s Trần Văn Giang, Bài giảng môn Tổ chức quản lý doanh nghiệp.
[2] Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá, Quy hoạch tỉnh Thanh Hoá thời
kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
[3] Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Sầm Sơn, Thanh Hoá
[4] Báo cáo thị trường khách sạn Sầm Sơn năm 2020.
[5] Cục thống kê tỉnh Thanh Hoá, Thông cáo báo chí về tình hình kinh
tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá năm 2020, 2021, 2022, 2023.
[6] Cổng thông tin Du lịch thành phố Sầm Sơn.
[7] Thông tư 12/2020/TT-BGTVT.
[8] Nghị định số 10/2020/ NĐ-CP.
[9] Bộ luật lao động 2019.
[10] Thông tư 53/2014/ TT-BGTVT.
[11] Luật Doanh nghiệp số 59/2020/ QH14.
[12] Nghị định 90/2019/NĐ-CP.
[13] Nghị định 121/2018/NĐ-CP.
[14] Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hoá, Quy hoạch phát triển kinh
tế xã hội vùng du lịch Thanh Hoá đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.
[15] Hội đồng tư vấn du lịch Việt Nam, Khảo sát tâm lý và hành vi
khách du lịch thời Covid-19, 2020.
[16] Quyết định 147/ QĐ- TTg 2020, Phê duyệt chiến lược phát triển du
lịch Việt Nam đến năm 2030.
[17] Tổng cục Du lịch.
[18] Tổng cục thống kê.
[19] www. Agoda. com
[20] www. Booking. com
[21] Cổng thông tin Du lịch tỉnh Thanh Hoá.

Tập gấp cho chương trình du lịch:


62
63

You might also like