Tóm tắt Vật lý 10

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

VẬT LÝ 10

TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN: đánh dấu * là quan trọng, chú ý số lượng
dấu * đã đánh dấu để nắm kiến thức theo mức độ quan trọng.

TRONG VẬT LÝ, NGƯỜI TA THƯỜNG NÓI “ÁP DỤNG CÔNG THỨC LÀ
RA” KHÔNG PHẢI CHỈ LÀ NÓI ĐÙA, KỂ CẢ NHỮNG CÂU KHÓ, BIẾT
SỬ DỤNG ĐÚNG CÔNG THỨC LÀ CÓ THỂ GIẢI RA ĐƯỢC. VÌ VẬY, VIỆC
GHI NHỚ CÔNG THỨC VÀ KHÁI NIỆM CÁC ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐỊNH
LUẬT LÀ RẤT QUAN TRỌNG!!!!!!!!!!

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

Sai số phép đo (thi tốt nghiệp THPTQG có ≤ 1 câu, lớp 11 chỉ nói qua)
1. Phân loại
- Sai số hệ thống
- Sai số ngẫu nhiên
2. Cách xác định sai số phép đo (*)
3. Cách xác định sai số phép đo
4. Cách ghi kết quả đo

CHƯƠNG II: ĐỘNG LỰC (***)

Bài tập chương này khá đơn giản, chỉ cần nhớ và phân biệt, dùng đúng công
thức là có thể giải đúng. Chú ý cách trình bày bài làm!!!

I. ĐỘ DỊCH CHUYỂN VÀ QUÃNG ĐƯỜNG ĐI ĐƯỢC


1. Vị trí của vật chuyển động tại các thời điểm
– biết qua qua khái niệm

• Để xác định vị trí của vật, người ta dùng hệ tọa độ vuông góc có gốc là vị
trí của vật mốc.

• Chú ý: mốc thời gian, vị trí của vật mốc, tỉ lệ, quỹ đạo chuyển động
2. Độ dịch chuyển

• Ngoài các yếu tố trên, muốn xác định được vị trí của vật phải biết thêm
hướng của chuyển động.

• Khái niệm “đại lượng vecto”: là một đại lượng vừa cho biết độ lớn, vừa
cho biết hướng. VD: độ dịch chuyển → biểu diễn bằng một mũi tên nối vị
trí đầu và vị trí cuối của chuyển động, có độ dài tỉ lệ với độ lớn của độ
dịch chuyển. KH: d
3. Phân biệt độ dịch chuyển và quãng đường đi được (*)
4. Tổng hợp độ dịch chuyển (*)
➢ Có thể dùng phép cộng vecto để tổng hợp độ dịch chuyển.
II. TỐC ĐỘ VÀ VẬN TỐC (**)
– dễ nhầm lẫn nên cần phân tích rõ ràng và nhớ công thức của từng
đại lượng, có thể tưởng tượng để dễ hình dung hơn.
1. Tốc độ trung bình (*)
➢ Người ta thường dùng quãng đường đi được trong cùng một đơn vị thời
gian để xác định độ nhanh, chậm của chuyển động. Đại lượng này gọi là
tốc độ trung bình của chuyển động (gọi tắt là tốc độ trung bình).
➢ Công thức:
2. Tốc độ tức thời (*)
➢ Có thể coi tốc độ tức thời là tốc độ trung bình trong một khoảng thời gian
rất ngắn.
➢ VD: Trên xe máy và ô tô, đồng hồ tốc độ (tốc kế) đặt trước mặt người lái
xe, chỉ tốc độ mà xe đang chạy vào thời điểm người lái xe đọc số chỉ của
tốc kế. Tốc độ này được gọi là tốc độ tức thời.
3. Vận tốc (*)
• Vận tốc trung bình
+ Biết tốc độ và thời gian chuyển động nhưng chưa biết hướng chuyển
động thì chưa thể xác định được vị trí của vật. Biết tốc độ, thời gian
chuyển động và hướng chuyển động của vật thì có thể xác định được vị
trí của vật.
+ Trong Vật lí, người ta dùng thương số của độ dịch chuyển và thời gian
dịch chuyển để xác định độ nhanh, chậm của chuyển động theo một
hướng xác định. Đại lượng này được gọi là vận tốc trung bình.

+ Vì độ dịch chuyển là một đại lượng vectơ nên vận tốc cũng là một đại
lượng vectơ. Vectơ vận tốc có:
- Gốc nằm trên vật chuyển động;
- Hướng là hướng của độ dịch chuyển;
- Độ dài tỉ lệ với độ lớn của vận tốc.
• Vận tốc tức thời: Vận tốc tức thời là vận tốc tại một thời điểm xác định:
• Tổng hợp vận tốc (**)
+ Tổng hợp hai vận tốc cùng phương
+ Tổng hợp hai vận tốc vuông góc
→ Tổng quát:

III. ĐỒ THỊ ĐỘ DỊCH CHUYỂN – THỜI GIAN (**)


- nhận biết được dạng đồ thị với các trục khác nhau.
IV. CHUYỂN ĐỘNG BIẾN ĐỔI
- biết qua qua, hiểu là được
V. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
- khá dễ, nhưng nhiều bài tập quan trọng của lớp 10
VI. SỰ RƠI TỰ DO (***)
- rất quan trọng trong kiến thức lớp 10, áp dụng nhiều trong tương lai.

CHƯƠNG III: ĐỘNG LỰC HỌC(*****)

Chương này rất quan trọng và dùng nhiều kiến thức làm nền tảng cho sau này, đặc
biệt là việc tổng hợp – phân tích lực và 3 định luật Newton.

I. TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC (***)


- cần hiểu rõ cách tổng hợp và phân tích lực vì đây là phần quan trọng
và khó nhất lớp 10
II. BA ĐỊNH LUẬT NEWTON (***)
- Rất quan trọng, cần ghi nhớ rõ ràng nội dung và biểu thức của 3 định
luật Newton, dùng cho đến lớp 12.
III. TRỌNG LỰC, LỰC CĂNG VÀ LỰC MA SÁT (*)
- chỉ cần nhớ khái niệm và công thức tính vì nó còn dùng cho rất nhiều
bài toán sau này.
IV. MOMENT LỰC. CÂN BẰNG CỦA VẬT RẮN – Đại học nhiều hơn

CHƯƠNG IV: NĂNG LƯỢNG, CÔNG, CÔNG SUẤT(****)

Chương này chỉ cần nhớ các công thức tính: Năng lượng (Động năng, Thế năng,
Cơ năng = động năng + thế năng) – Công – Công suất – Hiệu suất và Định luật
bảo toàn cơ năng. (***)

* Chú ý phân biệt các khái niệm: động năng – thế năng; công – công suất và ghi
nhớ kí hiệu tên các đại lượng.

→ Chương này dùng TOÀN BỘ công thức trong thi THPTQG.

CHƯƠNG IV: ĐỘNG LƯỢNG (***)


➢ Khái niệm và công thức tính động lượng (***)
➢ Nội dung và biểu thức của Định luật bảo toàn động lượng (**)
➢ Chú ý dạng bài tập: Xác định động lượng của vật trước và sau va chạm
trong hai trường hợp: Va chạm mềm – Va chạm đàn hồi.

→ Chương này dùng TOÀN BỘ công thức trong thi THPTQG.

CHƯƠNG V: CHUYỂN ĐỘNG TRÒN (***)


➢ Động học của chuyển động tròn đều (nắm được nội dung, cách hoạt động
của chuyển động tròn đều và các lực tác dụng)
➢ Lực hướng tâm và gia tốc hướng tâm (****): Chú ý khái niệm, công thức
tính** và phân biệt được nó với lực và gia tốc trong các trường hợp khác.
CHƯƠNG VI: BIẾN DẠNG CỦA VẬT RẮN. ÁP SUẤT CHẤT LỎNG

➢ Biến dạng của vật rắn


➢ Khối lượng riêng (nhớ công thức tính)
➢ Áp suất chất lỏng (**) – khá quan trọng, lưu ý: lực đẩy Archimedes***)

You might also like